Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


TT

Viết tắt

Đầy đủ

1

BĐS

Bất động sản

2

CBNV

Cán bộ nhân viên

3

KH

Khách hàng

4

KHCN

Khách hàng cá nhân

5

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

6

NH

Ngân hàng

7

NHNN

Ngân hàng nhà nước

8

NHTM

Ngân hàng thương mại

9

NQH

Nợ quá hạn

10

QTRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng

11

RRTD

Rủi ro tín dụng

12

TCKT-XH

Tổ chức kinh tế - xã hội

13

TCTD

Tổ chức tín dụng

14

TD

Tín dụng

15

Techcombank

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

16

TMCP

Thương mại cổ phần

17

TSĐB

Tài sản đảm bảo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Nguồn vốn huy động hàng năm của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên 45

Bảng 3.2: Dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên 48

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam- Chi nhánh Thái Nguyên 50

Bảng 3.4: Dư nợ tín dụng đối với Khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên 53

Bảng 3.5: Dư nợ quá hạn đối với Khách hàng cá nhân 55

Bảng 3.6: Bảng xếp hạng Khách hàng cá nhân 57

Bảng 3.7: Bảng Xếp hạng tín dụng Khách hàng cá nhân 58

Bảng 3.8: Bảng Chính sách tín dụng theo mức độ rủi ro Khách hàng cá nhân

............................................................................................................. 59

Bảng 3.9: Nợ quá hạn theo thời gian 61

Bảng 3.10: Nợ quá hạn theo mục đích vay vốn 63

Bảng 3.11: Nợ quá hạn theo phân khúc Khách hàng 65

Bảng 3.12: Tỉ lệ nợ quá hạn tín dụng đối với Khách hàng cá nhân 66

Bảng 3.13: Nợ xấu của Khách hàng cá nhân theo thời gian, theo mục đích vay vốn và phân khúc khách hàng 69

Bảng 3.14: Tỉ lệ nợ xấu tín dụng đối với Khách hàng cá nhân 70

Bảng 3.15: Đánh giá hệ số rủi ro tín dụng đối với Khách hàng cá nhân 72

Bảng 3.16. Dư nợ được Cơ cấu lại thời hạn trả nợ 74

Bảng 3.17. Dư nợ được xử lý bằng TSĐB 75

Bảng 3.18: Trích lập dự phòng RRTD đối với Khách hàng cá nhân 76

Bảng 3.19: Trích lập dự phòng RRTD đối với Khách hàng cá nhân 78

Bảng 3.20: Tổng hợp kết quả điều tra Cán bộ nhân viên 80

Bảng 3.21: Tổng hợp kết quả điều tra Khách hàng cá nhân 85

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên 45

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, hoạt động kinh doanh tín dụng cá nhân đang chiếm tỷ trọng lớn trong các ngân hàng thương mại (NHTM). Tuy nhiên, cùng với việc đem lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng thì tín dụng cá nhân cũng là lĩnh vực đem lại nhiều rủi ro. Hậu quả của rủi ro tín dụng cá nhân đối với các ngân hàng thương mại thường rất nặng nề: làm tăng thêm chi phí của ngân hàng, thu nhập lãi bị chậm hoặc mất đi cùng với sự thất thoát vốn vay, làm xấu đi tình hình tài chính và cuối cùng là làm tổn hại đến vị thế của ngân hàng. Vì vậy, sự phát triển của NHTM luôn phải đi đôi với việc nâng cao hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân, để từ đó nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn,…

Thực tiễn Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên thời gian qua cũng cho thấy hoạt động này vẫn chưa được kiểm soát một cách hiệu quả và đang có xu hướng ngày một gia tăng, các chỉ số về nợ quá hạn trong 3 năm gần đây luôn đạt trên mức cho phép của hệ thống Ngân hàng nhà nước: Nợ xấu cho vay tiêu dùng và nợ xấu cho vay sản xuất kinh doanh của khách hàng cá nhân tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2016 nợ xấu cho vay tiêu dùng đạt 972 triệu đồng, năm 2018 tăng lên 2.813 triệu đồng (tăng 1.841 triệu đồng tương đương 65% so với năm 2016). Nợ xấu cho vay sản xuất kinh doanh của KHCN tăng từ 176 triệu đồng năm 2016 lên 1.012 triệu đồng trong năm 2018 (tăng 836 triệu đồng, tương ứng tỉ lệ 475% so với năm 2016). Đây là những con số đáng báo động cho thấy khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng đang gặp vấn đề, cần phải được giải quyết triệt để.

Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là Quản trị rủi ro tín dụng đối với


khách hàng cá nhân là hoạt động phải được chú trọng trên hết, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp nhận được, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng.

Để tìm hiểu và góp phần vào giải quyết vấn đề này, bằng thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, kết hợp với những lý luận đã được đào tạo, tác giả lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên” để làm luận văn tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu chung

Thông qua thực tiễn hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên, Đề tài đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam- Chi nhánh Thái Nguyên trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

o Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về Rủi ro tín dụng và Quản trị rủi ro tín dụng đối với Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại

o Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

o Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến Quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam- Chi nhánh Thái Nguyên

o Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín


dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam- Chi nhánh Thái Nguyên


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là hộ kinh doanh cá thể, cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam- Chi nhánh Thái Nguyên

3.2. Phạm vi nghiên cứu

o Về không gian: Tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên

o Về thời gian: Số liệu phân tích thực trạng là từ năm 2016 đến năm 2018. Các giải pháp đưa ra cho thời điểm cuối năm 2019, đặc biệt trong giai đoạn 2020 - 2025

o Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam- Chi nhánh Thái Nguyên

4. Đóng góp mới của đề tài

4.1. Về mặt cơ sở lý luận

Cung cấp thông tin về quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP. Luận văn đã hệ thống hóa, phân tích nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận căn bản về các khái niệm, nguyên nhân, các nguyên tắc và quy trình cơ bản để quản trị rủi ro tín dụng.

4.2. Về mặt thực tiễn

Đề cập được thực trạng của rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Nguyên. Từ đó phân tích ra những yếu điểm, mặt hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đưa ra các giải pháp, chính sách, nhằm hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023