Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên - 4


Chỉ tiêu này cho biết, cứ 100 khách hàng vay vốn thì có bao nhiêu khách hàng đã quá hạn. Nếu tỷ lệ này cao, phản ánh chính sách tín dụng của Ngân hàng là không hiệu quả. Ngoài ra, nếu chỉ tiêu này thấp hơn chỉ tiêu nợ quá hạn, cho biết nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng lớn. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu nợ quá hạn, cho biết nợ quá hạn tập trung vào những khách hàng nào.

o Nợ xấu

Theo định nghĩa nợ xấu của tổ chức tín dụng thế giới thì một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ.

Nợ xấu theo cách phân loại của Việt Nam bao gồm nợ quá hạn hoặc không thể thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và những khoản nợ quá hạn không được Chính phủ xử lý rủi ro. Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3,4 và 5:

Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu

- Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) gồm:

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ 2.

Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) gồm:


- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

- Các khoản nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.


Tỷ lệ nợ xấu =

Nợ xấu

X 100%

Tổng dư nợ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên - 4

Tỷ lệ nợ xấu cho biết trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Chính vì vậy tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thông thường nữa mà là nguy cơ mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3% có thể coi là ngưỡng an toàn. Tỷ lệ an toàn cho phép theo thống kê quốc tế và Việt Nam là 5%.

Tỷ lệ mất vốn =

Dư nợ mất vốn

Tổng dư nợ

o Nợ mất vốn



Dư nợ mất vốn là các khoản nợ thuộc nhóm 5. Tỷ lệ mất vốn càng cao thì thiệt hại cho ngân hàng càng lớn vì nó phản ánh những khoản tín dụng mà ngân hàng bị mất và phải dùng quỹ dự phòng để bù đắp. Thông thường mất vốn nếu lớn hơn 2% có nghĩa là chất lượng tín dụng có vấn đề

o Hệ số rủi ro tín dụng

Hệ số rủi ro tín dụng = (Dư nợ cho vay/Tổng tài sản có)*100%

Về hệ số rủi ro của tài sản có được chia theo 5 mức: 0%, 20%, 50%, 100% và 150%. Trong đó, đáng chú ý là Thông tư 36 đã giảm hệ số rủi ro từ


250% xuống 150% đối với 3 nhóm tài sản có là: các khoản cấp tín dụng để kinh doanh bất động sản, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và khoản cho vay được bảo đảm bằng vàng.

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của các khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoản mục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì lợi nhuận sẽ lớn nhưng đồng thời rủi ro tín dụng cũng rất cao. Thông thường tổng dư nợ cho vay được chia thành ba nhóm:

Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng xấu: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro lớn nhưng mang lại thu nhập cao cho ngân hàng.

Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng tốt: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro thấp nhưng mang lại thu nhập không cao cho ngân hàng.

Nhóm dư nợ của các khoản tín dụng có chất lượng trung bình: là những khoản cho vay có mức độ rủi ro có thể chấp nhận được mang lại thu nhập vừa phải cho ngân hàng.

Tỷ lệ mất vốn =

Dư nợ mất vốn

Tổng dư nợ

o Chỉ tiêu phản ánh nợ mất vốn



Dư nợ mất vốn là các khoản nợ thuộc nhóm 5. Tỷ lệ mất vốn càng cao thì thiệt hại cho ngân hàng càng lớn vì nó phản ánh những khoản tín dụng mà ngân hàng bị mất và phải dùng quỹ dự phòng để bù đắp. Thông thường mất vốn nếu lớn hơn 2% có nghĩa là chất lượng tín dụng có vấn đề.

o Hệ số an toàn vốn

Hệ số an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng. Nó được tính như sau:

CAR= [(Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2)/Tài sản đã điều chỉnh rủi ro]*100%.

Tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính.


Bằng tỷ lệ này người ta có thể xác định khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành.

Chính vì lý ở trên các nhà quản lý ngành ngân hàng các nước luôn xác định rõ và giám sát các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở Việt Nam tỷ lệ hiện đang là 9%, giống như chuẩn mực Basel mà các hệ thống ngân hàng trên thế giới áp dụng phổ biến.

c, Xử lý rủi ro tín dụng

Việc xử lý rủi ro tín dụng phải được thực hiện theo nguyên tắc nhất định và sử dụng những biện pháp phù hợp.

Xử lý rủi ro phải tuân thủ các nguyên tắc như: thực hiện theo quy định của pháp luật, mỗi khoản vay được sử dụng nhiều biện pháp xử lý rủi ro tín dụng, đảm bảo hiệu quả, nhanh chóng thu hồi tiền vốn, lãi và các tài sản. Khi cần thiết thì cần phải xử lý rủi ro thông qua cơ quan pháp luật. Ngoài ra cần xây dựng bộ phận xử lý, thẩm quyền xử lý, chế độ làm việc của bộ phận xử lý rủi ro tín dụng đảm bảo tính công khai, minh bạch, hiệu quả.

Một số biện pháp xử lý rủi ro tín dụng:

o Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng


Dự phòng RRTD đã trích lập trong kỳ

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD =

Dư nợ bình quân

Tùy theo cấp độ rủi ro mà tổ chức tín dụng phải trích lập RRTD từ 0 đến 100% giá trị của từng khoản vay (sau khi trừ đi giá trị tài sản bảo đảm đã được định giá lại). Như vậy nếu một ngân hàng có một danh mục cấp tín dụng càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng cũng sẽ tăng cao.

Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công


thức sau:

R = max {0, (A - C)} x r


Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: số dư nợ gốc của khoản nợ

C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

o Hệ số khả năng bù đắp rủi ro

Hệ số khả năng bù đắp RRTD =

Dự phòng RRTD đã trích

Nợ xấu

Hệ số khả năng bù đắp RRTD cho biết khả năng bù đắp vốn của Ngân

hàng đối với nợ xấu.

Các hệ số phản ánh khả năng bù đắp rủi ro tín dụng lớn hơn 1 chứng tỏ trích lập dự phòng là đầy đủ và có khả năng bù đắp vốn cho ngân hàng khi xảy ra rủi ro hay nói cách khác nguồn vốn của ngân hàng được đảm bảo an toàn trước những rủi ro xảy ra.

Theo đó, căn cứ vào Quyết định số: 22/VBHN-NHNN của Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, ban hành ngày 04/06/2014, tỉ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với 5 nhóm nợ như sau:

- Nhóm 1: 0%

- Nhóm 2: 5%

- Nhóm 3: 20%

- Nhóm 4: 50%

- Nhóm 5: 100%

Ngoài ra, có thể thực hiện rủi ro tín dụng qua một số biện pháp sau:

- Cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đảo nợ, khoanh nợ, gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, xóa nợ theo quy định của pháp luật.


- Xử lý tài sản đảm bảo tiền vay, nhận tài sản đảm bảo tiền vay để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ, tự thanh lý tài sản hay bán nợ cho tổ chức khác.

- Trích lập các khoản dự phòng rủi ro tín dụng, sử dụng quỹ dự phòng tài chính để bù đắp tiền, tài sản.

- Khởi kiện vụ án kinh tế, dân sự, lao động và hành chính tại Tòa án để thu hồi nợ và tài sản.

d, Giám sát, ngăn chặn rủi ro tín dụng

Giám sát rủi ro tín dụng

Giám sát rủi ro bao gồm các công việc như: giám sát thực tiễn sản xuất kinh doanh cuả khách hàng và việc thực hiện các điều khoản đã có trong hợp đồng tín dụng ký với khách hàng. Việc giám sát nhằm phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro thực tiễn, những biến động xấu trong sản xuất kinh doanh của khách hàng để từ đó xác định rủi ro tiềm tàng và có các biện pháp xử lý kịp thời. Phương pháp giám sát rất đa dạng, sau đây là một số phương pháp thường dùng trong ngân hàng.

- Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng: sự thay đổi số dư, số phát sinh trong tài khoản tiền gửi và tiền vay của khách hàng phản ánh tình hình tiêu thụ sản phẩm, lưu chuyển tiền tệ, sử dụng vốn vay và trả nợ. Sự biến đổi bất thường trong tài khoản phản ánh những khó khăn trong quản trị tài chính của khách hàng, dẫn tới khó khăn trong chi trả của khách hàng.

- Phân tích tình hình tài chính định kỳ: kết quả phân tích sẽ cho thấy những biểu hiện làm giảm khả năng hoàn trả nợ hay biểu hiện vi phạm hợp đồng của khách hàng.

- Kiểm tra các bảo đảm tiền vay: thông qua các báo cáo thường kỳ về tình trạng tài sản đảm bảo hoặc kiểm tra trực tiếp tại chỗ của khách hàng. Đối với tài sản thế chấp ngân hàng còn cần xem xét việc sử dụng tài sản có hợp lý đúng như cam kết hay không. Còn với đảm bảo bằng bảo lãnh cần xem xét


nội dung giám sát người bảo lãnh cũng như đối với khách hàng đi vay.

- Giám sát những thông tin khác: ngoài ra cần kiểm tra địa điểm cư trú, nơi sản xuất kinh doanh, thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng.

Ngăn chặn rủi ro tín dụng

Nhận thấy nếu khoản tín dụng bị xếp hạng thấp thì nó tiềm ẩn nhiều rủi ro. Như vậy việc ngăn ngừa cần tiến hành sớm và thường xuyên bởi một bộ phận chuyên trách, bởi sẽ tận dụng được kỹ năng chuyên môn, tập trung vào giải quyết vấn đề tránh phân tán tư tưởng. Tiến trình công việc được hoạch định như sau:


Lập phương án gặp gỡ khách hàng


Tiến hành gặp gỡ khách hàng


Lập phương án khắc phục


Thực thi phương án với khách hàng


Nếu phương án khắc phục thành công mức độ rủi ro trở nên bình thường thì chuyển sang cho nhân viên tín dụng phụ trách tiếp còn nếu việc thực thi biện pháp khắc phục gặp trở ngại thì ngân hàng chuyển khoản tín dụng sang bộ phận chuyên trách về xử lý rủi ro tín dụng.

Bên cạnh đó, bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập sẽ giúp các cán bộ lãnh đạo điều hành hoạt động một cách thông suốt và hiệu quả. Trong ngân hàng các bộ phận chuyên môn hoá phát huy hiệu quả của mình thì những rủi ro thì các quá trình nghiệp vụ đó cũng cần phải được kiểm soát độc lập. Tại các ngân hàng, nội dung cụ thể của hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập cần phải xây dựng, phổ biến và thống nhất đến mọi phòng ban và mọi cán bộ.

Ngoài ra, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, các quy định bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, hoạt động thanh tra của các cơ quan chức năng, thiết lập và phát triển hệ thống thông tin tín dụng cũng là những yếu tố giúp ngân hàng tránh được những rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất nếu rủi ro tín dụng xảy ra:

- Quỹ dự phòng rủi ro là nguồn bù đắp chủ yếu của những khoản tín dụng bị tổn thất. Quỹ thường được trích ra từ lợi nhuận sau thuế. Với việc lập quỹ dự phòng rủi ro khi rủi ro xảy ra việc mất vốn cho vay sẽ không gây

Xem tất cả 157 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí