Theo Timothy W.Koch (2005), “Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá do khách hàng không thanh toán hoặc trễ hạn”.
Ở Việt Nam, căn cứ Khoản 1, Điều 2 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2016 của Thống đốc NHNN thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Theo quy định của NHNN, căn cứ phân loại và trích lập dự phòng là rủi ro tín dụng, xác định bằng kết quả xếp hạng tín nhiệm hoặc thời gian quá hạn của khoản vay. Trên thực tế, cách thứ hai được lựa chọn phổ biến hơn.
Một trong các đặc trưng của hoạt động kinh doanh ngân hàng là chứa đựng nhiều loại rủi ro. Xét về quan hệ của rủi ro tín dụng với các loại rủi ro khác thì bản thân nó không hoàn toàn độc lập mà luôn tác động qua lại với các loại rủi ro khác như rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động... có thể rủi ro này là tiền đề, là nguyên nhân của rủi ro kia. Ở đây, một lần nữa định luật Murphy lại đúng, nội dung của định luật này là: “Nếu một việc có thể diễn tiến xấu, nó sẽ diễn tiến đúng như thế” (Anything that can go wrong, will go wrong).
Trên thực tế, các loại rủi ro có mối quan hệ qua lại với nhau rất phức tạp. Ví dụ, khi rủi ro tín dụng xảy ra, khách hàng doanh nghiệp không trả được nợ rất có thể kéo theo rủi ro thanh khoản do ngân hàng thiếu hụt nguồn cung thanh khoản, sự chênh lệch quá lớn giữa kỳ hạn của tài sản có nhạy cảm với lãi suất với tài sản nợ nhạy cảm với lãi suất có thể làm ngân hàng lại chịu rủi ro lãi suất lớn; hoặc các rủi ro tín dụng xảy ra với các khoản vay bằng ngoại tệ có thể liên quan tới rủi ro tỷ giá; với các NHTM Cổ phần có cổ phiếu được phát hành ra công chúng thì rủi ro tín dụng còn ảnh hưởng đến thị giá cổ phiếu và uy tín của ngân hàng trên thị trường. Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng vừa có tính độc lập vừa có sự liên kết chặt chẽ với nhau, thậm chí có những nội dung bao trùm lên nhau. Điều này có nghĩa, khi một loại rủi ro xảy ra sẽ kéo theo các rủi ro khác xảy ra. Chính vì vậy, khi nghiên cứu rủi ro tín dụng phải đặt nó trong mối tương quan với các loại rủi ro khác của hoạt động ngân hàng, từ đó mới có được cái nhìn tổng thể, nâng cao được hiệu quả của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung.
Từ những cơ sở lý luận nền tảng trên, có thể thấy tổng quát rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là: Khả năng có thể xảy ra tổn thất trong hoạt động mà NHTM cho
vay khách hàng là doanh nghiệp. Khả năng và đo lường rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là cao hơn nhiều so với các đối tượng cho vay khác như: cho vay tiêu dùng, cho vay chứng minh khả năng tài chính du học,... Trong đó, doanh nghiệp trong các ngành nghề có lợi nhuận cao thường rủi ro cao và đặc biết có những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lợi nhuận thấp như trồng trọt, chăn nuôi chế biến nông sản do ảnh hưởng và tác động của khí hậu, thời tiết và thị trường tiêu thụ cũng như dịch bệnh...
Như vậy, các định nghĩa về rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tuy có khác nhưng đều thống nhất ở một nội dung coi rủi ro tín dụng là sự bất trắc không mong đợi, gây ra thiệt hại và có thể đo lường được, là loại rủi ro dẫn đến tổn thất cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng là doanh nghiệp được cấp tín dụng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Luận Án
- Hoạt Động Tín Dụng Và Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Các Tiêu Chí Đánh Giá Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại
- Chiều Ảnh Hưởng Của Các Nhân Tố Đến Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Theo Các Nghiên Cứu Trước Đây
- Chuẩn Mực Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Của Ủy Ban Basel
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
1.2.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
Rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là loại rủi ro gắn với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp. Tùy theo quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ mà sự ảnh hưởng của rủi ro các khoản cho vay đối tượng này ở mức cao hay thấp. Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích, yêu cầu nghiên cứu. Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp thành các loại khác nhau. “Đối với hệ thống NHTM, việc phân loại rủi ro tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập chính sách, quy trình, thủ tục và cả mô hình tổ chức quản trị điều hành, nhằm bảo đảm nhận biết đầy đủ các yếu tố gây ra rủi ro và phân biệt trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, giữa các khâu trong toàn bộ quá trình thẩm định, cấp tín dụng, giám sát thu hồi và xử lý nợ nếu có dấu hiệu bất thường. Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng và thực tế cho thấy sự phân chia rõ ràng, cụ thể sẽ giúp cho quá trình quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả tốt” (59,2010)[38].
a) Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro
Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do nguyên nhân chủ quan như quá trình phân tích và thẩm định tín dụng không kỹ lưỡng dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay. Mặt khác cũng có thể do doanh nghiệp sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhưng ngân hàng không phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Căn cứ vào những nguyên nhân đó rủi ro tín dụng có thể được phân thành 2 loại chính: rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục (Sơ đồ 2.1.)
(1) “Rủi ro giao dịch (transaction risk): Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh do những hạn chế trong quá trình đánh giá, phân tích tín dụng
và xét duyệt khi ngân hàng lựa chọn những phương án cho vay” (Peter S.Rose (2001), “Quản trị ngân hàng thương mại”)
Rủi ro giao dịch có 3 bộ phận:
- Rủi ro lựa chọn: Rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng khi ngân hàng lựa chọn phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay
- Rủi ro bảo đảm: Là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức bảo đảm và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo;
- Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
(2) Rủi ro danh mục: Là rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân thành:
- Rủi ro nội tại: Là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong mỗi doanh nghiệp vay hoặc ngành hoặc lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của doanh nghiệp;
- Rủi ro tập trung: Rủi ro do ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số doanh nghiệp, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.
Rủi ro tín dụng
Rủi ro giao dịch
Rủi ro lựa chọn
Rủi ro bảo đảm
Rủi ro nghiệp vụ
Rủi ro nội tại
Rủi ro tập trung
Rủi ro danh mục
Sơ đồ 1.1. Phân loại rủi ro tín dụng theo nguyên nhân phát sinh
b) Phân loại rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp theo ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
Các doanh nghiệp thường kinh doanh theo các lĩnh vực công nghiệp - sản xuất - dịch vụ - du lịch - vận tải thương nghiệp (phân phối, bán buôn, bán lẻ, đại lý) hay nông nghiệp: sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt chế biến, tiêu thụ.
Công nghiệp và sản xuất
Mỗi lĩnh vực, mỗi ngành nghề đều có những đặc điểm riêng và theo đó lợi nhuận cũng không giống nhau dẫn đến khả năng rủi ro cũng khác nhau. Do đó, việc phân loại rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp theo ngành nghề là một công việc mới, chưa (hoặc ít) NHTM Việt Nam thực hiện. Nhưng đó là một thực tế cho nên việc phân loại theo lĩnh vực, ngành nghề như trên sẽ có tác dụng ngăn chặn phòng ngừa rủi ro tín dụng trong cơ cấu cho vay các ngành nghề.
Rủi ro tín dụng
Thương nghiệp và phân phối du lịch
Nông nghiệp
Bất động sản
Sắt thép
Cao su
Trồng trọt
Chăn nuôi
Du lịch
Chế biến
Khác
Khác
Bán lẻ
Bán buôn
Khác
Sơ đồ 1.2. Phân loại rủi ro tín dụng theo ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
c) Các cách phân loại khác
(1) Theo giai đoạn phát sinh
- Rủi ro trong thẩm định (Rủi ro trước khi cho vay): Là rủi ro mà TCTD đánh giá sai khách hàng dẫn đến cho vay các khách hàng không đủ điều kiện đảm bảo khả năng trả nợ trong tương lai;
- Rủi ro khi cho vay: Là rủi ro xảy ra trong quy trình cấp tín dụng. Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro này bao gồm: việc giải ngân không đúng mục đích, không cập nhật thông tin khách hàng thường xuyên và không dự báo được rủi ro tiềm năng;
- Rủi ro trong quản trị, thu hồi nợ (Rủi ro sau khi cho vay): Là rủi ro phát sinh do quá trình giám sát thu hồi nợ không theo dõi được dòng tiền của khách hàng để khách hàng sử dụng vốn quay vòng vào việc không thu hồi được nợ đúng kỳ hạn, hoặc không thu hồi được nợ.
(2) Theo sản phẩm tín dụng
- Rủi ro sản phẩm tín dụng nội bảng: Là rủi ro phát sinh từ những khoản cho vay, chiết khấu, thấu chi được hạch toán trong nội bảng;
- Rủi ro sản phẩm tín dụng ngoại bảng: Là rủi ro phát sinh từ những sản phẩm ngoại bảng trong tài trợ thương mại, như mở L/C, bảo lãnh...
(3) Theo phạm vi ảnh hưởng
- Rủi ro giao dịch đơn lẻ: Là rủi ro gắn với một giao dịch đơn lẻ nào đó, cụ thể như rủi ro của một khoản vay đối với một doanh nghiệp. Loại rủi ro này gắn liền và xuất phát chủ yếu do đặc điểm cá biệt của khoản vay hoặc doanh nghiệp vay vốn;
- Rủi ro hệ thống: Là rủi ro gắn liền với một nhóm doanh nghiệp vay, một ngành hàng, thậm chí cả một nền kinh tế. Rủi ro hệ thống mang tính chất vĩ mô và liên quan nhiều đến việc quản trị danh mục cho vay.
Do các doanh nghiệp đa ngành, đa nghề, đa lĩnh vực nên việc phân loại rủi ro tín dụng là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa trong tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Một mặt, nó hạn chế rủi ro đối với NHTM, vừa để phân tán rủi ro tín dụng và định hướng sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, mặt khác để NHTM tập trung và cung ứng vốn cho những doanh nghiệp ở những ngành nghề lĩnh vực nào có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cho ngân hàng và cho xã hội.
1.2.2.3. Nguyên nhân, hậu quả rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng nhưng đây cũng là nghiệp vụ phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó việc nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là việc làm cần thiết để từ đó có các biện pháp hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng cho các NHTM (36).
a) Nguyên nhân rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp
(1) Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài
Môi trường khách quan bên ngoài thường xuyên thay đổi, tác động liên tục tạo ra những thuận lợi và khó khăn cho ngân hàng, cũng như cho doanh nghiệp vay vốn. Doanh nghiệp chịu tác động xấu từ môi trường khách quan bên ngoài đều làm khả năng trả nợ bị suy giảm, thậm chí mất khả năng trả nợ.
- Môi trường kinh tế không ổn định: Môi trường kinh tế có ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của doanh nghiệp (người đi vay) và thiệt hại hay thành công của người cho vay. Sự hưng thịnh hay suy thoái của chu kỳ kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp và do vậy tạo niềm tin hay gây nên nỗi lo lắng cho doanh nghiệp. Khi nền kinh tế ở giai đoạn hưng thịnh, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tốt hơn, các nhân tố tài chính là an toàn hơn, do đó rủi ro tín dụng giảm. Trong giai đoạn khủng hoảng, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm suát do chậm thu hồi các khoản phải thu, do sức mua giảm, hàng tồn kho tăng lên... như vậy kéo theo đó là sự suy giảm của các chỉ tiêu tài chính - các nhân tố đảm bảo cho sự an toàn của khoản tín dụng ngân hàng, khả năng thanh toán các khoản nợ bị yếu đi, doanh nghiệp tăng lên với NHTM.
Quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Cùng với, sự cạnh tranh của các NHTM trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.
Cuộc chiến đấu với hàng lậu đã kéo dài dai dẳng từ rất nhiều năm nay, kết quả là hàng lậu vẫn tràn lan tại các thành phố lớn, làm điêu đứng các doanh nghiệp trong nước và các ngân hàng đầu tư vốn cho doanh nghiệp này.
Bên cạnh đó phải kể tới sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới, sự thiếu quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách bất hợp lý vào một số ngành kinh tế khiến cho các ngành này có sự phát triển quá nóng. Bong bóng kinh tế hay sự tăng trưởng giả tạo, tăng trưởng không bền vững trong các ngành này do đó sẽ tăng lên, rủi ro tín dụng sẽ tăng lên đối với ngân hàng nào có tỷ trọng tín dụng cao ở ngành đó và thiếu cơ chế quản lý đúng đắn.
- Môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh tiền tệ đặc biệt, có tác động to lớn tới toàn bộ nền kinh tế. Bởi vậy nó đòi hỏi phải được điều chỉnh bởi pháp luật và chịu sự kiểm soát khắt khe của các cơ quan quản lý nhà nước. Sự bất lợi của môi trường pháp lý, sự kém hiệu quả của cơ quan quản lý các cấp trong việc triển khai các quy định của pháp luật sẽ đẩy NHTM vào điều kiện kinh doanh tín dụng với nhiều rủi ro.
- Môi trường văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến thói quen và xu hướng tiêu dùng, tiết kiệm của người dân nói riêng, doanh nghiệp nói chung. Điều này ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của NHTM.
- Môi trường thông tin: Ngày nay, yếu tố công nghệ là yếu tố quan trọng quyết định trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, sức cạnh tranh trên thị trường của các NHTM. Công nghệ góp phần làm hạn chế rủi ro, nhưng đồng thời nó cũng chính là nhân tố mang đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Sẽ là rất an toàn khi trong các giao dịch tín dụng, ác bên tham gia đều có thông tin và hiểu biết đầy đủ về nhau. Song một thực tế tồn tại là một bên thường không biết tất cả những gì cần biết về bên kia, hoặc những thông tin có được lại không liên tục và có độ tin cậy không cao. Sự không cân xứng về thông tin như vậy trong nhiều trường hợp đã đặt các ngân hàng vào tình trạng đưa ra phán quyết tín dụng trong nhiều điều kiện thông tin không hoàn hảo, gây rủi ro cho ngân hàng”.
(2) Nguyên nhân từ phía khách hàng doanh nghiệp vay vốn
Doanh nghiệp vay vốn nhằm hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Nguyên nhân gây ra rủi ro gồm:
- Doanh nghiệp gặp phải các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới rủi ro tín dụng cho các NHTM. Cụ thể: các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp bị hạn chế hoặc giá các nguyên vật liệu tăng cao làm tăng chi phí sản xuất, tăng giá thành sản phẩm, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, suy giảm lợi nhuận của doanh nghiệp; công nghệ sản xuất lạc hậu, năng suất lao động giảm sút, trình độ quản trị yếu kém dẫn tới hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả; Tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn như hệ số nợ cao, hiệu quả sinh lời giảm...; Thị trường đầu ra gặp khó khăn như có quá nhiều doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường, xuất hiện sản phẩm thay thế, thị hiếu khách hàng thay đổi...; Các nguyên nhân khác như chính doanh nghiệp bị lừa đảo, chiếm đoạt vốn hoặc bị các tác động trực tiếp từ môi trường khách quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp”.
- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay, không đúng đối tượng kinh doanh, hiệu quả kinh doanh không được phát huy triệt để nên khi đến hạn không trả được nợ cho ngân hàng.
Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, có ý lừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều. Tuy nhiên những vụ việc phát sinh lại hết sức nặng nề, thường mang lại rủi ro lớn cho ngân hàng, có chủ đích, làm ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp khác.
- Khả năng quản lý kinh doanh kém, tính toán các phương án kinh doanh, hoạch định ngân quỹ không chính xác, không dự tính hết các khoản chi tiêu dẫn đến xác định sai thu nhập trả nợ ngân hàng.
Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đa phần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạn đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế toán theo đúng chuẩn mực. Quy mô kinh doanh mở rộng quá to so với tư duy quản lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà lẽ ra nó phải thành công trên thực tế.
- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch. Năng lực tài chính, kinh doanh, uy tín của khách hàng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng ngân hàng bởi nếu khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh, hoạt động kinh doanh ổn định, có uy tín thì khi có biến cố xảy ra, khách hàng có khả năng chống đỡ rủi ro bằng vốn chủ sở hữu và hạn chế ảnh hưởng đến quá trình thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng.
- Thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán vẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Do vậy, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính chất hình thức hơn là thực chất. Khi cán bộ ngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là nguyên nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro tín dụng.
Hiện nay, còn một nguyên nhân nữa là nạn nhóm lợi ích, tham nhũng thường ở những doanh nghiệp, tập đoàn cổ phần nhà nước chi phối hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhà nước là chủ sở hữu như Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinaline), Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy (Vinashin), Tơ sợi Đình Vũ... thậm chí doanh nghiệp còn câu kết, nhóm lợi ích với các NHTM để vay vốn.
Ngoài ra, còn những nguyên nhân bất khả kháng khác như thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, hay điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền... tất cả đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có thể trở thành nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
(3) Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng
Ngoài những nguyên nhân đến từ môi trường khách quan hay từ phía khách hàng có thể gây ra tình trạng rủi ro tín dụng, còn có những nguyên nhân chủ quan đến từ phía ngân hàng. Cụ thể: