Hoạt Động Huy Động Vốn Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại


như vốn tự có giữ vai trò quyết định trong việc thành lập ngân hàng thì sau khi đi vào hoạt động, vốn huy động lại giữ vị trí quan trọng, quyết định đến lợi nhuận, quy mô và uy tín của ngân hàng. Do vậy, trong quá trình hoạt động, các NHTM phải luôn quan tâm tới việc tăng trưởng vốn một cách bền vững và ổn định.

1.2. Hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại

1.2.1. Huy động vốn tiền gửi

Tiền gửi là tiền mà các doanh nghiệp và cá nhân gửi vào NHTM để nhờ giữ và thanh toán hộ. Trong phạm vi số dư cho phép các nhu cầu chi trả đều được ngân hàng thực hiện và các khoản thu bằng tiền đó đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu.

Huy động vốn của NHTM là quá trình ngân hàng sử dụng các công cụ, phương thức và biện pháp thích hợp để thu hút các nguồn tài chính trong xã hội (các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế) thông qua các hình thức huy động phát hành giấy tờ có giá, huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, đi vay...để tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Ngân hàng thương mại hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ với chức năng chính là huy động các nguồn vốn để kinh doanh (cho vay, đầu tư...) nhằm đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Nguồn vốn huy động chính là cơ sở để cho hoạt động tín dụng, đầu tư, cung cấp dịch vụ của các ngân hàng, chính vì lẽ đó ngân hàng luôn phải tìm biện pháp tăng cường huy động để phụ vụ hoạt động kinh doanh. Do đó, huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản, có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo lập nguồn vốn thường xuyên để NHTM thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Huy động vốn của NHTM là quá trình ngân hàng sử dụng các công cụ, phương thức và biện pháp thích hợp để thu hút các nguồn tài chính trong xã hội. Như vậy, huy động vốn là hoạt động thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế (các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế) thông qua các hình thức huy động phát hành giấy tờ có giá, huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, đi vay...để tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.


1.2.2. Vai trò của huy động vốn tiền gửi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Tài sản của ngân hàng được hình thành từ nguồn vốn trong đó tiền gửi chiếm hơn 80% tổng nguồn vốn, với những ngân hàng lớn có khả năng quay vòng vòng vốn nhanh, tỷ lệ này chiếm tới 90% tổng nguồn vốn của ngân hàng, và như vậy tiền gửi là thành phần chính tạo nên tài sản của ngân hàng, khả năng huy động tiền gửi với mức lãi suất hợp lý còn là những chỉ số quan trọng đánh giá tính hiệu quả trong quản lý ngân hàng. Ngoài ra ngân hàng còn thu được một khoản lệ phí nhất định khi khách hàng sử dụng thêm các dịch vụ tiện ích của ngân hàng.

Vai trò đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng: Huy động vốn tạo nguồn vốn chủ lực cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó tiền gửi tiết kiệm là kênh huy động truyền thống, thường chiếm một tỷ trọng tương đối trong lượng tiền gửi của khách hàng tại hệ thống NHTM. Từ nguồn vốn huy động là cơ sở để ngân hàng thực hiện các mục tiêu kinh doanh khác của mình.

Quản trị huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây - 4

Vốn huy động của ngân hàng quyết định quy mô, phạm vi, khả năng mở rộng kinh doanh của ngân hàng.

Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường.

Vốn tiền gửi tiết kiệm gắn liền với sự phát triển của ngân hàng, tiền gửi huy động càng lớn thì lòng tin của dân chúng với ngân hàng đó trên thị trường càng lớn và ngược lại do đó nó quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Bên cạnh đó với cá nhân người gửi tiền là một kênh tiết kiệm và đầu tư vốn an toàn, giúp tích lũy nguồn tiền nhàn rỗi và tiếp cận được nghiệp vụ tiện ích của ngân hàng. Với nền kinh tế giúp điều hòa vốn giữa các chủ thể của nền kinh tế từ đó thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc huy động vốn của ngân hàng nhằm mục tiêu thu hút được một lượng tiền đủ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng cho các hoạt động kinh doanh với quy mô vốn và cơ cấu vốn huy động hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng để đảm bảo kiểm soát được các rủi ro, giảm chi phí hoạt động, và đảm bảo chất lượng dịch vụ phù hợp với chiến lược kinh doanh và mục tiêu hoạt động trong từng thời kỳ của ngân hàng. Do đó, huy động vốn của phải đạt các mục tiêu sau:


Thứ nhất, xây dựng và duy trì được sự ổn định của nguồn vốn huy động để đáp ứng đảm bảo đủ nguồn vốn cho nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Đối với hoạt động huy động vốn, đây chính là mục tiêu then chốt nhất của mỗi ngân hàng.

Thứ hai, đảm bảo quy mô nguồn vốn phải đi kèm với cơ cấu nguồn vốn hợp lý, đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của ngân hàng, phù hợp với nhu cầu sử dụng và bối cảnh thị trường, góp phần tăng cường năng lực nội tại của ngân hàng.

Thứ ba, việc huy động vốn phải đa dạng được các nguồn huy động, qua đó tăng cường các nguồn vốn có tính ổn định để đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Thứ tư, chi phí huy động vốn phải được kiểm soát, tối thiểu hoá, phù hợp với bối cảnh thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.

1.2.3. Các hình thức huy động vốn tiền gửi

Để gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh các ngân hàng đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động đa dạng tuỳ thuộc vào tiêu thức phân loại và yêu cầu quản lý, người ta có thể phân loại tiền gửi thành nhiều hình thức khác nhau.

* Phân loại theo kỳ hạn:

- Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là khoản tiền gửi thời gian gửi tiền không xác định, người gửi tiền có quyền rút ra bất kỳ lúc nào do đó lãi suất thường thấp. Mục đích của khách hàng đối với loại tiền này là hưởng những tiện ích trong thanh toán khi có nhu cầu chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Hình thức này chủ yếu là mở cho các doanh nghiệp.

- Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi có sự thoả thuận giữa người gửi tiền và ngân hàng về số lượng, kỳ hạn, lãi suất của khoản tiền gửi thường khoản tiền gửi càng lâu thì lãi suất càng cao. Nguyên tắc tiến hành khoản tiền gửi này là người gửi chỉ được rút tiền khi đến thời hạn như đã thoả thuận.

* Phân loại theo loại tiền gửi:

- Tiền gửi nội tệ: là nguồn huy động loại tiền Việt Nam đồng, loại tiền này thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng tiền gửi tiết kiệm.

- Tiền gửi ngoại tệ: là tiền gửi dưới dạng ngoại tệ, chủ yếu là ngoại tệ mạnh như


USD, EUR, JPY, GBP, FRF… Những ngoại tệ này cũng rất cần thiết trong hoạt động của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ trong nước, trong quan hệ tài trợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế ... các NHTM có xu hướng mở rộng kinh doanh đối ngoại thường có nguồn vốn ngoại tệ lớn.

* Phân loại theo đối tượng tiền gửi:

- Tiền gửi của dân cư: tiền gửi của các cá nhân vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, để đảm bảo an toàn hay để hưởng lãi.

- Tiền gửi của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: Các doanh nghiệp, tổ chức đáp ứng nhu cầu thanh toán, hoạt đông sản xuất kinh doanh nên các đơn vị này thường gửi một khối lượng lớn tiền vào ngân hàng để hưởng tiện ích trong thanh toán hay hưởng lãi.

* Theo mục đích tiền gửi

- Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi thanh toán là tiền của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân gửi vào ngân hàng để nhờ ngân hàng giữ và thanh toán hộ.

- Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội: Nhiều doanh nghiệp, tổ chức xã hội có các hoạt động thu, chi tiền theo các chu kỳ xác định, hay gửi tiền để hưởng lãi.

- Tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi vào ngân hàng với mục đích tích trữ tiền một cách an toàn và hưởng lãi từ số tiền đó. Tiền gửi tiết kiệm được chia thành hai loại là tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn

- Tiền gửi của các ngân hàng khác: Đây là nguồn tiền gửi thường có quy mô nhỏ, giữa các ngân hàng luôn có tiền gửi của nhau nhằm đảm bảo thanh toán nhanh cho khách hàng của mình.

* Theo kênh huy động

- Huy động vốn trực tiếp tại trụ sở chi nhánh, phòng giao dịch:là kênh giao dịch truyền thống, biến tại tất cả các ngân hàng.

- Huy động vốn qua các kênh giao dịch điện tử: cùng với sự phát triển của công nghệ các ngân hàng đã sử dụng hình thức huy động bằng internetbanking, hình thức này có ưu điểm là rất nhanh chóng, tiện lợi cho khách hàng và ngân hàng.


1.3. Quản trị huy động vốn tiền gửi của Ngân hàng thương mại

1.3.1. Khái niệm quản trị huy động vốn tiền gửi

Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Theo cách hiểu như trên, có thể đưa ra định nghĩa rằng: Quản trị huy động vốn tiền gửi là quá trình hoạch định, tổ chức triển khai thực hiện và kiểm soát hoạt động huy động vốn tiền gửi của ngân hàng thương mại nhằm đạt được mục tiêu về huy động vốn tiền gửi được đề ra.

Quản trị vốn huy động tiền gửi đối với NHTM được hiểu là khả năng đạt mục tiêu kinh doanh của ngân hàng trên cơ sở thiết lập, tổ chức điều hành chiến lược, chính sách, chương trình huy động vốn đó để đảm bảo cho NHTM luôn có đủ nguồn vốn để duy trì và phát triển các hoạt động kinh doanh với chi phí hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất. Đó chính là khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn một cách kịp thời, đầy đủ, an toàn, và có hiệu quả dựa trên cơ cấu vốn huy động hợp lý với chi phí và rủi ro thấp nhất có thể đồng thời thỏa mãn về lợi ích của các bên liên quan trong đó có lợi ích của khách hàng và nền kinh tế.

Để có thể đảm bảo an toàn trong kinh doanh, công tác quản trị huy động vốn tiền gửi đóng vai trò hết sức quan trọng giúp đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu sử dụng vốn của NHTM trên cơ sở tăng trưởng huy động tiền gửi, tạo ra sự luân chuyển liên tục giữa huy động vốn và sử dụng vốn; chủ động đáp ứng nhu cầu chi trả khi có bất kỳ nhu cầu rút tiền nào xảy ra; giữ vững uy tín và hình ảnh ngân hàng. Quản trị huy động vốn tiền gửi còn giúp ngân hàng đảm bảo an toàn trong huy động vốn cũng liên quan đến việc xác định một trạng thái cân bằng hợp lệ về vốn trong đó tạo ra sự phù hợp kỳ hạn gửi tiền và vay tiền

1.3.2. Nội dung quản trị huy động vốn tiền gửi

Quản trị vốn huy động tiền gửi đối với NHTM hiệu quả là khả năng đạt mục tiêu kinh doanh của ngân hàng trên cơ sở thiết lập, tổ chức điều hành chiến lược, chính sách, chương trình huy động vốn đó. Đó chính là khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn một cách kịp thời, đầy đủ, an toàn, và có hiệu quả dựa trên cơ cấu vốn huy động


hợp lý với chi phí và rủi ro thấp nhất có thể đồng thời thỏa mãn về lợi ích của các bên liên quan trong đó có lợi ích của khách hàng và nền kinh tế.

Đối với NHTM vốn huy động tiền gửi là nguồn vốn lớn nhất, là cơ sở cho các hoạt động của ngân hàng thương mại song cũng mang tính chất biến động nhiều nhất do phụ thuộc vào nhu cầu của người gửi tiền. Vì vậy, để có thể đảm bảo an toàn trong kinh doanh, công tác quản trị huy động vốn tiền gửi đóng vai trò hết sức quan trọng giúp đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại hoạt động theo phương chấm đi vay để cho vay, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng quy mô, cơ cấu cho vay của ngân hàng trên cơ sở tăng trưởng huy động tiền gửi, tạo ra sự luân chuyển liên tục giữa huy động vốn và sử dụng vốn; chủ động đáp ứng nhu cầu chi trả khi có bất kỳ nhu cầu rút tiền nào xảy ra; giữ vững uy tín và hình ảnh ngân hàng. Quản trị huy động vốn tiền gửi còn giúp ngân hàng đảm bảo an toàn trong huy động vốn cũng liên quan đến việc xác định một trạng thái cân bằng hợp lệ về vốn trong đó tạo ra sự phù hợp kỳ hạn gửi tiền và vay tiền.

Đối với khách hàng là đối tác chính của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Các kế hoạch, chiến lược kinh doanh của ngân hàng chỉ khả thi khi gắn với lợi ích của khách hàng. Đối với người gửi tiền, mục tiêu hoạt động tiền gửi nhằm đảm bảo thu nhập hay lợi ích của khách hàng khi gửi tiền, khách sẽ được một khoản thu nhập nhất định khi gửi tiền theo thời hạn mình lựa chọn, thỏa mãn nhu cầu về gốc và lãi sự an toàn về tài sản của khách hàng.

Việc quản trị vốn huy động tiền gửi đối với từng chủ thể liên quan có hiệu quả hay không chính là do sự kết hợp hài hòa lợi ích của các bên tùy từng điều kiện cụ thể về mức độ quan trọng của từng nhân tố. Đó là:

* hiến lược, chính sách và kế hoạch huy động vốn tiền gửi

Chiến lược huy động vốn của ngân hàng thương mại là chiến lược cạnh tranh ngành nhằm thu hút khách hàng trong huy động vốn.

- Chiến lược huy động vốn của ngân hàng còn được gọi là chiến lược khách hàng có vai trò quyết định đối với hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào trong cơ chế thị trường cạnh tranh. Quyết định sự phát triển bền vững và hiệu quả hoạt động của ngân


hàng. Chiến lược huy động vốn là cấu thành quan trọng nhất của quản trị huy động vốn.

- Chiến lược huy động vốn của ngân hàng thương mại bao gồm các mục tiêu chiến lược và các phương thức cơ bản để thực hiện mục tiêu huy động vốn cho ngân hàng trong khoảng thời gian dài, thường từ 3 đến 5 năm. Mục tiêu chiến lược thường là tốc độ tăng trưởng vốn huy động trong thời kỳ chiến lược. Phương thức để đạt mục tiêu chiến lược thường là một, hai hoặc tổng hợp các các phương thức cạnh tranh: Cạnh tranh bằng giá, cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh tranh bằng sự khác biệt và cạnh tranh bằng mối quan hệ khách hàng.

- Quá trình hình thành chiến lược huy động vốn của ngân hàng thương mại là quá trình phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong của ngân hàng để xác định điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và thách thức để xác định mục tiêu và giải pháp chiến lược.

- Xây dựng chiến lược huy động vốn là quá trình không dễ, tốn kém nhưng lợi ích đối với ngân hàng là vô cùng lớn, có tính chất sống còn của ngân hàng.

Khác với chiến lược, chính sách huy động vốn tác động đến hoạt động vốn theo một cách khác, ngắn hạn và cụ thể hơn. Chính sách huy động vốn là cách thức xử lý một vấn đề nào đó trong quá trong hoạt động huy động vốn. Có thể là giá, chất lượng hay quy mô…

Hệ thống chính sách tác động trực tiếp đến huy động vốn bao gồm:

- Huy động với quy mô, cơ cấu, kỳ hạn, lãi suất ra sao, việc huy động và sử dụng vốn phù hợp thế nào?

- Các chính sách liên quan đến sản phẩm và dịch vụ tiền gửi ngân hàng. Nhóm chính sách này nhằm vào việc đánh giá các loại sản phẩm dịch vụ cung cấp và chất lượng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường đồng thời mở rộng phát triển dịch vụ mới.

- Các chính sách về giá cả, lãi suất tiền gửi, tỷ lệ hoa hồng và chi phí dịch vụ được coi là giá cả của các sản phẩm và dịch vụ tài chính, ngân hàng sử dụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huy động tiền gửi và thay đổi


quy mô nguồn vốn. Để duy trì và thu hút thêm vốn ngân hàng cần ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện những ưu đãi về giá cho những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống.

Hơn nữa, hệ thống lãi suất cần linh hoạt, phù hợp với quy mô và cơ cấu nguồn vốn. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn còn bị chi phối bởi giá cả của các dịch vụ khách như chi phí chuyển tiền, phí dịch vụ thanh toán, ngân quỹ.

- Các chính sách về tổ chức mạng lưới, công nghệ ngân hàng: Đây là các chính sách và biện pháp nhằm thu hút vốn, tạo môi trường thuận lợi, đơn giản trong quan hệ với khách hàng. Bao gồm việc bố trí, quy hoạch mạng lưới phù hợp, hoàn thiện công nghệ ngân hàng đảm bảo nhanh chóng, an toàn, chính xác.

- Các chính sách chăm sóc khách hàng: Các chính sách này được các NHTM rất quan tâm nhằm tạo và củng cố uy tín của mình trên thị trường, gắn bó với khách hàng truyền thống và thu hút khách hàng mới. Trong điều kiện khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả như hiện nay, chất lượng dịch vụ trở thành công cụ cạnh tranh vô cùng quan trọng để hút vốn. Thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo, bố trí hệ thống thanh toán khoa học là những điều hết sức cần thiết để giữ vững khách hàng hiện có và khách hàng mới.

Chính sách huy động vốn là công cụ thực hiện chiến lược hoặc kế hoạch huy động vốn của ngân hàng, là phương thức thực hiện mục tiêu của chiến lược hoặc kế hoạch huy động vốn.

Kế hoạch huy động vốn tiền gửi hàng năm

- Là một loại kế hoạch tác nghiệp về huy động vốn, xác định định lượng cụ thể về số lượng vốn cần huy động theo thời hạn nhất định, năm, quý; theo kỳ hạn: Vốn ngắn hạn, vốn dài hạn; theo nhóm khách hàng mục tiêu: Khách hàng là cá nhân, tổ chức…

- Kế hoạch huy động vốn tiền gửi hàng năm đưa ra các con số cụ thể về quy mô cho trong một năm và có thể được thực hiện chia theo tiến độ hàng quý, kỳ.... Giúp cho việc tổ chức triển khai và kiểm soát dễ dàng.

- Kế hoạch huy động vốn tiền gửi hàng năm được xây dựng trên cơ sở cân đối

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí