Mô hình 3F của Dabaco
Thị trường của Công ty chủ yếu là miền Bắc, với doanh thu của tăng trưởng khá đều đặn. Kết quả này có được là nhờ Dabaco đã khép kín thành công mô hình từ trang trại đến bàn ăn (3F).
Với chữ F chăn nuôi (Farm), Dabaco đã đầu tư trang trại giống gà, lợn. Những giống này chủ yếu được nhập từ Canada, Đan Mạch, Mỹ... về lai tạo thành các loại giống hạt nhân, giống thương phẩm để tự cung cấp cho hệ thống chăn nuôi gia công của Công ty và bán ra thị trường. Mô hình chăn nuôi của Dabaco cũng chia ra nhiều dạng, gồm trang trại do Công ty tự đầu tư, liên kết nuôi gia công trong các mô hình hộ gia đình và các trang trại chăn nuôi vệ tinh chân rết ở nhiều tỉnh thành khác.
Ở chữ F thức ăn chăn nuôi (Feed). Nguồn thức ăn chăn nuôi của công ty lầy từ nhà máy chế biến thức ăn gia súc là chuỗi các công ty thuộc Tập đoan Dabaco trong đó có 3 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc gia cầm, 1 nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản, 1 nhà máy sản xuất thức ăn cho lợn con và 1 nhà máy sản xuất thức ăn đậm đặc. Thức ăn chăn nuôi của nhà máy chế biến Dabaco được tiêu thụ trên cả nước với 6 thương hiệu khác nhau: Dabaco, Topfeeds, Kinh Bắc, Khangti Vina, Nasaco và Growfeeds.
Để khép kín với chữ F thực phẩm (Food), Dabaco thu mua gà, lợn từ các trang trại liên kết rồi chế biến thành sản phẩm tươi sống cung ứng cho thị trường. Hiện Công ty có 1 dây chuyền giết mổ gà được nhập khẩu đồng bộ từ Đan Mạch, công suất 2.000 con/giờ và 1 xưởng giết mổ lợn, cung cấp các sản phẩm thịt sạch. Ngoài ra, Dabaco còn có 1 nhà máy chế biến các sản phẩm như xúc xích, dăm bông, đồ hộp, giò, chả...
Không dừng lại ở khâu chế biến, Dabaco còn tìm cách tự cung ứng thực phẩm thị trường. Công ty đang đẩy mạnh phát triển chuỗi trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng và các cửa hàng tiện ích. Chẳng hạn như Trung tâm Thương mại Dabaco Nguyễn Cao, Dabaco Gia Bình, Dabaco Lý Thái Tổ... Doanh thu từ hệ thống siêu thị của Dabaco đạt trung bình trên 100 tỉ đồng/năm.
Bên cạnh đó, Dabaco có tham gia vào lĩnh vực bất động sản và là chủ đầu tư Khu công nghiệp Quế Võ 3, tổng diện tích trên 600 ha tại huyện Quế Võ, tỉnh Bắc
Ninh. Công ty cũng đầu tư xây dựng một số dự án khu đô thị, tổ hợp quy mô lớn như Khu đô thị Đền Đô, Cụm công nghiệp Hương Mạc, Khu đô thị Dabaco Vạn An, Đình Bảng, Phù Khê... Tuy nhiên, Dabaco đã hạn chế đầu tư vào lĩnh vực này do thua lỗ từ năm 2012. Hiện Công ty đang tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi là sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi gia công và chế biến thực phẩm.
Khó khăn trước mắt
Tính cạnh tranh ngày càng cao ở thị trường thức ăn chăn nuôi sẽ khiến biên lợi nhuận của Dabaco càng bị thu hẹp. Theo Công ty Chứng khoán VPBank (VPBS), biên lợi nhuận gộp của Dabaco có thể sẽ giảm từ 11,3% (năm 2015) xuống còn 10,3% vào năm 2020 vì cạnh tranh trên thị trường, xu hướng đảo ngược đối với nguyên vật liệu thức ăn chăn nuôi và chi phí khấu hao từ những nhà máy mới thành lập về sau. Nguồn nguyên liệu nhập khẩu vẫn chiếm 70-75% chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi của các doanh nghiệp trong nước, nên cũng ảnh hưởng không ít đến biên lợi nhuận của Dabaco.
Ở khía cạnh thị trường, Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam cho biết sau thời kỳ bùng nổ mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng CAGR 16%/năm trong giai đoạn 2005-2010, thị trường thức ăn chăn nuôi sẽ giảm tốc chỉ còn khoảng 8%/năm trong những năm sau đó.
Dù vậy, ngành thức ăn chăn nuôi vẫn chứng kiến nhiều tay chơi mới trở thành đối thủ của Dabaco. Việt Nam hiện có khoảng 239 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, gồm 59 doanh nghiệp nước ngoài. Và các công ty nước ngoài hiện cũng chiếm đến 70% thị phần thức ăn chăn nuôi cả nước. Vì thế, các doanh nghiệp nội gần như chỉ có thể cạnh tranh với nhau.
Một số gương mặt nội tiêu biểu vừa tham gia vào ngành thức ăn chăn nuôi có thể kể đến là Hòa Phát và Masan. Tại Đại hội Cổ đông năm 2014, Hòa Phát đã công bố dự án đầu tư 300 tỉ đồng thành lập công ty chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi, với hy vọng có thị phần sau 10 năm đầu tư. Còn Masan chọn con đường ngắn hơn bằng cách M&A.
Với tham vọng nhanh chóng có thị phần trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, Masan đã mua 52% và 70% cổ phần của Công ty Cổ phần Việt Pháp (Proconco) và
Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (Anco). Hiện tại, Proconco chiếm 8% và Anco chiếm 4% thị phần thức ăn chăn nuôi Việt Nam.
Rõ ràng, thị trường thức ăn chăn nuôi luôn cạnh tranh rất gay gắt và để có thị phần “khủng” 19,4% như C.P. (Thái Lan), bắt buộc doanh nghiệp phải có chiến lược dài hơi và đầu tư lớn. Với sự tham gia và cạnh tranh liên tục của nhiều tập đoàn lớn, liệu Dabaco có đủ khả năng để trụ vững trước những cơn sóng M&A.
3.1.2. Chiến lược phát triển của Công ty Dabaco đến năm 2020
Tầm nhìn, Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco có định hướng mở rộng quy mô trại nuôi tại các tỉnh đồng bằng Sông Hồng.
Sứ mệnh, kiểm soát chuỗi giá trị trong ngành nông nghiệp - thực phẩm, cung cấp cho người tiêu dùng và thị trường những sản phẩm sạch, an toàn.
Mục tiêu
- Đạt được mức thoả mãn người tiêu dùng cao nhất.
- Đạt được thị phần tiêu dùng cao nhất.
- Sản phẩm đa dạng nhất cùng với chất lượng cao nhất.
- Cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, hạ giá thành.
- Chuyển giao khoa học kỹ thuật tới người chăn nuôi.
- Tiến tới giải quyết đầu ra cho nông dân để chế biến xuất khẩu.
“DABACO mang lại sự giàu sang cho người chăn nuôi - Sự phồn vinh cho đất nước”.
Tiêu chí hoạt động,khách hàng là thượng đế, bạn hàng là trường tồn, con người là cội nguồn, chất lượng là vĩnh cửu.
Tập đoàn DABACO Việt Nam luôn là người bạn tin cậy của các bạn hàng.Quyền lợi của khách hàng là quyền lợi của Công ty.
Văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp của DABACO là sự đoàn kết và tính kỷ luật cao.
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
Chiến lược phát triển của công ty DABACO giai đoạn 2015-2020 là thực hiện thành công mô hình sản xuất tiên tiến, khép kín từ: “Sản xuất con giống gia súc, gia cầm - Sản xuất thức ăn - Chăn nuôi gia công –Tiêu thụ sản phẩm song song
với phát triển hệ thống bán buôn và bán lẻ hiện đại theo mô hình Siêu thị và Cửa hàng thực phẩm sạch DABACO”.
Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco
Hình 3.1. Chiến lược phát triển của công ty Dabaco
Chiến lược về sản phẩm
Đa dạng hóa nhãn hiệu, sản phẩm. Ưu tiên cho việc phát triển các sản phẩm có tính độc đáo, có tính chuyên môn hóa cao, những sản phẩm an toàn, những sản phẩm dùng công nghệ sinh học. Phát triển sản phẩm theo hướng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe người tiêu dùng, vừa có tính bảo vệ môi trường. Với phương châm lấy chất lượng làm đầu, vì sức khoẻ của tôi và bạn, công ty đã không ngừng học hỏi, hoàn thiện để có được những bước đi chắc chắn, đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn tốt và luôn ổn định. Tất cả anh chị em trong công ty đều đồng lòng tin tưởng những việc công ty đang làm có ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc sống, cho những người xung quanh và cho chính công ty Dabaco cùng những người thân của mình.
Công ty luôn tâm niệm chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ là những thứ mà khách hàng luôn chờ đợi nên mình phải sản xuất ra những sản phẩm chất lượng
thực sự cao, an toàn và sạch đúng nghĩa để phục vụ khách hàng, đáp ứng những nhu cầu thiết thực và chính đáng đó.
Chiến lược về giá cả
Xây dựng một chiến lược giá cả hợp lý đem lại lợi ích hài hòa cho doanh nghiệp, nhà phân phối, người nông dân. Với công ty bán buôn, chiến lược về giá thường không quá cạnh tranh vì khách hàng của công ty đều là những khách hàng tổ chức, công ty họ mua với số lượng lớn và là những khách hàng quen thuộc tuy nhiên cũng tùy thuộc vào giá cả trên thị trường cũng như tình hình nguồn cung của công ty để công ty có thể điều chỉnh giá phù hợp.
Chiến lược phân phối
Phát triển nhiều kênh phân phối khác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo được tính ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thành viên trong kênh phân phối. Với hoạt động phân phối, công ty sử dụng hình thức bán buôn nên các thành viên trong kênh phân phối không nhiều chủ yếu vẫn là khách hàng tổ chức, công ty nên sự phân phối luôn được tiến hành một cách thuận tiện đảm bảo tốc độ thời gian và an toàn.
Chiến lược về nhân sự
Không ngừng thu hút các nhân tài về công ty, tạo điều kiện tốt nhất tạo ra sản phẩm chất lượng đem lại lợi ích cho người chăn nuôi. Bộ máy quản lý sẽ được đi đào tạo để áp dụng các mô hình quản lý tối giản mà hiệu quả không quá cồng kềnh.
Chiến lược về bán hàng
Đẩy mạnh các hoạt động về xúc tiến bán hàng, nhằm quảng bá thương hiệu công ty, sản phẩm trên thị trường. Với thương hiệu của công ty thuộc Tập đoàn Dabaco Việt Nam một tập đoàn lớn tại miền Bắc, có uy tín hơn 20 năm trên thị trường trong lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi là nền tảng để công ty có uy tín trên thị trường cũng như đẩy mạnh hoạt động xúc tiến bán hàng, quảng bá thương hiệu rộng rãi trên thị trường miền Trung và Nam.
3.2. Giải pháp để hoàn thiện quản trị kênh phân phối bán buôn của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco trên thị trường miền Bắc
3.2.1. Giải pháp về nghiên cứu Marketing phân phối
Với hệ thống phân phối bán buôn công ty luôn chú trọng với khách hàng mua với số lượng lớn và ổn định luôn đảm bảo về đơn hàng đối với những khách hàng này đồng thời cũng có ưu đãi về giá cũng như hình thức thanh toán (có thể trả chậm hơn hoặc lãi suất vay thấp hơn). Đối với hình thức phân phối bán buôn thì số lượng thành viên phân phối không nhiều vì vậy việc nghiên cứu các giải pháp phân phối trong đó có lựa chọn trung gian phân phối của công ty Dabaco về cơ bản thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Tìm kiếm thành viên kênh tiềm năng.
Các thành viên trong kênh được doanh nghiệp xác lập từ nhiều nguồn, bao gồm.
- Từ các lực lượng bán hàng của tại các doanh nghiệp theo khu vực.
- Từ các thành viên phân phối có sẵn.
- Từ khách hàng.
- Từ hoạt động thương mại.
- Từ quảng cáo.
- Từ hội nghị thương mại.
Bước 2: Xác định tiêu chuẩn lựa chọn.
Các thành viên cần phải được đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định, nhằm chọn được thành viên phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Một số tiêu chuẩn cần quan tâm như.
- Khả năng tài chính, tín dụng.
- Dòng sản phẩm.
- Khả năng bán hàng.
- Sự thành công của thành viên.
- Độ tin cậy, tên tuổi.
- Thị trường, thị phần.
- Khả năng quản lý.
- Quy mô.
- Quan điểm, thái độ.
Bước 3: Thuyết phục các thành viên tiềm năng trở thành thành viên chính thức của kênh.
Cách nhà phân phối trung gian có quyền lựa chọn trại nuôi cho riêng mình, phù hợp khu vực địa lý là điều kiện tiên quyết cho sự lựa chọn do đó, các doanh nghiệp cần phải thuyết phục để họ chấp nhận trở thành 1 thành viên trong kênh thông qua các hỗ trợ, ưu điểm về sản phẩm. Thông thường, các trung gian phân phối thường quan tâm đến những yếu tố sau của doanh nghiệp.
- Dòng sản phẩm: Sản phẩm của doanh nghiệp càng bán chạy, trung gian sẽ dễ dàng hợp tác.
- Các chương trình khuyến mãi, xúc tiến bán hàng.
- Các hỗ trợ của doanh nghiệp.
- Chính sách hợp lý, công bằng.
Sau khi lựa chọn được các thành viên trong kênh phân phối, doanh nghiệp tiến hành đưa các thành viên trung gian vào quá trình vận hành kênh phân phối của công ty, các bước lựa chọn thành viên kênh phân phối được biểu thị ở hình 3.2 sau đây:
Tìm kiếm các trung gian phân phối có khả năng
Xác định các tiêu chuẩn tuyển chọn để đánh giá khả năng phù hợp của các trung gian đã lựa chọn | ||
Đảm bảo tiêu chuẩn |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Mạng Lưới Kênh Phân Phối Bán Buôn
- Doanh Thu Qua Các Kênh Lò Mổ Công Ty Của Công Ty Dabaco Năm 2015
- Phân Tích Một Số Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Quản Trị Kênh Phân Phối Bán Buôn
- Cải Tiến Về Xây Dựng Và Thiết Kế Kênh Phân Phối Bán Buôn
- Quản trị kênh phân phối bán buôn mặt hàng thịt lợn hơi của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco trên thị trường miền Bắc - 13
- Quản trị kênh phân phối bán buôn mặt hàng thịt lợn hơi của công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn Dabaco trên thị trường miền Bắc - 14
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Không đảm bảo
Thuyết phục các trung gian tham gia vào kênh
Hình 3.2. Đề xuất quy trình lựa chọn thành viên kênh phân phối
3.2.2. Xác lập mục tiêu hệ thống kênh phân phối bán buôn
Việc xác lập chiến lược kênh phân phối cần được đạt trong mối quan hệ với mục tiêu các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp với vị thế khác nhau trên thị trường, sẽ có những mục đích marketing khác nhau, dẫn đến thực hiện chiến lược phân phối cũng sẽ khác nhau.
- Doanh nghiệp dẫn đầu thị trường: là những doanh nghiệp chiếm vị thế hàng đầu trên thị trường, có nguồn lực mạnh mẽ về tài chính, khả năng sản xuất hàng hóa, dịch vụ cao, thị trường rộng lớn. Thông thường, nhiệm vụ của họ là giữ vững vị trí số 1 thị trường, do đó, các chiến lược phân phối họ áp dụng được đặt trong từng mục tiêu cụ thể như.
- Tăng tổng nhu cầu thị trường: việc tăng tổng nhu cầu sẽ tăng khả năng và sức phục vụ thị trường của các doanh nghiệp dẫn đầu. Các doanh nghiệp tăng tổng nhu cầu bằng các cách.
- Tìm kiếm người tiêu dùng mới: Thực hiện chiến lược xúc tiến kênh và phát triển kênh phân phối trong thị trường mới.
- Phát triển công dụng mới của sản phẩm: Thu hút khách hàng, bằng cách tung ra các sản phẩm với công dụng mới tốt hơn, dẫn đến hệ thống phân phối cần tái cấu trúc để thích hợp với những sản phẩm mới.
- Tẳng tổng mua của khách hàng.
- Giữ vững thị phần: đổi mới liên tục để phục vụ khách hàng tốt hơn, tránh ngủ quên trên chiến thắng.
- Tăng thị phần.
- Doanh nghiệp thách thức thị trường: Là những doanh nghiệp đứng ở vị thế thứ 2, 3, 4 trên thị trường, có khả năng phát triển để trở thành doanh nghiệp đứng đầu. Nhiệm vụ của họ là bảo vệ thứ hạng, cố gắng tăng hạng và tranh giành vị trí thứ nhất.
- Tấn công người dẫn đầu: Để tăng vị thế, cách họ lựa chọn mang tính may rủi nhất là tấn công người dẫn đầu. Tuy độ rủi ro cao, nhưng phần thưởng là vô cùng xứng đáng.
- Tấn công các doanh nghiệp đồng hạng, đối thủ cạnh tranh.