Nhóm Các Nguyên Tắc Về Hệ Thống Quản Trị Rủi Ro Thanh Khoản


Có lỏng chất lượng cao (high quality liquid assets) để vượt qua những tình huống khó khăn, kể cả trong tình huống có sự tổn thất lớn của cả nguồn vốn bảo đảm lẫn nguồn vốn không bảo đảm.

ii. Nhóm các nguyên tắc về hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản


(2) Nguyên tắc 2: Ngân hàng phải công bố mức độ chấp nhận rủi ro thanh khoản của mình theo chiến lược kinh doanh cũng như phù hợp với vị thế của ngân hàng trong hệ thống tài chính quốc gia.

(3) Nguyên tắc 3: Ban lãnh đạo cấp cao trong ngân hàng có trách nhiệm xây dựng chiến lược, chính sách và cơ chế quản lý rủi ro thanh khoản phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Hội đồng quản trị là đơn vị rà soát, phê duyệt và giám sát quá trình thực hiện các cơ chế đó.

(4) Nguyên tắc 4: Ngân hàng phải đưa các yếu tố chi phí thanh khoản cũng như tính toán lợi nhuận và rủi ro thanh khoản vào trong quá trình xác định giá bán dịch vụ, trong đánh giá hiệu quả và phát triển sản phẩm mới đối với tất cả các mảng hoạt động quan trọng của ngân hàng.

iii. Nhóm nguyên tắc về tính toán, đo lường và quản lý rủi ro thanh khoản


(5) Nguyên tắc 5: Ngân hàng phải trang bị cho mình một hệ thống xác định, tính toán, đo lường, giám sát và kiểm soát hiệu quả rủi ro thanh khoản. Hệ thống này phải đảm bảo tính toán được dự báo dòng tiền từ lượng tài sản Có, tài sản Nợ cũng như các khoản mục ngoại bảng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 277 trang tài liệu này.

(6) Nguyên tắc 6: Hệ thống quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng cần có khả năng thực hiện quản lý mức độ rủi ro thanh khoản cũng như nhu cầu vốn của bản thân và giữa các đơn vị kinh doanh nội bộ với nhau.

(7) Nguyên tắc 7: Chính sách quản lý nguồn vốn phải đa dạng hóa về loại vốn và kỳ hạn vốn. Đồng thời, phải chủ động, linh hoạt trong công tác quản lý vốn đảm bảo có quyết định lựa chọn thị trường vốn phù hợp, mối quan hệ bền chặt và khả năng huy động vốn nhanh trong trường hợp cần thiết.

Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam theo hiệp ước Basel - 8

(8) Nguyên tắc 8: Quản lý rủi ro thanh khoản phải đảm bảo quản lý được trạng thái thanh khoản và rủi ro thanh khoản ngay trong một ngày giao dịch.


(9) Nguyên tắc 9: Ngân hàng phải hoàn toàn kiểm soát được tình trạng tài sản bảo đảm mình đang nắm giữ, phân biệt rõ ràng giữa tài sản bảo đảm riêng và tài sản bảo đảm chung.

(10) Nguyên tắc 10: Trong quản lý rủi ro thanh khoản cần thiết phải tiến hành thường xuyên các bài Kiểm tra phản ứng khủng hoảng (stress test) nhằm xác định khả năng và nguy cơ xảy ra đổ vỡ thanh khoản.

(11) Nguyên tắc 11: Ngân hàng phải lập cho mình một Kế hoạch dự phòng huy động vốn (Contingency Funding Plan) nhằm chỉ rõ phương thức giải quyết các vấn đề thiếu thanh khoản khẩn cấp.

(12) Nguyên tắc 12: Ngân hàng phải luôn đảm bảo cho mình có một lớp Đệm tài sản đảm bảo riêng chất lượng cao đóng vai trò như khoản bảo hiểm cho các tình huống căng thẳng thanh khoản. Những tài sản này tuyệt đối không được sử dụng trong việc huy động vốn mở rộng (ví dụ: chứng khoán hóa…)

iv. Nhóm nguyên tắc về công bố thông tin


(13) Nguyên tắc 13: Ngân hàng phải định kỳ công bố thông tin về bản thân mình để công chúng biết về trạng thái thanh khoản cũng như năng lực quản trị rủi ro thanh khoản.

v. Nhóm nguyên tắc về giám sát (đối với các cơ quan giám sát ngân hàng)


Nguyên tắc 14, Nguyên tắc 15, Nguyên tắc 16 và Nguyên tắc 17: Cơ quan giám sát ngân hàng phải thường xuyên đánh giá, theo dõi trạng thái thanh khoản cũng như hiệu quả của khuôn khổ quản lý rủi ro thanh khoản của các ngân hàng. Trong trường hợp ngân hàng có thiếu hụt thanh khoản, cần can thiệp ngay và yêu cầu ngân hàng phải có các biện pháp khắc phục. Để tạo minh bạch thông tin, cơ quan giám sát cần có kênh thông tin liên lạc, trao đổi thường xuyên với các cơ quan chức năng khác có thẩm quyền.

(ii) Trụ cột thứ hai: Quy trình rà soát, giám sát


Trụ cột thứ hai của Hiệp ước mới về vốn dựa trên một loạt các hướng dẫn chi tiết, trong đó nêu rõ sự cần thiết về phía ngân hàng phải đánh giá vốn trong mối tương quan với mức độ rủi ro chung của mình, và về phía cơ quan thanh tra, giám


sát phải xem xét kết quả đánh giá này và có những biện pháp thích hợp trong trường hợp cần thiết. Mục đích của việc này là nhằm không những đảm bảo ngân hàng có đủ vốn để bù đắp rủi ro trong hoạt động kinh doanh, mà còn khuyến khích ngân hàng xây dựng và áp dụng các kỹ thuật quản lý rủi ro tốt hơn.

Cơ quan thanh tra cần thẩm định mức độ chính xác trong kết quả đánh giá của ngân hàng về nhu cầu vốn so với rủi ro, đồng thời có biện pháp can thiệp khi cần thiết. Quan hệ tương tác qua lại như vậy sẽ góp phần tăng cường hơn nữa đối thoại tích cực giữa ngân hàng và cơ quan quản lý, từ đó có thể nhanh chóng xác định những vấn đề tiềm ẩn và nhanh chóng áp dụng những biện pháp cần thiết để giảm rủi ro hoặc khôi phục nguồn vốn.

Ngoài nội dung quan trọng của Trụ cột thứ hai là đánh giá việc tuân thủ thường xuyên các chuẩn mực tối thiểu và yêu cầu công bố thông tin đối với ngân hàng, có 3 lĩnh vực khác cần chú ý: những loại rủi ro chưa được giải quyết tại Trụ cột thứ nhất (Ví dụ: rủi ro tập trung tín dụng); những yếu tố chưa được đề cập đến tại Trụ cột thứ nhất (Ví dụ: rủi ro lãi suất, rủi ro chiến lược); và những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến ngân hàng (Ví dụ: tác động của chu kỳ kinh doanh).

Hoạt động giám sát theo quy định tại Trụ cột thứ hai cần đảm bảo tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc thứ nhất


Ngân hàng cần đặt ra quy trình đánh giá mức vốn của ngân hàng trong mối tương quan với những rủi ro tiềm ẩn, đồng thời có chiến lược duy trì mức vốn tối thiểu đó. Quy trình nói trên có 5 điểm chính:

Hoạt động giám sát của HĐQT và ban lãnh đạo cấp cao của ngân hàng;

Đánh giá thận trọng mức vốn tối thiểu;

Đánh giá toàn diện các loại hình rủi ro;

Chế độ kiểm tra và báo cáo;

Đánh giá của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Nguyên tắc thứ hai


Cơ quan thanh tra phải định kỳ thường xuyên đánh giá chính sách của ngân hàng về vốn, sự tuân thủ của ngân hàng đối với các tỷ lệ vốn pháp định. Cơ quan thanh tra cũng phải kịp thời áp dụng các biện pháp cần thiết nếu phát hiện những bất cập trong quá trình đánh giá.

Nguyên tắc thứ ba


Căn cứ vào đặc điểm cụ thể của thị trường, cơ quan thanh tra được quyền yêu cầu ngân hàng duy trì vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định.

Nguyên tắc thứ tư


Cơ quan thanh tra cần can thiệp sớm nhằm ngăn ngừa tình trạng vốn của ngân hàng giảm xuống thấp hơn mức tối thiểu. Tuỳ từng điều kiện cụ thể mà cơ quan thanh tra có thể cân nhắc áp dụng các công cụ như tăng cường giám sát trực tiếp ngân hàng, giới hạn chi trả cổ tức, yêu cầu ngân hàng xây dựng kế hoạch khôi phục lại mức vốn tối thiểu theo quy định hoặc buộc ngân hàng phải tăng vốn ngay.

Nguyên tắc thứ năm


Cơ quan thanh tra phải đảm bảo thực hiện chức năng giám sát của mình theo quy định tại Trụ cột thứ hai một cách minh bạch và với trách nhiệm cao. Các tiêu chí mà cơ quan thanh tra sử dụng để đánh giá ngân hàng cần được công khai. Ngay cả khi yêu cầu một ngân hàng duy trì mức vốn cao hơn mức tối thiểu theo quy định, cơ quan thanh tra cũng cần nêu rõ lý do.

(iii) Trụ cột thứ ba: Nguyên tắc thị trường


Mục đích của Trụ cột thứ ba “Nguyên tắc thị trường” trong bản Hiệp ước mới là nhằm bổ sung cho các yêu cầu về vốn tối thiểu tại trụ cột thứ nhất và về vai trò của cơ quan thanh tra ở trụ cột thứ hai. Một đặc điểm quan trọng của Hiệp ước mới về vốn là các ngân hàng được trao nhiều quyền chủ động hơn trong việc xác định nhu cầu vốn của mình dựa trên các hệ thống đánh giá nội bộ. Do vậy, nguyên tắc thị trường trong trụ cột thứ ba của bản Hiệp ước mới sẽ giúp các thành viên tham gia thị trường có điều kiện đánh giá tốt hơn thông tin về mức độ rủi ro và quy mô vốn của ngân hàng, qua đó tạo điều kiện để ngân hàng và cơ quan thanh tra


quản lý rủi ro hiệu quả hơn, nâng cao hơn nữa mức độ ổn định của từng ngân hàng nói riêng và của hệ thống ngân hàng nói chung.

Yêu cầu chung về công bố thông tin


Cơ quan thanh tra giám sát từng nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp khác nhau để bắt buộc các ngân hàng thực hiện yêu cầu công bố thông tin quy định tại bản Hiệp ước Basel II. Nội dung của từng biện pháp cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, ví dụ như: vị thế pháp lý của cơ quan thanh tra từng nước, thực trạng hoạt động công khai thông tin của ngân hàng nước đó…

Các yêu cầu về công bố thông tin không mâu thuẫn với chuẩn mực kế toán hiện hành. Ví dụ: đối với những thông tin phải công khai theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán hoặc theo yêu cầu của một cơ quan có thẩm quyền khác thì ngân hàng có thể sử dụng chính những thông tin này để đáp ứng yêu cầu tại trụ cột thứ ba của Basel II. Khi đó, ngân hàng chỉ cần nêu rõ những khác biệt đáng kể giữa thông tin công khai theo yêu cầu của Basel II và của các cơ quan chức năng khác.

Thông tin cần được công bố theo định kỳ nửa năm, trừ một số trường hợp, ví dụ như: Các thông tin mang tính chất định tính nhằm trình bày khái quát về mục tiêu và chính sách quản lý rủi ro của ngân hàng, về hệ thống báo cáo, công bố định kỳ hàng năm,…Các ngân hàng hoạt động trên phạm vi quốc tế và các ngân hàng quy mô lớn khác phải công khai thông tin về vốn cấp 1 và các tỷ lệ vốn tối thiểu theo định kỳ hàng quý.

Nếu một số thông tin cần công khai theo yêu cầu tại Trụ cột thứ ba lại mang tính chất độc quyền hay tuyệt mật, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến vị thế và hoạt động của ngân hàng thì ngân hàng không cần thiết phải công bố chi tiết về những thông tin đó. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn phải cung cấp những thông tin chung có liên quan, đồng thời giải thích rõ lý do không thực hiện theo yêu cầu của Basel II.

Yêu cầu cụ thể về công bố thông tin


Theo Hiệp ước Basel II, để tăng cường hơn nữa vai trò của thị trường trong việc đảm bảo hoạt động an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng, Uỷ ban


Giám sát ngân hàng yêu cầu các ngân hàng phải công khai thông tin về cơ cấu vốn, mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng và chính sách quản lý rủi ro, các biện pháp hạn chế rủi ro… Đối với từng nội dung thông tin cần công khai, Uỷ ban Giám sát ngân hàng lại đưa ra những yêu cầu khác nhau mang tính chất định lượng và định tính.

Ví dụ, đối với cơ cấu vốn, ngân hàng phải nêu:


Về mặt định tính: thông tin tóm tắt về đặc điểm cơ bản của các công cụ vốn.


Về mặt định lượng:


Vốn cấp 1, trong đó công khai thông tin riêng về từng khoản mục.

Tổng vốn cấp 2 và cấp 3; Các khoản phải trừ khỏi vốn cấp 1 và cấp 2.

Tổng giá trị vốn đủ tiêu chuẩn.

Tóm lại, Hiệp ước Basel II đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của các yêu cầu về vốn và trong nhận thức về thanh tra giám sát các ngân hàng lớn. Những thay đổi này vượt ra khỏi phạm vi các tổ chức hoạt động ngân hàng lớn, và vì vậy, tạo ra sự quan tâm của các thành viên tham gia thị trường khác nhau.

1.2.2.3. Nội dung quản trị rủi ro trong kinh doanh của NHTM theo Hiệp ước Basel III

Hiệp ước Basel III sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Hiệp ước Basel II trong đó tăng cường yêu cầu về vốn của ngân hàng và giới thiệu các yêu cầu mới quy định về tính thanh khoản ngân hàng và đòn bẩy ngân hàng. Tổ chức OECD ước tính rằng việc thực hiện Basel III sẽ giảm tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm khoảng từ 0,05% - 0,15%. Các tiêu chuẩn vốn và các vùng đệm vốn mới sẽ đòi hỏi ngân hàng giữ vốn nhiều hơn và có chất lượng vốn cao hơn so với mức vốn theo quy định hiện hành của Hiệp ước Basel II. Một số nội dung sửa đổi, bổ sung trong Hiệp ước Basel III như sau:

(i) Tỷ lệ cổ phần phổ thông


Cải cách lần này của Ủy ban Basel đã tăng tỷ lệ cổ phần phổ thông (common equity - ở một số nước có thể coi là vốn điều lệ) tối thiểu từ 2% lên đến 4,5% trên


tổng tài sản Có của ngân hàng. Trong khi đó, yêu cầu về tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu (bao gồm cổ phần phổ thông và các công cụ tài chính có giá khác) cũng tăng từ 4% lên đến 6%; tỷ lệ tổng nguồn vốn tối thiểu được giữ nguyên ở mức 8% trên tổng tài sản Có của ngân hàng. Quy định này của Basel III sẽ giúp các ngân hàng nâng cao chất lượng vốn của mình một cách đáng kể. Chất lượng vốn tốt hơn đồng nghĩa với khả năng bù đắp các khoản lỗ tốt hơn và giúp cho ngân hàng chống đỡ tốt hơn trong thời kỳ khó khăn.

(ii) Vốn đệm bảo toàn vốn


Quy định mới về vốn của Basel đã bổ sung yêu cầu về vốn đệm bảo toàn vốn (capital conservation buffer), yêu cầu tỷ lệ vốn đệm bảo toàn vốn là 2,5% và được lấy từ nguồn vốn cổ phần phổ thông. Mục đích của việc thành lập vốn đệm bảo toàn vốn nhằm đảm bảo các ngân hàng duy trì mức vốn dự phòng cần thiết để bù đắp cho các khoản lỗ trong những giai đoạn khủng hoảng kinh tế - tài chính. Do vậy, quy định mới về vốn của Ủy ban Basel tạo nên một cơ chế sử dụng vốn dự trữ như sau: trong khi các ngân hàng được phép sử dụng vốn đệm bảo toàn vốn trong suốt thời kỳ khủng hoảng thì quy định chặt chẽ hơn về các tỷ lệ vốn tối thiểu sẽ khiến việc phân chia lợi nhuận của các ngân hàng bị hạn chế hơn. Khuôn khổ này sẽ củng cố thêm mục tiêu về giám sát và quản trị ngân hàng một cách lành mạnh, hạn chế các ngân hàng trong việc phân chia lợi nhuận quá cao, như các khoản thưởng tùy ý hoặc tỷ lệ chi trả cổ tức cao, ngay cả khi vị thế vốn của ngân hàng đó đang xấu đi.

(iii) Vốn đệm chống chu kỳ kinh tế


Bên cạnh vốn đệm bảo toàn vốn, quy định mới cũng bổ sung yêu cầu về dự phòng vốn đệm chống chu kỳ kinh tế (countercyclical buffer) với tỷ lệ trong khoảng 0% - 2,5%. Theo quy định mới này, nguồn vốn dự phòng vốn đệm chống chu kỳ kinh tế sẽ được lấy từ cổ phần phổ thông của ngân hàng hoặc các nguồn vốn khác được sử dụng để bù đắp các khoản lỗ. Tuy nhiên, dự phòng vốn đệm chống chu kỳ kinh tế được thực hiện hay không tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia. Mục đích của dự phòng vốn đệm chống chu kỳ kinh tế là nhằm đạt được mục tiêu bảo vệ hệ thống ngân hàng trong giai đoạn tín dụng tăng trưởng nóng ở mức độ vĩ mô và rộng lớn hơn. Đối với một quốc gia nhất định, dự phòng vốn đệm chống chu


kỳ kinh tế chỉ phát huy tác dụng khi tín dụng tăng trưởng nóng dẫn tới kết quả là cả hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng rủi ro. Như vậy, dự phòng vốn đệm chống chu kỳ kinh tế có thể được coi là một sự mở rộng của vốn đệm bảo toàn vốn.

(iv) Tỷ lệ bảo đảm thanh khoản và tỷ lệ dự phòng bình ổn


Hiệp ước Basel III đã đưa ra tiêu chuẩn quốc tế về tính thanh khoản tối thiểu cho hoạt động ngân hàng bao gồm yêu cầu Tỷ lệ bảo đảm thanh khoản (Liquidity Coverage Ratio – LCR) và Tỷ lệ nguồn vốn ổn định thuần (The Net Stable Funding Ratio – NSFR) (trích dẫn Basel Committee on Banking Supervision 2010). Ủy ban cũng đang xem xét lại nhu cầu vốn bổ sung, thanh khoản và các biện pháp giám sát khác để làm giảm yếu tố tác động bên ngoài tạo ra bởi các tổ chức quan trọng được thành lập có hệ thống.

Tỷ lệ bảo đảm thanh khoản được đưa ra nhằm mục đích đảm bảo rằng ngân hàng luôn duy trì một mức độ nhất định tài sản có tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển thành tiền mặt nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong thời hạn 30 ngày khi cơ quan giám sát ngân hàng yêu cầu trong trường hợp ngân hàng đang có dấu hiệu khó khăn thanh khoản. Ủy ban Basel đưa ra khoảng thời gian 30 ngày là khoảng thời gian tối thiểu để cơ quan giám sát hoặc những nhà quản lý ngân hàng có những quyết định hợp lý đối với nhóm tài sản có tính thanh khoản cao, giúp ngân hàng thoát khỏi tình trạng khó khăn thanh khoản.

LCR = Tổng tài sản có tính thanh khoản cao/ tổng luồng tiền mặt ròng cho 30 ngày tiếp theo

Basel III yêu cầu LCR ≥ 100%.


NSFR = Tổng nguồn vốn ổn định hiện có/ tổng nguồn vốn ổn định yêu cầu Basel III yêu cầu NSFR > 100%.

Tóm lại: Basel III với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn cao hơn cùng với phương pháp giám sát an toàn vĩ mô là sự thay đổi lịch sử trong quy định về hoạt động ngân hàng. Ủy ban Basel cùng các nhà lãnh đạo các nước G20 đã thống nhất rằng cuộc cải tổ này sẽ được triển khai sao cho không ảnh hưởng tới tốc độ phục hồi kinh tế của các nước. Ngoài ra, sẽ cần có thời gian để đưa những

Xem tất cả 277 trang.

Ngày đăng: 03/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí