những tác động tiêu cực của rủi ro tín dụngkhi xảy ra. Cùng với điều này, chi phí của ngân hàng bỏ ra điều tiết phải thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi ro tín dụngngân hàng có khả năng xảy ra và thậm chí ở mức độ giá trị cao nhất khi chúng xảy ra.
- Phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng: Hệ thống quản trị rủi ro tín dụngcần phải được dựa trên nền tảng những tiêu chí chung của chiến lược phát triển cũng như các chính sách điều hành từng hoạt động riêng biệt của ngân hàng. Điều này sẽ tạo sự phát triển đồng đều, hiệu quả, an toàn và bền vững trong hoạt động của ngân hàng.
1.3.4. Chuẩn mực quản trị rủi ro tín dụng của Ủy ban Basel
Theo Hiệp ước vốn Basel I và II, 27/9/2010, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Commitee on Banking Supervision - BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các Ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel (Thụy Sỹ) nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các ngân hàng vào thập kỷ 80. Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện ngân hàng trung ương hay cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nước: Anh, Bỉ, Canada, Đức, Hà Lan, Hoa Kỳ, Luxembourg, Nhật, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ và Ý.
Cũng theo Hiệp ước vốn Basel I và II, 27/9/2010, Ủy ban Basel không có bất kỳ một cơ quan giám sát nào, những kết luận của Ủy ban không có tính pháp lý và yêu cầu tuân thủ đối với việc giám sát ngân hàng. Thay vào đó, Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn, hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất với kỳ vọng các tổ chức riêng lẻ sẽ áp dụng rộng rãi phù hợp với quốc gia của họ. Theo cách này, Ủy ban khuyến khích việc áp dụng cách tiếp cận và các tiêu chuẩn chung mà không can thiệp vào các kỹ thuật giám sát của các thành viên.
Tại Hiệp ước vốn Basel I và II, 27/9/2010, Năm 1998, Ủy ban đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I), các ngân hàng cần xác định tỷ lệ vốn tối thiểu cần có để bù đắp cho rủi ro có thể xảy ra. Mức vốn tối thiểu phải đạt 8% số tài sản được tính theo trọng số rủi ro, các trọng số rủi ro khác nhau với các loại tài sản khác nhau sẽ có những yêu cầu về vốn khác nhau. Tuy nhiên, Basel I chỉ mới nhìn nhận các nguy cơ từ rủi ro tín dụng.
Hiệp ước vốn Basel I và II , 27/9/2010, Năm 1999, Hiệp ước Basel I được sửa đổi có tính đến rủi ro thị trường, theo đó rủi ro thị trường bao gồm cả rủi ro thị trường chung và rủi ro thị trường cụ thể. Rủi ro thị trường đề cập đến những thay đổi về giá trị thị trường do có sự biến động lớn trên thị trường. Rủi ro thị trường cụ thể là những thay đổi
về giá trị của một loại tài sản nhất định.
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Loại Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Chiều Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Theo Các Nghiên Cứu Trước Đây
- Kinh Nghiệm Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Ở Một Số Nước Trên Thế Giới Và Bài Học Kinh Nghiệm Cho Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Kinh Nghiệm Của Một Số Ngân Hàng Khác Trên Thế Giới
- Các Chỉ Tiêu Về Tổng Tài Sản, Vốn Tự Có Và Vốn Lưu Động
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Mặc dù có nhiều điểm mới nhưng Hiệp ước Basel I với bản sửa đổi vẫn còn nhiều điểm hạn chế, đó là chưa đề cập đến một loại rủi ro ngày càng trở nên phức tạp và ngày càng tăng, đó là rủi ro hoạt động.
Tháng 6/2004, một Hiệp ước mới về vốn được chính thức ban hành, gọi là Basel II. Basel II đặt ra những quy tắc mới để chi phí vốn rủi ro tín dụng nhạy cảm với rủi ro hơn, cải tiến các phép đo rủi ro tín dụng trong Hiệp ước Basel I, bổ sung những yêu cầu về vốn đối với rủi ro hoạt động và trình bày chi tiết những “trụ” về giám sát và kỷ luật thị trường.
1.3.4.1. Trụ cột 1 yêu cầu vốn tối thiểu (Minimum Capital Requirements)
Trụ cột 1 là luật lệ, theo đó gắn với yêu cầu vốn tối thiểu. Vốn yêu cầu được tính toán theo ba loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt: Rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.
Basel II đưa ra các phương pháp tiếp cận để đo lường các loại rủi ro:
- Rủi ro tín dụng, gồm có hai cách tiếp cận:
+ Cách tiếp cận chuẩn hóa (SA): Phương pháp tiếp cận này đo lường ủi ro tín dụng tương tự như Basel I, nhưng mức độ nhạy cảm rủi ro cao hơn vì phương pháp này sử dụng các xếp hạng do các tổ chức xếp hạng tài chính độc lập cung cấp làm hệ số khi tính toán tài sản điều chỉnh theo rủi ro.
+ Cách tiếp cận “cơ sở” và “cao cấp” dựa trên hệ thống xếp hạng nội bộ (IRB): Phương pháp này chủ yếu dựa vào xếp hạng nội bộ do ngân hàng chỉ định cho những đối tác. Chi phí vốn được tính từ những hàm số trọng số rủi ro ứng với mỗi danh mục đầu tư hay danh mục tài sản. Mỗi danh mục tài sản có ba nhân tố chính:
(1) Các thành phần rủi ro bao gồm:” xác suất vỡ nợ (PD), nguy cơ vỡ nợ (EAD), thua lỗ khi vỡ nợ (LGD), kỳ hạn (M) và các tham số khác ẩn trong hàm trọng số rủi ro”.
(2) Các hàm trọng số rủi ro: “đây là công cụ để biến đổi các thành tố rủi ro thành những tài sản có trọng số rủi ro và yêu cầu vốn. Có nhiều hàm tùy thuộc vào hạng mục tài sản”.
(3) Yêu cầu tối thiểu: “những yêu cầu tối thiểu một ngân hàng phải đáp ứng để
có thể sử dụng cách tiếp cận IRB cho một hạng mục tài sản nhất định”.
- Rủi ro thị trường: “Đo lường bằng cách tiếp cận chuẩn hóa và cách tiếp cận
mô hình nội bộ (Value - at - risk VAR)”
- Rủi ro hoạt động: “Đo lường bằng phương pháp dùng chỉ tiêu cơ bản, phương pháp dùng chuẩn hóa và phương pháp đo lường nội bộ nâng cao (AMA)”
1.3.4.2. Trụ cột 2 rà soát giám sát (Supervisory Review Process)
Trụ cột 2 liên quan đến việc đưa ra các hướng dẫn liên quan đến quá trình rà soát giám sát các loại rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt như rủi ro hệ thống, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, rủi ro thanh khoản và rủi ro pháp lý, gọi chung là rủi ro còn lại (residual risk). Ủy ban Basel đưa ra bốn quy tắc cơ bản giám sát và quản trị ngân hàng gồm:
- Các ngân hàng phải có một quy trình xác định mức vốn an toàn tương ứng với cơ cấu rủi ro của ngân hàng và chiến lược duy trì mức vốn của mình.
- Các cơ quan quản lý phải xem xét và đánh giá việc xác định mức vốn an toàn của nội bộ ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và tuân thủ của họ đối với quy định về vốn tối thiểu, đồng thời các cơ quan quản lý phải có biện pháp can thiệp kịp thời nếu không hài lòng về kết quả đánh giá.
- Các cơ quan quản lý phải yêu cầu các ngân hàng hoạt động với mức vốn cao hơn mức vốn tối thiểu theo quy định.
- Các cơ quan quản lý phải sớm can thiệp nhằm ngăn chặn vốn của ngân hàng xuống thấp hơn mức tối thiểu và yêu cầu ngân hàng có biện pháp kịp thời nếu mức vốn an toàn không được khôi phục và duy trì.
1.3.4.3. Trụ cột 3 nguyên tắc thị trường (Market Discipline)
Trụ cột này liên quan đến kỷ luật thị trường. Basel II nhấn mạnh vai trò của kỷ luật thị trường trong việc củng cố những quy định về vốn và nỗ lực giám sát để đảm bảo sự an toàn của ngân hàng và hệ thống tài chính. Khi đã xác định được ảnh hưởng của phương pháp nội bộ với các yêu cầu vốn, Basel II cho rằng sự công khai hóa sẽ giúp những người tham gia thị trường hiểu mối quan hệ giữa rủi ro và vốn của một tổ chức. Vì những lý do đó, Basel II yêu cầu các ngân hàng công khai hóa các thông tin cơ bản liên quan đến vốn, rủi ro để đảm bảo khuyến khích các kỷ luật thị trường.
1.3.5. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong hoạt động Ngân hàng thương mại
Hoạt động rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, có thể được mô tả là một chu
trình gồm 04 bước như sau:
Nhận biếtrủi ro
tín dụng
PKhâiểnmtícshoáRtrỦủiI rRo OtínTdÍụNng
Đo lường và phân tích rủi
ro tín dụng
Quản lýrủi ro
tín dụng
Sơ đồ 1.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
1.3.5.1. Nhận biết rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
Đây là quá trình xác định và phát hiện các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn tồn tại trong hoạt động tín dụng, bao gồm: rủi ro đang có, rủi ro chưa được phát hiện và rủi ro mới. Ngân hàng bằng cách sử dụng nghiệp vụ và các công cụ để phân tích và nhận biết các dấu hiệu rủi ro hiện hữu trong hoạt động cho vay của mình. Ngân hàng có thể căn cứ trên các nhân tố dẫn đến rủi ro để xem xét. Xác định rủi ro phải là quá trình liên tục và được hiểu ở cả cấp giao dịch và cấp danh mục.
Nhận diện rủi ro bao gồm các bước: Theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng rủi ro tín dụng, nguyên nhân từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng (12, 2006). [11].
Để nhận dạng rủi ro, nhà quản trị phải lập được bảng kê tất cả các dạng rủi ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: Lập bảng nghiên cứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các hồ sơ đã có vấn đề (18, tr.83). Kết quả phân tích sẽ cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, từ đó tìm ra biện pháp hữu hiệu để quản trị rủi ro hiệu quả.
1.3.5.2. Đo lường và phân tích rủi ro tín dụngđối với doanh nghiệp
Sau khi đã xác định được rủi ro, ngân hàng phải đánh giá được mức độ thua lỗ và xác suất nảy sinh, đây chính là quá trình đo lường rủi ro. Việc đo lường rủi ro chính xác và kịp thời là rất cần thiết giúp hệ thống quản trị rủi ro tín dụng đạt hiệu quả cao. Nếu không có một hệ thống đo lường rủi ro tốt, ngân hàng sẽ bị giới hạn về khả năng giám sát và kiểm soát mức độ rủi ro của mình.
Để đo lường rủi ro một cách cụ thể nhất, có thể sử dụng rất nhiều các công cụ và mô hình cả định lượng và định tính đã được các nhà phân tích đề cập đến. Một
trong các công thức được chấp nhận rộng rãi nhất để đo lường rủi ro là:
Sủ N = ầ ấ ấ ệ á! độ !ủ ự ệ Nủ N
Ngoài ra, có thể sử dụng một số các công cụ để đo lường rủi ro đối với doanh nghiệp như:
- Mô hình chất lượng 6C:
(1) Tư cách doanh nghiệp vay (Character): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng doanh nghiệp vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí trả nợ”.
(2) Năng lực của doanh nghiệp vay (Capacity): Doanh nghiệp vay phải có năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự , và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật để ký kết hợp đồng tín dụng.
(3) Thu nhập của doanh nghiệp vay (Cashflow): Xác định nguồn trả nợ của doanh nghiệp vay, dòng tiền vốn luân chuyển, doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ hay không.
(4) Bảo đảm tiền vay (Collateral): Đây là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vay cho ngân hàng.
(5) Các điều kiện (Conditions): Ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ.
(6) Kiểm soát (Control): Đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp, quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng.
Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của nó là phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của cản bộ tín dụng.
- Mô hình điểm số Z:
Đây là mô hình do E.I.Altman dùng để cho điểm tín dụng đối với các doanh nghiệp vay vốn. Đại lượng Z dùng làm thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, phụ thuộc vào chỉ số tài chính của doanh nghiệp, tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.
T = , 3 V + , W V3 + X, X VX + , Y VW + , VZ
Trong đó:
X1: Tỷ số Vốn lưu động ròng/Tổng tài sản X2: Tỷ số Lợi nhuận tích lũy/Tổng tài sản
X3: Tỷ số Lợi nhuận trước thuế và lãi/Tổng tài sản
X4: Tỷ số Thị giá cổ phiếu/ Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn X5: Tỷ số Doanh thu/Tổng tài sản
Điểm số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Nếu Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao
Z < 1,8: Doanh nghiệp có khả năng rủi ro cao 1,8 < Z < 3: Không xác định được.
Z > 3: Doanh nghiệp không có khả năng vỡ nợ
Bất kỳ doanh nghiệp nào có điểm số Z < 1,81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao.
Phương pháp này đơn giản song mô hình này chỉ cho phép phân loại nhóm doanh nghiệp có rủi ro và không có rủi ro. Trên thực tế mức độ rủi ro tín dụng tiềm năng của mỗi doanh nghiệp khác nhau từ mức thấp như chậm trả lãi đến mức không trả được cả gốc và lãi vay. Ngoài ra, không tính các nhận tố khó định lượng như điều kiện kinh doanh, thị trường thay đổi, uy tín của doanh nghiệp, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng và các đối tác, cơ quan chính trị hay các yếu tố vĩ mô như sự biến đổi của chu kỳ kinh tế,...
- Đánh giá rủi ro danh mục: Phương pháp xác định rủi ro tới hạn - Value at risk (VAR).
VAR của danh mục được định nghĩa là khoản lỗ tối đa trong một thời gian nhất định sau khi loại trừ đi những trường hợp xấu nhất hiếm khi xảy ra. Đây là phương pháp đánh giá rủi ro dựa trên hai tiêu chuẩn: Giá trị danh mục cho vay và khả năng chịu đựng rủi ro tín dụng của ngân hàng.
VAR có thể hiểu là: Nếu không tồn tại sự kiện đặc biệt thì tổn thất tối đa trong X% các trường hợp sẽ không vượt quá V đồng trong vòng N ngày. V: là giá trị rủi ro phụ thuộc vào độ tin cậy, thời gian đo lường VAR, và sự phân bổ lãi/lỗ trong khoảng thời gian này (độ lệch chuẩn)
Giá trị rủi ro tới hạn là một thước đo về rủi ro thay thế tốt nhất. Một số nhà nghiên cứu đã tranh luận rằng VAR có thể giúp nhà quản trị lựa chọn được một danh mục các khoản cho vay có phân phối thu nhập như nhau nhưng tiềm năng rủi ro thấp cao hơn
- Đánh giá rủi ro khoản vay
Theo Basel II (2006), có thể tính toán xác suất rủi ro dự kiến hay tổn thất dự kiến EL (Expected loss) theo khả năng vợ nợ PD (Probability of default) với mức độ tổn thất khi vỡ nợ LGD (Loss given default) và tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ EAD (Expsure at default) theo công thức sau:
[ = []# ^# _#
Nếu mỗi món vay được xem như một phép thử, nếu có số liệu thống kê rủi ro đầy đủ, chúng ta có thể xác định một cách tương đối chính xác xác suất bị rủi ro của từng loại tài sản của ngân hàng trong từng thời kỳ, từng loại hình tín dụng, từng lĩnh vực đầu tư.
1.3.5.3. Quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
Ngân hàng cần có hệ thống thông tin quản lý hiệu quả để giám sát các mức độ rủi ro đồng thời có thể xem xét lại kịp thời trạng thái rủi ro và các trường hợp ngoại lệ. Báo cáo quản trị cần phải thường xuyên, kịp thời, chính xác, nhiều thông tin và cần cung cấp tới các cá nhân thích hợp để đảm bảo hành động kịp thời khi cần thiết.
Việc quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng cùng cần chú ý:
- Cần có hệ thống theo dõi và đánh giá mức độ tín nhiệm đối với doanh nghiệp vay;
- Tất cả các trạng thái giao dịch liên quan đến lãi suất, ngoại tệ, hàng hóa, TSBĐ,... đều cần phải được đánh giá lại theo giá thị trường nhằm mục đích giám sát tốt nhất các rủi ro liên quan;
- Lập giới hạn rủi ro đối với mỗi loại khoản vay theo danh mục đầu tư, theo ngành hàng kèm theo đó là các định mức về trạng thái và giới hạn tổn thất liên quan;
- Xử lý rủi ro tiềm ẩn: sau khi đã xác định và đánh giá rủi ro liên quan, ngân hàng có thể lựa chọn sử dụng một trong bốn nhóm kỹ thuật quản trị rủi ro như: Tránh - hạn chế rủi ro, giảm thiếu - phòng ngừa rủi ro, chuyển đi - mua bảo hiểm, và chấp nhận rủi ro.
1.3.5.4. Kiểm soát rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
Hoạt động kiểm soát, xử lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp phải được thực hiện ở nhiều cấp với nhiều mức độ khác nhau. Ở cấp Hội đồng Quản trị (Hội đồng thành viên) và Ban điều hành được thực hiện thông qua việc nhận được các bản trình bày và báo cáo định kỳ về rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, sự tuân thủ và các ngoại lệ về rủi ro tín dụng, báo cáo thực trạng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Ở cấp độ phòng ban gồm: Việc kiểm tra các hoạt động rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, thực trạng rủi ro tín dụng, các báo cáo tình trạng và ngoại lệ rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.
Các báo cáo về rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp phải cung cấp thông tin thích hợp, chính xác, kịp thời. Bên cạnh đó, cần phải đánh giá tính hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp để phát hiện sai sót nhằm sửa chữa và hoàn thiện hơn. Ngân hàng cần giám sát hàng ngày đối với lĩnh vực có rủi ro tín dụng cao và dự báo các rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tiềm ẩn, lập dự phòng ngay từ giai đoạn đầu. Định kỳ xem lại chiến lược quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp.
Để hoạt động kiểm soát rủi ro được hiệu quả, ngân hàng cần thiết lập và truyền đạt các hạn mức rủi ro thông qua các chính sách hạn chế rủi ro, các tiêu chuẩn và các thủ tục xác định trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ, các cấp lãnh đạo. Các giới hạn rủi ro sẽ được sử dụng như một phương tiện để kiểm soát các rủi ro khác nhau liên quan đến hoạt động tín dụng cũng như các hoạt động khác của ngân hàng. Ngân hàng cũng cần thẩm tra và đối chiếu trực tiếp để phát hiện các sai sót hoặc các vấn đề tiềm ẩn trong hoạt động cho vay, báo cáo lên lãnh đạo cấp cao phù hợp. Ngân hàng cần phải có các quy trình, trình tự phê duyệt,... được ghi chép đầy đủ bằng các văn bản và được ban hành thống nhất trên toàn hệ thống.
1.3.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại
1.3.6.1. Nhóm nhân tố khách quan
Nhóm nhân tố khách quan bao gồm: (1) môi trường pháp lý, đó là sự đồng bộ, rõ ràng, đầy đủ và tính hiệu lực, hiệu quả của các văn bản pháp luật và văn bản dưới luật liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng và hoạt động của doanh nghiệp vay vốn. (2) Môi trường kinh tế vĩ mô, như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, việc làm, thu nhập, thâm hụt ngân sách, nợ công,…Điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, trực tiếp là chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư,…(3) Quản lý của NHNN hay quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Mức độ hội nhập của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống tài chính, tình trạng buôn lậu và cải cách thủ tục hành chính,….(4) Trình độ quản trị điều hành và năng lưc tài chính của doanh nghiệp vay vốn.
1.3.6.2. Nhóm nhân tố chủ quan từ phía Ngân hàng thương mại
(1) Nhân tố cơ chế, chính sách của NHTM: Thiếu chính sách tín dụng, thiếu các tiêu chuẩn rõ ràng, việc cấp tín dụng đối với doanh nghiệp quá tập trung, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học thì công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM sẽ không được thực hiện hoặc việc thực hiện sẽ không khả thi.