Tỷ Lệ Nguồn Vốn Ngắn Hạn Được Sử Dụng Để Cho Vay Trung Hạn Và Dài Hạn


nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này càng cao, khả năng thanh khoản càng thấp và mức độ RRTK càng cao. Tỷ lệ mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về thanh khoản dựa trên tiền đề cho rằng tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của ngân hàng. Vì thế, khi tỉ lệ LDR tăng thì tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi một cách tương ứng. Chỉ số này được xác định như sau:

Dư nợ

LDR =

Tiền gửi khách hàng

Chỉ số LDR của Agribank diễn biến không ổn định trong giai đoạn 2011- 2016. Mặc dù tỷ lệ này giảm dần trong giai đoạn 2011-2013, song vẫn cao hơn giới hạn quy định của Thông tư 13/2010/TT-NHNN (ngày 20/5/2010). Các năm 2014 và 2015 chỉ số này giảm xuống dưới giới hạn quy định của NHNN, song đến năm 2016 thì chỉ số này lại vượt giới hạn quy định. Như vậy có thể thấy rằng Agribank nhìn chung chưa tuân thủ tốt quy định của NHNN về tỷ lệ cho vay so vốn huy động, điều này tiềm ẩn nguy cơ RRTK cho ngân hàng.

Không chỉ Agribank mới vi phạm quy định giới hạn cho vay của NHNN mà các NHTMNN khác cũng vi phạm, thậm chí nghiêm trọng. Cụ thể: BIDV thường xuyên vi phạm quy định này với tỷ lệ vượt mức giới hạn rất cao.

Bảng 2.12: Chỉ số LDR của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 (%)


Ngân hang

2011

2012

2013

2014

2015

2016*

Agribank

88

86

84

79

77

82,8

BIDV

122,2

111,9

115,3

97,2

102,1

109,74

Vietcombank

86,7

79,3

80,6

70,9

70,1

77,52

Vietinbank

114,0

115,3

102,3

94,3

100,3

105,24

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - 14

Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTMNN [134; 135; 136; 137]; *ước tính

2.2.1.7. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn

Trước năm 2015 doanh số cho vay trung dài hạn luôn lớn hơn so với doanh số huy động vốn trung dài hạn của ngân hàng này, một số năm sự chênh lệch này là khá lớn, chẳng hạn: Năm 2011, con số chênh lệch này lên tới 64.540 tỷ đồng, tức là ngân hàng sẽ phải sử dụng 64.540 tỷ đồng vốn huy động ngắn hạn chuyển sang cho vay trung dài hạn, chiếm xấp xỉ 18,6% tổng huy động ngắn hạn cùng năm của ngân


hàng này. Mặc dù năm 2012 con số chênh lệch giảm xuống chỉ còn – 33.884 tỷ đồng (chiếm khoảng 8,36% tổng huy động ngắn hạn cùng năm) nhưng năm 2013 thì con số chênh lệc lại tăng lên – 40.002 tỷ đồng (nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 8,26% tổng huy động ngắn hạn cùng năm của ngân hàng). Năm 2014 con số chênh lệch giảm xuống chỉ còn 21.899 tỷ đồng và các năm 2015 và 2016 chênh lệch dương, tức là huy động vốn trung dài hạn vượt doanh số cho vay trung dài hạn. Do dư nợ tín dụng có chỉ số thanh khoản âm cho nên với việc Agribank trong một giai đoạn tương đối dài doanh số cho vay trung dài hạn luôn vượt doanh số huy động vốn trung dài hạn nên tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro kỳ hạn và RRTK cho ngân hàng.

Bảng 2.13: Một số chỉ tiêu cho vay tại Agribank giai đoạn 2011-2016


Chỉ tiêu

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Cho vay trung, dài hạn (A)

162.081

169.029

182.906

196.780

229.552

293.987

Huy động vốn trung dài hạn (B)

97.541

135.145

142.094

174.881

236.467

320.294

Chênh lệch

-64.540

-33.884

-40.002

-21.899

6.915

26.307

Nguồn: Agribank (2016) [1]

Bảng 2.14: Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2012-2016 (%)

Loại hình TCTD

2012

2013

2014

2015

2016

NHTMNN

21,45

23,06

25,02

n.a

n.a

NHTMCP

17,6

19,05

21,35

n.a

n.a

Toàn hệ thống

17,16

17,4

20,15

31

34,51

Nguồn: Hồ Lê (2017) [8]

Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn của các NHTM Việt Nam những năm qua là khá cao và có xu hướng tăng dần, trong đó đặc biệt là các NHTMNN luôn có tỷ lệ này cao hơn so với các NHTMCP. Tuy vậy, với Agribank thì tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn là không cao, năm cao nhất là 2011 thì tỷ lệ này cũng chỉ trên 18%, các năm sau đó chỉ khoảng 8% và năm 2015 và 2016 thì huy động vốn trung dài hạn vượt doanh số cho vay trung dài hạn của ngân hàng này, trong khi đó tỷ lệ này trong toàn hệ thống


vẫn có xu hướng ngày càng gia tăng4, đặc biệt là khối các NHTMCP thì tỷ lệ trung bình trong năm 2016 lên tới khoảng 40% (Thúy Hà, 2017) [46].

Các phân tích trên đây cho thấy rằng Agribank đã chú trọng kiểm soát rủi ro kỳ hạn thông qua việc chú trọng kiểm soát chặt chẽ các dự án cho vay trung dài hạn gắn với việc triển khai các giải pháp nhằm tăng cường huy động nguồn vốn trung dài hạn, qua đó giúp kiểm soát các nguy cơ tiềm ẩn RRTK cho ngân hàng.

2.3.4.8. Chỉ số ROA và ROE

Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE đo lường tính lành mạnh trong hoạt động của một ngân hàng, phản ánh lợi nhuận kiếm được từ một đơn vị vốn đầu tư. Chỉ tiêu này được tính theo công thức lấy lợi nhuận ròng chia cho vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Chỉ tiêu này rất có ý nghĩa đối với các cổ đông hiện hữu cũng như tương lai của các NHTMCP.

Bảng 2.15: Hệ số ROE của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 (%)


Ngân hàng

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Agribank

12,40

7,18

4,44

4,34

5,58

6,62

Vietcombank

6,69

10,45

10,33

10,64

11,80

14,20

BIDV

13,12

12,38

12,64

14,98

15,57

14,70

Vietinbank

6,91

18,35

10,74

10,41

10,24

10,90

Nguồn: [131; 134; 135; 136; 137]

Hệ số ROE của Agribank diễn biến khá thất thường trong giai đoạn 2011- 2016: năm 2011 hệ số này rất cao, lên tới 26,81% năm 2011 nhưng sau đó lại giảm sâu, chỉ còn ở mức 4,44% vào năm 2013 và 4,34% năm 2014, các năm 2015 và 2016 lại có xu hướng tăng nhẹ lên mức 5,58% năm 2015 và 6,62% năm 2016, nhưng vẫn thấp hơn đáng kể so với năm 2009 (đạt mức 9,5%).

Nếu so sánh hệ số này với các NHTMNN khác thì thấy rằng: ngoại trừ 2011 hệ số ROE của Agribank tương đương so với các NHTMNN khác, giai đoạn 2012- 2016, ROE của Agribank thấp hơn đáng kể so với các NHTMNN còn lại.



4 Theo Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng công bố tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2017 thì hiện nay tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm khoảng 53% tổng dư nợ tín dụng trong khi nguồn vốn huy động trung dài hạn toàn hệ thống TCTD chỉ chiếm khoảng 15% (Mai Ngọc, 2017) [19].


Nếu so sánh với khối NHTMCP trong giai đoạn 2011-2016 thì có thể thấy: ROE của Agribank vẫn thấp hơn đáng kể so với một số NHTMCP như ACB, MB, SHB, VPBank.

Nếu so sánh với hệ số ROE của các NHTM trong khu vực cùng năm 2012 thì có thể thấy ROE của Agribank rất thấp.

Nếu xét trên góc độ lợi nhuận so sánh với vốn chủ sở hữu thì hiệu quả kinh doanh của Agribank chưa cao, đặc biệt là các năm 2013 và 2014, hệ số ROE của Agribank suy giảm xuống mức quá thấp. Cho dù những năm gần đây thì hệ số này đang có xu hướng được cải thiện dần, song vẫn ở ngưỡng khá thấp so mức trung bình toàn ngành (ROE trung bình toàn hệ thống NHTM Việt Nam năm 2013 đạt mức 9,03%, năm 2014 đạt 9,28%). Tuy vậy, trong điều kiện RRTK của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn diễn biến phức tạp, nợ xấu của Agribank chưa được xử lý triệt để thì việc duy trì hệ số ROE ở mức thấp như hiện nay là rất cần thiết nhằm kiểm soát tốt RRTK của ngân hàng.

Bảng 2.16: Hệ số ROE của một số NHTMCP giai đoạn 2011-2016 (%)


Ngân hàng

2011

2012

2013

2014

2015

2016*

ACB

26,81

6,21

6,61

7,68

8,09

11,10

ABB

6,69

8,14

2,45

2,05

1,58

4,18

Bắc Á

-

1,43

5,83

6,65

7,19

5,18

Bảo Việt

6,91

2,89

3,33

-

-

-

Bản Việt

9

6,31

3,20

4,89

1,61

5,03

Đông Á

16,29

9,45

5,57

0,48

-

-

Eximbank

24,25

13,53

4,49

0,40

0,30

-

HD Bank

26,34

6,04

2,40

5,38

6,71

6,05

Liên Việt Post Bank

14,81

11,74

7,78

6,30

4,60

9,05

MB

22,04

18,03

15,09

15,11

10,84

16,20

Maritime bank

7,73

2,49

3,51

1,51

0,85

3,22

NCB

5,16

0,06

0,56

0,25

0,20

0,22

Sacombank

13,71

7,47

13,34

12,21

6,22

10,59

SGB

9,17

8,39

4,94

5,19

1,27

5,79

SCB

-

0,56

0,33

0,68

0,52

0,52

SHB

12,91

17,75

8,21

7,55

7,07

10,70

Techcombank

25,27

5,76

4,72

7,22

9,29

10,45

TPB

10,82

3,50

10,29

12,65

11,71

9,79

VIB

7,81

6,23

1,02

6,15

6,05

5,45



Ngân hàng

2011

2012

2013

2014

2015

2016*

Việt Á Bank

6,84

4,64

1,67

1,29

2,09

3,72

VP Bank

13,32

10,66

13,17

13,96

17,89

13,80

Nguồn: [131; 134; 135; 136; 137] và tính toán của NCS Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA)

ROA được dùng để đo lường số lợi nhuận ròng thu được trên mỗi đơn vị tài sản – thể hiện khả năng sử dụng linh hoạt các khoản mục tài sản. Chỉ tiêu này được tính toán theo công thức lấy lợi nhuận ròng chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Chỉ tiêu này giúp xác định hiệu quả kinh doanh, mức độ sử dụng hợp lý tài sản. ROA càng cao cũng thể hiện mức độ rủi ro càng lớn.

Bảng 2.17: Hệ số ROA của các NHTMNN giai đoạn 2011-2016 (%)


Ngân hàng

2011

2012

2013

2014

2015

2016

Agribank

1,31

0,40

0,24

0,23

0,27

0,34

Vietcombank

0,78

1,39

1,22

1,02

1,01

0,90

BIDV

1,04

0,89

0,96

1,14

0,93

0,67

Vietinbank

0,85

1,62

1,34

1,1

0,94

1,0

Nguồn: [131; 134; 135; 136; 137]

ROA của Agribank khá cao năm 2011 nhưng các năm sau đó lại có sự sụt giảm rất mạnh: Năm 2012 giảm mạnh chỉ còn 0,4%, năm 2013 tiếp tục sụt giảm chỉ còn 0,24% và năm 2014 chỉ còn đạt 0,23%. Năm 2015 tăng nhẹ lên mức 0,27% và năm 2016 tăng lên mức 0,34%.

Nếu so sánh hệ số này với các NHTMNN khác trong cùng giai đoạn thì có thể nhận thấy hệ số ROA của Agribank là thấp hơn đáng kể. Cụ thể: Năm 2016 Agribank chỉ đạt 0,34% thì BIDV đạt 0,67%, Vietcombank đạt 0,90% còn Vietinbank đạt tới 1,0%...

Nếu so sánh hệ số này với các NHTMCP khác cũng có thể thấy hệ số ROA của Agribank thấp hơn đáng kể so với một số NHTMCP như ACB, Eximbank, HD Bank, LienvietpostBank, Sacombank, VIB, VP Bank…

Như vậy, cũng tương tự như phân tích hệ số ROE thì hệ số ROA của Agribank thấp hơn đáng kể so với hầu hết các NHTM và mức trung bình chung toàn hệ thống NHTM trong nước (hệ số ROA trung bình chung toàn hệ thống


NHTM trong nước năm 2013 đạt 0,67% và năm 2014 đạt 0,84%) điều này phản ánh một thực trạng chung đó là hiệu quả kinh doanh chung của Agribank khá thấp trong những năm qua. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Agribank khá thấp trong những năm gần đây có sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có một nguyên nhân quan trọng đó là RRTK chi phối. Rõ ràng là với việc lựa chọn chiến lược quản trị RRTK kết hợp, trong đó chủ yếu vẫn là dựa vào vay nợ từ NHNN và vay nợ trên thị trường khiến ngân hàng chịu những tổn thất đáng kể trong những giai đoạn lãi suất thị trường tăng lên, đặc biệt là lãi suất liên ngân hàng và khi lãi suất huy động nguồn cho nhu cầu thanh khoản tăng lên trong một số năm trước đây đã làm xói mòn lợi nhuận của ngân hàng.

Bảng 2.18: Hệ số ROA của các NHTMCP giai đoạn 2011-2016 (%)


Ngân hàng

2011

2012

2013

2014

2015

2016*

ACB

1,31

0,59

0,62

0,68

0,63

0,88

ABB

0,78

1,15

0,32

0,22

0,18

0,43

Bắc Á

-

0,17

0,50

0,61

0,71

0,96

Bảo Việt

0,85

0,92

0,84

-

-

-

Bản Việt

0,44

1,33

0,59

0,80

0,25

0,5

Đông Á

1,55

1,12

0,57

0,04

-

-

Sea Bank

-

0,09

0,25

0,14

0,14

0,39

Eximbank

1,65

1,68

0,49

0,04

0,05

0,30

HD Bank

1,07

0,81

0,26

0,62

0,74

1,01

Kiên Long

2,62

2,52

1,84

1,01

0,84

1,64

Liên Việt

2,14

1,46

0,83

0,53

0,39

1,71

MB

1,71

1,76

1,68

1,58

1,46

1,72

Maritime Bank

0,67

0,23

0,37

0,16

0,15

0,55

Nam Á Bank

1,43

1,51

0,64

0,65

0,71

0,95

NCB

0,78

0,02

0,08

0,03

0,02

0,56

Sacombank

1,35

0,90

1,85

1,49

0,72

0,97

SGB

1,89

2,65

1,55

1,40

0,31

0,78

SCB

-

0,05

0,03

0,05

0,04

0,45

SHB

1,23

1,57

0,70

0,60

0,50

0,78

Techcombank

1,9

0,57

0,55

0,81

1,06

1,31

TPB

1,44

0,77

1,19

1,04

0,82

1,07

VIB

0,66

1,09

0,14

0,80

0,78

1,03

Việt Á

1,3

0,86

0,33

0,17

0,28

0,53

VP Bank

1,12

0,92

1,12

0,99

1,60

1,85

PVCOM Bank

-

-

0,03

0,15

0,07

-

Nguồn: [131; 134; 135; 136; 137] và tính toán của NCS


Việc đánh giá thực trạng RRTK của Agribank thông qua các chỉ tiêu gặp phải nhược điểm cố hữu là các biến số chưa được xem trong mối quan hệ động. Hơn nữa, các biến số kiểm soát chưa được xem xét cụ thể. Để đánh giá RRTK của ngân hàng tốt hơn, nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy.

2.2.2. Thực trạng rủi ro thanh khoản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông qua mô hình hồi quy

2.2.2.1. Lựa chọn mô hình hồi quy

Các mô hình nghiên cứu để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến RRTK bao gồm cả các nhân tố khách quan là các nhân tố kinh tế vĩ mô và các nhân tố đặc trưng nội tại của ngân hàng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này hầu hết đều sử dụng cách tiếp cận RRTK thông qua các tỷ lệ thanh khoản, mà như đã được chứng minh ở trên là không đủ để ước lượng được hết rủi ro. Dựa theo gợi ý của Saunders và Cornett (2006), Luận án sử dụng phương pháp ước lượng RRTK thông qua khe hở tài trợ [124]. Khi nghiên cứu về tình hình thanh khoản của Agribank vì quy mô hoạt động của các chi nhánh trong ngân hàng là rất lớn, nhiều khi tương đương với một NHTM, nên trong nghiên cứu này sẽ đánh giá mức độ RRTK tại 25 chi nhánh, từ đó sẽ cho phép ước lượng mức độ RRTK của toàn hệ thống. Để xác định nhân tố ảnh hưởng đến RRTK, nghiên cứu lựa chọn các biến dựa trên mô hình của Chung (2009), sau đó tiến hành bổ sung hoặc lược bỏ một số biến cho phù hợp với tình hình Việt Nam nói chung cũng như tại Agribank nói riêng [89]. Mặc dù mô hình

của Chung (2009) cho chỉ số R2 khá khiêm tốn (0,205) chứng tỏ rằng các nhân tố

trong mô hình chỉ giải thích được 20,5% biến phụ thuộc của RRTK. Tuy nhiên, xét về mức độ trọng yếu của biến và những kết quả đạt được về mức ý nghĩa của các biến độc lập trong kết quả hồi quy, Luận án cho rằng mô hình này là chấp nhận được. Những biến được sử dụng để chạy trong mô hình của Chung (2009) bao gồm:

Biến phụ thuộc: RRTK được đo lường bằng tỷ lệ khe hở tài trợ.

Biến độc lập: gồm có hai nhóm biến:

+ Nhóm biến nội tại chi nhánh ngân hàng bao gồm: quy mô Chi nhánh, tỷ số cho vay trên tổng tài sản, vốn vay bên ngoài


+ Nhóm biến kinh tế vĩ mô bao gồm: tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ lạm phát, tốc độ tăng cung tiền M2.

Về quá trình thêm biến, dựa trên các lý thuyết kinh tế và sự hiện hữu của dữ

liệu, tác giả quyết định đưa các biến sau vào mô hình:

- Tỷ số cho vay trên tổng tài sản: Theo nghiên cứu của Angora và Roulet (2011), tỷ số này tỷ lệ thuận với RRTK. Vì việc đo lường RRTK của ngân hàng thông qua việc sử dụng khe hở thanh khoản, tức chênh lệch giữa các khoản tiền cho vay và tiền gửi, mà trong cho vay thì cho vay khách hàng là khoản mục chiếm chủ yếu nên việc đánh giá cho vay khách hàng có ảnh hưởng đến RRTK không là rất cần thiết [62].

Dựa trên mô hình đề xuất đã đưa ra, nghiên cứu hồi quy mô hình như sau:


Trong đó FGAPR là biến phụ thuộc dùng để đo lường RRTK của chi nhánh i tại 1

Trong đó:

FGAPR là biến phụ thuộc dùng để đo lường RRTK của chi nhánh i tại năm t; là hạng từ nhiễu

Các biến giải thích trong mô hình bao gồm:

- Nhóm nhân tố chủ quan: sự phụ thuộc nguồn tài trợ bên ngoài (EFD), tỷ lệ cho vay khách hàng (TLA), tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE);

- Nhóm nhân tố khách quan: tăng trưởng kinh tế GDP, tốc độ lạm phát CPI và tăng trưởng cung tiền M2.

2.2.2.2. Giải thích các biến trong mô hình hồi quy

a. Nhóm nhân tố chủ quan

- Sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài (EFD)

Nguồn vốn vay bên ngoài cũng là một nguồn rất quan trọng để tài trợ cho các khoản thiếu hụt thanh khoản của ngân hàng.

Công thức tính tỷ lệ vốn vay bên ngoài là:


Hụt thanh khoản của ngân hàng Công thức tính tỷ lệ vốn vay bên ngoài là 3

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2023