Quy Trình Xác Định Luồng Tiền Thanh Khoản Của Ngân Hàng


Bước 4: Ngoài đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và thanh toán tiền vay, ngân hàng còn phải đảm bảo luôn có đủ thanh khoản để có thể mở rộng tín dụng một cách tối đa đối với các khoản vay có đủ chất lượng.

Dự trữ thanh khoản cho các khoản tín dụng chất lượng = 100% (Quy mô cho vay tối đa – Tổng dư nợ hiện tại).

Bước 5: Tổng dự trữ thanh khoản của ngân hàng là tổng của dự trữ thanh khoản cần cho tiền gửi, tiền vay và dự trữ thanh khoản cho các khoản tín dụng chất lượng cao.

Tổng dữ trữ

=

thanh khoản

Dự trữ thanh khoản cho tiền gửi, tiền vay

+ Dự trữ thanh khoản cho các khoản tín dụng chất lượng

Ngân hàng sẽ lập kế hoạch tìm kiếm, phân bổ hợp lý các nguồn cung thanh khoản để đáp ứng nhu cầu dự trữ thanh khoản được dự tính trong kỳ kế hoạch.

(3) Phương pháp xác định xác suất mỗi tình huống:

Phương pháp này được thực hiện theo trình tự hai bước:

Bước 1: Dự đoán khả năng xảy ra của mỗi trạng thái thanh khoản theo 3 cấp:

Khả năng xấu nhất: Khi tiền gửi xuống thấp dưới mức dự kiến hoặc tiền vay lên cao trên mức dự kiến.

Khả năng tốt nhất: Khi tiền gửi lên cao trên mức dự kiến hoặc tiền vay xuống thấp dưới mức dự kiến.

Khả năng thực tế: Nằm ở cấp độ nào đó giữa hai cấp độ trên. Bước 2: Xác định nhu cầu thanh khoản theo công thức:

n

Trạng thái thanh khoản dự kiến = Pi.SDi

1


Trong đó: Pi: Xác suất tương ứng với 1 trong 3 khả năng; SDi: Thặng dư hay thâm hụt thanh khoản theo mỗi khả năng.

(4) Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản

Chỉ số thanh khoản đo lường khoản thất thoát tiềm tàng khi ngân hàng phải bán ngay các tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với giá trị thị trường hợp lý của tài sản ngân hàng có thể bán trong điều kiện bình thường. Nếu giá bán ngay càng khác biệt so với giá thị trường hợp lý của tài sản, thì danh mục tài sản đó


của ngân hàng càng kém thanh khoản. Phương pháp này dựa trên cơ sở kinh nghiệm riêng của từng NHTM và các chỉ số trung bình trong ngành.

Các chỉ số thanh khoản sau thường được sử dụng:

- Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR)

Vốn tự có

CAR =


Trong đó:

Tổng tài sản Có quy đổi theo rủi ro

x 100%

Vốn tự có = Tổng nguồn vốn - Tổng nợ phải trả

Tổng tài sản có rủi ro quy đổi = Tài sản có rủi ro × Hệ số rủi ro tương ứng. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng.

Nó được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng.

CAR= [( Vốn cấp I + Vốn cấp II)/( Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%

Tỷ lệ này được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính toàn cầu. Bằng tỷ lệ này có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như RRTD, rủi ro vận hành. Một khi đảm bảo tỷ lệ này tức là ngân hàng đã tự tạo ra lớp “đệm” chống đỡ các cú sốc tài chính, đồng thời, tự bảo vệ mình và bảo vệ người gửi tiền.

- Hệ số giới hạn huy động vốn (H1):

Vốn tự có

H1 =

Tổng nguồn vốn huy động

Trong đó: Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm: (i) Các khoản vay từ Chính phủ và NHTW; (ii) Tiền gửi và vay các TCTD khác; (iii) Tiền gửi của khách hàng; (iv) Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản vay tài chính khác;

(v) Vốn tài trợ ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro; (vi) Trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi; (vii) Các khoản vay nợ khác.

Hệ số này giúp giới hạn mức huy động vốn của ngân hàng, tránh tình trạng khi ngân hàng huy động vốn quá nhiều vượt quá mức bảo vệ của vốn tự có làm cho


ngân hàng có thể mất khả năng chi trả.

- Hệ số tỷ lệ giữa vốn tự có so với tổng tài sản có (H2):

Vốn tự có

H2 =

Tổng tài sản Có

Hệ số này giúp đánh giá mức độ rủi ro trong hạng mục tài sản của ngân hàng. Thông thường ngân hàng nào bị sụt giảm về tài sản (do rủi ro xuất hiện) càng lớn thì lợi nhuận của ngân hàng càng thấp. Vì vậy, hệ số này giúp xác định giới hạn mức độ sụt giảm tài sản của ngân hàng ở một mức độ nhất định so với vốn tự có của ngân hàng này.

- Hệ số trạng thái tiền mặt (H3)

(Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD khác) H3 =

Tài sản "Có"

Chỉ số này càng cao chứng tỏ ngân hàng có khả năng xử lý các tình huống thanh khoản tức thời.

Trạng thái tiền mặt phụ thuộc vào:

(i) Các yếu tố mà ngân hàng có thể kiểm soát được:

- Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: Bán chứng khoán, nhận lãi chứng khoán; vay qua đêm, phát hành chứng chỉ tiền gửi hay nhận tiền gửi khách hàng; những khoản tín dụng đã đến hạn thu hồi.

- Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Mua chứng khoán, trả lãi tiền gửi; khách hàng rút tiền theo định kỳ; trả nợ vay đến hạn; cho vay qua đêm; thanh toán phí dịch vụ cho ngân hàng khác.

(ii) Các yếu tố mà ngân hàng không thể kiểm soát được:

- Nhóm yếu tố làm tăng quỹ tiền tệ: là những khoản tiền nhận được từ nghiệp vụ thanh toán bù trừ; các khoản thuế thu hộ, tiền mặt trong quá trình thu hồi (tiền đang chuyển).

- Nhóm yếu tố làm giảm quỹ tiền tệ: Các khoản phải trả trong nghiệp vụ thanh toán tiền mặt; thuế phải thanh toán cho ngân sách; khách hàng rút tiền gửi trước hạn.


- Chỉ số năng lực cho vay (H4)

Dư nợ

H4 =

Tổng Tài sản"Có"

Chỉ số H4 phản ánh năng lực cho vay. Đây là chỉ số thanh khoản âm, bởi vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ.

- Chỉ số sử dụng tiền gửi để cho vay

Dư nợ

H5 =

Tiền gửi khách hàng

Chỉ số H5 dùng để đánh giá các ngân hàng đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp và mức độ RRTK càng cao.

- Chỉ số chứng khoán thanh khoản (H6)

(Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán sẵn sàng để bán) H6 =

Tổng tài sản

Chỉ số H6 phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh khoản trên tổng tài sản “Có” của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của ngân hàng càng tốt, mức độ RRTK sẽ càng thấp.

- Chỉ số H7:

Tiền gửi và cho vay TCTD H7 =

Tiền gửi và vay từ TCTD

Chỉ số này càng cao cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt, tức là mức độ RRTK càng thấp.

- Chỉ số H8:

Tiền mặt + Tiền gửi tại TCTD H8 =

Tiền gửi của Khách hàng

Chỉ số H8 càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng tốt.

(5) Phương pháp phân tích thanh khoản động

Phương pháp phân tích thanh khoản động dựa trên cơ sở dự đoán cung – cầu


thanh khoản, dự đoán chênh lệch cung – cầu (khe hở) thanh khoản, từ đó, đưa ra chính sách quản lý thanh khoản.

Các bước tiến hành phân tích như sau:

Bước 1: Lập báo cáo cung – cầu thanh khoản

Báo cáo này được phân chia theo các kỳ hạn: Mọi khoản mục thuộc bảng cân đối kế toán đều phải được báo cáo bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đến hạn vào các dải kỳ hạn: 1 ngày, 2  7 ngày, 8 ngày 1 tháng, 1 tháng  3 tháng, 3 tháng  6 tháng.

Đối với những khoản mục không có kỳ hạn hoặc không có ngày đến hạn, thì cần sử dụng các giả thiết kết hợp với phân tích dữ liệu lịch sử để chia vào các thang kỳ hạn thích hợp.

Bước 2: Phân tích mô phỏng thanh khoản

Định kỳ, ngân hàng phải lập các kịch bản trong tương lai dựa trên các giả định: (i) lãi suất thay đổi; (ii) Thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô (lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh doanh …) và vi mô (cạnh tranh của các TCTD khác, uy tín ngân hàng).

Với mỗi kịch bản cần dự báo các yếu tố: (i) Kế hoạch cho vay mới; (ii) Khả năng huy động tiền gửi mới từ các tổ chức, cá nhân; (iii) Khả năng huy động vốn mới từ phát hành các giấy tờ có giá; (iv) Khả năng vay, cầm cố chiết khấu của NHTW; (v) Khả năng huy động thêm tiền gửi, vay các TCTD khác; (vi) Khả năng thực hiện hợp đồng Repo (bán danh mục chứng khoán đầu tư có cam kết mua lại);

(vii) Khả năng chuyển các tài sản khác (tài sản cố định, vốn liên doanh, cổ phần …) thành tiền mặt.

Bước 3: Phân tích khả năng thanh khoản

Theo từng kịch bản, xây dựng lại báo cáo luồng tiền vào, luồng tiền ra. Xác định khe hở thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dư thừa hay thiếu hụt.

(6) Phương pháp thang đáo hạn

Trong quá trình nghiên cứu về RRTK, BIS đã đề xuất phương pháp “thang


đáo hạn” để đo lường và theo dõi thanh khoản ngân hàng. Thực chất, phương pháp này dựa vào việc so sánh các luồng tiền ra và vào trong mỗi ngày hoặc trong một thời kì nhất định để xác định được trạng thái thanh khoản ròng (nhu cầu tài trợ) mỗi ngày hoặc trạng thái thanh khoản ròng tích lũy cho một thời kì. Để thực hiện đo lường theo phương pháp này, ngân hàng cần sắp xếp các luồng tiền vào theo thứ tự vào thời gian đến hạn của các tài sản Có và các luồng tiền ra theo thứ tự đến hạn của các tài sản Nợ. Từ đó, có thể tính toán được mức chênh lệch luồng tiền vào và luồng tiền ra của ngân hàng trong mỗi thời kỳ, mức chênh lệch này phản ánh nhu cầu thanh khoản của ngân hàng tại thời kì đó. Các kì hạn được sử dụng có thể là 1 ngày, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng…

Sơ đồ 1.6: Quy trình quản trị RRTK ở ngân hàng


Phương pháp này có thể sử dụng để dự báo trạng thái thanh khoản cho các 1

Phương pháp này có thể sử dụng để dự báo trạng thái thanh khoản cho các kịch bản kinh tế khác nhau (bình thường, ngân hàng gặp khó khăn, nền kinh tế gặp khó khăn). Kết hợp phương pháp này với phân tích, dự báo tình hình kinh tế tổng thể giúp ngân hàng xây dựng những biện pháp đối phó kịp thời cho từng tình huống. Phương pháp này bao gồm các bước được mô tả theo Sơ đồ 1.6.

Bước 1: Lập thang đáo hạn

Bước đầu tiên trong lập thang đáo hạn là lên các luồng tiền thanh khoản của


ngân hàng. Các luồng tiền thanh khoản của ngân hàng được xác định như sau:

Xác định Khe hở tiềm năng

Sơ đồ 1.7: Quy trình xác định luồng tiền thanh khoản của ngân hàng


Định nghĩa yếu tố rủi ro

Phân loại các luồng tiền

Xác định các dải thời hạn

- Định nghĩa yếu tố rủi ro: Các luồng tiền gắn với các sản phẩm giao dịch trong ngân hàng được xem là yếu tố rủi ro.

- Phân loại các luồng tiền: theo Sơ đồ 1.8 dưới đây.

- Xác định các dải thời gian: Tùy thuộc vào các sản phẩm đang sử dụng để chia ra: Hàng ngày đến tối đa 1 tháng; Hàng tuần đến tối đa 3 tháng; Hàng tháng đến tối đa 1 năm; Trên đó là hàng năm.

Sơ đồ 1.8: Phân loại các luồng tiền của ngân hàng

các luồng tiền chưa chắc chắn Ví dụ

Thanh toán tiền lãi đối với hợp đồng

hoán đổi cho các kỳ chưa xác định lãi suất

Thanh toán cổ tức cho cổ phiếu

các luồng tiền chưa chắc chắn Ví dụ

Tiền gửi không kỳ hạn và tiết kiệm

Giao dịch mới

Các luồng tiền chắc chắn

Các luồng tiền chưa chắc chắn

Ví dụ

Ví dụ

Thanh toán lãi và gốc từ tín dụng

Séc du lịch đã phát

Thanh toán tiền lãi cho kỳ tiếp

Hoàn vốn đối với những hợp đồng

theođối với hợp đồng hoán đổi lãi suất

tín dụng có cơ cấu hoàn vốn linh


hoạt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

giá trị


chưa biết


biết



biết chưa biết


thời gian


Bước 2: Lập báo cáo thanh khoản

Các ngân hàng cần lập báo cáo hàng ngày về các kết quả dự báo dòng tiền, từ đó xác định: (i) Các dòng tiền cộng dồn; (ii) Dự trữ vốn khả dụng cộng dồn; (iii) Thay đổi trong hạn mức và “lớp đệm” cộng dồn.

Báo cáo thanh khoản ngày của ngân hàng thường lập cho thời gian 7 ngày kế tiếp. Tuy nhiên, rất khó có thể xây dựng một thước đo duy nhất để định lượng hay bao quát tất cả các yếu tố về thanh khoản, mức độ đủ vốn, chất lượng tài sản có và


lợi nhuận do có nhiều khác biệt về quy mô, hoạt động giữa các ngân hàng khác nhau, cũng như do ảnh hưởng của điều kiện thị trường khu vực, quốc gia và quốc tế. Không một tỷ lệ nào bao hàm được các khía cạnh khác nhau của yếu tố thanh khoản đối với tất cả các ngân hàng với quy mô và loại hình khác nhau.

Các thước đo tính thanh khoản như:

+ Tiền và tương đương tiền: với thanh khoản cấp độ 1 (Tiền mặt/Nợ ngắn hạn > 20) và với thanh khoản cấp độ 2 (Tiền mặt và trái quyền ngắn hạn/Nợ ngắn hạn > 100%).

+ Thanh khoản cấp độ 3: Tài sản dài hạn/Nợ ngắn hạn ≥ 1, Tài sản cố định/(Vốn + Nợ dài hạn) ≤ 1

+ Khe hở thanh khoản:

Khe hở thanh khoản

Khoản phải trả ngắn hạn – Tài sản lưu động

=

Tổng tài sản

Khe hở thanh khoản là một tỷ số quan trọng song vẫn thiếu toàn diện trong

đánh giá thanh khoản và giúp ngân hàng đề phòng và tránh né RRTK.

+ Tỷ lệ cho vay dài hạn trên tiết kiệm ngắn hạn (LLSS). Đây cũng là một tỷ số giúp đo lường khả năng thanh khoản ngân hàng, nó thể hiện khả năng của ngân hàng đáp ứng những khoản vay dài hạn bằng tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn, khả năng này được xác định bởi sự phân phối tài sản thanh khoản và kém thanh khoản trong ngân hàng, sử dụng thương phiếu có tài sản bảo đảm và chứng khoán thế chấp bằng khoản vay thế chấp đại diện cho hoạt động thị trường liên ngân hàng, được xem như nguồn tài trợ bên ngoài để ngân hàng đối phó với những cú số thanh khoản.

c. Lựa chọn chiến lược quản trị RRTK

Trên cơ sở tính toán mức độ RRTK, ngân hàng sẽ lựa chọn chiến lược và công cụ quản trị phù hợp. Các ngân hàng có thể lựa chọn một trong các chiến lược sau đây:

Quản trị thanh khoản tài sản

Quản trị thanh khoản thông qua chiến lược tăng cường dự trữ thanh khoản bao gồm: (i) Duy trì ngân quĩ với quy mô và cấu trúc thích hợp; (ii) Phân tích thanh

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí