Đo Lường Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp


2.3.2.2. Đo lường rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp

Đo lường rủi ro tín dụng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi:

- Loại bỏ những doanh nghiệp có mức độ rủi ro quá cao và nhận biết trước những rủi ro có thể xảy ra;

- Giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những điểm mạnh, điểm yếu của chính khách hàng để từ đó tư vấn cho khách hàng những biện pháp đảm bảo vay vốn phù hợp;

- Tiến hành phân tích một cách khách quan, theo quy định của ngân hàng, bảo

đảm doanh nghiệp có thể trả nợ, mong muốn trả nợ;

- Ngân hàng có thể đưa ra nhiều sản phẩm hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển của

xã hội.

Kể từ tháng 02/2016, tại Việt Nam có 10 ngân hàng được NHNN chỉ định thực

hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, đó là các ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB. Áp dụng thành công Basel II đòi hỏi phải có số liệu chính xác, đáng tin cậy và kịp thời. Nếu rủi ro không được tính toán, hay bị phóng đại hoặc tính thấp có thể làm vô hiệu hóa tác dụng tích cực của Basel II. Ở Việt Nam xem ra vẫn còn là một thách thức.

Theo tiêu chuẩn của Basel II, công tác phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là việc làm cần thiết đối với các ngân hàng nhằm chủ động được các rủi ro có thể xảy ra. Nhiều NHTM đã thực hiện tốt công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Đây là điều rất cần thiết cho các nhà quản trị ngân hàng tại Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

a) Đo lường rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp theo phương pháp cho điểm tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng là bước tiếp theo của nội dung quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Hiện nay các NHTM đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kiểm soát, thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc đánh giá, chấm điểm khả năng không trả được nợ tiềm ẩn của một doanh nghiệp, rồi căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại doanh nghiệp vào hạng rủi ro phù hợp. Quán triệt việc đổi mới nội dung và phương pháp quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh ngân hàng, hầu hết các NHTM đã nhìn nhận toàn diện rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp trong mối quan hệ với các rủi ro khác và đã quy định vấn đề lượng hóa rủi ro để làm cơ sở cho hoạt động quản trị rủi ro.


Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm: (1) bộ chỉ tiêu chấm điểm xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (2) chương trình phần mềm chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng trên hệ thống, (3) quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp (4) hệ thống thông tin báo cáo...

Trong Luận án, lấy cụ thể 2 NHTM là Agribank và MB để phân tích cách đo lường này

* Tại Agribank: Từ năm 2007, theo Quyết định số 1406/2007/QĐ-NHNo ngày 23/5/2007 “tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống Agribank” Agribank đã thực hiện đo lường rủi ro tín dụng theo mô hình chấm điểm và xếp hạng tín dụng doanh nghiệp trong toàn hệ thống. Năm 2011, Agribank tiếp tục hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank.

Hiện nay, Agribank chấm điểm xếp hạng tín dụng trên hệ thống RM (Risk Management), hệ thống này được tích hợp với hệ thống giao dịch IPCAS (The Modernization of Interbank payment and Customer Accounting System) dưới tên Module RM. Hệ thống vận hành trên nguyên tắc:

- Hệ thống xếp hạng tự động hóa trên cơ sở tiếp nhận thông tin khách hàng hàng ngày, hệ thống tự động tính điểm cho các tiêu chí theo quy định, xếp hạng khách hàng và phân loại nợ.

- Các Chi nhánh chịu trách nhiệm quản lý thông tin khách hàng, chấm điểm, xếp hạng khách hàng của Chi nhánh. Kết quả xếp hạng sau khi được Giám đốc Chi nhánh phê duyệt sẽ báo cáo về Trụ sở chính qua Trung tâm Phòng ngừa xử lý rủi ro. Tại trụ sở chính, kết quả xếp hạng là cơ sở để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho toàn hệ thống cũng như được báo cáo và lưu trữ phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng.

- Hiệu quả hoạt động của hệ thống xếp hạng: Hàng năm Chi nhánh tự tổ chức kiểm tra, đánh giá để đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống, đồng thời chịu sự giám sát của Trung tâm Phòng ngừa và xử lý rủi ro và Bộ phận Kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Quy định cơ bản về chấm điểm tín dụng nội bộ tại Agribank:

- Đối tượng xếp hạng: Khách hàng đang và sẽ có quan hệ tín dụng với Agribank. Bao gồm: tổ chức kinh tế, định chế tài chính và cá nhân/hộ (không xếp hạng với khách hàng là các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức không có báo cáo tài chính).


- Kỳ xếp hạng: Agribank thực hiện xếp hạng định kỳ hàng quý theo quy định của NHNN. Tuy nhiên, hệ thống yêu cầu phải chấm điểm và xếp hạng ngay khi khách hàng đặt quan hệ tín dụng hoặc bất kỳ khi nào khách hàng có biến động thông tin.

- Hệ thống khách hàng: Hiện nay hệ thống khách hàng của Agribank bao gồm 10 hạng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D. Mỗi hạng được xác định căn cứ vào điểm tổng hợp từ kết quả chấm điểm.

Điểm tổng hợp = ∑điểm từng nhóm chỉ tiêu x trọng số từng nhóm chỉ tiêu

- Quy trình và bộ chỉ tiêu chấm điểm, xếp hạng khách hàng

Tại Agribank hiện nay đã xây dựng quy trình chấm điểm và xếp hạng cho 3 nhóm khách hàng trong đó có doanh nghiệp (tổ chức kinh tế, định chế tài chính và cá nhân/hộ, việc chấm điểm và xếp hạng được thực hiện theo từng bộ chỉ tiêu đã được quy định đối với từng khách hàng.

* Hệ thống phân loại nợ tại Agribank

Trước năm 2012, Agribank phân loại nợ theo phương pháp định lượng. Từ cuối năm 2011, trên cơ sở hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ, Agribank được NHNN chấp thuận cho phép phân loại nợ theo phương pháp định tính. Để có quy định và hướng dẫn cụ thể về phân loại nợ trong toàn hệ thống, Agribank ban hành Quyết định số 469/2012/QĐ-HĐTV-XLRR về quy định phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống Agribank. Theo quyết định này, Agribank thực hiện kết hợp phân loại nợ theo định tính và định lượng. Trong đó phân loại theo phương pháp định tính căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ. Từ khi NHNN ban hành Thông tư số 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực từ 12/4/2015, để thực hiện Thông tư này Agribank đã ban hành Quyết định số 450/2015/QĐ-HĐTV-XLRR theo đúng tinh thần của Thông tư. Theo Quyết định này, Agribank phân loại nợ kết hợp 2 phương pháp định tính và định lượng.

Phương pháp định lượng

- Căn cứ vào thời gian quá hạn khoản vay

- Căn cứ vào số lần gia hạn nợ/điều chỉnh kỳ hạn nợ/miễn (giảm) lãi

Bảng 2.26. Hệ thống phân loại nợ tại Agribank

Phương pháp định tính

- Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank (Bảng 3.26)

Nguồn: Trung tâm phòng ngừa xử lý rủi ro Agribank


Bảng 2.27. Phân loại nợ theo tiêu thức định tính tại Agribank


Hạng khách hàng

Phân loại nhóm nợ

Nhóm nợ

AAA, AA, A

Nợ đủ tiêu chuẩn

Nhóm 1

BBB, BB

Nợ cần chú ý

Nhóm 2

B, CCC, CC

Nợ dưới tiêu chuẩn

Nhóm 3

C

Nợ nghi ngờ

Nhóm 4

D

Nợ có khả năng mât vốn

Nhóm 5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 14

Phân loại nợ theo Quyết định này là một bước quan trọng để công tác phân loại nợ tại Agribank tiếp cận theo thông lệ quốc tế, từ đó công tác đo lường, đánh giá rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng, trích lập và sử dụng dự phòng được hoàn thiện hơn trong toàn hệ thống.

*Tại MB: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của MB bắt đầu được áp dụng từ năm 2008 theo phương pháp chuyên gia. Đến năm 2012, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng lại bằng phương pháp thống kê và triển khai áp dụng trước với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ, sau đó triển khai đến khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp chuyên gia vẫn được áp dụng. Bản chất của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kiểm soát, thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ việc đánh giá, chấm điểm khả năng không trả được nợ tiềm ẩn của một khách hàng, căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại khách hàng đó vào hạng rủi ro phù hợp. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của MB bao gồm 3 nhóm đối tượng xếp hạng: doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh có quy mô nhỏ và cá nhân. Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp của ngân hàng phân loại nợ theo phương pháp định lượng và định tính trong 2 phần là tài chính và phi tài chính

Phần tài chính: Việc đánh giá yếu tố tài chính của doanh nghiệp dựa trên phương pháp định lượng qua việc phân tích báo cáo tài chính năm gần nhất. Các nhóm chỉ tiêu tài chính được xem xét bao gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (khả năng thanh toán); nhóm chỉ tiêu hoạt động (vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho); nhóm chỉ tiêu cân nợ (tổng nợ phải trả/tổng tài sản, nợ dài hạn/vón chủ sở hữu..);nhóm chỉ tiêu thu nhập (lợi nhuận gộp/ doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế/tổng tài sản bình quân...)


Phần phi tài chính: Các yếu tố phi tài chính được đánh giá bằng phương pháp định tính và định lượng, bao gồm các nhóm: khả năng trả nợ của doanh nghiệp; trình độ quản lý và môi trường doanh nghiệp; quan hệ với ngân hàng; các nhân tố ảnh hưởng đến ngành; các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Số điểm cho mỗi chỉ tiêu được đánh giá từ 20-100 điểm và tỷ trộng cho từng tiêu chí thay đổi tùy thuộc vào ngành nghề và quy mô của doanh nghiệp, điểm của phần tài chính chiếm từ 25-30% tổng điểm xếp hạng và phần phi tài chính chiếm khoảng 70-75% tổng điểm xếp hạng. Tổng điểm kết hợp 02 yếu tố phi tài chính và tài chính để xác định mức phân loại của khoản cho vay theo bảng sau:

Bảng 2.28. Phân loại nợ của MB đối với khách hàng doanh nghiệp


Tổng số điểm

Xếp hạng


Phân loại nợ

Từ

Đến

91

100

AAA

Đủ tiêu chuẩn

81

90

AA

Đủ tiêu chuẩn

71

80

A

Đủ tiêu chuẩn

66

70

BBB

Cần chú ý

61

65

BB

Cần chú ý

56

60

B

Dưới tiêu chuẩn

51

55

CCC

Dưới tiêu chuẩn

46

50

CC

Nghi ngờ

41

45

C

Nghi ngờ

0

40

D

Có khả năng mất vốn

Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của MB



Bước 1. Xác định ngành kinh tế



Bước 4. Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Bước 5. Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính


Bước 6. Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp


Bước 2. Xác định quy mô

Bước 3. Xác định loại hình sở hữu

Sơ đồ 2.1. Chấm điểm của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho doanh nghiệp

Nguồn: Theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với doanh nghiệp của MB

Đ8ể| AủC ?ℎáAℎ ℎà;=

= Đ8ể| AáA Aℎỉ :8êy :à8 Aℎí;ℎ ∗ :6ọ;= 5ố Dℎầ; :à8 Aℎí;ℎ

+ Đ8ể| AáA Aℎỉ :8êy Dℎ8 :à8 Aℎí;ℎ ∗ :6ọ;= 5ố Dℎầ; Dℎ8 :à8 Aℎí;ℎ


Như vậy, hiện nay đánh giá rủi ro tín dụng của MB đang triển khai theo phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ mà bản chất của phương pháp này đó là phương pháp chuyên gia, dựa vào số liệu quá khứ kết hợp với kinh nghiệm của ngân hàng. Phương pháp này hầu như không sử dụng phương pháp định lượng cho nên không đảm bảo tính khách quan và minh bạch. Theo xu hướng phát triển chung, phương pháp này không thể được coi là phương pháp chính để đo lường rủi ro tín dụng để đưa ra các quyết định phê duyệt.

b) Đo lường rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp theo phương pháp thống kê Bên cạnh hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quan điểm chuyên gia đang

được các NHTM sử dụng và cải tiến, các NHTM còn phát triển các mô hình đo lường

rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp theo phương pháp thống kê.

Các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ và các Phương pháp xếp hạng khác sau khi được kiểm tra và xác thực độ tin cậy và khả năng dự báo, sẽ được sử dụng để ước


tính xác suất doanh nghiệp không trả được nợ, tỷ lệ tổn thất khi doanh nghiệp không trả được nợ và số dư rủi ro tín dụng. Đây là công cụ cơ bản hỗ trợ ngân hàng ước lượng hiệu quả rủi ro tín dụng từ cấp độ giao dịch cụ thể đến cấp độ danh mục, tính toán nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động tín dụng. Hầu hết các NHTM thực hiện quy trình như trên trong đó có Vietinbank...

c) Đo lường rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp theo các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng

Thông qua thực tế tình trạng các khoản tín dụng, ngân hàng tính toán các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng như: tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp, tỷ lệ nợ quá hạn có tài sản bảo đảm, tỷ lệ nợ quá hạn không có tài sản bảo đảm, tình hình trích lập dự phòng rủi ro... để đánh giá thực trạng và mức độ rủi ro tín dụng hiện tại cũng như tiềm ẩn rủi ro để có điều chỉnh, ứng xử thích hợp trên quy mô toàn hệ thống.

Ngoài việc đo lường rủi ro tín dụng theo các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng, các ngân hàng hiện nay còn đo lường rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp định tính và định lượng theo Điều 6, Điều 7 Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng. Hoạt động này được thể hiện bằng năm chu trình nghiệp vụ nối tiếp nhau: Phân loại nợ - Trích lập dự phòng - Xử lý rủi ro - Thu hồi nợ sau xử lý rủi ro - Xuất toán. Trong năm nghiệp vụ này, nghiệp vụ phân loại nợ được quan tâm hàng đầu và được triển khai theo 2 góc độ định lượng theo Điều 6. Cả hai loại phân loại này đều tuân thủ nguyên tắc tất cả dư nợ của khách hàng phải theo cùng một nhóm nợ. Sự khác nhau của cả hai cách phân loại này ở chỗ: Phân loại theo định lượng chủ yếu thực hiện theo số ngày quá hạn và số lần cơ cấu lại theo thời hạn trả nợ của khoản vay, còn phân loại theo định tính được thực hiện theo hạng của khách hàng doanh nghiệp theo mô hình tính điểm do ngân hàng xác lập.

Bảng 2.29. Phân loại nợ theo Văn bản Hợp nhất số 22/VBHN-NHNN



Tiêu chí định lượng

Số ngày quá hạn

Số lần điều chỉnh/cơ cấu thời hạn trả nợ

Nợ khoanh/chờ xử lý/giảm miễn lãi

Suy giảm khả năng trả nợ

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước


2.3.2.3. Quản lý rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại

a) Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại ngân hàng Hầu hết các NHTM sử dụng mô hình tín dụng phân tán với việc các chi nhánh

có đầy đủ chức năng kiêm nhiệm giữa kinh doanh, quản trị rủi ro, kiểm tra giám sát. Quyền phán quyết của các Chi nhánh rất lớn... Các bộ phận thẩm định rủi ro tín dụng độc lập đều thuộc chi nhánh và nhiều khi hoạt động theo chỉ đạo... Việc quản lý toàn hệ thống chủ yếu dựa trên các báo cáo của chính chi nhánh nên thiếu chính xác, minh bạch và chưa kịp thời.

Mô hình quản trị rủi ro phân tán là mô hình mà cách thức tổ chức hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ở nhiều bộ phận khác nhau, quyền quyết định và quản trị rủi ro khoản vay không tập trung ở Hội sở mà dàn đều ở các Chi nhánh. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán được hiểu là công tác thẩm định khách hàng, quản trị rủi ro của ngân hàng được thực hiện tại các Chi nhánh riêng biệt. Hội sở chính chỉ có nhiệm vụ là chỉ đạo định hướng chung và thẩm định những khách hàng vượt quá khả năng cho phép của Chi nhánh. Mô hình này chưa tách biệt được độc lập giữa 3 chức năng: Chức năng kinh doanh, chức năng quản trị rủi ro và chức năng tác nghiệp.

Theo mô hình này, mỗi Chi nhánh đều thiết lập 03 bộ phận có thể tách biệt độc lập hoặc nằm cùng một phòng khách hàng doanh nghiệp đó là các Bộ phận quan hệ khách hàng, bộ phận thẩm định tín dụng và Bộ phận hỗ trợ quan hệ khách hàng. Mặc dù các bộ phận này có thể bố trí tách biệt nhưng do có giới hạn về nhân sự và để bộ máy tổ chức gọn nhẹ mà nhiều Chi nhánh bố trí các bộ phận này cùng một phòng quản lý theo khách hàng doanh nghiệp dẫn đến việc khó tách biệt các công đoạn trong quản trị rủi ro tín dụng từ khâu tiếp cận khách hàng đến thẩm định hồ sơ tín dụng và hoàn thiện hồ sơ tín dụng. Việc này phần nào làm cho công tác quản trị rủi ro chưa bảo nguyên tắc độc lập, khách quan. Tuy nhiên, đối với các khoản tín dụng vượt hạn mức phê duyệt của Chi nhánh mà thuộc quyền phán quyết của Hội sở hoặc trung tâm phê duyệt tín dụng khu vực thì công tác thẩm định đảm bảo nguyên tắc độc lập, khách quan.

Trong năm 2013, Vietinbank cũng như các NHTM khác tiếp tục chuyển đổi mô hình tín dụng giai đoạn 2 theo chuẩn Basel II, đảm bảo quản trị rủi ro toàn diện dựa trên ba vòng kiểm soát chặt chẽ. Vietinbank là một trong những ngân hàng Việt Nam đầu tiên triển khai mô hình này. Đến tháng 02/2016, tại Việt Nam có 10 ngân hàng được NHNN chỉ định thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basel II, đó là các ngân hàng BIDV, Vietinbank, Vietcombank, Techcombank, ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và VIB

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/12/2022