Tỷ Lệ Dự Phòng Đã Trích/dự Phòng Phải Trích Của Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam (2013-2016)


- Tỷ lệ dự phòng đã trích/số dự phòng phải trích gần với 100% và có xu hướng tăng dần. Riêng khối NHTM Nhà nước có năm chỉ trích được 34,2% (2014) nhưng có năm 292%(2015). Điều đó không chỉ phản ánh khả năng tài chính mà còn phản ánh hệ số an toàn của các NHTM ngày càng cao.

Bảng 2.20. Tỷ lệ dự phòng đã trích/Dự phòng phải trích của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (2013-2016)

Đơn vị tính: %


DANH MỤC

TỶ LỆ DỰ PHÒNG ĐÃ TRÍCH/DỰ PHÒNG PHẢI TRÍCH

2013

2014

2015

2016

2017

NHTM Nhà nước

96

34,2

292

88

86

NHTM Cổ phần

67

84

48

88

99,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 13

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

2.2.5.4. Nợ xấu và tài sản bảo đảm trong cho vay khách hàng nói chung và khách hàng là doanh nghiệp

Việc đảm bảo tiền vay bằng tài sản vừa bảo đảm nguyên tắc tín dụng vừa bảo đảm hệ số an toàn trong tín dụng và có rủi ro tín dụng thì tài sản bảo đảm là cứu cánh trong việc thu hồi nợ xấu. Mặc dù, việc thanh lý hoặc bán tài sản thế chấp là việc khó khăn, mất nhiều thời gian và thông qua nhiều quy trình, nhất là bán tài sản thế chấp phải qua bên thứ ba nhờ toà án, cơ quan thi hành án. Mới đây nhất Quốc hội đã có Nghị quyết về việc cho phép NHTM được bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ xấu. Đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp thực tiễn mà nhiều Quốc gia đã thực hiện.

Bảng 2.21. Nợ xấu có tài sản bảo đảm của các Ngân hàng thương mại

Việt Nam (2012-2017)

Đơn vị tính: triệu đồng



DANH MỤC

NỢ XẤU CÓ TSBĐ

2012

2013

2014

2015

2016

2017

NHTM Nhà nước

-

-

77.577.643

68.597.209

65.213.864

65.282.036

NHTM Cổ phần

-

-

216.027.235

220.831.027

237.483.160

49.068.005

Tổng cộng

-

-

293.604.878

289.428.236

302.697.024

114.350.041

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước


Bảng 2.22. Nợ xấu không có tài sản bảo đảm của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (2012-2017)

Đơn vị tính: triệu đồng



DANH MỤC

NỢ XẤU KHÔNG CÓ TSBĐ

2012

2013

2014

2015

2016

2017

NHTM Nhà nước

69.715.228

59.257.109

10.083.941

5.923.426

8.555.324

5.175.453

NHTM Cổ phần

169.799.083

177.625.486

223.214.357

227.449.299

279.928.285

100.229.665

Tổng cộng

39,514,311

36.882.595

33.298.298

233.372.725

288.483.609

105.405.118

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Bảng 2.23. Nợ xấu đối với doanh nghiệp có tài sản bảo đảm của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (2012-2017)

Đơn vị tính: triệu đồng


DANH MỤC

NỢ XẤU DN CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM


2012

2013

2014

2015

2016

2017

NHTM Nhà nước

-

-

59.033.063

52.444.490

48.793.146

52.871.127

NHTM Cổ phần

-

-

149.068.502

152.037.901

166.842.011

28.495.348

Tổng cộng

-

-

208.101.565

204.482.391

215.635.157

81.366.475

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Bảng 2.24. Nợ xấu đối với doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (2012-2017)

Đơn vị tính: triệu đồng


DANH MỤC

NỢ XẤU DN KHÔNG CÓ TÀI SẢN BẢO ĐẢM


2012

20 13

2014

2015

2016

2017

NHTM

Nhà nước


55.491.202


48.904.849


8.785.187


5.047.978


7.819.426


4.348.531

HTM

Cổ phần


129.287.283


133.759.095


170.986.319


174.791.340


217.544.847


69.458.279

Tổng

cộng


184.778.485


182.663.944


179.771.506


179.839.318


225.364.273


73.806.810

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước


Qua 2 Bảng nợ xấu có tài sản bảo đảm và không có tài sản bảo đảm đối với khách hàng và đối với khách hàng là doanh nghiệp của NHTM Việt Nam, có chung nhận xét sau:

- Tốc độ tăng nợ xấu của cả có và không có tài sản bảo đảm ngày càng tăng về số tuyệt đối qua các năm, giảm vào năm 2017.

- Tỷ trọng nợ xấu không có tài sản bảo đảm của doanh nghiệp chiếm cao nhất, gần tới 100% tổng nợ xấu của hệ thống. Điều này cũng nói lên rằng: việc cho vay không có tài sản bảo đảm đối với doanh nghiệp là rất lớn, rất nhiều, đó là nguy cơ rủi ro tín dụng cao vì khó hoặc không thu hồi được vốn. Từ đó đặt ra cho các NHTM Việt Nam là: Hạn chế cho vay không có tài sản bảo đảm, nhất là đối với doanh nghiệp, hệ số rủi ro tín dụng sẽ cao hơn đáng kể khi NHTM cho vay doanh nghiệp mà không có tài sản bảo đảm.

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam

2.3.1. Môi trường pháp lý cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại Việt Nam

Những năm vừa qua, các NHTM Việt Nam đã thực hiện việc quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp dựa vào các văn bản do NHNN và Chính phủ Việt Nam ban hành. Tùy tình hình thực tế, các NHTM cũng đã bổ sung các cơ chế, quy chế theo hướng chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, đặc biệt là cơ chế tín dụng. Bên cạnh đó, hệ thống NHTM Việt Nam còn nâng cao khả năng quản lý rủi ro, quản trị điều hành tại trụ sở chính, tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm hơn trong hoạt động kinh doanh cho tất cả các Chi nhánh.

Cụ thể các văn bản được các NHTM Việt Nam sử dụng trong quá trình quản trị rủi ro tín dụng là:

- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN ban hành quy chế cho vay của các TCTD đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung có liên quan;

- Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627 của Thống đốc NHNN;

- Quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN ngày 31/5/2005 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế


cho vay của NHTM đối với khách hàng. Các nội dung được sử đổi quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ là do NHTM tự xem xét, quyết định trên cơ sở khả năng tài chính của mình và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.

- Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế mua, bán nợ của các TCTD và các văn bản sửa đổi, bổ sung có liên quan;

- Nghị định số 163/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;

- Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty Cổ phần;

- Thông tư số 146/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 109/2007-NĐ-CP ngày 26/6/2007;

- Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 về việc ban hành các Quy

định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD;

- Thông tư số 19/2010/TT-NHNN ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi một số điểm của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN;

- Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài,...

- Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD;

- Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định về hoạt động cho vay của các TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 15/3/2017;

Và các văn bản khác có liên quan tới hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng...

2.3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại Việt Nam

2.3.2.1. Nhận biết rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp

Để nhận biết rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp, hầu hết các NHTM đã thiết lập các Phòng/Ban, Trung tâm và các bộ phận liên quan nhằm tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu cho thấy phát sinh rủi ro tín dụng đối với


doanh nghiệp. Dấu hiệu rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ chính ngân hàng và cũng có thể phát sinh từ doanh nghiệp trong quá trình xét duyệt các khoản vay. Đối với các dấu hiệu rủi ro phát sinh từ ngân hàng, bộ phận quản trị rủi ro có trách nhiệm thường xuyên rà soát, đánh giá chủ yếu dựa trên các chính sách của ngân hàng (tăng trưởng tín dụng, điều kiện cho vay, đối tượng khách hàng, dự phòng tín dụng...), năng lực cán bộ tín dụng hay năng lực quả trị điều hành. Đối với nhóm dấu hiệu từ phía doanh nghiệp, ngân hàng cần nhận biết sớm rủi ro tín dụng ngay trong quá trình cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp.

Quy trình nhận biết rủi ro đối với doanh nghiệp bao gồm các nội dung:

- Phân tích danh mục tín dụng của ngân hàng: Phân tích chung toàn bộ danh mục của ngân hàng để nhận biết những rủi ro về quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng, về ngành, về loại tiền. Kết hợp với dự báo kinh tế vĩ mô để đánh giá rủi ro chung của toàn bộ danh mục tín dụng.

- Phân tích đánh giá doanh nghiệp vay: nhằm phát hiện các nguy cơ rủi ro trong từng doanh nghiệp vay, từng khoản nợ cụ thể. Để có thể phân tích đánh giá doanh nghiệp vay cần: Thu thập thông tin về doanh nghiệp vay; thu thập thông tin về doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định cho vay. Hiện nay, việc khai thác thông tin về doanh nghiệp vay thường dựa vào báo cáo tài chính trong những năm gần nhất của doanh nghiệp. Bên cạnh việc thu thập thông tin từ doanh nghiệp, thu thập thông tin về đối tác của doanh nghiệp từ những ngân hàng mà có quan hệ từ cơ quan quản lý khách hàng, từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro...

- Phân tích doanh nghiệp vay theo các chỉ tiêu định lượng và định tính để có những kết luận chính xác về tình trạng của doanh nghiệp.

Các chỉ tiêu định tính: Tiêu chí định tính là tiêu chí không lượng hóa bằng con số mà chỉ phản ánh tính chất, đặc điểm của doanh nghiệp vay. Các tiêu chí này thể thiện qua phương pháp 6C:

+ Tư cách doanh nghiệp (Character): Cán bộ tín đụng đánh giá tính đúng đắn và hợp lý của mục đích xin vay, xác định xem có phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành của ngân hàng hay không? Thậm chí, cho dù mục đích xin vay là tốt thì cán bộ tín dụng cũng phải xác định xem doanh nghiệp có tỏ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, có thiện chí và nỗ lực hoàn trả nợ vay khi đáo hạn. Trong thực tế, có nhiều doanh nghiệp có khả năng trả nợ nhưng không thanh toán cho ngân hàng, mà chiếm dụng vốn với mục đích cá nhân và các khoản đầu tư kiếm tìm lợi nhuận khác.


+ Năng lực của doanh nghiệp (Capacity): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng doanh nghiệp đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng, người đại diện đặt bút ký phải là người được ủy quyền hợp pháp của doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân.

+ Dòng tiền mặt (Cash flow): Doanh nghiệp có 3 khả năng tạo ra tiền; tiền ừ doanh thu bán hàng hay lợi nhuận thu nhập; tiền từ thanh lý tài sản; tiền từ chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Ngân hàng ưu tiên hơn về khả năng trả nợ của khách hàng theo nguồn thu từ khoản vay đầu tiên, vì việc thanh lý tài sản sẽ làm cho năn glực khách hàng trở lên yếu đi.

+ Bảo đảm tiền vay (Collateral): Doanh nghiệp được cấp tín dụng dựa trên giá trị TSBĐ: cầm cố, thế chấp, hay bảo lãnh từ bên thứ ba... Việc nhận bảo đảm tín dụng để nếu doanh nghiệp không trả nợ theo đúng thỏa thuận thì ngân hàng sẽ thanh lý tài sản đó để thu hồi nợ động; thứ 2 là để ràng buộc người vay phải có trách nhiệm nhiều hơn trong việc hoàn trả nợ vay để thu hồi TSBĐ của mình, tạo uy tín và trở thành doanh nghiệp thân thiết của ngân hàng.

+ Các điều kiện (Conditions): Cán bộ tín dụng và các chuyên gia phân tích tín dụng phải nhận biết được những xu hướng tiến triển gần đây của doanh nghiệp cũng như ngành mà doanh nghiệp hoạt động, thấy được mức độ tác động của những thay đổi trong nền kinh tế đối với khoản vay. Một khoản cho vay dường như rất tốt trên giấy tờ nhưng có thể giá trị của nó bị sụt giảm do doanh thu hay thu nhập của doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoái kinh tế hoặc do lãi suất tăng cao trước sức ép của lạm phát...

+ Kiểm soát (Control): Tập trung vào những vấn đề như các thay đổi trong luật pháp có ảnh hưởng đến doanh nghiệp hay không? Yêu cầu tín dụng của doanh nghiệp có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của quản lý về chất lượng tín dụng không?

Các chỉ tiêu định lượng: hầu hết các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đều có thể tính trực tiếp từ các báo cáo tài chính. Cán bộ tín dụng tiến hành:

+ Thu thập thông tin và phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp;

+ Nhóm chỉ tiêu về thu nhập: Doanh thu của doanh nghiệp: bao gồm các khoản thu có thể thu được từ hoạt động của doanh nghiệp để trang trải các chi phí và tạo lợi nhuận của doanh nghiệp. Để phản ánh sự tăng trưởng của doanh thu, sử dụng chỉ tiêu thay đổi doanh thu.

Eỷ Bệ % :ℎCx đổ8 <9C;ℎ :ℎy

= (zℎê;ℎ BệAℎ <9C;ℎ :ℎy ;ă| ;Cx >à ;ă| :6ướA) ~100%

}9C;ℎ :ℎy ;ă| :6ướA


Chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí doanh nghiệp phản ánh cụ thể qua chỉ tiêu:

Eỷ Bệ % Aℎ8 Dℎí ℎ9ạ: độ;= :6ê; <9C;ℎ :ℎy = zℎ8 Dℎí Aℎ9 ℎ9ạ: độ;= ~100%

}9C;ℎ :ℎy

Lợi nhuận của doanh nghiệp: là thước đo cuối cùng trong quá trình đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp, là căn cứ để xây dựng kế hoạch tài chính.

+ Xử lý thông tin: Sau khi thu thập thông tin, cán bộ tín dụng sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập để phân tích, đánh giá doanh nghiệp, khả năng tài chính của doanh nghiệp trên cơ sở đó, xác định nguy cơ rủi ro đối với doanh nghiệp để ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay, điều kiện cho vay nhằm hạn chế rủi ro.

+ Xác định các nguy cơ rủi ro của doanh nghiệp: Có rất nhiều yếu tố có thể gây ra rủi ro đối với một doanh nghiệp. Tuy nhiên, một doanh nghiệp thường không phải gặp tất cả các nguy cơ rủi ro mà chỉ có một số nguy cơ rủi ro chính. Vấn đề quan trọng là phải xác định được các nguy cơ rủi ro chính đó là gì.

Bảng dưới đây đưa ra tất cả các loại rủi ro mà một doanh nghiệp có thể gặp phải và các công cụ phân tích tương ứng để xác định nguy cơ nào là có thực đối với doanh nghiệp.

Bảng 2.25. Nguy cơ rủi ro các doanh nghiệp có thể gặp phải



STT

Nguy cơ

rủi ro


Các biểu hiện

Công cụ phân tích

phát hiện rủi ro

1

Rủi

ro

hoạt

- Bộ máy quản lý không kiểm

Phân tích các thông tin định


động



soát được kinh doanh gây thất

tính:





thoát tài sản, lỗ

- Trình độ, kinh nghiệm đội





- Tổ chức sản xuất kinh doanh

ngũ quản lý;





không hợp lý làm tăng chi phí

- Cơ cấu tổ chức sản xuất,





gây lỗ.

kinh doanh;





- Sự gián đoạn trong sản xuất

- Năng lực điều hành của





do hỏng hóc về công nghệ.

doanh nghiệp;





- Hoạt động bán hàng không

- Đạo đức của doanh nghiệp -





hiệu quả làm giảm doanh thu

Các yếu tố về cơ sở hạ tầng,





gây lỗ.

đầu vào


Rủi

chính

ro

tài

- Vốn vay lớn với lãi suất thay

đổi làm chi phí lãi vay có thể

Phân tích định lượng các số

liệu tài chính, trong đó đặc



STT

Nguy cơ

rủi ro


Các biểu hiện

Công cụ phân tích

phát hiện rủi ro



biến động lớn;

biệt chú ý đến mức độ và sự

- Nghĩa vụ trả nợ không hợp

biến động theo thời gian của:

lý, lớn hơn nguồn trả nợ.

- Hệ số đòn bẩy;

- Rủi ro tỷ giá

- Các hệ số thanh khoản;


- Hệ số lợi nhuận;


- Cơ cấu nợ vay;


- Đặc thù kinh doanh (vay


ngoại tệ nhưng doanh thu là


tiền đồng)


Rủi

ro

quản

- Dòng tiền không bảo đảm;

Phân tích định lượng số liệu

- Chi phí tăng

tài chính để đánh giá chất



lượng

quản

của doanh



nghiệp:



- Dòng tiền;



- Các khoản phải thu, phải trả;



- Hệ số lợi nhuận


Rủi

ro

thị

- Mức độ cạnh tranh cao làm

Phân tích định tính và định

trường

cho doanh nghiệp có thể dễ

lượng:


dàng mất khách hàng

- Tình hình cạnh tranh trong


- Ngành mới phát triển chưa

ngành;


có vị trí ổn định;

- Phân tích bản chất của ngành;


- Đặc thù của ngành là mức

- Tốc độ tăng trưởng của


độ biến động cao

doanh nghiệp (so với doanh



nghiệp khác)


Rủi ro chính

Sự thay đổi chính sách của

Phân tích các thông tin:

sách

doanh nghiệp

- Môi trường chính sách tại địa



phương

ảnh

hưởng đến



doanh nghiệp;



- Xu hướng chính sách có tác



động đến doanh nghiệp

Nguồn: Cosin D.H Pirotte, 2001, advanced credit risk analysis

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí