o Các khoản nợ thuộc nhóm 5. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, ABBANK được sử dụng dự phòng (nếu có) để xử lý rủi ro tín dụng.
Mỗi quý, ABBANK tiến hành rà soát trên toàn ngân hàng, thống kê tổng hợp các khoản nợ đủ điều kiện để tiến hành sử dụng dự phòng xử lý rủi ro. Đối với các khoản đã được sử dụng dự phòng để xử lý, ABBANK vẫn tiếp tục theo dõi và có các biện pháp thu hồi nợ triệt để.
- Phương án bán nợ xấu cho VAMC
Đây được xem là một trong những biện pháp xử lý nợ được Ngân hàng Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng quan tâm nhằm đẩy mạnh việc xử lý nợ xấu trong vài năm trở lại đây, trong đó có ABBANK luôn thực hiện theo dõi, rà soát, phân loại đánh giá các khoản nợ xấu đủ điều kiện theo quy định để bán nợ cho VAMC theo đúng chủ trương định hướng của Ngân hàng Nhà nước nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu cho ngân hàng.
Những biện pháp trên được ABBANK sử dụng uyển chuyển, kết hợp tùy theo tình hình cụ thể của từng khách hàng, khoản nợ tại những thời điểm cụ thể. Các biện pháp đôn đốc, đeo bám được thực hiện xuyên suốt trong cả quá trình xử lý nợ, kể cả khi đã thực hiện những biện pháp quyết liệt như khởi kiện, thi hành án, phát mại tài sản. Biện pháp này chiếm tỷ lệ thu hồi cao (khoảng 50%). Các biện pháp mạnh lại có tác dụng tích cực hỗ trợ để nâng cao hiệu quả của công tác đôn đốc thu hồi nợ. Ngoài ra, đối với những trường hợp khách hàng đã bán nợ cho VAMC, ABBANK vẫn tích cực thu hồi nợ. Để có thể đạt được những kết quả trên, ngoài việc kết hợp uyển chuyển đồng bộ nhiều biện pháp xử lý nợ, yếu tố đảm bảo thành công là công tác tổ chức xử lý nợ. Đó là việc xử lý nợ được xác định và thực hiện như là một hệ thống, trong đó có sự tham gia của tất cả các cấp từ Hội đồng quản trị đến Ban điều hành, tới các Khối và từng Đơn vị kinh doanh. Nhờ đó mà huy động được sức mạnh của tập thể trong công tác xử lý nợ xấu.
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
Các phương án và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng mà ABBANK sử dụng đã phát huy được tác dụng đáng kể, giảm thiểu rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình hoạt động cho vay và các nghiệp vụ liên quan, trực tiếp thúc đẩy sự phát triển
của ngân hàng. Bởi vì rủi ro tín dụng có thể phát sinh bất kỳ lúc nào nên ABBANK luôn luôn đặt công tác quản trị rủi ro tín dụng lên hàng đầu, ưu tiên hàng đầu trong quản trị ngân hàng. Ngân hàng cũng luôn cố gắng tìm kiếm các phương án, giải pháp mới phù hợp với pháp luật và thông lệ ngân hàng để hoàn thiện hơn công tác này. Mặc dù vậy thì hiện nay công tác này vẫn còn có một số hạn chế mang tính khách quan và chủ quan.
Có thể bạn quan tâm!
- Các Đơn Vị Thực Hiện Chức Năng Kinh Doanh Và Đơn Vị Hỗ Trợ
- Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình - 10
- Một Số Chỉ Tiêu Phản Ánh Chất Lượng Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng
- Định Hướng Phát Triển Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình Đến Năm 2020
- Nâng Cao Tính Tuân Thủ, Chuẩn Mực Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Theo Basel Ii
- Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình - 15
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
2.4.2.1 Hạn chế
Thứ nhất là việc thực hiện quy trình tín dụng còn nhiều sai sót là một trong các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nợ xấu ở ngân hàng tăng cao. Khâu thẩm định khách hàng thường được xem là quan trọng nhất, tuy nhiên để có thể thẩm định có hiệu quả, chất lượng thì việc thu thập thông tin phải có chất lượng. Song khi thực hiện thẩm định hồ sơ khách hàng, ngân hàng nhiều khi không thấy được rằng đây chính là điều kiện đánh giá khả năng của khách hàng trong hiện tại và tương lai, mối quan hệ giữa các nội dung thẩm định thực chất là tuân thủ nguyên tắc tín dụng, yêu cầu pháp luật về quan hệ kinh tế đôi khi thẩm định trên ý trí chủ quan, cảm tính trước khi tiến hành thẩm định thậm chí còn có phát sinh tiêu cực trong quá trình thẩm định hồ sơ khách hàng.
Thứ hai là cơ chế, chính sách của Ngân hàng còn chưa theo kịp thông lệ quốc tế mà gần đây nhất là các chỉ tiêu của Basel II. Mặc dù ABBANK đã ban hành nhiều quy trình, quy chế và văn bản quy định về chính sách tín dụng, tuy nhiên, vẫn còn một số chính sách chưa được ban hành hoặc đã ban hành nhưng chưa được sửa đổi bổ sung kịp thời và hệ thống hoá thành quy định chung để thực hiện như: chính sách ưu đãi khách hàng; chính sách cạnh tranh; … Theo chỉ đạo của NHNN về việc thực hiện dự án Basel II trên hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam thì Ngân hàng TMCP An Bình cũng chỉ là ở nhóm 2 thực hiện theo chuẩn Basel II chứ chưa được là một trong 10 ngân hàng thí điểm triển khai dự án Basel II nâng cao.
Quy trình Quản lý rủi ro tín dụng còn chưa được hoàn thiện. Về nhận diện và đo lường thì hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ABBANK chưa được nâng cấp theo thông lệ tiên tiến, do đó chưa đưa ra được chỉ số PD (Xác suất vỡ nợ) cho khách hàng.
Ngoài ra, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ chưa được kiểm định độc lập, tức là thực hiện từng bước xây dựng mô hình, độ chính xác của mô hình với dữ liệu ngoài mẫu.
Về công tác cảnh báo sớm, hiện nay Phòng Giám sát tín dụng có thực hiện công tác giám sát tín dụng và cảnh báo sớm qua việc theo dõi toàn bộ danh mục tín dụng trên toàn hệ thống. Giám sát tín dụng thực hiện công tác giám sát qua theo dõi từ xa và đi thực tế tại từng đơn vị. Bên cạnh đó hoạt động của Khối QLRR cũng đã có công tác báo cáo và cảnh báo sớm qua các báo cáo ngưỡng rủi ro tín dụng [25], báo cáo ERC theo định kỳ. Tuy nhiên ABBANK chưa có công cụ để thực hiện công tác giám sát và cảnh báo sớm mang tính hệ thống.
Thứ ba là việc lượng hóa rủi ro của ABBANK chưa thực sự chính xác. Việc thẩm định đánh giá rủi ro đối với từng khoản giải ngân như: Tình hình tài chính của đối tượng xin vay vốn, phân tích đặc trưng ngành của doanh nghiệp vay, phân tích khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với các đối thủ cùng loại trên thị trường. Phân tích các rủi ro hệ thống, rủi ro tình hình kinh tế... vẫn còn chưa có bộ đánh giá mang tính chuẩn hóa cao, việc xác định còn dựa vào định tính nhiều. Và các nguồn thông tin còn dựa nhiều vào CIC và thông tin điện tử mà chưa có một hệ thống thông tin mang tính chuẩn hóa. Hiện nay, ngoài cổng thông tin của Ngân hàng Nhà nước là Công ty thông tin tín dụng gọi tắt là CIC thì ABBANK cũng đã ký kết với Công ty cổ phần thông tín dụng gọi tắt là PCB từ năm 2011. Đây là công ty cổ phần và chất lượng thông tin cũng đã được khẳng định, một số ngân hàng thương mại lớn ở Việt Nam cũng sử dụng nguồn thông tin của công ty này nhưng ABBANK chưa thực sự đưa vào sử dụng. Đó cũng là một hạn chế của công tác thông tin tín dụng của ngân hàng.
Biết rằng sử dụng các công cụ phân tích, các chỉ báo phân tích để tính toán, đo lường những rủi ro cần được thể hiện qua các con số. Định lượng được càng nhiều thì khả năng chính xác của các phán đoán càng cao. ABBANK cũng đã thiết lập hệ thống báo cáo và kiểm soát suốt từ dưới đơn vị lên đến Hội sở. Các chỉ số đã được chiết suất và tính toán trực tiếp từ phần mềm lõi Ngân hàng mang tính chính xác và có độ tin cậy cao. Mặc dù vậy, công nghệ ngân hàng của ABANK vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ
nhu cầu quản lý về rủi ro tín dụng. Các báo cáo trực tuyến còn ít và chưa đầy đủ khiến cho việc định lượng trở nên chưa kịp thời hoặc khiến cho thời gian xử lý kéo dài.
Thứ tư là Quản lý, giám sát khoản vay còn nhiều hạn chế. Như ta đã biết thì quản lý và giám sát việc doanh nghiệp sử dụng vốn là rất quan trọng, vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ. Nếu có dấu hiệu doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích cần có các biện pháp can thiệp như: Ngưng việc giải ngân, đề nghị doanh nghiệp giải trình và yêu cầu thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng giải ngân, ... Nhưng hiện tại, ABBANK vẫn còn phát sinh nhiều trường hợp doanh nghiệp sử dụng vốn một phần hoặc toàn phần sai mục đích. Việc thu hồi vốn doanh nghiệp sử dụng sai mục đích trên thực tế là rất khó khăn mặc dù ABBANK đã có một số biện pháp hạn chế theo quy định của Ngân hàng Nhà nước như giải ngân vào tài khoản người thụ hưởng, kiểm soát sau các khoản cho vay, lập biên bản kiểm tra định kỳ, không giải ngân tiếp với các hợp đồng không tuân thủ các điều kiện tài chính… Mặc dù vậy thì tình trạng này vẫn xảy ra.
Thứ năm là công tác xử lý nợ xấu thì còn tồn tại nhiều vấn đề khiến cho xử lý nợ trở nên khó khăn như:
- Một số khách hàng chây ỳ không hợp tác dẫn đến công tác xử lý nợ chậm và kéo dài;
- Một số khoản nợ lớn khách hàng rất khó khăn, không có nguồn trả nợ;
- Thủ tục hành chính tại Tòa án kéo dài, gây khó khăn cho Ngân hàng trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm;
- Cơ quan Thi hành án chậm trong việc xử lý tài sản bảo đảm, dẫn đến hồ sơ bị kéo dài trong nhiều năm;
- Lực lượng xử lý nợ còn mỏng.
Như vậy, ta có thể thấy rằng đi cùng với những thành tựu đạt được trong lĩnh vực quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thì ABBANK còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục trong tương lại để đảm bảo hoạt động ngân hàng được ổn định và phát triển bền vững, theo kịp xu hướng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam và sự tiên tiến, hiện đại của ngân hàng thương mại trên thế giới.
2.4.2.2 Nguyên nhân
Các nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất là do ảnh hưởng của khoảng thời gian khung hoảng kinh tế, những biến động của nền kinh tế, lạm phát, sự ảnh hưởng gián tiếp đến từ tình hình tài chính các doanh nghiệp trong đó có những khách hàng của ABBANK. Từ đó, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay, gây ra những rủi ro tín dụng ở những mức độ khác nhau đối với ABBANK.
Ngoài ra, việc thị trường bất động sản trầm lắng một thời gian cũng khiến cho nợ xấu bất động sản tăng cao. Do khủng hoảng nên dòng vốn tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất, hạn chế đối với lĩnh vực phi sản xuất, bất động sản,… nhiều dự án bị ngưng trệ do thiếu vốn, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ, không đủ tiền trả nợ trở thành nợ xấu.
Mặc dù thời điểm hiện nay thì nền kinh tế cũng đã có sự phục hồi nhưng những hậu quả của nó vẫn còn phải khắc phục. ABBANK đến thời điểm hiện tại vẫn còn vẫn phải xử lý nợ xấu của một số doanh nghiệp tồn tại từ nhiều năm trước mà chưa xử lý được tài sản hoặc là vướng vào thời gian kiện tụng với nhiều thủ tục.
Thứ hai là Cơ chế, chính sách của pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng chưa theo kịp với xu hướng phát triển quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn quốc tế.
Hướng đến mục tiêu quản trị các TCTD trong nước theo thông lệ quốc tế, đặc biệt là quy tắc Basel với các Hiệp ước Basel I và Basel II, trong thời gian qua, NHNN đã có những quan tâm nhất định đến việc xây dựng các văn bản pháp quy hướng theo tinh thần của Basel như Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 [7], Thông tư Số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 [9], Thông tư số 39/2016/TT-NHNN Ngày 30/12/2016 [8],… thậm chí là Ngân hàng Nhà nước đã chọn 10 ngân hàng thương mại đầu tiên thực hiện thí điểm cho lộ trình tuân thủ Basel II. Tuy nhiên, tiến trình cải tiến là khá chậm chạp, đến nay vẫn chưa xác định được lộ trình chuẩn, chính vì thế, để đáp ứng được yêu cầu hội nhập rất có thể các chính sách quản lý của NHNN sẽ được xây dựng và thay đổi để đáp ứng tiến độ về mặt thời gian dẫn đến các ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn.
Thứ ba là vai trò hỗ trợ của Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng (CIC) đối với các ngân hàng chưa thực sự hiệu quả. Trong tình hình hiện nay có sự cạnh tranh mãnh liệt giữa các ngân hàng thương mại thì áp lực về chỉ tiêu kinh doanh là rất lớn, đồng nghĩa với việc rút ngắn thời gian hoàn thiện hồ sơ khách hàng thì vai trò của trong tâm thông tin tín dụng là rất quan trọng. CIC cần cung cấp thông tin tín dụng cho các ngân hàng một cách chính xác, đầy đủ nhất để ngân hàng có quyết định cho vay hợp lý. Nhưng trên thực tế thì dữ liệu Trung tâm thông tin còn chưa đầy đủ chưa được cập nhật kịp thời, các thông tin cung cấp còn hạn chế nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu của ngân hàng như về thông tin nhóm khách hàng, tình hình giao dịch, lịch sử trả nợ khách hàng, … nguyên nhân, bản chất dẫn đến nợ xấu cũng như thiện chí trả nợ của khách hàng.
Thứ tư là quy định và thủ tục khởi kiện, phát mại tài sản để xử lý nợ xấu còn nhiều bất cập, phụ thuộc cả vào môi trường và cơ quan pháp luật ở địa phương, dẫn đến thời gian xử lý kéo dài. Thời gian qua, ABBANK gặp nhiều khó khăn trong xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ xấu mà nguyên nhân không nhỏ là do những bất cập về mặt pháp lý.
Thứ năm có thể kể đến là thiên tai thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vào mùa mưa bão. Việt Nam là đất nước nông nghiệp do đó ảnh hưởng của thiên tai là rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên lĩnh vực này, nó cũng gián tiếp ảnh hưởng đến ngân hàng đang tài trợ cho các dự án về nông nghiệp và phát triển nông thôn như Ngân hàng An Bình.
Nguyên nhân chủ quan:
Thứ nhất là trình độ, năng lực và nhận thức của cán bộ tín dụng của ABBANK còn nhiều hạn chế.
Nhiều cán bộ tín dụng chưa nhận thức được tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng, chạy theo những lợi ích trước mắt, chạy theo chỉ tiêu, lợi nhuận làm ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro tín dụng.
Đối với nhân lực thực thi các phần việc liên quan đến tín dụng và thẩm định tín dụng thì phần lớn là kinh nghiệm chưa nhiều, một phần cũng do ngân hàng còn trẻ và
cũng một phần do chính sách tuyển nhân sự của ngân hàng. Điều này khiến cho việc thẩm định các dự án chuyên sâu như điện, đóng tàu, xi măng, … còn lúng túng, khó khăn.
Khi cho vay, một số cán bộ tín dụng không thực hiện đúng quy trình cho vay, bỏ qua các bước cần thiết, thu thập thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác, cho vay dựa trên cảm tính, không dựa trên tài liệu chứng minh. Vì vậy, việc đưa ra quyết định tín dụng không chính xác, cho vay khi các điều kiện chưa đầy đủ, khả năng rủi ro xảy ra cao và việc khả năng thu hồi vốn rất khó. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc cấp tín dụng của ngân hàng vẫn còn có những kẽ hở khiến cho cán bộ có thể lợi dụng kiếm lời riêng. Rủi ro về đạo đức nghề nghiệp vẫn còn tồn tại trong hoạt động tín dụng. Hằng năm, vẫn có một số cán bộ bị kiểm điểm, kỷ luật trong những sai phạm về công tác cho vay, cấp tín dụng.
Thứ hai là trình độ và số lượng cán bộ thực thi nhiệm vụ chuyên trách quản trị rủi ro tín dụng là chưa đáp ứng được yêu cầu. Đối với nhân lực phụ trách công việc Quản trị rủi ro tín dụng thì số lượng còn hạn chế. Phòng có 6 thành viên bao gồm Trưởng phòng và 3 bộ phận: Bộ phận chính sách quy trình tín dụng và phát triển nguồn lực; bộ phận Quản lý danh mục tín dụng; bộ phận Xếp hạng tín dụng. Và mặc dù nhận được nhiều sự quan tâm của lãnh đạo nhưng từng đó là chưa đủ đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ngoài công việc thường nhật ra thì khi Phòng phải tham gia các dự án chiến lược của Ngân hàng ví dụ như Dự án Basel II, dự án KPI, … thì khối lượng công việc phải xử lý tăng cao đột biến có thể sẽ khiến cho chất lượng cộng việc bị giảm xuống. Mặt khác, các nhân sự không phải đều được đào tạo bài bản về nghiệp vụ rủi ro tín dụng mà có những nhân sự được điều chuyển từ bộ phận khác sang nên chưa có nhiều kinh nghiệm và vẫn phải mất thời gian đào tạo lại.
Thứ ba là năng lực cạnh tranh của ABBANK vẫn còn yếu. Do đó, để cạnh tranh được với các ngân hàng khác thì phải rút ngắn thời gian cho vay, nâng hạn mức cho vay làm cho việc thẩm định giảm chất lượng cũng như là định giá bất động sản theo giá thị trường nhiều hơn. Do đó, chỉ cần có biến động nhỏ của thị trường cũng có thể dẫn đến giá trị thế chấp của tài sản nhỏ hơn dư nợ cho vay. Khi có nợ xấu xảy ra thì,
ngân hàng lại tìm cách đảo nợ, điều chỉnh, cơ cấu thời hạn trả nợ, thậm chí dựa vào quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của ngân hàng nhà nước [24] về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ để cơ cấu lại nhóm nợ cho khách hàng khiến cho việc định lượng rủi ro của công tác quản trị rủi ro trở nên thiếu chính xác.
Thứ tư là sự thiếu đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng được nhu cầu phục vụ cho phát triển và quản trị ngân hàng. Công nghệ thông tin hiện nay là cốt lõi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà đặc biệt là cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, nơi mà việc kinh doanh bắt buộc phải sử dụng đến các phần mềm chuyên dụng. Việc đầu tư cho công nghệ thông tin là đặc biệt cần thiết và không có ngân hàng nào không thực hiện, chỉ có là thực hiện ở mức độ nào. Điều này phụ thuộc vào tiềm lực tài chính và kết quả kinh doanh của ngân hàng. ABBANK đã đầu tư số tiền rất lớn để phát triển hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng nhằm phục vụ kinh doanh và tăng tính cạnh tranh của mình. Mặc dù vậy, số tiền đầu tư vào công nghệ thông tin của ABBANK cũng chưa thể so sánh được với các ngân hàng tương đương trong nhóm cạnh tranh. Đầu tư về công nghệ thông tin của ABBANK còn gặp nhiều khó khăn do cơ chế phê duyệt và sự mạnh dạn của các cấp lãnh đạo, do đó cũng phần nào làm chậm đến quá trình phát triển chung của ngân hàng và chưa hỗ trợ tối đa cho công tác quản trị nói chung và công tác quản trị rủi ro tín dụng nói riêng.
Như những phân tích ở trên, có thể thấy rằng ABBANK đã có những sách lược trong quản trị rủi ro tín dụng, tuân thủ các quy định quản lý Nhà nước về hoạt động cấp tín dụng và khẳng định rằng lãnh đạo ngân hàng đã đi đúng hướng về các công tác trong hoạt động này. Nhưng như thế vẫn là chưa đủ khi mà tỷ lệ nợ xấu vẫn còn là một vấn nạn trong giai đoạn hiện nay. Các công tác quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng vẫn còn phải hoàn thiện và phát triển hơn nữa để phù hợp với xu thế phát triển hiện đại và chiến lược phát triển của ngân hàng.