Tổng Quan Về Ngành Thép Xây Dựng Việt Nam.


Chương 2

Thực trạng quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam


2.1. Thực trạng ngành thép xây dựng và những nhân tố ảnh hưởng tới kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.

2.1.1. Tổng quan về ngành thép xây dựng Việt Nam.

2.1.1.1. Tổng cầu.

Từ sau cải cách nền kinh tế năm 1986, Việt Nam đg đạt được những thành quả nhất định trên nhiều lĩnh vực. Là quốc gia tích cực hội nhập kinh tế quốc tế,

đang nhanh chóng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước để tới năm 2020 trở thành nước công nghiệp. Trong thời gian qua, Việt Nam đg và đang

đầu tư nhiều nguồn lực cho phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng và công trình công cộng, cũng như trong khu vực dân dụng được đầu tư mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng thép xây dựng được gia tăng không ngừng cả về số lượng và chất lượng. Có bảng số liệu về ngành thép xây dựng từ năm 2004 – 2008 trong bảng 2.1 và bảng 2.2.

Bảng số 2.1: Sản lượng tiêu thụ, tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ của thép xây dựng

Tiêu thụ (tấn)

2.229.867

2.456.137

2.762.044

3.234.847

3.145.179

Tốc độ tăng trưởng tiêu thụ

Năm 2004/2003

Năm 2005/2004

Năm 2006/2005

Năm 2007/2006

Năm 2008/2007


10,47%

12,45%

17,1%

- 2,77%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam - 9

(Nguồn: Hiệp Hội thép Việt Nam)

Bảng Số 2.2: Sản lượng và tỷ trọng tiêu thụ thép theo miền của các doanh nghiệp trong hiệp hội thép Việt Nam.

Tiêu thụ thép xây dựng theo miền của các DN trong Hiệp Hội thép Việt Nam (tấn)

Miền Bắc

MiÒn Nam

MiÒn Trung

Năm

2004

Năm

2005

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2004

Năm

2005

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2004

Năm

2005

Năm

2006

Năm

2007

982.678


1.198.481

1.430.432

1.000.250

1.018.027

1.091.606

1.353.919

257.227

297.390

325.035

299.962

Tỷ lệ tiêu thụ thép xây dựng theo miền của các DN trong Hiệp hội thép Việt Nam (%)

43,6

45,4

45,8

46.3

44,3

42

41

43,9

12,1

12,6

13,2

9,8

(Nguồn: Hiệp Hội thép Việt Nam)


Qua bảng 2.1 và bảng 2.2 cho thấy sản lượng sử dụng thép xây dựng của Việt Nam trong những năm gần đây gia tăng không ngừng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2004 đạt 2,2 triệu tấn tới năm 2007 đạt trên 3,2 triệu tấn. Tuy nhiên, tổng cầu về thép xây dựng của Việt Nam có quy mô nhỏ.

Nhu cầu tiêu dùng thép xây dựng của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao trên 10%/năm. Năm 2007 đạt mức cao nhất 17,1%. Năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và do Chính phủ có nhiều giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát

đg làm cho tốc độ tăng trưởng tiêu thụ suy giảm 2,77% so với năm 2007.

Từ bảng số liệu trên cho thấy, nhu cầu tiêu thụ thép xây dựng tại hai miền Bắc và Nam chiếm tỷ trọng khoảng 90% sản lượng tiêu thụ toàn quốc, khu vực miền Trung chiếm khoảng trên dưới 10%. Điều này cho thấy, mật độ tiêu dùng phân bố không đồng đều, khu vực miền Trung có nhu cầu yếu.

Năm 2004, tình trạng khan hiếm thép đg xẩy ra, khi giá phôi và thép nhập khẩu có nhiều biến động, thép trong nước sản xuất không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước đg làm cho giá thép tăng vọt đưa thị trường thép vào tình trạng sốt nóng do khủng hoảng thiếu. Tới năm 2008, do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và nhằm chặn đà suy giảm kinh tế đất nước, Chỉnh phủ đg có nhiều biện pháp tích cực để kiểm soát, nhu cầu sử dụng thép trong nước suy giảm, nhiều công trình xây dựng không được triển khai. Đồng thời sự đầu tư ồ ạt vào ngành thép xây dựng đg đưa thị trường thép xây dựng trong nước vào tình trạng khủng hoảng thừa.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm thép xây dựng Việt Nam có thể chia thành hai nhóm:

- Thị trường dân dụng.

Bao gồm những cá nhân hoặc hộ gia đình mua thép để xây dựng những công trình cá nhân nhằm thỏa mgn nhu cầu cá nhân với những đặc điểm:

+ Mua với số lượng nhỏ và không mua thường xuyên.

+ Mua thép để thi công công trình và không mua lặp lại khi kết thúc.

+ Mật độ đông và phân bố trên mọi miền tổ quốc, đặc biệt ở vùng đồng bằng.

+ Phần lớn mua thép qua nhà phân phối bán lẻ.


+ Ýt hiểu biết về chất lượng và các thông số kỹ thuật của thép, thường tham khảo ý kiến của những người thân, của chủ thầu xây dựng và từ những người bán lẻ giới thiệu.

- Thị trường khách hàng công nghiệp.

Bao gồm những công ty xây dựng, những nhà thầu, các chủ đầu tư... mua thép để xây dựng những công trình, có những đặc điểm:

+ Mua với khối lượng lớn và thường mua lặp lại.

+ Số lượng khách hàng không nhiều và phân tán.

+ Việc thanh quyết toán thường kéo dài.

+ Quyền lực của những khách hàng này lớn, thường yêu cầu gay gắt những

ưu đgi về giá và thời hạn thanh toán.

+ Có trình độ và am hiểu về đặc tính của thép.

Như vậy, từ những phân tích trên cho thấy những đặc điểm về thị trường tiêu thụ thép xây dựng Việt Nam:

- Thị trường thép xây dựng Việt Nam có quy mô nhỏ nhưng tăng trưởng với tốc độ cao, tiềm năng của ngành thép xây dựng rất lớn.

- Nhu cầu tiêu dùng tập trung ở hai miền Bắc - Nam dẫn đến tình trạng mất cân đối cung cầu giữa các khu vực thị trường. Khu vực phía Bắc cung lớn hơn cầu, dẫn tới các doanh nghiệp sản xuất thép tại miền Bắc cạnh tranh gay gắt hơn các doanh nghiệp ở khu vực miền Nam.

- Thị trường thép Việt Nam diễn biến rất phức tạp có nhiều khi trái chiều, có khi trong tình trạng sốt nóng, có khi nguội lạnh. Nhưng tăng trưởng liên tục trên 10% năm giai đoạn 2000 - 2007.

- Thị trường thép xây dựng chịu sự ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng nền kinh tế, tốc độ xây dựng và thị trường bất động sản.

- Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng thép phát triển ở trình độ cao, đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, số lượng, chủng loại và các

điều kiện khác, do đó đòi hỏi phải được đáp ứng một cách nhanh chóng, thuận tiện, kịp thời.


2.1.1.2. Tỉng cung.

Sản xuất thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam chia thành các nhóm có quy trình sản xuất như sau:

- Thực hiện một công đoạn: Cán thép từ phôi thép.

- Thực hiện hai công đoạn: Đúc phôi từ thép phế liệu và cán thép xây dựng.

- Thực hiện ba công đoạn: luyện gang sau đó luyện phôi thép rồi cuối cùng thực hiện cán thép thành phẩm.

Quy trình sản xuất thép xây dựng hoàn chỉnh qua các công đoạn: (1) thiêu kết, (2) luyện cốc, (3) luyện gang, (4) luyện thép, (5) đúc thép, (6) cán thép. Xét về cơ cấu năng lực sản xuất thép theo các công đoạn, hoạt động sản xuất thép ở Việt Nam tập trung nhiều ở công đoạn hạ nguồn, chủ yếu ở khâu cán thép [ 5 ].

Hiện nay, Việt Nam có 31 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng có năng lực cán trên 100.000 tấn/năm đạt tổng công suất thiết kế trên 6,5 triệu tấn/năm [ 12 ]. Về cơ bản, các doanh nghiệp có thể chia như sau:

+ Các doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng công ty Thép Việt Nam (Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty thép Miền Nam, Nhà máy thép Đà Nẵng).

+ Các doanh nghiệp liên doanh với Tổng Công ty Thép Việt Nam (Công ty VinaKyoei, Công ty Vinausteel, Công ty VPS, Công ty Nasteel, Công ty Vinatafong).

+ Những loại hình doanh nghiệp khác (Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty 100% vốn nước ngoài).

Các nhà máy sản xuất thép xây dựng chủ yếu tập trung ở 10 tỉnh thành: Thái Nguyên, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hưng Yên, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Tầu.

Từ bảng 2.3 cho thấy, bản đồ sản xuất thép của Việt Nam được chia thành 2 miền Bắc - Nam rõ rệt. Năng lực sản xuất thép xây dựng tại Miền Trung là 60.000 tấn/năm, miền Nam là 2.390.000 tấn/năm và miền Bắc là 4.109.000 tấn/năm. Trong khi đó nhu cầu tiêu thụ thép thực tế tại Việt Nam khoảng 3 triệu tấn/năm, miền Bắc và miền Nam có mức tiêu thụ khoảng 1,3 triệu tấn/năm chiếm khoảng 90%, miền Trung đạt khoảng 300.000 tấn/ năm chiếm 9% và có xu hướng ngày càng suy giảm.


Bảng số 2.3: Năng lực sản xuất thép xây dựng của các doanh nghiệp trong Hiệp hội thép

Stt

Tên công ty

Địa điểm

Công suất

Năng lực sản xuất (tấn)


MiÒn Nam

Nhà máy thép nhà bè

Hồ Chí Minh

150.000


2.390.000

Nhà máy thép Tân Thuận

Hồ Chí Minh

100.000

Nhà máy thép Thủ Đức

Hồ Chí Minh

150.000

Nhà máy thép Biên Hòa

Đồng Nai

200.000

Nhà máy thép Phú Mỹ

Vũng Tầu

400.000

Công ty Liên doanh thép

Vinakyoei

Vũng Tầu

300.000

Công ty liên doanh thép Tây Đô

Cần Thơ

110.000

Công ty thép Sunsco

Bình Dương

180.000

Công ty TNHH TM Nguyễn

Minh 1

Long An

200.000

MiÒn Trung

Nhà máy thép Miền Trung

Đà Nẵng

20.000

60.000

Công ty Cổ phần thép Đà Nẵng

Đà Nẵng

40.000


Miền Bắc

Công ty Cổ phần thép Gia Sàng

Thái Nguyên

150.000


4.109.000

Nhà máy thép Thỏi Nguyờn

Thái Nguyên

300.000

Nhà máy cán thép Lưu Xá

Thái Nguyên

200.000

Nhà máy thép Miền Trung

Đà Nẵng

20.000

Công ty Liên doanh Thép Việt

Hàn VPS

Hải Phòng

200.000

Công ty liên doanh thép

Natsteelvina

Thái Nguyên

120.000

Cụng ty liờn doanh thộp Việt úc

Hải Phòng

180.000

Công ty Cổ phần thép Việt Nhật

HPS

Hải Phòng

180.000

Công ty thép Nam Đô

Hải Phòng

180.000

Công ty TNHH thép Pomina

Bình Dương

600.000

Công ty Cổ phần tập đoàn thép

Hòa Phát

Hưng yên

250.000

Công ty cổ phần thép Việt ý

Hưng Yên

250.000

Công ty thép úc SSE

Hải Phòng

250.000

Công ty thép Kansai – Vinashin

Hải Phòng

120.000

Công ty cổ phần thép Thái

Nguyên

Thái Nguyên

40.000

Công ty Thép Vinafco (Việt

Nga)

Hà Tây

100.000

Công ty thép Pomihoa

Ninh Bình

300.000

Công ty Thép cửu long Vinashin

Hải Phòng

270.000

Nhà máy cán thép Thăng Long

Thái Nguyên

100.000

Công TNHH An Khánh


150.000

(Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam).

Bảng số 2.4: Sản lượng sản xuất và tốc độ tăng trưởng của thép xây dựng.


Sản xuất (tấn)

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

2.364.867

2.663.262

2.756.651

3.097.903

3.267.073

Tốc độ tăng trưởng cung ứng

Năm 2004/2003

Năm 2005/2004

Năm 2006/2005

Năm 2007/2006

Năm 2008/2007


12,6%

3,5%

12,4%

5,5%

(Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam).


Từ bảng 2.4 cho thấy, sản xuất thép có sự tăng trưởng tương đối đều hàng năm từ 2004 đến 2007. Với lượng thép sản xuất hàng năm tăng dần từ 2,387 triệu tấn năm 2003 lên 3,228 triệu tấn năm 2007.

Sản lượng cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam lớn nhất, tập trung chủ yếu tại Thái Nguyên và miền Nam với mức sản lượng sản xuất thực tế hàng năm lên tới 1,2 triệu tấn và chiếm 31% thị phần cả nước. Các doanh nghiệp liên doanh với Tổng Công ty Thép Việt Nam chiếm 26% và các doanh nghiệp ngoài Tổng công ty thép chiếm 43%, và phần lớn các doanh nghiệp này có sức cạnh tranh yếu do quy mô nhỏ, ngoài thép Pomina có công suất 600.000 tấn/năm.

Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp xuất thép tại Việt Nam mới khai thác

được khoảng 50% công suất thiết kế. Mặc dù cung ứng thép xây dựng của Việt Nam

đg vượt xa cầu, nhưng do tình hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2007 và

đầu năm 2008 đg tạo cho các doanh nghiệp ngành thép quá kỳ vọng về triển vọng phát triển của ngành. Tiêu thụ trong nước năm 2007 tăng 17,1% so với năm 2006. Vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, các công trình, dự án hạ tầng sử dụng vốn ODA tăng cao cùng với việc dự kiến năm 2008, nhiều công trình trọng điểm được triển khai như Thủy điện Sơn La, nhà máy lọc dầu Dung Quất... Thực tế mà doanh nghiệp nào cũng nhận thấy là lượng tiêu thụ thép trên toàn cầu cũng tăng cao trong hai năm 2006, 2007 và giá thép tăng lên liên tục. Từ đó, số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào ngành thép tăng lên một cách đột biến với sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn. Năm 2008 Việt Nam đg có ít nhất 6 dự án thép cỡ lớn được cấp phép, trong đó có dự án của Formosa (Đài Loan) tại Hà Tĩnh có tổng số vốn 7,8 tỷ USD, dự án của 2 tập đoàn Tycoons và E- United (Đài Loan) tại khu kinh tế Dung Quất 4 tỷ USD và liên doanh giữa tập đoàn Công nghiệp Tầu Thủy Việt Nam với tập

đoàn Lion (Malaysia) đầu tư khu liên hợp thép Cà Ná tại Ninh Thuận với số vốn

đăng ký 10 tỷ USD... Đến cuối năm 2008, nếu tất cả các dự án của doanh nghiệp trong và ngoài nước được cấp giấy phép thực hiện đúng tiến độ đầu tư cam kết, thì

đến năm 2020 ngành thép Việt Nam sẽ có sản lượng nhiều hơn 40 triệu tấn, lớn hơn nhiều so với dự báo 20 triệu tấn [ 24 ].

Quy mô của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng tại Việt Nam có quy mô nhỏ. Công suất thiết kế của một dây chuyền cán thép của các doanh nghiệp sản


xuất tại Việt Nam nhỏ, trung bình là 200.000 tấn/năm, do đó không đem lại lợi thế về quy mô. Hiện nay, doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn nhất Công ty trách nhiệm hữu hạn thép Pomina đạt 600.000 tấn/năm thép cán. Công ty Gang thép Thái Nguyên và thép miền Nam có công suất trên 600.000 tấn/năm nhưng do nhiều nhà máy có công suất nhỏ cộng lại, do đó không có lợi thế về quy mô, hơn nữa với mức sản lượng nhỏ, vị thế và sức cạnh tranh với các sản phẩm thép khác trong khu vực gặp nhiều hạn chế, điều này cho thấy sản phẩm thép Việt Nam trong nhiều năm xuất khẩu rất hạn chế mặc dù cung trong nước đg vượt nhiều so với cầu.

Mặc dù đg có nhiều nỗ lực hiện đại hóa nhưng nhìn chung công nghệ sản xuất thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép trên cả nước vẫn ở trình độ trung bình so với các nước trên thế giới, ở tình trạng sản xuất nhỏ, phân tán, thiếu bền vững, phụ thuộc vào lượng phôi thép và bán thành phẩm nhập khẩu. Chưa có các nhà máy hiện đại như khu liên hợp luyện kim làm trụ cột, chưa chủ động về nguồn phôi nên ngành thép Việt Nam còn phụ thuộc lớn về nguồn nguyên liệu đầu vào. Chi phí sản xuất lớn, năng suất lao động thấp, mức tiêu hao nguyên liệu, năng lượng cao, chất lượng sản phẩm chưa ổn định, khả năng xuất khẩu hạn chế.

Công nghệ sản xuất thép Việt Nam hiện nay khá lạc hậu (40% thiết bị của ngành thép Việt Nam thuộc công nghệ lạc hậu) tính đồng bộ của thiết bị không cao. Sự lạc hậu về mặt công nghệ làm cho các chỉ tiêu tiêu hao nguyên liệu, thời gian sản xuất cao, từ đó làm tăng giá thành sản xuất và do đó năng lực cạnh tranh yếu. Đặc thù của ngành công nghiệp thép cho thấy, công nghệ sản xuất là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh [ 5 ].

Do chi phí đầu tư ban đầu lớn, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng tại Việt Nam lựa chọn phương án cán thép, tức là chỉ thực hiện ở công đoạn cuối của quá trình sản xuất thép. Cả Việt Nam chỉ có duy nhất Công ty Gang thép Thái Nguyên thực hiện sản xuất thép theo một quy trình từ đầu tới cuối. Trong những năm qua, các nhà sản xuất phôi thép tại Việt Nam mới phát huy được khoảng 50% công suất của mình và đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu phôi thép trong nước. Việt Nam vẫn nhập khẩu ròng khoảng 2 triệu tấn phôi/năm, trong khi nhu cầu thực sự về phôi cho cán thép chỉ khoảng 3,5 triệu tấn. Sản lượng phôi thép nhập khẩu tăng bình quân khoảng 9,72% /năm giai đoạn 2001 - 2007. Nhìn chung, nhập khẩu phôi thép của Việt Nam trong thời gian qua biến động rất thất thường, đặc biệt là trong năm 2008 có lúc tăng đột biến có lúc lại suy giảm mạnh.


Mức sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam phần lớn tập trung vào khu vực thị trường miền nơi đặt nhà máy sản xuất. Các nhà máy sản xuất thép xây dựng tập trung ở hai đầu Bắc và Nam. Tại miền Nam, năng lực sản xuất thép của các nhà máy nhỏ hơn so với nhu cầu tiêu dùng, nhưng tại miền Bắc cung lớn hơn nhu cầu thị trường. Theo số liệu năm 2008:

- Tại miền Bắc.

+ Năng lực sản xuất đạt: 4.109.000 tấn.

+ Sản lượng tiêu thụ thực tế đạt: 1.430.432 tấn chiếm 46.3% tổng sản lượng cả nước.

+ Năng lực sản xuất vượt nhu cầu 2.678.568 tấn tương đương 187%.

- Tại miền Trung.

+ Năng lực sản xuất đạt: 60.000 tấn.

+ Sản lượng tiêu thụ thực tế đạt: 299.962 tấn chiếm 9,8% tổng sản lượng cả nước.

+ Năng lực sản xuất nhỏ hơn cầu thực tế là 239.962 tấn, do đó các doanh nghiệp dễ dàng tiêu thụ được toàn bộ sản lượng tiêu thụ sản xuất ra.

- Tại miền Nam.

+ Năng lực sản xuất đạt: 2.390.000 tấn.

+ Sản lượng tiêu thụ thực tế đạt: 1.353.919 tấn chiếm 43,9% tổng sản lượng cả nước.

+ Năng lực sản xuất vượt cầu 1.036.081 tấn tương đương 76,5%.

Như vậy, áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sản xuất thép tại miền Bắc và miền Nam rất lớn, tại miền Bắc áp lực lớn hơn tại miền Nam do đó sản phẩm của các doanh nghiệp miền Nam và Bắc luôn tìm cách tiêu thụ sản phẩm vào thị trường miền Trung.

Từ những phân tích trên cho thấy những đặc điểm về tổng cung thép xây dựng Việt Nam hiện nay như sau:

- Cung ứng thép xây dựng trên thị trường có sự phát triển liên tục không ngừng, đg đáp ứng tốt nhu cầu về thép xây dựng thông dụng trong nước.

- Năng lực sản xuất thép xây dựng trong nước đg vượt xa nhu cầu thị trường. Thị trường thép xây dựng đg chuyển từ trạng thái khủng hoảng thiếu sang khủng hoảng thừa, đg tạo ra những áp lực cạnh tranh mới. Các doanh nghiệp mới khai thác

được 50% năng lực sản xuất.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/01/2023