chuyển tiền kiều hối đã giúp cho thu nhập của ngân hàng tăng và ngân hàng có thể có thêm nguồn để tăng vốn, từ đó, tăng cường phòng vệ cho RRTK.
Ngoài các sản phẩm dịch vụ như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán qua biên mậu và chuyển tiền kiều hối, ngân hàng còn có sự tăng trưởng tốt ở các mảng khác như thanh toán trong nước, hoạt động thẻ.
Bảng 2.4: Doanh số thanh toán trong nước của Agribank
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
Doanh số (tỷ VND) | 6.545.702 | 7.000.586 | 6.410.284 | 7.630.148 | 8.491.024 | 9.010.000 |
Số lượng phát hành (triệu thẻ) | 8,4 | 10,584 | 12 | 15,1 | 17,3 | 19,2 |
Doanh số sử dụng thẻ (tỷ VND) | 122.009 | 153.731 | 212.074 | 237.107 | 274,8 | 302,4 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Quản Trị Rủi Ro Thanh Khoản Ở Ngân Hàng Thương Mại
- Bài Học Kinh Nghiệm Cho Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
- Cơ Cấu Tổ Chức Và Hoạt Động Của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
- Tỷ Lệ Nguồn Vốn Ngắn Hạn Được Sử Dụng Để Cho Vay Trung Hạn Và Dài Hạn
- Kết Quả Hồi Quy Nhân Tố Tác Động Tới Rrtk Tại Agribank (Biến Phụ Thuộc: Fgapr)
- Khuôn Khổ Pháp Lý Và Mô Hình Tổ Chức Quản Trị Rủi Ro Thanh Khoản Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam
Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.
Nguồn: Agribank (2016) [1] Sự tăng trưởng khá ấn tượng trong dịch vụ thanh toán phản ánh uy tín của Agribank ngày càng tăng lên trên thị trường tài chính, nhưng nguyên nhân sâu xa là do Agribank có ưu thế về mạng lưới hoạt động rất rộng, bao phủ toàn bộ nền kinh tế, tạo thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ nói chung, trong đó có dịch vụ thanh
toán trong nền kinh tế.
Những năm gần đây, hoạt động phát hành và thanh toán thẻ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự cạnh tranh khá quyết liệt, bởi đây là cách khá hiệu quả để quảng bá thương hiệu các NHTM nhưng quan trọng hơn là thông qua việc đẩy mạnh phát triển dịch vụ thanh toán thẻ giúp các NHTM mở rộng huy động nguồn cũng như tăng trưởng tín dụng trong bối cảnh thị trường tín dụng tại Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn cả về huy động nguồn lẫn cho vay.
2.2. RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
2.2.1. Thực trạng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam thông qua các chỉ tiêu đo lường
Các chỉ tiêu đo lường hiện trạng thanh khoản của Agribank bao gồm vốn
điều lệ, hệ số CAR, chỉ số trạng thái tiền mặt, chỉ số trạng thái thanh khoản, chỉ số
đo lường năng lực cho vay, chỉ số cấu trúc tiền gửi, chỉ số tín dụng so với với tiền gửi khách hàng, ROA và ROE.
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu đo lường tình trạng thanh khoản của Agribank giai đoạn 2011-2016
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
Vốn điều lệ (nghìn tỷ VND) | 21,63 | 26,08 | 26,20 | 28,84 | 29,00 | 29,00 |
CAR (%) | 7,9 | 9,49 | 9,12 | 8,00 | 9,17 | 11,05 |
Chỉ số trạng thái tiền mặt (%) | 12,63 | 10,99 | 11,54 | 9,61 | 14,41 | 9,16 |
Chỉ số chứng khoán thanh khoản (%) | 6,33 | 7,54 | 9,62 | 13,28 | 13,16 | 15,75 |
Chỉ số năng lực cho vay (%) | 77 | 78 | 76 | 72 | 71 | 81 |
Chỉ số cấu trúc tiền gửi (%) | 22 | 22 | 22 | 19 | 20 | 18 |
Chỉ số tín dụng so tiền gửi khách hàng (%) | 88 | 86 | 84 | 79 | 77 | 81 |
ROA | 1,31 | 0,40 | 0,24 | 0,23 | 0,27 | 0,34 |
ROE | 26,81 | 7,18 | 4,44 | 4,34 | 5,58 | 6,62 |
Nguồn: Agribank (2016) [1]
2.2.1.1. Về chỉ số vốn điều lệ và hệ số CAR
Vốn điều lệ có vai trò quan trọng trong bảo đảm an toàn cho ngân hàng, phòng ngừa những tổn thất khi bị thua lỗ có thể dẫn tới bị phá sản. Vì vậy, vốn điều lệ và hệ số CAR được xem là hai tiêu chí có mối quan hệ đồng biến, được sử dụng để đánh giá năng lực phòng vệ RRTK của ngân hàng. Khi vốn điều lệ tăng, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của từng ngân hàng cũng như cả hệ thống được cải thiện.
Theo quy định tại Nghị định 141/NĐ-CP (ngày 22/11/2006) thì đến năm 2010, các NHTM phải có mức vốn pháp định là 3.000 tỷ đồng. Để đáp ứng yêu cầu của Nghị định trên đây thì những năm qua, các NHTM tăng cường mở rộng quy mô, mạng lưới hoạt động.
Là một NHTM 100% vốn nhà nước, vốn điều lệ của Agribank phụ thuộc vào vốn Ngân sách cấp bổ sung. Những năm qua, Agribank đã được ngân sách cấp bổ sung với quy mô tương đối lớn nên hiện tại đây là NHTMNN có quy mô vốn điều lệ lớn, đạt 29 nghìn tỷ đồng năm 2016. Tuy vậy, so với các NHTMNN khác thì vốn điều lệ của Agribank vẫn còn thấp. Vốn điều lệ của BIDV và Vietcombank có sự tăng lên rất nhanh trong giai đoạn 2011-2016 trong khi Agribank cũng có sự tăng lên song mức tăng không cao dẫn tới kết cục là nếu như từ 2011 đến 2013 vốn điều
lệ của Agribank cao hơn so Vietcombank nhưng đến năm 2016 tức là chỉ sau đó 3 năm, vốn điều lệ của ngân hàng này cao hơn hẳn của Agribank.
Bảng 2.6: Vốn điều lệ của một số NHTMNN
Đơn vị: Nghìn tỷ đồng
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
Agribank | 21,63 | 26,08 | 26,20 | 28,84 | 29,00 | 29,00 |
BIDV | 23,012 | 23,012 | 28,11 | 28,11 | 34,19 | 34,19 |
Vietcombank | 19,69 | 23,17 | 23,17 | 26,65 | 26,65 | 35,98 |
Vietinbank | 20,30 | 26,21 | 37,23 | 37,23 | 37,23 | 37,23 |
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [134; 135; 136; 137]
Mặc dù các NHTM Việt Nam nói chung, trong đó có Agribank những năm qua đã có nhiều nỗ lực nhằm tăng vốn điều lệ, qua đó giúp tăng cường năng lực tài chính, tuy vậy có thể thấy rằng quy mô vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam còn quá nhỏ, lớn nhất trong toàn hệ thống năm 2016 là Vietinbank cũng chỉ đạt 37,23 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 1,65 tỷ USD, thấp hơn rất nhiều so quy mô vốn điều lệ của các NHTM trong khu vực cách đây trên 10 năm.
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu tài chính của các NHTM trong khu vực năm 2012
Vốn chủ sở hữu (Tr.USD) | CAR (%) | ROA (%) | ROE (%) | |
Development Bank of Singapore Limited (DBS) | 29.344 | 17,10 | 0,97 | 11,20 |
Maybank (Malaisia) | 13.760 | 17,35 | 1,20 | 16,00 |
Bankok Bank Public Company Limites (Thailand) | 8.788 | 16,21 | 1,46 | 12,84 |
Banko De Oro Unibank Inc (BDO – Philippines) | 3.771 | 19,20 | 1,20 | 11,30 |
Nguồn: Đỗ Thị Tố Quyên (2014) [4] Cho dù những năm qua, tất cả các NHTM trong nước đều đã có các chủ trương và biện pháp nhằm tăng vốn tự có của mình, song nhìn chung, việc tăng vốn này tại hầu hết các NHTM vẫn rất khó khăn. Sự khó khăn trong tăng vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam do nhiều nguyên nhân. Cụ thể: Đối với các NHTM cổ phần Nhà nước thì những khó khăn do thị trường chứng khoán kém phát triển, gây khó khăn cho công tác phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn tự có. Đối với Agriabank, do không phải là NHTMCP nên việc tăng vốn tự có hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô vốn ngân sách cấp. Trong điều kiện ngân sách những năm qua rất căng thẳng, và dự báo điều này sẽ còn kéo dài trong một số năm tiếp theo, nên khả năng tăng vốn tự
có cho ngân hàng này sẽ bị hạn chế rất nhiều.
Quy mô vốn điều lệ ở mức thấp khiến các NHTM khó khăn trong việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh cũng như an toàn kinh doanh không được bảo đảm đặt trong điều kiện thị trường quốc tế có nhiều biến động phức tạp như hiện nay. Có thể nhận thấy rõ thực trạng này thông qua xem xét hệ số CAR dưới đây.
Về lý thuyết, CAR (tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu) là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, được tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng. Tỷ lệ này thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống tài chính. Bằng tỷ lệ này người ta có thể xác định được khả năng của một NHTM thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như RRTD, rủi ro vận hành... Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được tỷ lệ này - tức là đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.
Bảng 2.8 cho thấy hệ số CAR của Agribank có sự tăng lên tương đối nhanh trong giai đoạn 2011-2016: nếu như năm 2011 hệ số này mới chỉ đạt tỷ lệ 8% thì đến năm 2016 đã đạt tỷ lệ 11,05%, hệ số này cao hơn so với các NHTMNN khác như BIDV, Vietcombank và Vietinbank.
Bảng 2.8: Hệ số CAR của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 (%)
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | |
Agribank | 8,00 | 9,49 | 9,11 | 8,00 | 9,17 | 11,05 |
Vietcombank | 11,14 | 14,63 | 13,13 | 11,61 | 11,04 | 10,21 |
BIDV | 11.07 | 9,65* | 10,23* | - | 9,81 | 10,19 |
Vietinbank | 10,57 | 10,33 | 13,17 | 10,4 | 10,6 | 10,4 |
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [134; 135; 136; 137]
Theo Tư Hoàng (2017), mặc dù hệ số CAR của Agribank năm 2016 cao hơn đối chút so với các NHTMNN khác, nhưng nếu so sánh với hệ số CAR trung bình của toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam năm 2016 là 12,8% [51] thì hệ số CAR của các NHTMNN là khá thấp (con số này có thể còn thấp hơn nữa nếu tính theo chuẩn mực Basel III) và lại càng thấp hơn nếu so sánh với hệ thống các NHTM trong khu vực (hệ số CAR của Thái Lan và Indonesia được tính theo chuẩn mực
theo Basel III lần lượt ở mức 17% và 21,4%) (Hoàng Ngọc Khanh, 2017) [9].
2.2.1.2. Chỉ số trạng thái ngân quĩ và trạng thái tiền mặt
Chỉ số trạng thái tiền mặt được đo lường bằng tỷ lệ tiền mặt của chính ngân hàng và tiền gửi tại các TCTD khác các trên tổng tài sản của ngân hàng tính tại thời điểm kết thúc năm tài chính, tiền gửi tại các TCTD (tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn); không tính đến tiền gửi tại NHNN, bởi lẽ tiền gửi thanh toán tại NHNN của các ngân hàng chiếm tỷ trọng rất nhỏ vì chủ yếu tài khoản này là tiền gửi dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng có khả năng vững vàng trong việc giải quyết các yêu cầu tức thời về tiền mặt. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao cũng là dấu hiệu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn không hiệu quả vì ngân hàng sẽ phải tốn nhiều chi phí cơ hội, điều này làm lợi nhuận ngân hàng giảm xuống. Chỉ số này được tính toán như sau:
Trạng thái tiền mặt =
Tiền mặt + Tiền gửi tại các TCTD khác
Tiền gửi của khách hàng
Chỉ số trạng thái tiền mặt của Agribank có sự biến động trong giai đoạn 2011-2016. Năm 2015 chỉ số này lại tăng lên 14,41% và năm 2016 lại giảm xuống còn 9,16%. Sự thay đổi trong chỉ số trạng thái tiền mặt tại ngân hàng này có liên quan đến những RRTK tiềm ẩn do sự tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009 cũng như khủng hoảng nợ công EU sau tháng 5/2009.
So sánh chỉ số này với các NHTMNN khác thì thấy rằng các NHTMNN khác cũng có những biến động trong chỉ số trạng thái tiền mặt nhưng không cùng chiều nhau. Nếu như giai đoạn 2011-2014 chỉ số này tại Agribank liên tục giảm xuống phản ánh thực tế nguy cơ khách hàng rút tiền gửi giảm xuống, sau đó lại tăng mạnh năm 2015 thì trái lại, Vietinbank lại tăng mạnh chỉ số này năm 2011, năm 2012 có sự giảm sâu (chỉ còn 4,76%) sau đó lại tăng lên trong các năm 2013 và 2014 và lại giảm nhẹ năm 2015. Vietcombank lại luôn duy trì chỉ số trạng thái tiền mặt khá cao, trong khi đó BIDV lại duy trì chỉ số này khá thấp, cao nhất cũng chỉ ở tỷ lệ 11,25% vào năm 2011. Các năm từ 2012 đến 2015 chỉ số này luôn ổn định trên 6%.
Bảng 2.9: Chỉ số trạng thái tiền mặt ở các NHTMNN giai đoạn 2011-2016
Đơn vị: %
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016* | |
Agribank | 12,63 | 10,99 | 11,54 | 9,61 | 14,41 | 13,25 |
Vietcombank | 19,45 | 15,96 | 19,16 | 16,85 | 14,99 | 18,82 |
BIDV | 11,25 | 6,25 | 6,91 | 6,42 | 6,38 | 8,55 |
Vietinbank | 23,97 | 4,76 | 10,82 | 10,86 | 8,91 | 15,92 |
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [134; 135; 136; 137]; *ước tính
2.2.1.3. Chỉ số chứng khoán thanh khoản
Chỉ số chứng khoán thanh khoản phản ánh tỷ lệ nắm giữ các chứng khoán có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt so với tổng tài sản “ Có” của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao, trạng thái thanh khoản của NHTM càng tốt. Chỉ số này được tính toán theo công thức sau:
Chứng khoán thanh khoản =
Chứng khoán kinh doanh + Chứng khoán sẵn sàng để bán
Tổng tài sản
Chỉ số chứng khoán thanh khoản của Agribank có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2011-2016, đặc biệt các năm 2014-2016 chỉ số này có sự tăng lên khá mạnh và đạt tỷ lệ 15,75% vào năm 2016. Sự tăng lên của chỉ số này cho thấy năng lực thanh khoản của Agribank có xu hướng được cải thiện tích cực. Tuy vậy, các kết luận này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối trong giai đoạn hiện nay khi mà thị trường chứng khoán ở Việt Nam hoạt động rất thiếu ổn định và điều này tác động rất bất lợi đến việc đa dạng hóa các giải pháp kiểm soát cung thanh khoản của hệ thống ngân hàng trong nước.
Để có đánh giá khách quan hơn, các dữ liệu so sánh về chỉ số này với các NHTMNN khác trong giai đoạn 2011-2015 được thể hiện tại bảng dưới đây.
Bảng 2.10: Chỉ số chứng khoán thanh khoản của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 (%)
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016* | |
Agribank | 6,31 | 7,69 | 9,56 | 13,28 | 13,16 | 12,12 |
Vỉetcombank | 7,29 | 17,84 | 10,05 | 8,53 | 1,40 | 10,02 |
BIDV | 7,86 | 9,87 | 10,37 | 11,38 | 10,28 | 9,95 |
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016* | |
Vietinbank | 14,12 | 14,13 | 13,86 | 13,21 | 13,98 | 14,27 |
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [134; 135; 136; 137]; *ước tính
Diễn biến chỉ số chứng khoán thanh khoản của các NHTMNN có sự khác biệt khá lớn, cụ thể: nếu như chỉ số này của Agribank có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2011-2015 thì tại Vietcombank chỉ số này có xu hướng giảm dần và chỉ còn 1,4% vào năm 2015, trong khi đó Vietinbank luôn duy trì chỉ số này khá cao còn BIDV thì chỉ số này biến động thất thường.
2.2.1.4. Chỉ số năng lực cho vay
Chỉ số năng lực cho vay của ngân hàng hay còn gọi là chỉ số tín dụng. Đây là chỉ số thanh khoản âm bởi vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản thấp nhất mà ngân hàng nắm giữ. Chỉ số này được tính toán như sau:
Dư nợ
Năng lực cho vay =
Tổng tài sản Có
Chỉ số năng lực cho vay của ngân hàng luôn duy trì ở mức khá cao trong các năm 2011-2012, sau đó có xu hướng giảm dần xuống mức 76% năm 2013, 72% năm 2014 và 71% năm 2015. Nhưng đến năm 2016 lại tăng vọt lên mức 81%.
Do hoạt động tín dụng thường đem lại mức thu nhập kỳ vọng là cao nhất, nên các NHTM phải hết sức chú trọng trong việc duy trì một tỷ lệ tín dụng hợp lý trên tổng tài sản nhằm bảo đảm hài hòa giữa khả năng thanh khoản với thu nhập của mình, bởi dư nợ tín dụng càng cao thì RRTK sẽ càng diễn biến phức tạp (diễn biến cùng chiều). Cùng với những bất ổn về kinh tế vĩ mô trong những năm gần đây nên tăng trưởng dư nợ tín dụng ngân hàng đạt ở mức khiêm tốn, phản ánh đúng thực trạng sức khỏe nền kinh tế. Bước sang năm 2016 nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế lại gia tăng, đặc biệt nhu cầu tín dụng thực hiện các chương trình kinh tế lớn của Chính phủ cho việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Tuy vậy, với chỉ số năng lực cho vay luôn duy trì ở mức cao cũng khiến ngân hàng phải đối mặt với RRTK tiềm ẩn do đây là chỉ số thanh khoản âm.
So sánh với các NHTMNN, các NHTMNN khác đều duy trì chỉ số năng lực cho vay ở mức thấp hơn đáng kể, chẳng hạn: BIDV thường duy trì ở tỷ lệ khoảng 70% trong khi đó Vietinbank duy trì ở mức khoảng xấp xỉ 64% đến 69% còn Vietcombank không quá 59%.
Bảng 2.11: So sánh chỉ số năng lực cho vay tại các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 (%)
2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016* | |
Agribank | 77 | 78 | 76 | 72 | 71 | 74 |
Vietcombank | 57,1 | 58,18 | 58,49 | 56,40 | 57,41 | 57,5 |
BIDV | 72,4 | 70,12 | 71,31 | 68,53 | 70,35 | 70,5 |
Vietinbank | 63,4 | 66,20 | 65,29 | 66,53 | 69,30 | 66,1 |
Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [134; 135; 136; 137]; *ước tính
2.2.1.5. Chỉ số cấu trúc tiền gửi
Chỉ số này cho biết cơ cấu huy động tiền gửi giao dịch so tiền gửi kỳ hạn tại NHTM chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Chỉ tiêu này được tính toán như sau:
Tiền gửi giao dịch
Cấu trúc tiền gửi =
Tiền gửi kỳ hạn
Chỉ số này càng cao cho thấy tính thanh khoản của ngân hàng càng tốt, tức là mức độ RRTK càng thấp. Chỉ số cấu trúc tiền gửi của Agribank tương đối cao và ổn định trong giai đoạn 2011-2013, nhưng những năm gần đây thì chỉ số này đang có xu hướng giảm dần: Đạt tỷ lệ 10% (năm 2014), tăng nhẹ lên mức 20% (năm 2015) nhưng năm 2016 lại giảm xuống chỉ còn 18%. Sự thiếu ổn định trong chỉ số cấu trúc tiền gửi của Agribank những năm qua phản ánh thực trạng những nguy cơ tiềm ẩn RRTK của ngân hàng này bởi tiền gửi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu phần cung thanh khoản của NHTM và sự thiếu ổn định của cấu phần quan trọng này luôn tiềm ẩn nguy cơ RRTK cho ngân hàng.
2.2.1.6. Chỉ số tín dụng so với tiền gửi khách hàng (LDR)
Chỉ số tín dụng so với tiền gửi của khách hàng được xác định bằng cách lấy tổng các khoản cho vay trên tổng tiền gửi tại các TCTD. Chỉ số này dùng để đánh giá các NHTM đã sử dụng tiền gửi khách hàng để cung ứng tín dụng với tỷ lệ bao