Những Nhân Tố Thuộc Môi Trường Vĩ Mô Ảnh Hưởng Tới Kênh Phân Phối Thép Xây Dựng Của Các Doanh Nghiệp Sản Xuất Thép Tại Việt Nam.


- Các doanh nghiệp sản xuất thép tập trung ở hai đầu Bắc - Nam, gây lên sự mất cân đối giữa các vùng ảnh hưởng tới hình thức tổ chức và điều hành hệ thống kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.

- Quy mô của các nhà máy sản xuất thép tại Việt Nam nhỏ bé, phần lớn có công nghệ lạc hậu so với các nước trong khu vực, nguyên liệu phụ thuộc nhiều vào nguồn phôi nhập khẩu.

- Thị trường tiêu thụ của Tổng Công ty thép Việt Nam có sự thay đổi lớn, từ chỗ hầu như không có sự cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trước năm 1995 chiếm tới 65% thị phần, tới nay chiếm khoảng 31%. Tương ứng với sự giảm sút thị phần của tổng công ty là sự thay thế của các loại hình doanh nghiệp khác.

- Sự gia nhập của các tập đoàn thép lớn vào Việt Nam trong năm 2007 đg trở thành những đối thủ tiềm ẩn, làm gia tăng áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành thép xây dựng, điều này đồng nghĩa với áp lực phân phối rất lớn.

2.1.2. Những nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.

2.1.2.1. Môi trường Văn hóa – xN hội.

Năm 1986, Việt Nam thực hiện công cuộc cải cách mạnh mẽ nền kinh tế, từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường. Kể từ đó, kinh tế đất nước đạt được những thành tựu đáng kể, thị trường thép xây dựng rất phát triển. Các hình thức phân phối mới xuất hiện trên cả ba miền Bắc – Trung – Nam giúp người sử dụng trên mọi miền tổ quốc đều có thể dễ dàng mua được sản phẩm thép xây dựng như ý muốn do sự sẵn có của các loại sản phẩm trên thị trường.

Hiện nay, Việt Nam đg và đang chủ động hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Cùng với xu thế hội nhập, mặc dù đg đáp ứng được nhu cầu của người mua ở mọi nơi nhưng vẫn ở trình độ thấp, manh mún, nhỏ lẻ, hiệu quả phân phối không cao. Những yếu tố trên đang làm suy giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, khi sản phẩm của các tập đoàn sắt thép lớn trên thế giới có trình độ quản lý có thể dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam với nhiều ưu thế về chất lượng, uy tín và giá cả...

Việt Nam hiện có 54 dân tộc với nhiều phong tục tập quán khác nhau, do

đó hành vi mua và thói quen xây dựng nhà cửa cũng có nhiều điểm khác biệt, hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế và thu nhập của người dân ở mỗi vùng miền, đặc biệt ở


những vùng núi, dân tộc không như nhau đg ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức tổ chức và quản lý kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam trong việc đáp ứng nhu cầu đối với họ.

2.1.2.2. Môi trường tự nhiên.

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, trong khi đó nhiệt độ lại thay đổi bất thường ở phía Bắc.

+ Tổng diện tích: 330.363 km2.

+ Dân số: 85,2 triệu dân số [ 33 ].

+ Các thành phố chính: Thủ đô Hà Nội; TP Hồ Chí Minh;

TP Hải Phòng; TP Đà Nẵng; TP Cần Thơ.

+ Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa; miền Bắc lạnh và ẩm vào mùa đông, nóng và mưa vào mùa hè; miền Nam ấm hơn, hầu hết miền Trung chịu ảnh hưởng của bgo, lượng mưa ở mức cao không thể dự đoán trước.

Việt Nam có địa hình phức tạp, dài và hẹp nhiều đồi núi và hải đảo do đó ảnh hưởng lớn tới sự vận động của sản phẩm thép xây dựng về không gian và thời gian...

điều này chi phối tới việc tổ chức và quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.

Điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh và thiết lập quản lý hệ thống kênh phân phối. Thép xây dựng là sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp xây dựng, do đó chịu ảnh hưởng lớn vào điều kiện thời tiết. Chính vì thế vào các tháng mùa mưa bgo, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng thường suy giảm và tăng vào mùa khô. Khí hậu và điều kiện tự nhiên ở khu vực miền Trung rất khắc nhiệt, việc đầu tư vào khu vực miền Trung thấp hơn nhiều so với hai đầu Nam – Bắc, dẫn tới tình trạng nhu cầu sử dụng thép tại miền Trung thấp hơn nhiều so với hai đầu Nam – Bắc.

2.1.2.3. Môi trường chính trị - pháp luật.

Trong những năm qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đg được Quốc Hội, Chính phủ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện theo hướng phù hợp với những yêu cầu phát triển thị trường trong nước và các cam kết quốc tế, trong đó có hàng loạt các văn bản luật:

+ Luật Thương mại năm 2005.

+ Luật Doanh nghiệp năm 2006.


+ Luật Cạnh tranh năm 2005.

+ Hệ thống các Luật Thuế.

+ Pháp lệnh giá năm 2002.

+ Pháp lệnh Chất lượng hàng hóa năm 1999...

Và hàng loạt các văn bản hướng dẫn kèm theo có liên quan đến kinh doanh thép xây dựng:

+ Nghị định số 120/2005/ND – CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

+ Nghị định số 06/2008/ND-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

+ Quyết định số 134/2001/QĐ-TTg ngày 10/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép đến năm 2010”.

+ Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 4/9/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025.

Để triển khai tốt các văn bản pháp luật nhằm tổ chức và phát triển mạnh thị trường nội địa, trong đó có kinh doanh thép xây dựng, những năm qua đg có rất nhiều các văn bản chỉ đạo về hoạt động này:

+ Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển mạnh thị trường nội địa.

+ Quyết định số 27/2007/QD-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “ Phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”.

+ Nghị định số 140/2007/ND- CP ngày 05/9/2007 quy định chi tiết Luật Thương Mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logictis và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ Logictis.

Các văn bản quy phạm pháp luật trên được xây dựng ngày càng phù hợp với tình hình phát triển mạnh mẽ của thị trường trong và ngoài nước, phù hợp với các

Điều ước quốc tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề bất cập chưa thực sự thông thoáng, đôi khi còn làm cản trở sự phát triển của những doanh


nghiệp. Thực tế đặt ra cần phải sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước đối với ngành thép xây dựng trong đó có hệ thống phân phối, cụ thể:

- Quyết định số 145/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 4/9/2007 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam giai đoạn 2007 - 2015, có xét đến năm 2025.

Theo quy hoạch được phê duyệt, dự kiến đến năm 2010, nhu cầu thép thành phẩm của Việt Nam vào khoảng 10 – 11 triệu tấn và năm 2025 là 24 – 25 triệu tấn. Với số lượng dự án đang có và dự báo về nhu cầu, trong khoảng 10 năm nữa Việt Nam chỉ cần thêm 1-2 khu liên hợp luyện thép. Còn viện nghiên cứu chiến lược thuộc Bộ Công Thương dự báo đến năm 2020 nhu cầu thép của Việt Nam vào khoảng 22 triệu tấn. Đến thời điểm cuối năm 2008, nếu tất cả các dự án của doanh nghiệp trong và ngoài nước được cấp giấy phép thực hiện đúng tiến độ đầu tư cam kết, thì đến năm 2020 ngành thép Việt Nam sẽ có sản lượng nhiều hơn 40 triệu tấn, lớn hơn nhiều con số theo quy hoạch hoặc theo dự báo.

Kết quả kiểm tra quy hoạch ngành thép giai đoạn 2007 - 2015 do Bộ Công Thương công bố cho thấy, hiện nay có 32 dự án không thuộc danh mục quy hoạch

đg được cấp giấy chứng nhận đầu tư, trong đó: Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 dự án, Hải Phòng có 5 dự án, Hải Dương: 4 dự án, Hà Tĩnh: 3 dự án...Trong số này, có 2 dự án

đg đưa vào sản xuất, 3 dự án đang hoàn chỉnh, dự kiến đưa vào sản xuất đầu năm 2009. Lý do khiến các doanh nghiệp đầu tư nhiều vào ngành thép đó là từ năm 2005 trở lại đây, giá thép trong nước và quốc tế ngày càng tăng làm cho các dự án sản xuất thép trở nên hấp dẫn hơn, đó cũng là một trong những lý do khiến quy hoạch phát triển ngành thép bị vỡ.

Thực trạng quy hoạch ngành thép bị phá vỡ bởi các dự án được các địa phương cấp giấy chứng nhận đầu tư không có trong danh mục quy hoạch được duyệt. Tuy nhiên, các dự án đều có mức vốn đầu tư nhỏ hơn 1.500 tỷ đồng nên địa phương không báo cáo Thủ tướng và Bộ Công Thương. Đây là bất cập lớn và xuất phát từ sự không thống nhất giữa các văn bản pháp luật. Và hậu quả sẽ là tình trạng dư thừa thép do “Cung” có thể vượt “Cầu” gấp 3 lần. Sự xuất hiện của nhiều dự án lớn đầu tư khu liên hợp thép cũng đang tạo nên một sức ép rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép trong nước.


- Những bất cập trong Điều 42 và 43 luật bảo vệ môi trường quy định nhập khẩu thép phế liệu làm nguyên liệu cho ngành sản xuất thép xây dựng.

Theo điều 42 luật bảo vệ môi trường quy định cấm nhập máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đg qua sử dụng để phá dỡ. Trong khi đó sắt phế liệu

được các doanh nghiệp nhập khẩu với sản lượng phần lớn từ những con tầu cũ từ nước ngoài về phá dỡ. Việc cấm nhập tầu về tháo dỡ hoặc quy định những điều kiện khắt khe, như phải loại bỏ mọi thứ không phải là thép ở nơi bán tàu mới cho phép nhập đg gây khó khăn lớn cho các nhà sản xuất thép trong nước.

Theo PGS. TS Đỗ Đức Bình, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội cho rằng: “Điểm yếu đối với các cơ quan quản lý là do chưa đưa ra được những tiêu chuẩn, tiêu thức cụ thể đối với sắt phế liệu để Hải quan có thể dễ dàng phân loại đâu là đạt yêu cầu nhập khẩu, đâu là không đạt và không cho nhập khẩu. Chính từ đó, những điều đáng tiếc đg từng xẩy ra gây thiệt hại lớn cho các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu như tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh vừa qua, nhập tầu về phá dỡ nhưng không thông quan được”.

Theo Ông Nguyễn Tiến Nghi – Phó chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam, cho rằng: “Thép phế liệu nhập khẩu cho luyện thép sẽ tăng lên hàng năm. Năm 2009, Việt Nam đg có thiết bị công nghệ sản xuất phôi thép công suất đạt hơn 4 triệu tấn/năm nên lượng thép phế được nhập khẩu hàng năm sẽ tăng lên. Nếu không sửa

đổi Điều 42 và Điều 43 trong Luật bảo vệ môi trường thì nhập khẩu thép phế còn khó khăn và tốn kém, làm giảm khả năng cạnh tranh của thép Việt Nam sản xuất trong nước”.

- Quy chế kinh doanh thép xây dựng – Bộ Thương Mại năm 2005.

Bộ Thương Mại ra Quyết định số 2212/2005/QĐ-BTM, ngày 15 tháng 08 năm 2005, ban hành “Quy chế kinh doanh thép xây dựng”. Quy chế mới đề cập tới nhiều vấn đề nhằm yêu cầu các doanh nghiệp thiết lập, quản lý chặt hệ thống đại lý phân phối và quản lý về giá từ doanh nghiệp đầu mối. Theo Quy chế, phương thức kinh doanh mua đứt bán đoạn sẽ bị chấm dứt, thay vào đó các đại lý phải chuyển sang hưởng hoa hồng trên cơ sở mức giá do nhà sản xuất đề ra. Quy chế kinh doanh thép xây dựng đg khuyến khích các doanh nghiệp thành lập hệ thống phân phối và tiêu thụ thép của riêng mình để từ đó có sự quản lý chặt chẽ hơn. Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh thép xây dựng thuộc mọi thành phần kinh tế.


Sau khi ra đời quy chế đg vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép xây dựng và Hiệp hội thép Việt Nam. Phần lớn họ cho rằng khó có thể áp đặt một cách chủ quan hệ thống kênh phân phối một cách như vậy do hoàn cảnh và điều kiện kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và qugng

đường vận chuyển từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng rất xa, khó có thể kiểm soát

được giá bán giữa các trung gian, và không tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan, không vận động theo cơ chế thị trường...

Theo Ông Nguyễn Tiến Nghi – Phó chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam: “Quyết

định số 2212/2005/QD-BTM ngày 15/8/2005 về quy chế kinh doanh thép xây dựng, từ lúc ban hành đến 1.1.2007 hết hiệu lực thi hành gần như không có tác dụng chỉ

đạo gì trong thực tiễn. Văn bản này được Bộ Tư pháp xếp vào loại văn bản nằm dưới luật nhưng không đúng với luật liên quan hiện hành”. Đg làm xáo trộn thị trường trong một khảng thời gian dài, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và gây tâm lý xấu đối với các doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp phân phối thép xây dựng...

Như vậy, mặc dù hệ thống pháp luật Việt Nam trong thời gian qua cũng đem lại nhiều thuận lợi để các doanh nghiệp thép quản trị kênh phân phối, nhưng cũng có nhiều điểm hạn chế cần nhanh chóng khắc phục.

2.1.2.5. Môi trường kinh tế.

Những điều kiện cụ thể của nền kinh tế Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quản trị kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất thép.

Bảng số 2.5: Tốc độ tăng trường kinh tế Việt Nam từ năm 2000 - 2008.


Năm

Chỉ tiêu

Năm

2002

Năm

2003

Năm

2004

Năm

2005

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Tốc độ tăng trưởng (%)

7,08

7,34

7,79

8,43

8,17

8,48

6,2

Tỷ lệ lạm phát (%)

4,0

3,0

9,5

8,4

7,5

12,6

19,6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 216 trang tài liệu này.

Quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam - 10

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Từ bảng 2.5 cho thấy, những năm qua Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, điều này đg làm cho các doanh nghiệp kinh doanh thép xây dựng tương đối tự tin và ngày càng lạc quan với những thành quả đg đạt được. Tốc độ tăng trưởng của ngành ngày càng cao và cao hơn so với tốc độ tăng của GDP. Chính vì thế nhiều doanh nghiệp đg đầu tư vào lĩnh vực này làm cho cung ứng thép của Việt Nam vượt xa so với nhu cầu thị trường, trong khi thị trường xuất khẩu rất hạn chế đg làm cho sự mất cân đối giữa cung và cầu.


Ông Trần Anh Vương- Giám đốc Công ty thép Bắc Việt đưa ra số liệu so sánh: “Số các công trình dự án đình hogn tiến độ của các Bộ, ngành, địa phương trong năm 2008 là 1.968 dự án với 5.991 tỷ đồng và các tập đoàn, tổng công ty là

1.145 dự án với tổng số vốn đầu tư là 31.068 tỷ đồng. Cộng cả hai khoản này là

36.000 tỷ đồng, cũng xấp xỉ lượng tồn thép 3 triệu tấn nhân với giá mua vào là 700 USD/tấn, bằng 2,1 tỷ USD (tương đương 35.700 tỷ đồng). Ông cho rằng, nếu không gặp những khó khăn của tình hình kinh tế năm 2008, thì 3 triệu tấn thép tồn kho hiện đg nằm trong các dự án, công trình xây dựng”.

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp xây dựng cũng như thị trường bất động sản, qua đó ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng cũng như các thành viên trong kênh phân phối. Bởi thép xây dựng là một yếu tố đầu vào của ngành xây dựng, khi tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng suy giảm sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới thị trường thép xây dựng, đồng thời sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh giữa hệ thống kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.

Như vậy, từ các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam, cho thấy những vấn đề đặt ra đối với quản trị kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng tại Việt Nam cần đối phó đó là:

- Môi trường pháp luật chưa đồng bộ, chưa tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép, đôi khi cản trở, ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động kinh doanh, thiếu sự định hướng phát triển dài hạn đối với các trung gian thương mại nói riêng và hệ thống phân phối nói chung.

- Công nghệ vận tải, lưu kho và thông tin hiện đại liên tục được phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép xây dựng luôn phải nắm bắt và nhanh chóng ứng dụng những công nghệ mới này trong quản lý các dòng chẩy trong kênh nhằm tối ưu hóa các dòng vận động của sản phẩm về không gian và thời gian.

- Môi trường kinh tế luôn tác động tới mọi doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép xây dựng, ảnh hưởng tới hành vi ứng xử của mọi thành viên trong kênh, tới khả năng dự trữ, tốc độ luân chuyển trong các dòng chẩy trong kênh. Đòi hỏi các doanh nghiệp luôn tìm cách thích nghi với những thay đổi của môi trường này.

- Địa hình và khí hậu của Việt Nam phức tạp, trình độ dân trí và sự hiểu biết của người dân ngày càng nâng cao đg và đang chi phối tới việc tổ chức và quản lý kênh phân phối của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam, đòi hỏi các doanh


nghiệp sản xuất thép thiết kế những kênh phân phối đặc thù phù hợp với địa hình và văn hóa của mỗi khu vực thị trường: khu vực đồng bằng, khu vực vùng núi, khu vực dân dụng và khu vực khách hàng công nghiệp.

2.2. Thực trạng tổ chức kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.

2.2.1. Thực trạng cấu trúc kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam.

Để đánh giá thực trạng quản trị kênh phân phối thép xây dựng của các doanh nghiệp sản xuất thép tại Việt Nam, sẽ đi sâu nghiên cứu ba doanh nghiệp sản xuất

đó là: Cụng ty Gang thộp Thỏi Nguyờn – Tổng Công ty thép Việt Nam; Công ty thép

úc; Công ty cổ phần thép Việt Nhật trong những năm gần đây.

- Cụng ty Gang thộp Thỏi Nguyờn là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam, được thành lập từ năm 1960, là khu công nghiệp luyện kim

đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Hiện nay, với năng lực sản xuất 600.000 tấn/năm.

- Công ty Thép óc là công ty 100% vốn đầu tư của tập đoàn Đầu tư Công nghiệp Việt Nam, cung ứng sản phẩm thép xây dựng từ năm 2002 có công suất

250.000 tấn/năm. Với uy tín và chất lượng, thép óc được người tiêu dùng biết đến và đánh giá cao.

- Cụng ty cổ phần thộp Việt Nhật là công ty cổ phần, cung ứng sản phẩm thép xây dựng ra thị trường từ năm 2004 với năng lực cán 240.000 tấn thép/năm.

Bảng số 2.6: Sản lượng sản xuất và tiêu thụ của Cụng ty Gang thộp Thỏi Nguyờn, Công ty thép óc, Công ty cổ phần thép Việt Nhật.

Công ty Gang thép Thái Nguyên

Năm


Chỉ tiêu

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Sản xuất

285.000

350.000

410.000

430.000

460.000

470.000

490.000

Tiêu thụ

286.939

357.567

384.423

391.418

481.632

504.147

464.347

Công ty Thép úc

Sản xuất

92.376

84.889

34.869

83.317

108.384

198.345

211.500

Tiêu thụ

92.367

86.125

36.768

87.490

143.106

171.109

207.474

Công ty cổ phần thép Việt Nhật

Sản xuất

56.301

53.703

44.165

55.339

29.628

51.793

71.190

Tiêu thụ

48.545

55.248

45.749

56.240

29.874

54.265

69.189

(Nguồn: Cụng ty Gang thộp Thỏi Nguyờn, Công ty thép óc, Công ty cổ phần thép Việt Nhật)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/01/2023