Cơ Cấu Cho Vay Doanh Nghiệp Theo Ngành Nghề Kinh Doanh


2.2.2. Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 2.9. Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh (2012-2017)

Đơn vị: %


Ngành nghề

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Công nghiệp

30,58

31,02

31,11

31,23

31,12

31,15

Nông, lâm, ngư nghiệp

4,75

4,81

4,85

4,91

5,36

5,40

Xây dựng

12,45

12,48

12,52

12,58

13,20

13,23

Thương mại và dịch vụ

33,64

33,68

33,7

33,73

28,54

27,84

Giao thông vận tải và viễn thông

6,38

6,45

6,47

6,51

5,36

5,43

Ngành khác

12,2

11,56

11,35

11,04

16,42

16,95

Tổng cộng

100

100

100

100

100

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 12

Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia


Cơ cấu cho vay doanh nghiệp theo ngành nghề kinh doanh của các NHTM Việt Nam không biến đổi nhiều trong năm năm vừa qua. Các NHTM Việt Nam vẫn chủ yếu tập trung cho vay vào hai lĩnh vực công nghiệp; thương mại và dịch vụ. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề ổn định là ưu thế giúp các NHTM Việt Nam chủ động trong việc phân bổ nguồn vốn tín dụng, phân tán rủi ro vào các lĩnh vực ngành nghề khác nhau.

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, các NHTM Việt Nam cần đẩy mạnh cho vay vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Tập trung vốn vào các lĩnh vực này là theo đúng hướng phát triển của thị trường, phù hợp với điều kiện đất nước hiện nay, kích thích sản xuất kinh doanh, tạo ra hàng hóa, góp phần tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát. Mặt khác đối với các NHTM Việt Nam, cho vay vào lĩnh vực sản xuất cũng tiềm ẩn ít rủi ro hơn so với lĩnh vực phi sản xuất, vì có đầu vào - đầu ra, có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể và tạo ra giá trị hàng hóa thực cho nền kinh tế. Các NHTM Việt Nam cần chú ý giảm tỷ trọng cho vay vào lĩnh vực phi sản xuất (đầu tư chứng khoán, bất động sản, cho vay tiêu dùng...) đây là lĩnh vực ẩn chứa nhiều rủi ro.


2.2.3. Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp

Bảng 2.10. Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp (2012-2017)

Đơn vị:nghìn tỷ đồng


Quy mô doanh nghiệp

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Dư nợ doanh nghiệp theo quy mô nhỏ

524

582

660

748

868

994

Dư nợ doanh nghiệp theo quy mô trung bình

542

601

682

801

896

1.025

Dư nợ doanh nghiệp theo quy mô lớn

625

694

788

865

1.037

1.186

Tổng cộng

1.691

1.877

2.130

2.414

2.801

3.205

Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Bảng 2.11. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp (2012-2017)

Đơn vị: %


Năm

Chỉ tiêu

2013/2012

2014/2013

2015/2014

2016/2015

2017/2016

Dư nợ doanh nghiệp

theo quy mô nhỏ

11

13,4

13,3

16,0

14,5

Dư nợ doanh nghiệp

theo quy mô trung bình

10,9

13,5

17,4

11,9

14,4

Dư nợ doanh nghiệp

theo quy mô lớn

11,0

13,5

9,8

19,9

14,4

Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Bảng 2.12. Tỷ trọng dư nợ cho vay doanh nghiệp theo quy mô doanh nghiệp (2012-2017)

Đơn vị: %


Năm

Chỉ tiêu

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Dư nợ doanh nghiệp theo quy mô nhỏ

31,0

31,0

30,98

31,0

30,9

31,01

Dư nợ doanh nghiệp theo quy mô trung bình

32,05

32,02

32,01

33,18

32,0

31,9

Dư nợ doanh nghiệp theo quy mô lớn

36,95

36,98

37,01

35,82

37,01

37,09

Tổng cộng

100

100

100

100

100

100

Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia


Nhóm khách hàng doanh nghiệp quy mô lớn luôn là nhóm có tỷ lệ dư nợ lớn nhất. Tỷ trọng dư nợ của các nhóm khách hàng ổn định đều qua các năm.

2.2.4. Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo khu vực doanh nghiệp

Bảng 2.13. Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo khu vực kinh tế (2012-2017)

Đơn vị:nghìn tỷ đồng


Khu vực doanh nghiệp

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng

Đông Bắc


227


252


285


323


375


429

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng Tây Bắc


225


249


284


321


371


425

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng

Đồng bằng sông Hồng


224


250


283


322


373


427

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng Bắc Trung Bộ


209


231


263


297


345


395

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng duyên hải miền trung


207


229


260


296


342


391

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng Tây Nguyên


204


227


257


291


338


387

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng

Đông Nam Bộ


203


226


256


290


336


385

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng

Đồng bằng sông Cửu Long


192


213


242


274


316


366

Tổng cộng

1.691

1.877

2.130

2.414

2.801

3.205

Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia


Bảng 2.14. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay doanh nghiệp theo khu vực kinh tế (2012-2017)

Đơn vị: %


Năm

Chỉ tiêu


2013


2014


2015


2016


2017

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng Đông Bắc

11,01

13,1

13,3

16,1

14,4

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng Tây Bắc

10,67

14,1

13,0

15,6

14,6

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng Đồng bằng sông Hồng

11,6

13,2

13,8

15,8

14,5

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng Bắc Trung Bộ

10,5

13,9

12,9

16,2

14,5

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng duyên hải miền trung

10,6

13,5

13,8

15,5

14,3

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng Tây Nguyên

11,3

13,2

13,2

16,2

14,5

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng Đông Nam Bộ

11,3

13,3

13,3

15,9

14,6

Dư nợ doanh nghiệp theo vùng Đồng bằng sông Cửu Long


10,9


13,6


13,2


15,3


15,8

Nguồn: Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

Dư nợ cho vay doanh nghiệp tập trung đều tại các vùng kinh tế. Tuy nhiên thường vùng Đông Bắc có dư nợ nhiều nhất, ít nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Dư nợ và phân bố dư nợ cùng với tốc độ tăng trưởng dư nợ hàng năm tại các khu vực kinh tế đối với các doanh nghiệp và quy mô doanh nghiệp một mặt phản ánh bức tranh dư nợ của các NHTM Việt Nam cho các loại hình, khu vực doanh nghiệp tại Việt Nam mà còn là những số liệu quản trị hữu ích cho việc nhận biết, phân tích và xử lý rủi ro tín dụng đối với các doanh nghiệp này.

Thực tế ở đây trong giai đoạn 2012-2017 dư nợ được phân bố khá đồng đều trong cả các loại quy mô và phân bổ đều các khu vực kinh tế nói chung, thoạt nhìn như thể phân phối vốn đều cho các quy mô, khu vực theo kiểu “kế hoạch hóa” hoặc theo kiểu phân tán rủi ro tín dụng thời kỳ đầu NHTM quản trị rủi ro ở Việt Nam. Song thực tế ở đây là các vùng kinh tế, các quy mô doanh nghiệp đã được hình thành theo nhu cầu kinh tế - xã hội ở từng vùng, từng quy mô nó phản ánh sự phân loại quy mô và sự phân vùng kinh tế của Chính phủ là chính xác, phù hợp. Điều đó vừa có tác động thúc đẩy kinh tế phát triển toàn diện vững chắc vừa có ý nghĩa phân tán rủi ro tín dụng NHTM đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên điều này cũng không tạo ra “cú hích” mạnh


về kinh tế vùng hoặc phân khúc quy mô doanh nghiệp. Ví dụ vốn tập trung nhiều cho doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ thúc đẩy và tạo điều kiện thúc đẩy thành phần kinh tế này phát triển. Hoặc vốn tín dụng tập trung vào các khu vực kinh tế trọng điểm sẽ phát huy tác động đòn bảy cú hích cho các vùng kinh tế khác.

Từ năm 2012-2017 với tốc độ tăng trưởng trên 10% năm là khiêm tốn so với tốc độ tăng trưởng GDP ở các vùng kinh tế từ 6-12% và với các phân khúc quy mô doanh nghiệp trên dưới 1 ngàn tỷ là quá thấp so với nhu cầu vốn của các phân khúc này. Các doanh nghiệp muốn phát triển nhất thiết phải có các nguồn lực, trong đó vốn là quan trọng bậc nhất để phát triển các doanh nghiệp “đói vốn” và còn kéo theo hệ lụy các NHTM mất vốn do doanh nghiệp sản xuất không mang lại hiệu quả, không trả nợ được ngân hàng.

2.2.5. Thực trạng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại Việt Nam

2.2.5.1. Nợ xấu cho vay doanh nghiệp

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để xem xét về chất lượng tín dụng của các NHTM, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tốc độ tăng giá trị nợ xấu có diễn biến trái chiều với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ nợ quá hạn của NHTM nhà nước luôn ở mức cao so với NHTM Cổ phần. Như vậy, vấn đề đặt ra đối với các nhóm NHTM nhà nước là phải nâng cao chất lượng tín dụng thông qua việc giảm tỷ lệ nợ quá hạn hiện đang ở mức quá cao.

NHTM Nhà nước có tốc độ tăng tín dụng thấp hơn so với NHTM Cổ phần và thấp hơn so với con số chung của ngành ngân hàng, nhưng tỷ lệ nợ xấu lại giữ vị trí cao nhất. Mặt khác, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành ngân hàng cũng như của mỗi ngân hàng năm 2012 ở mức cao nhất trong 4 năm vừa qua. Cao nhất là nhóm NHTM Nhà nước với tỷ lệ nợ xấu lên tới 5,1% (2012); 5,3% vào năm 2014. Vấn đề đặt ra là cần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của nhóm NHTM Nhà nước, nâng cao chất lượng tín dụng của nhóm ngân hàng có quy mô lớn nhất thị trường này. Vì nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng đối với nhóm này là rất lớn, khi đó không những ảnh hưởng nghiêm trọng mà còn có thể kéo theo sự đổ vỡ của toàn hệ thống ngân hàng, tạo áp lực và gánh nặng khổng lồ lên ngân sách nhà nước.

Chất lượng tín dụng của các NHTM được đánh giá ở chỉ tiêu cơ bản và quan trọng nhất đã cho thấy sự suy giảm chất lượng các khoản cho vay đang ở mức báo động nghiêm trọng. Nợ xấu của các NHTM tăng cả về giá trị nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu và cơ cấu nợ xấu cũng có những biểu hiện không lành mạnh. Đây là những vấn đề đặt ra


cho hệ thống quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM, làm thế nào để hệ thống này hoạt động hiệu quả, thể hiện được vai trò, chức năng của mình trong công tác phòng chống rủi ro cho hoạt động của các ngân hàng nói riêng, và cho cả hệ thống NHTM nói chung.

Bảng 2.15. Tỷ lệ nợ xấu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (2012-2017)

Đơn vị: %


Nhóm

Tỷ lệ nợ xấu

2012

2013

2014

2015

2016

2017

NHTM Nhà nước

4,7

3,6

4,7

3,38

2,8

0,23

NHTM Cổ phần

2,5

3,1

2,4

1,8

2,1

0,19

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Bảng 2.16. Tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (2012-2017)

Đơn vị: %


Nhóm

Tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp

2012

2013

2014

2015

2016

2017

NHTM Nhà nước

5,1

4,3

5,3

3,8

3,3

0,31

NHTM Cổ phần

4,2

3,3

2,4

1,9

2,0

0,18

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

2.2.5.2. Tình hình cho vay doanh nghiệp vào các lĩnh vực nhiều rủi ro

Lĩnh vực cho vay ẩn chứa nhiều rủi ro cho hoạt động ngân hàng là việc cho vay doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh chứng khoán và bất động sản. Dư nợ cho vay doanh nghiệp vào hai lĩnh vực này vẫn tăng trong các năm qua. Như vậy cho thấy việc các NHTM đang tập trung khá nhiều nguồn lực vào ngành nghề kinh doanh ẩn chứa nhiều rủi ro này.

Đặc biệt cần chú ý đến hoạt động cho vay vào lĩnh vực đầu tư, kinh doanh bất động sản bởi (1) dư nợ vào lĩnh vực này chủ yếu là trung và dài hạn, trong khi vốn huy động của các NHTM chủ yếu là vốn ngắn hạn, dễ dẫn đến rủi ro cho ngân hàng (2) Bản chất hoạt động đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực này đã ẩn chứa sẵn nhiều rủi ro, giá cả thị trường bất động sản luôn có những diễn biến khó lường. Và thực tế đã chứng minh đây là hoạt động cho vay ẩn chứa nhiều rủi ro nhất, các cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế trên thế giới như tại Mỹ, Ailen... những năm gần đây đều liên quan hoặc bắt nguồn từ khu vực bất động sản. Bong bóng bất động sản


luôn là hiểm họa thường trực đe dọa sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng cũng như sự an toàn của nền kinh tế.

Ở Việt Nam, các cơ quan quản trị mà cụ thể là NHNN Việt Nam đã đưa các quy định cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay vào các lĩnh vực rủi ro này. Cụ thể tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN về việc duy trì tỷ lệ đảm bào an toàn vốn tối thiểu có hướng dẫn việc tính toán tổng tài sản có rủi ro, trong đó các khoản cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán, bất động sản phải chịu hệ số rủi ro cao nhất là 250%. Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 01/3/2011 đã yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm tỷ lệ cho vay vào lĩnh vực phi sản xuất nhất là lĩnh vực chứng khoán, bất động sản. Mặt khác, cũng cần cảnh báo rằng việc cho vay vào hai lĩnh vực này thường được ẩn nấp trong nhiều hoạt động cho vay khác mà tiêu biểu là cho vay tiêu dùng. Sự che đậy này có thể đến từ phía khách hàng, hoặc rủi ro đạo đức từ cán bộ tín dụng, thậm chí là việc ngân hàng “bật đèn xanh” cho khách hàng và cán bộ tín dụng làm sai lệch hồ sơ tín dụng. Điều này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, rủi ro tín dụng dễ dàng xay ra. Chưa kể đến việc hoạt động cho vay này có thể được “ẩn lấp” dưới dạng các khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp hay thông qua các khoản ủy thác của NHTM vào các công ty con, công ty liên kết. Điều này càng khiến việc kiểm soát rủi ro trở lên khó khăn hơn.

Bảng 2.17. Tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại Việt Nam theo lĩnh vực rủi ro (2012-2017)

Đơn vị: %


Lĩnh vực rủi ro

Tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp

2012

2013

2014

2015

2016

2017

Công nghiệp

1,39

1,23

1,31

1,03

0,95

0,102

Nông, lâm, ngư nghiệp

1,21

1,01

1,01

0,88

0,88

0,059

Xây dựng

1,85

1,48

1,48

1,11

1,02

0,099

Thương mại và dịch vụ

1,91

1,46

1,48

1,04

0,97

0,101

Giao thông vận tải và viễn thông

1,31

1,27

1,27

0,9

0,75

0,102

Ngành khác

1,63

1,15

1,15

0,84

0,73

0,129

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

2.2.5.3. Trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Phân loại nợ căn cứ vào tiêu chuẩn định tính và định lượng để đánh giá mức độ

rủi ro các khoản vay trên cơ sở đó phân loại nợ vào các nhóm thích hợp.


Theo Khoản 2 Điều 2 Văn bản số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 của NHNN Việt Nam ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể:

- Dự phòng chung: Là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích dự phòng cụ thể:

- Dự phòng cụ thể: Là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể khoản nợ quy định tại Điều 6 và Điều 7 quy định này để dự phòng cho các tổn thất có thể xảy ra.

Như vậy, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được hiểu là những biện pháp mà các NHTM áp dụng để phòng ngừa rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của từng NHTM. Vì vậy, tỷ lệ số dự phòng đã trích trên số dự phòng phải trích ≥ 100% là rất tốt đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh của các NHTM.

Bảng 2.18. Trích lập dự phòng rủi ro (Dự phòng phải trích) của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (2013-2017)

Đơn vị: triệu đồng


DANH MỤC

DỰ PHÒNG PHẢI TRÍCH

2013

2014

2015

2016

2017

NHTM Nhà nước

45.365.286

17.899.416

32.982.633

18.029.123

15.735.527

NHTM Cổ phần

91.026.543

119.802.468

179.874.845

143.896.765

690.460.546

Tổng cộng

136.391.829

137.701.884

212.857.478

161.925.888

706.196.073

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Bảng 2.19. Trích lập dự phòng rủi ro (Dự phòng đã trích) của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (2013-2017)

Đơn vị: triệu đồng


DANH MỤC

DỰ PHÒNG ĐÃ TRÍCH

2013

2014

2015

2016

2017

NHTM Nhà nước

43.400.229

5.233.140

96.016.840

15.801.728

13.546.660

NHTM Cổ phần

61.539.545

100.555.773

85.508.165

126.602.741

690.147.399

Tổng cộng

104.939.774

105.788.913

181.525.005

142.404.469

697.393.504

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Theo tổng hợp báo cáo của NHTM Việt Nam tại Bảng 3.18, 3.19. ta thấy:

- Dự phòng phải trích tăng dần qua các năm;

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 02/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí