Một Số Chỉ Tiêu Phản Ánh Chất Lượng Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng



Hình 2 12 Quy trình tín dụng của ABBANK Nguồn tác giả Quy trình tín dụng thực 1

Hình 2.12 Quy trình tín dụng của ABBANK (Nguồn: tác giả)


Quy trình tín dụng thực sự là một trong những công cụ cực kỳ quan trọng đối với việc giảm thiểu rủi ro tín dụng vì sự áp đặt mạnh về tính pháp lý vào trách nhiệm đối của cán bộ tín dụng đối với các khoản vay. Quy trình tín dụng của ABBANK là tương đối chặt chẽ và chi tiết, ghi nhận cụ thể những công việc cần thực hiện cho những cá nhân, bộ phận liên quan. Quy trình tín dụng này sẽ được chi tiết hóa bởi các quy định liên quan như về thẩm định, tái thẩm định tín dụng/tài sản bảo đảm; Hệ thống phân quyền phê duyệt tín dụng; Các nguyên tắc giải ngân tín dụng; Quản lý, giám sát các khoản cấp tín dụng; Phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro; Xây dựng các giới hạn an toàn trong hoạt động tín dụng; Quản trị nhân sự tín dụng.

2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh chất lượng quản trị rủi ro tín dụng

Để có thể đánh giá một cách chính xác nhất chất lượng quản trị rủi ro tín dụng tại ABBANK, ta cần xem xét một cách cụ thể và chi tiết theo các tiêu chí định lượng và có sự so sánh kết quả đối với chuẩn theo quy định hoặc với các chỉ tiêu chung của ngành.

Các con số sẽ nói lên đầy đủ kết quả của việc thực hiện quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng và từ đó ngân hàng sẽ đưa ra được quyết sách hợp lý để có những điều chỉnh phù hợp.

Dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng thương mại là toàn bộ các khoản tín dụng cho vay đối với các đối tượng khách hàng khác nhau tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ, tiêu dùng… ở thành thị và ở nông thôn. Việc tăng trưởng dư nợ tín dụng, đồng nghĩa với việc tăng rủi ro, như vậy ta sẽ xem chỉ tiêu “Dư nợ và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay khách hàng”. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng đối với khách hàng. Khi đánh giá chỉ tiêu này, phải đánh giá tỷ trọng của nó so với tổng dư nợ cho vay và đầu tư, tổng tài sản có của ngân hàng thương mại và so với kế hoạch, so với năm trước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

-


Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng và nhu cầu tiếp nhận vốn cho phát triển kinh tế xã hội. Đánh giá chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cho vay vốn đối với khách hàng như trên phải so sánh với tốc độ tăng trưởng tín


dụng của các ngành, thành phần kinh tế khác so với các năm trước và so với đối thủ cạnh tranh trên địa bàn.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ thị trường I của ABBANK = 30% cao hơn mức tăng trưởng tín dụng của ngành (18,71%). Cho thấy hiệu quả của sự mở rộng về mạng lưới, quy mô cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu là khá cao chứng tỏ mức độ hoạt động của ngân hàng là ổn định và có hiệu quả trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng.

- Chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay khách hàng

Tỷ lệ nợ quá hạn của ABBANK tại thời điểm cuối năm 2016 là khoảng 3,7% cũng là khá thấp, chủ yếu là các khoản nợ quá hạn chưa phải là nợ xấu. Nợ quá hạn của ABBANK được đánh giá và kiểm soát khá tốt bởi phần mềm lõi ngân hàng hiện đại tính nhóm nợ theo từng ngày chứ không theo kỳ báo cáo của Ngân hàng Nhà nước. Báo cáo và sao kê nợ quá hạn của từng chi nhánh được hiển thị đầy đủ thông tin về khoản nợ quá hạn giúp cho cán bộ tín dụng giám sát các khoản nợ.

- Chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu


Nợ xấu có nội hàm sâu hơn nợ quá hạn. Nợ xấu có thể đang là nợ trong hạn nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng đã xấu đi nghiêm trọng. Nợ xấu còn bao gồm các khoản đã xử lý hoặc xóa đưa ra ngoại bảng nhưng nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và trách nhiệm thu nợ của ngân hàng vẫn còn giá trị.

Tỷ lệ nợ xấu của ABBANK tính đến cuối năm 2016 là 1,98% là khá thấp so mặt bằng chung các ngân hàng. Một phần do ABBANK có tổng dư nợ tín dụng không phải là quá cao, một phần cũng do sự chặt chẽ trong công tác quản trị rủi ro tín dụng. Tỷ lệ cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ABBANK, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ABBANK trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.


- Chỉ tiêu: Lợi nhuận gộp cho vay Lợi nhuận gộp cho

vay khác hàng

Thu nhập bao gồm: thu nhập từ tiền lãi (thu lãi cho vay và thu lãi tiền gửi), hoa hồng và phí cam kết, thu nhập từ các nghiệp vụ khác (bao gồm: phí dịch vụ, thu từ hoạt động kinh doanh và chứng khoán, thu dịch vụ tư vấn, thu từ các dịch vụ ngân hàng khác, thu khác). Thu nhập bất thường, thu khác.

Chi phí về tiền lãi bao gồm: Chi trả theo lãi suất tiền gửi, trả lãi tiền vay, chi trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí dịch vụ, chi phí bất thường, chi khác.

Lợi nhuận gộp là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh tổng quát quy mô, trình độ quản lý trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, tăng thu nhập và giảm chi phí về tiền lãi luôn là mục tiêu để các ngân hàng có thể tối đa hóa lợi nhuận.

Tỷ lệ lợi nhuận gộp của ABBANK là khoảng 1.37% là cao thể hiện hiệu quả trong công tác cho vay của ngân hàng. Con số này thể hiện được sự gia tăng lợi nhuận lại giảm chi phí cho vay. Mặc dù nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực nhưng chi phí cho vay tại thời điểm hiện tại là khá cao cho dù NHNN đã áp dụng mức sàn cho tiền gửi.

- Chỉ tiêu: Lợi nhuận ròng trước thuế:

Lợi nhuận ròng trước thuế = Lợi nhuận gộp – chi phí quản lý

Chi phí nghiệp vụ, hay còn gọi là chi phí quản lý bao gồm: chi phí cho nhân viên, thuê trụ sở, chi phí về thông tin, bưu điện, khấu hao, chi phí chung và quản lý, chi phí khác. Chi phí nghiệp vụ phản ánh quy mô, cơ cấu các khoản chi phí quản lý của ngân hàng; nếu khoản chi này lớn hơn lợi nhuận gộp thì ngân hàng bị lỗ vốn, cần phải tiết giảm các khoản chi.

Lợi nhuận ròng trước thuế của ABBANK năm 2016 đạt hơn 288 tỷ đồng ,năm 2015 là 107 tỷ. Có thể thấy rằng lợi nhuận tăng mạnh mẽ trong năm 2016 cho thấy hiệu quả hoạt động của ngân hàng phát triển đều đặn theo từng năm.

- Chi tiêu: Lợi nhuận ròng sau thuế


Lợi nhuận ròng sau thuế = Lợi nhuận ròng trước thuế - Thuế GTGT, lợi tức


Chỉ tiêu này trong mối quan hệ so sánh với chỉ tiêu lợi nhuận ròng trước thuế, phản ánh mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước

Lợi nhuận ròng sau thuế của ABBANK năm 2016 đạt hơn 243 tỷ đồng ,năm 2015 là 88 tỷ. Tức là ABBANK đã đóng góp vào ngân sách nhà nước khoảng hơn 40 tỷ trong năm 2016 và 20 tỷ năm 2015.


- Chi tiêu: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn (ROE)

ROA


ROE


- ROA: Return on asset; ROE: Return on Equity

Lợi nhuận sau thuế ABBANK năm 2016 là 234,458 triệu đồng, Tổng tài sản có là 74,431,564 triệu đồng, Vốn chủ sở hữu là 5,319 tỷ đồng. Do đó, ta có:

ROA = 0.315%

ROE = 4.04%

Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của ngân hàng càng cao là cơ sở để ngân hàng tăng quy mô vốn cũng như năng lực tài chính của mình. Theo chuẩn mực đánh giá năng lực tài chính của Moody’s thì các chỉ tiêu khả năng sinh lời được đánh giá tốt trong khung: ROA≥1%; ROE ≥12-15%. Như vậy, các chỉ số ROA và ROE của ABBANK còn khá thấp so với khung. Mặc dù vậy, đánh giá tổng quan ngành ngân hàng ở Việt Nam thì rất hiếm Ngân hàng nào đạt được chuẩn này. Theo thống kê thì hiện chỉ có Techcombank còn các Ngân hàng TMCP lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV cũng khoảng 0.4% đến 0.7% mà thôi. Như vậy, so với chỉ tiêu


chung của ngành thì ROE và ROA của ABBANK cũng là khá khả quan, thể hiện được tiềm năng của mình.

- Ngoài ra, ABBANK còn xem xét các chỉ tiêu khác tính chi tiết trên tổng giao dịch của từng khách hàng như: Chỉ tiêu lợi nhuận, Thu lãi tín dụng, thu phí dịch vụ,… để có thể phân loại chính xác hơn nữa cho mỗi khách hàng.

2.4 Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại cổ phần An Bình

2.4.1 Kết quả đạt được

Qua hơn 20 năm kinh doanh lĩnh vực tài chính thì ABBANK cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc quản trị rủi ro tín dụng. Việc học hỏi các ngân hàng đi trước cũng như là xử lý các phát sinh hoạt động hằng ngày khiến cho bộ máy và công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng ngày một hoàn thiện hơn.

Về bộ máy quản trị rủi ro tín dụng, để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững thì ngân hàng cũng đã xây dựng được bộ máy quản lý đầy đủ và theo đúng quy định, tiêu chuẩn của Ngân hàng Nhà nước, nghiệp vụ thống nhất từ Hội đồng quản trị đến các thành viên các Ban quản trị rủi ro và từng nhân viên [10].

Về cơ chế chính sách thì Ngân hàng cũng đã ban hành nhiều bộ tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ tín dụng và Khẩu vị rủi ro tín dụng cơ bản như sau:

- Khu vực rủi ro được liên kết chặt chẽ với chiến lược kinh doanh, kế hoạch vốn của ABBANK.

- Xây dựng chính sách, cơ chế và phát triển nguồn lực tín dụng:

o Các quy định, quy trình nhận diện, đánh giá, đo lường, giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng được quy định bằng văn bản với nội dung rõ ràng và được phổ biến tới đối tượng áp dụng trong toàn hệ thống, đảm bảo đủ mạnh và được áp dụng nhất quán. Việc quản lý các chính sách, danh mục và định hướng phát triển tín dụng được thực hiện một cách tập trung và đồng bộ.

o Các quy định tín dụng đã được xây dựng rõ ràng, nhất quán theo hướng thận trọng, hiệu quả, tuân thủ quy định của pháp luật và các cơ quan ban ngành của Nhà nước, phù hợp với quy mô và mức độ phức tạp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong năm 2015, Quản lý rủi ro tín dụng đã rà soát quy định liên quan đến hoạt


động cấp tín dụng nhằm tuân thủ quy định của Ngân hàng nhà nước về tỷ lệ an toàn trong hoạt động, đặc biệt, rà soát và hệ thống lại các chính sách về nhận tài sản đảm bảo, sàng lọc khách hàng, chính sách về phân quyền cấp tín dụng, quy định về giải ngân, công tác quản lý và xử lý nợ.

- Hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ được hình thành theo tiêu chuẩn của NHNN, được sử dụng để theo dõi, nhận dạng, kiểm soát rủi ro trong phê duyệt tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro; là cơ sở để xây dựng chính sách khách hàng, chính sách tín dụng phù hợp.

- Quản lý danh mục đầu tư tín dụng:

o Quản lý danh mục được thực hiện trên mức độ toàn danh mục, bám sát định hướng tín dụng/ các tiêu chuẩn và phù hợp Khẩu vị rủi ro của ngân hàng.

o Đến năm 2017, ABBANK đã hoàn thiện cấu trúc danh mục và thực hiện việc giám sát chất lượng và cấu trúc của danh mục tín dụng; giám sát và giảm thiểu rủi ro tập trung tín dụng; phân tích chuyên sâu rủi ro tín dụng đối với sản phẩm kinh doanh.

o Danh mục đầu tư tín dụng cũng thường xuyên được rà soát định kỳ để đảm bảo sự tuân thủ nghiêm ngặt các hạn mức được cho phép nhằm kiểm soát kịp thời các rủi ro có thể xảy ra.

Về đào tạo cán bộ thì Ngân hàng đã thường xuyên phổ biến và đào tạo cho đội ngũ cán bộ tín dụng về các chính sách tín dụng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn thực hiện rà soát định kỳ để cập nhật những thay đổi từ bên trong và bên ngoài ngân hàng.

Về định lượng thì có thể thống kê theo các chỉ số như sau. Dư nợ tín dụng thời điểm cuối năm 2016 là 40.141 tỷ đồng tăng 30% so với cùng kỳ năm 2015; Huy động đạt 52,228 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch và tăng 9% so với năm 2015; Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ đã được kiểm soát chặt chẽ ở mức dưới 3% (1,98%), tuân thủ yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.

Về xử lý nợ, thu hồi nợ xấu thì trong những năm qua, ngân hàng xác định việc kiểm soát và xử lý nợ xấu là nhiệm vụ hàng đầu. ABBANK thực hiện xử lý giảm tỷ lệ nợ xấu bằng nhiều biện pháp khác nhau sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất [26], bao gồm phương án xử lý nợ từ nguồn lực của chính ngân hàng và phương án


bán nợ cho VAMC, trong đó, phương án bán nợ cho VAMC được xem là mang lại kết quả khả quan nhất trong hai năm gần đây, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% theo đúng quy định của NHNN.

- Thu hồi nợ

Trong nhiều năm qua, ABBANK đã tích cực thực hiện việc thu hồi nợ của khách hàng bằng nhiều biện pháp như: Đôn đốc, nhắc nợ bằng văn bản và qua điện thoại, gửi thư mời, lập biên bản làm việc, cam kết trả nợ đối với những khách hàng có khoản vay bị chuyển nợ quá hạn, tiến hành khởi kiện đối với trường hợp khách hàng nhiều lần vi phạm nghĩa vụ và không có thiện chí hợp tác trả nợ. Bên cạnh đó, ABBANK luôn tích cực triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu [26], trích lập dự phòng rủi ro cụ thể theo quí, đánh giá lại chất lượng, khả năng thu hồi của 100% các khoản nợ xấu…

- Phát mại tài sản để thu hồi nợ

Đối với những trường hợp khách hàng có khoản nợ quá hạn tại ABBANK nhưng không thể trả nợ bằng tiền mặt, ABBANK sẽ tiến hành đàm phán, thương lượng với khách hàng về vấn đề tự xử lý tài sản bảo đảm để sớm thu hồi nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu và chi phí phát sinh. Ngoài ra, nếu khách hàng nhiều lần vi phạm nghĩa vụ theo như đã cam kết, biên bản làm việc, ABBANK sẽ gửi thông báo về việc sẽ tiến hành khởi kiện đối với khách hàng. Sau quá trình khởi kiện, trên cơ sở Bản án, Quyết định của Tòa án, ABBANK tiến hành thúc đẩy quá trình thi hành Bản án của Tòa án tại Cơ quan Thi hành án, xử lý phát mại tài sản để sớm giải quyết các khoản nợ xấu.

- Sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro

ABBANK luôn chú trọng công tác trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước. ABBANK luôn nhận thức rằng việc tăng cường trích lập là nhằm nâng cao năng lực xử lý rủi ro và mức độ an toàn của ngân hàng.

ABBANK sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:

o Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2024