Phương Pháp Đánh Giá Rủi Ro Thanh Khoản Ngân Hàng


Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Sakamaki (2011) thì “RRTK nguồn vốn là rủi ro mà một tổ chức có thể bị rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt và không thể huy động nguồn vốn mới để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán của nó, mà có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán chính thức. Do đó việc xem xét tính thanh khoản cần phải được xem xét trong bối cảnh của các tài sản nợ”. [44]

Một cách chung nhất thì RRTK nguồn vốn là rủi ro mà ngân hàng không thể đáp ứng được các nghĩa vụ nợ đến hạn hoặc thanh toán các nguồn tiền bất thường mà không phải chịu những tổn thất nghiêm trọng. Đây được xem là rủi ro đóng vai trò chủ chốt trong hầu hết các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong lịch sử. Rủi ro này có đặc điểm là dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc nắm giữ các nguồn tài trợ sẵn có, thu hút thêm các nguồn tài trợ khác nếu cần và tài trợ cho việc tăng trưởng tài sản.

RRTK nguồn vốn là loại rủi ro đặc trưng trong ngân hàng và ngân hàng có thể đo lường, quản lý và dự tính được.

1.1.2.2. Rủi ro thanh khoản thị trường

Theo Ủy ban thanh tra ngân hàng Basel (2006) thì RRTK thị trường là loại rủi ro mà một định chế tài chính không thể đóng hay thoát khỏi một vị thế mà không làm cho giá của nó giảm đáng kể do rối loạn thị trường hoặc do tiềm lực không đủ. Như vậy chúng ta có thể hiểu thì RRTK thị trường là khả năng giao dịch một tài sản trong một thời gian ngắn nhất, tại một mức chi phí thấp nhất, sao cho giá trị của tài sản bị giảm càng ít càng tốt. Loại rủi ro này thường không áp dụng cho tất cả các ngân hàng vì có những ngân hàng quy mô quá nhỏ so với toàn bộ thị trường. Những sự kiện xảy ra trong nền kinh tế thế giới đều có thể ảnh hưởng đến rủi ro thị trường. Vì đây là loại rủi ro hệ thống, nên trong các cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống, các khoản đầu tư có thể sẽ phải chịu rủi ro khá lớn do giảm tính thanh khoản hoặc giảm giá trị. Những sự kiện như thế thường vượt ngoài sự kiểm soát của ngân hàng cũng như Chính phủ [70].


1.1.3. Hậu quả rủi ro thanh khoản ngân hàng

Khi RRTK xảy ra sẽ gây ra những hậu quả rất lớn với NHTM, với khách hàng của NHTM và cả với nền kinh tế - xã hội.

1.1.3.1. Đối với ngân hàng thương mại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Khi RRTK xảy ra thì NHTM thường sẽ phải gánh chịu những tác động rất tiêu cực về phí tổn cũng như uy tín của mình. Cụ thể:

NHTM sẽ phải chấp nhận những phí tổn cao để có được nguồn cung thanh khoản đáp ứng nhu cầu thanh khoản đang căng thẳng. Đầu tiên là thiệt hại do chi phí chuyển hóa tài sản thành tiền cao hoặc chi phí và điều kiện vay vốn trên thị trường tiền tệ trở nên khắc nghiệt hơn làm giảm tài sản cũng như lợi nhuận của ngân hàng. Với rủi ro ở mức cao, ngân hàng còn có thể đối mặt với việc đình trệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập. Hơn nữa, RRTK làm giảm uy tín đối với khách hàng dẫn đến việc mất khách hàng, đặc biệt là cả các khách hàng truyền thống, và có nguy cơ bị các cơ quan quản lí báo động, kiểm soát chặt. Tất cả các biểu hiện trên đều đẩy ngân hàng tới gần hơn bờ vực rủi ro mất khả năng thanh toán và đi đến nguy cơ phá sản.

Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 5

(ii) NHTM sẽ bị sụp đổ nếu nhu cầu thanh khoản không được đáp ứng khẩn cấp. Một khi tất cả các nguồn bù đắp thanh khoản đều không được đáp ứng thì NHTM cầm chắc khả năng bị sụp đổ. Bởi ngân hàng hoạt động trên cơ sở đi vay để cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính, nên một khi nhu cầu rút tiền chính đáng của khách hàng không được đáp ứng, ngay lập tức sẽ có dòng tiền tháo chạy khỏi ngân hàng này và không có cách nào có thể xử lý được nữa, do các khoản đã cho vay không thể được thu hồi khi mà các hợp đồng tín dụng chưa đáo hạn.

Ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và nếu không được trợ giúp từ phía NHNN thì sẽ đi đến phá sản, bị bán, hoặc bị sáp nhập. Sự phá sản của một ngân hàng do thiếu thanh khoản có thể sẽ trở thành hiệu ứng ảnh hưởng lớn tới sự ổn định của cả hệ thống ngân hàng. Ví dụ, khủng hoảng tài chính tại châu Á năm 1997 cũng bắt đầu bằng việc các ngân hàng đối mặt với RRTK.


1.1.3.2. Đối với khách hàng của NHTM

Khi các nhu cầu rút tiền chính đáng của khách hàng không được đáp ứng thì sẽ tác động rất xấu đối với khách hàng trên hai phương diện.

Thứ nhất, nhu cầu rút tiền của khách hàng thường là những nhu cầu chính đáng. Đó có thể là khách hàng đã gửi tiền vào ngân hàng và có nhu cầu rút ra để chi tiêu, có thể là nhu cầu rút tiền của khách hàng vay vốn tại ngân hàng theo các hợp đồng tín dụng mà ngân hàng đã cam kết cho khách hàng vay; có thể là nhu cầu rút tiền của các NHTM đã cho ngân hàng vay vốn trước đây đã đến hạn thu hồi… Nếu như các nhu cầu trên đây không được đáp ứng thì sẽ tác động xấu đến tình hình tài chính của khách hàng, ảnh hưởng đến các kế hoạch chi tiêu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Thứ hai, khách hàng kỳ vọng NHTM luôn là tổ chức có năng lực tài chính tốt, vì vậy khi NHTM không đáp ứng được những nhu cầu rút tiền của khách hàng, thì người ta sẽ có cách nhìn nhận trái ngược. Sự nghi ngại từ một NHTM cá biệt có thể sẽ gây nguy hại cho toàn hệ thống, bởi đa phần khách hàng không thể đánh giá chính xác NHTM nào thật sự có năng lực tài chính và uy tín thương hiệu. Những đánh giá này chỉ có được từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Khi đó, không chỉ NHTM, mà tất cả các NHTM sẽ rất khó có thể tiếp tục làm tốt chức năng của mình trong nền kinh tế. Do vậy, nếu một NHTM có vấn đề về thanh khoản sẽ khiến các quan hệ vay mượn trong nền kinh tế bị suy giảm, cản trở sự lưu chuyển vốn.

1.1.3.3. Đối với nền kinh tế - xã hội

Đứng từ góc độ vĩ mô, RRTK gây tác động tiêu cực đối với nền kinh tế và xã hội. Khi RRTK xảy ra sẽ dẫn đến dòng tiền chảy ra ngoài hệ thống ngân hàng, các NHTM sẽ gặp khó khăn trong huy động vốn, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Điều này gây cản trở đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội. Ngoài ra, RRTK trong hệ thống NHTM còn có thể dẫn tới sự đổ vỡ về chính trị, gây tâm lý bất an trong xã hội và có sức lan toả, ảnh hưởng tới các quốc gia khác trong bối cảnh hội nhập hiện nay.


1.1.4. Phương pháp đánh giá rủi ro thanh khoản ngân hàng

Theo truyền thống thì RRTK thường được đo lường bằng cách sử dụng các tỷ số thanh khoản, phổ biến là các tỷ số: tài sản thanh khoản trên tổng tài sản [97], tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tiền gửi khách hàng [121], tỷ lệ tài sản trên tổng huy động tiền gửi ngắn hạn [110]. Các tỷ số thanh khoản này càng cao thể hiện ngân hàng hoạt động càng có hiệu quả và ít rủi ro hơn. Bên cạnh đó, cũng có một số nghiên cứu khác sử dụng các tỷ số như cho vay trên tổng tài sản [93], [128], cho vay ròng trên tiền gửi khách hàng và tiền gửi ngắn hạn [118], [115] để tiếp cận với RRTK của ngân hàng. Những nghiên cứu này đưa đến kết luận rằng: những tỷ số trên càng cao thì ngân hàng phải chịu RRTK càng lớn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nếu chỉ sử dụng các tỷ số thanh khoản để đo lường RRTK sẽ là chưa đủ [120]. Các nhà quản lý ngành ngân hàng cũng cho rằng những tỷ số thanh khoản rất vô nghĩa và thường gây nhầm lẫn, bởi sử dụng các tỷ số thanh khoản giống như việc sử dụng bảng cân đối kế toán của tháng trước (dùng để tính các tỷ số) để đo lường những dòng tiền trong tương lai. Từ đó, một số phương pháp khác đã được đề xuất nhằm đo lường thanh khoản của một ngân hàng, cụ thể:

Sauders và Corrnett (2007) đề xuất sử dụng khe hở tài trợ để đo lường RRTK. Khe hở tài trợ (financing gap) là chênh lệch trung bình giữa các khoản cho vay và các khoản tiền gửi lõi [124]. Công thức như sau:

FGAPit = (LOANit – CORE DEPOSITit)

Trong đó:

FGAPit : Khe hở tài trợ của ngân hàng i tại năm t LOANit : Khoản cho vay của ngân hàng i tại năm t

CORE DEPOSITit : Khoản tiền gửi lõi của ngân hàng i tại năm t

Các khoản cho vay bao gồm: cho vay khách hàng và cho vay các tổ chức tài chính khác

Các khoản tiền gửi lõi thường bao gồm: tiền gửi không kỳ hạn, tài khoản tiền gửi trên thị trường tiền tệ, các tài khoản tiết kiệm khác và chứng chỉ tiền gửi. Nghiên cứu này cho rằng khe hở tài trợ càng lớn thì RRTK càng lớn.


Arif và Anees (2012) cho rằng trong kinh doanh ngân hàng, phần lớn tài sản sẽ được tài trợ bởi các khoản tiền gửi ký thác, trong đó, đa phần là các khoản tiền gửi vãng lai có tính thanh khoản thấp và chúng có thể bị rút ra khỏi ngân hàng bất cứ lúc nào, do đó, tạo nên khe hở tài trợ cho ngân hàng, cũng như tạo nên RRTK đối với ngân hàng [63].

Chung và cộng sự (2009) đã sử dụng mô hình đo lường RRTK bằng việc sử dụng khe hở tài trợ (như đã đề cập trên) để ước lượng RRTK của hệ thống NHTM 12 nền kinh tế hàng đầu thế giới trong giai đoạn 1994-2006 [89]. Gatev và Strahan (2006) [99] cũng cho rằng các khoản nợ phải trả trên thị trường bán lẻ ổn định hơn các khoản tài trợ lớn, do vậy, sử dụng khe hở tài trợ bằng chênh lệch giữa các khoản vay và tiền gửi khách hàng, sau đó chia cho tổng tài sản để chuẩn hóa với công thức tính như sau:


FGAPRit =


Trong đó

(LOANit – CUSTOMER DEPOSITit) TOTAL ASSETit


năm t

FGAPRit: Tỷ lệ khe hở tài trợ của ngân hàng I tại năm t LOANit: Khoản cho vay của ngân hàng I tại năm t

CUSTOMER DEPOSITit: Khoản tiền gửi khách hàng của ngân hàng i tại


TOTAL ASSETit: Tổng tài sản của ngân hàng i ở năm t

Những ngân hàng có tỷ lệ khe hở tài trợ càng cao thì càng phải sử dụng

nhiều tiền mặt cũng như bán các tài sản thanh khoản và sử dụng các khoản tài trợ bên ngoài để bù đắp khe hở, từ đó dẫn đến RRTK cao hơn.

1.1.5. Nguyên nhân rủi ro thanh khoản

Các nguyên nhân dẫn đến RRTK trong hoạt động kinh doanh của NHTM có thể xuất phát từ nhiều phương diện: từ bản thân ngân hàng, từ khách hàng, cơ chế chính sách, từ các loại rủi ro khác đưa lại… Tuy nhiên trên góc độ nghiên cứu để


tìm giải pháp hiệu quả đối với quản trị RRTK, có thể rút ra những nguyên nhân chủ yếu sau:

1.1.5.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do sự bất cân xứng kì hạn của tài sản có và tài sản nợ, bắt nguồn từ chính chức năng chuyển hóa kì hạn của ngân hàng: huy động các khoản tiền gửi ngắn hạn từ dân chúng để cho vay các khoản tín dụng dài hạn. Như vậy kì hạn của tài sản có dài hơn kì hạn của tài sản nợ khiến dòng tiền của tài sản có không cân xứng với dòng tiền cần để đáp ứng việc thanh toán khi đến hạn của các TSN, gây khó khăn cho ngân hàng phải lo tìm nguồn bù đắp.

Thứ hai, do sự mất cân đối trong cơ cấu tài sản. Điều này xuất phát hầu hết từ áp lực lợi nhuận ngắn hạn của cổ đông lên ban điều hành mà quên mất những nguyên tắc trong trong quản trị tài sản nợ và tài sản có. Trong danh mục tài sản của mình, NHTM đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu, trong đó quan trọng nhất là trái phiếu chính phủ và/hoặc tín phiếu kho bạc. Trái phiếu chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc mặc dù lãi suất không hấp dẫn nhưng nó lại dễ dàng cho NHTM đem đi chiết khấu tại NHTW một khi thanh khoản có vấn đề. Bất cứ NHTM nào, đặc biệt là ngân hàng nhỏ, đều hiểu điều này nhưng với tiềm lực tài chính yếu thì khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng lớn trong việc đấu thầu các trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc.

Thứ ba, cơ cấu khách hàng không hợp lý. Ngân hàng tập trung tín dụng vào một số khách hàng lớn hoặc tỷ trọng tín dụng cho một ng ành, một địa phương nào đó chiếm phần lớn trong tổng dư nợ hoặc trong tổng huy động có một khách hàng chiếm tỷ trọng lớn, khi những khách hàng này gặp khó khăn không trả nợ đúng hạn hoặc rút một cách bất ngờ thì dẫn đến RRTK.

Thứ tư, do các ngân hàng chạy theo mục tiêu lợi nhuận trước mắt nên có những chính sách cho vay quá cởi mở, dẫn đến hạ thấp các điều kiện cho vay, cho vay các khách hàng vay có điều kiện kém, hệ quả tất yếu là rủi ro tín dụng và sau rủi ro tín dụng là RRTK.


Thứ năm, do tiềm lực tài chính của các ngân hàng còn hạn chế. Vốn điều lệ là số vốn thuộc sở hữu của ngân hàng, ghi trong điều lệ của ngân hàng, được hình thành khi NHTM mới được thành lập. Nó phản ánh quy mô hay thực lực tài chính của NHTM. Nếu vốn điều lệ của NHTM càng cao, chứng tỏ ngân hàng càng có tiềm lực tài chính, ngược lại, nếu vốn điều lệ của NHTM càng ít thì quy mô hoạt động của ngân hàng càng nhỏ. Các ngân hàng nhỏ thường khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn, hoặc chỉ vay được với lãi suất cao, đặc biệt là đối với nguồn vốn vay. Có thể nói áp lực rất lớn khi các ngân hàng này phải gánh chịu chi phí cao để có thể khắc phục khó khăn trong việc giải quyết vấn đề thanh khoản. Quy mô vốn điều lệ nhỏ có thể là một trong những nguyên nhân đẩy NHTM đến tình trạng mất khả năng chi trả và phá sản khi nhu cầu thanh khoản tăng đột ngột.

Thứ sáu, RRTK là hậu quả của các rủi ro khác trong hoạt động ngân hàng. RRTK và các loại rủi ro khác có mối quan hệ mật thiết với nhau. Một tổ chức tài chính có thể mất khả năng thanh khoản nếu chỉ số tín nhiệm tín dụng của tổ chức này giảm sút, tổ chức này đối mặt với tình trạng lượng tiền ra ồ ạt không dự kiến được trước hay một sự kiện nào đó khiến cho các đối tác không muốn giao dịch hoặc cho vay đối với tổ chức đó. Nếu một đối tác vay tiền của ngân hàng có nguy cơ vỡ nợ thì ngân hàng sẽ phải huy động tiền từ những nguồn khác để thanh toán khoản đi vay của ngân hàng, bù đắp vào chi trả này. Nếu ngân hàng không có khả năng huy động tiền từ các nguồn khác để thanh toán khoản nợ thì chính ngân hàng này cũng phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ. Như vậy, RRTK gắn liền với rủi ro tín dụng. Hay trong trường hợp lãi suất và tỷ giá biến động bất lợi, NHTM khó khăn trong việc huy động vốn, lúc đó, RRTK hoàn toàn có thể xảy ra vì khả năng thanh toán của NHTM bị hạn chế.

1.1.5.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do các tài sản tài chính có tính nhạy cảm với sự biến động của lãi suất. Lãi suất thay đổi ảnh hưởng lớn tới tâm lý của người gửi tiền. Trong trường hợp lãi suất tăng, khách hàng sẽ rút tiền để gửi vào nơi có lãi suất cao hơn còn các khách hàng vay giảm tối đa việc vay mới để tránh trả lãi nhiều hơn. Trong trường


hợp lãi suất giảm thì phản ứng ngược lại. Trong cả hai trường hợp, biến động lãi suất ảnh hưởng đến cả dòng tiền gửi lẫn cho vay, cuối cùng ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Ngoài ra, việc thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng đến thị giá của tài sản tài chính đem bán và ảnh hưởng đến chi phí đi vay trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng.

Thứ hai, chính sách tiền tệ của NHTW. Để thực hiện chức năng của mình trong điều hành chính sách tiền tệ, NHTW sử dụng ba công cụ bao gồm: nghiệp vụ thị trường mở, quy định về dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá.

Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là hoạt động của NHTW mua hoặc bán cho NHTM trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc Nhà nước. Khi muốn tăng cung tiền, NHTW mua trái phiếu từ các NHTM, số tiền mà NHTW trả cho NHTM làm tăng cung tiền cho nền kinh tế đồng thời cũng làm tăng cung thanh khoản cho NHTM. Ngược lại, khi muốn giảm cung tiền, NHTW bán trái phiếu cho các NHTM, số tiền mà NHTW thu về làm giảm cung ứng tiền tệ của nền kinh tế đồng thời cũng làm giảm cung thanh khoản của NHTM.

Quy định về tỷ lệ dữ trữ bắt buộc là biện pháp điều chỉnh mà NHTW bắt buộc các NHTM phải duy trì một tỷ lệ dự trữ tiền gửi tối thiểu tại NHTW. Nếu tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cao thì sẽ làm cho nguồn cung thanh khoản của NHTM tăng và ngược lại.

Lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu là lãi suất NHTW sử dụng trong chiết khấu hoặc tái chiết khấu các giấy tờ có giá của NHTM. Nếu lãi suất này thấp, tức chi phí vay tiền từ NHTW rẻ, đây sẽ là nguồn vốn giá rẻ mà các NHTM có thể dễ dàng huy động để đáp ứng cầu thanh khoản.

Thứ ba, do chu kỳ kinh doanh của khách hàng. Theo thời vụ ở những tháng cuối năm các doanh nghiệp thường đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, quyết toán công nợ cho những doanh nghiệp khác, chi trả lương thưởng cho cán bộ nhân viên, thực hiện cam kết giải ngân cho các đối tác, giải quyết hàng tồn kho, nhập khẩu

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 13/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí