nhuận trong phạm vi khuôn khổ pháp luật là mục tiêu cơ bản, xuyên suốt quá trình hoạt động của các NHTM.
NHTM là một tổ chức kinh doanh tiền tệ với rất nhiều hoạt động đa dạng trong đó có ba hoạt động chính, đó là: hoạt động nguồn vốn, hoạt động sử dụng vốn và hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính. Ngân hàng thực hiện việc nhận khoản tiền gửi để giữ hộ và thanh toán cho khách hàng, bằng cách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, tổ chức và dân cư. Như vậy: “Vốn tiền gửi là toàn bộ giá trị tiền tệ của các tổ chức và cá nhân mà ngân hàng đang tạm thời quản lý sử dụng với trách nhiệm hoàn trả.”
Người gửi tiền có thể lựa chọn các loại hình tiền gửi theo mục đích của họ và được hưởng các dịch vụ do ngân hàng cung cấp hoặc được hưởng lãi suất và ngân hàng sử dụng số tiền gửi đó cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng với cam kết thực hiện việc hoàn trả vào ngày đáo hạn (đối với tài khoản có kỳ hạn) hoặc theo yêu cầu của khách hàng (đối với tài khoản không kỳ hạn).
1.1.2. Các hoạt động của Ngân hàng thương mại
Chương 3 của Luật tổ chức tín dụng có nêu ra các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại như sau:
- Cho vay
- Trung gian tài chính
(1) Huy động vốn:
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây - 1
- Quản trị huy động vốn tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sơn Tây - 2
- Hoạt Động Huy Động Vốn Tiền Gửi Của Ngân Hàng Thương Mại
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Quản Trị Huy Động Vốn Tiền Gửi
- Giới Thiệu Về Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam – Chi Nhánh Sơn Tây
Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.
Để bắt đầu hoạt động thì ngân hàng phải có một số vốn nhất định, thường thì nguồn vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại chiếm một phần rất nhỏ (trên dưới 10%) trong tổng nguồn vốn. Vì vậy, để đảm bảo trong hoạt động kinh doanh của mình, mục tiêu đầu tiên chính là huy động vốn từ bên ngoài. Các ngân hàng huy động vốn thông qua các nghiệp vụ như: nhận tiền gửi của các cá nhân, tổ chức dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác; phát hành giấy tờ có giá trị, trái phiếu hoặc chứng chỉ tiền gửi; đi vay trên thị trường tiền tệ; vay vốn của Ngân hàng trung ương,…
* Tiền gửi không kỳ hạn: Gồm tiền gửi giao dịch hoặc tiền gửi thanh toán và tiền gửi không giao dịch.
- Tiền gửi giao dịch hay tiền gửi phát hành séc
Một trong những dịch vụ lâu đời nhất mà ngân hàng cung cấp là nhận tiền gửi hoặc thực hiện thanh toán hộ cho khách hàng. Mục đích của người gửi tiền khi duy trì tài khoả tiền gửi thanh toán chủ yếu là việc sử dụng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng các dịch vụ khác đi kèm. Ngoài ra, người gửi tiền còn được đảm bảo an toàn tài sản khi duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng trong những khoảng thời gian liên tục.
Tiền gửi giao dịch có những đặc điểm sau:
+ Tiền gửi giao dịch thường xuyên biến động vì vậy ngân hàng khó dự báo về quy mô nguồn tiền gửi giao dịch có thể huy động. Đồng thời kỳ hạn tiềm năng của tiền gửi giao dịch là ngắn nhất và khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào thông qua rút tiền mặt hoặc các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt mà không cần báo trước. Tiền gửi giao dịch đòi hỏi ngân hàng phải đáp ứng ngay lập tức khi có một nhu cầu rút tiền từ cá nhân hay bên thứ ba được chỉ rõ người thụ hưởng.
+ Lãi suất đối với tiền gửi giao dịch là rất thấp thậm chí bằng không thay vào đó chủ tài khoản có thể được hưởng các dịch vụ ngân hàng với mức phí thấp.
+ Chi phí trả lãi thấp song chi phí duy trì tài khoản và chi phí quản trị lại tương đối cao.
+ Tiền gửi thanh toán có thể được kết hợp với tài khoản cho vay (áp dụng hình thức thấu chi - chi trội trên số dư có của tài khoản tiền gửi thanh toán). Tiền gửi thanh toán hiện nay ngày càng đa dạng về cách thức và lãi suất nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
+ Đối với các doanh nghiệp, đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tiền gửi của các doanh nghiệp tại nhân hàng.
- Tiền gửi không giao dịch hay tiền gửi thuần tuý
Đây là tiền gửi của cá nhân, tổ chức kinh tế gửi vào ngân hàng với mục đích bảo đảm an toàn tài sản. Đây có thể dược coi là loại hình tiền gửi kết hợp giữa tiền gửi
thanh toán với tiền gửi tiết kiệm vì loại tiền gửi này có thể được hưởng lãi suất cao hơn so với tiền gửi giao dịch song cho phép ngân hàng đòi hỏi khách hàng phải thông báo trước về việc rút tiền. Ngân hàng cũng có thể đặt mức tối đa cho quy mô rút tiền và số lượng rút tiền, đồng thời hạn chế số lượng séc có thể phát hành.
* Tiền gửi có kỳ hạn
Đây là loại tiền gửi được đưa ra để thu hút vốn của những người có khoản tiền tiết kiệm để dành cho những nhu cầu chính trong tương lai. Nhu cầu đó có thể từ các doanh nghiệp khi có một lượng vốn tạm thời nhãn rỗi khi chưa đến kỳ nhập máy móc, nguyên liệu cho sản xuất, hay cá nhân có nhu cầu để dành một khoản thu nhập chưa sử dụng cho mục đính tiêu dùng, du lịch, mua sắm trong một thời gian xác định trong tương lai. Tiền gửi có kỳ hạn có những đặc điểm sau:
- Khác với tiền gửi thanh toán, người gửi tiền không được sử dụng các hình thức thanh toán và một số loại hình dịch vụ đặc thù của tiền gửi thanh toán. Nếu cần chỉ tiêu, người gửi tiền phải đến ngân hàng rút tiền ra và thường thì việc rút tiền trước hạn sẽ phải chịu chi phí: có thể được hưởng lãi suất thấp so với lãi suất cam kết phải trả chi phí nếu không thông báo trước cho ngân hàng.
- Lãi suất cao hơn so với tiền gửi thanh toán. Lãi suất cao là một trong những nhân tố kích thích các cá nhân và hộ gia đình gửi tiền tiết kiệm. Tuỳ theo độ dài của thời gian, tiền gửi có thời hạn càng dài thì lãi suất được hưởng càng cao. Tuy nhiên chi phí duy trì tài khoản và chi phí quản trị liên quan đến các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn tương đối thấp.
- Hình thức và kỳ hạn của tiền gửi có kỳ hạn rất đa dạng. Tiền gửi phân loại theo tích chất: đó là chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng, không thể chuyển nhượng. Hoặc tiền gửi phân loại theo mục đích của người gửi tiền: tiền gửi giáng sinh, tiền gửi cho đi nghỉ, tiền gửi mùa vụ ...Thời hạn có thể giới hạn tối thiểu là 7 ngày và không được rút trước kỳ hạn hoặc có thể thời hạn dài 24 tháng, 36 tháng, 60 tháng với lãi suất cố định.
- Loại tiền gửi này có xu hướng ổn định ít nhạy cảm với các những thay đổi của lãi suất. Vì vậy, các ngân hàng có thể không yêu cầu khách hàng phải thông báo trước về những nhu cầu rút tiền phát sinh.
- Bên cạnh lãi suất, quy mô và tính ổn định của tiền gửi tiết kiệm bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân khác như: địa điểm ngân hàng, mạng lưới chi nhánh, tính thời vụ trong chi tiêu của dân cư và hộ gia đình, doanh nghiệp.
Tiền gửi có kỳ hạn bao gồm tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và tiền gửi tiết kiệm dân cư.
* Tiền gửi của các tổ chức tín dụng
Nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, các NHTM có thể duy trì tài khoản tiền gửi lẫn nhau dựa trên quan hệ ngân hàng đại lý. Tuy nhiên nguồn tiền này thường không kớn và số dư thường xuyên biến động nhắm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng tại mỗi ngân hàng. Đây cũng có thể coi là một nguồn đảm bảo khả năng thanh toán khá ổn định cho các NHTM.
* Phát hành giấy tờ có giá
Một hình thức huy động tiền gửi có kỳ hạn khác đó là phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn. Đây là các công cụ nợ do tổ chức tín dụng phát hành nhằm huy động vốn trên thị trường bao gồm: kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn...với cam kết hoàn trả gốc và lãi sau một thời gian nhất định.
Các loại giấy tờ có giá phổ biến:
- Kỳ phiếu ngân hàng: công cụ nợ ngắn hạn thường là nhỏ hơn 12 tháng.
- Chứng chỉ tiền gửi: Gồm các loại chứng từ tiền gửi bằng đồng nội tệ và ngoại tệ. Đây là hình thức phát triển cao của kỳ phiếu ngân hàng vởi khả năng chuyển nhượng cao hơn.
- Trái phiếu: Đây là công cụ nợ thời hạn dài thường trên 12 tháng nhằm tăng vốn của ngân hàng trong điều kiện vốn tự có ở mức thấp và vốn huy động tiền gửi không đủ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
Mục đích của người gửi tiền là lợi nhuận thu được khi mua cá giấy tờ có giá do TCTD phát hành vì vật họ thường đầu tư bằng nguồn tiến kiệm và giữ đến hết thời hạn của kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu. Mặt khác, đó là việc sử dụng các tài sản tài chính lỏng cao trong khi vẫn đảm bảo an toàn tài sản.
Đặc điểm của loại công cụ này là:
- Mang tính ổn định cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm. Trái phiếu ngân hàng mức ổn định cao nhất và có khả năng cung cấp cho ngân hàng nguồn vốn ổn định.
- Chi phí lãi suất cao so với tiền gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn đi kèm với lãi suất cao là khả năng rủi ro cao hơn so với tiền gửi thời hạn ngắn.
- Việc phát hành các giấy tờ có giá để huy động vốn tạo điều kiện phát triển thị trường tiền tệ thứ cấp ở các nước đang phát triển.
- Do mệnh giá trái phiếu lớn nên giới hạn phạm vi đối tượng khách hàng.
* Tiền vay và ngu n huy động khác
Ngoài các nguồn vốn nêu trên, cấu thành nguồn vốn huy động của NHTM còn bao gồm một số nguồn khác như: Tiền vay, vốn uỷ thác và nguồn khác.
Vốn vay được thể hiện chủ yếu ở hai dạng: Vay NHNN và các NHTM khác với thời hạn ngắn nhằm đáp ứng khả năng thanh toán ngắn hạn của ngân hàng. Hơn nữa việc vay NHNN phụ thuộc rất lớn vào chính sách tiền tệ cũng như trước độ phát triển của thị trường liên ngân hàng, thị trường tài chính.
Các nguồn khác bao gồm nguồn uỷ thác, nguồn vốn trong thanh toán, các nguồn khác. Phần lớn các nguồn khác ngân hàng không phải trả lãi suất (lãi suất danh nghĩa gần như bằng không) nhưng chi phí để duy trì chúng ta là rất đáng kể. Chẳng hạn, để có các nguồn uỷ thác, ngân hàng phải tìm kiếm các chủ đầu tư, tìm hiểu nhu cầu của họ, nghiên cứu các dự án mà nhà đầu tư tài trợ...Các nguồn này thường không lớn. Việc gia tăng nguồn vốn này phụ thuộc vào chính sách của ngân hàng và khả năng thực hiện, mở rộng các loại hình dịch vụ khác.
Qua trình bày trên, vốn huy động là nguồn vốn giữ vị trí quan trọng và chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn. Các ngân hàng thương mại phải tôn trọng về mức vốn huy động theo quy định của pháp luật.
(2) Hoạt động tín dụng:
Từ nguồn vốn huy động được ngân hàng sẽ đem đi cho vay và tái đầu tư trở lại nền kinh tế. Nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất được cho là một hoạt động quan trọng bậc nhất đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng, cũng như
đem lại thành quả to lớn cho xã hội thông qua các hoạt động: Cho vay, Bảo lãnh, Chiết khấu, Cho thuê tài chính.
(3) Hoạt động trung gian: Bao gồm:
- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
- Góp vốn và mua cổ phần
- Tham gia thị trường tiền tệ
- Kinh doanh ngoại hối
- Uỷ thác và nhận uỷ thác
- Cung ứng dịch vụ bảo hiểm
- Tư vấn tài chính
- Bảo quản vật quý giá
1.1.3. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại
Vốn là cơ sở để tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Xu hướng ngày nay các ngân hàng không chỉ đơn thuần kinh doanh với các dịch vụ truyền thống như trước mà còn hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác như bảo hiểm, bảo lãnh, cho thuê, kinh doanh chứng khoán… Muốn vậy, các ngân hàng phải có một nguồn vốn mạnh có tính thanh khoản cao để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh đa lĩnh vực như vậy. Việc tạo lập, tổ chức và quản lý vốn của NHTM là một trong những vấn đề quan trọng, được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế đang thiếu vốn như hiện nay không chỉ vì lợi ích riêng của bản thân các NHTM mà còn vì sự phát triển chung của nền kinh tế.
Nguồn vốn của ngân hàng gồm:
(1) Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là vốn tự có của ngân hàng, nó là vốn điều lệ khi ngân hàng mới đi vào hoạt động và được bổ sung thường xuyên. Vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định do ngân hàng Nhà nước trung ương quy định. Vốn điều lệ của ngân hàng có nguồn gốc hình thành do ngân sách nhà nước cấp phát ban đầu nếu là ngân hàng thương mại quốc doanh, còn nếu là ngân hàng thương mại cổ phần thì sẽ do cổ đông đóng góp.
Các quỹ dự trữ của ngân hàng được coi là nguồn vốn tự có và được bổ sung hàng năm từ lợi nhuận ròng của ngân hàng. Theo quy đinh về việc trích lập các quỹ từ lợi nhuận, các ngân hàng thương mại phải tiến hành trích lập các quỹ.
Quỹ dự trữ vốn bổ sung điều lệ: Được trích lập hàng năm theo tỷ lệ % trên tổng lợi nhuận sau thuế hàng năm tới mức tối đa do ngân hàng nhà nước quy định.
Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro: Để dự phòng và bù đắp thiệt hại có nguy cơ ăn mòn vốn do những rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, các ngân hàng được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm theo tỷ lệ % cho tới khi bằng 100% vốn điều lệ.
Hai quỹ này bắt buộc phải trích lập tại các tổ chức tín dụng, không được dùng các quỹ này để trả lợi tức cổ phần hoặc chuyển ra nước ngoài.
Mặt khác, với tư cách là một đơn vị kinh doanh ngân hàng còn tiến hành trích lập các quỹ từ lợi nhuận thu được để làm quỹ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng, quỹ phúc lợi khen thưởng. Được trích lập theo quyết định của đại hội cổ đông hoặc theo quy định của Ngân hàng nhà nước.
Vốn riêng của ngân hàng được dùng để mua sắm tài sản cố định, các phương tiện cần thiết cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhưng không quá 50% vốn tự có, để tài trợ phát triển kỹ thuật nghiệp vụ ngân hàng và được dùng để hùn vốn liên doanh, mua cổ phần...
(2) Vốn huy động
* Vốn huy động từ tiền gửi
Nguồn vốn huy động từ tiền gửi chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM. Đặc điểm cơ bản của nguồn vốn này là NHTM chỉ được quyền sử dụng nó trong một thời gian nhất định còn quyền sở hữu nó thuộc về những người gửi tiền. Trên phương diện chủ thể gửi tiền thì được chia làm hai loại là tiền gửi của các tổ chức kinh tế- xã hội và tiền gửi dân cư. Dựa vào tính khả dụng của vốn thì có thể huy động dưới hình thức sau:
- Tiền gửi không kỳ hạn: Mục đích của khách hàng là muốn sử dụng các tiện ích của NHTM cung ứng và ngân hàng có nhiệm vụ phải chi trả bất cứ lúc nào mà khách hàng yêu cầu.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi có sự tham gia thỏa thuận về thời gian rút tiền giữa khách hàng và ngân hàng. Trong thời gian này, ngân hàng có quyền chủ động sử dụng tiền do khách hàng ký gửi. Nếu khách hàng muốn rút tiền trước hạn phải được sự đồng ý của ngân hàng.
- Tiền gửi tiết kiệm: Đây là bộ phận thu nhập bằng tiền của các cá nhân tạm thời nhàn rỗi được gửi vào NHTM nhằm mục đích tiết kiệm và sinh lời.
Vốn tiền gửi là nguồn huy động chủ yếu của các ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn huy động của Ngân hàng và có tính chất không ổn định, khi có nhu cầu khách hàng có thể rút tiền gửi bất kỳ lúc nào mà không bị ràng buộc, hoặc nếu có khách hàng chỉ bị mất phần lãi tiền gửi hoặc nhận được số tiền lãi thấp hơn so với cam kết của ngân hàng khi rút trước hạn. Vì vậy, để đảm bảo việc thanh toán cho các khách hàng, ngân hàng phải duy trì một lượng tiền dự trữ để đảm bảo việc thanh toán, đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng. Ngân hàng nhà nước là tổ chức có chức năng quản lý, giám sát việc duy trì lượng tiền dự trữ của các ngân hàng thông qua việc yêu cầu các ngân hàng duy trì tỉ lệ tiền mặt, tiền gửi tại ngân hàng nhà nước tương ứng với nguồn vốn huy động. Ngoài ra, ngân hàng còn có thể gửi tiền ở các tổ chức tín dụng, ngân hàng khác để đảm bảo tốt hơn khả năng thanh toán.
* Vốn huy động từ tiền vay: Các NHTM có thể huy động bằng việc đi vay ở Ngân hàng trung ương, ngân hàng khác, hay trên thị trường vốn. Nghiệp vụ vay vốn của NHTM có thể chia thành hai loại chính là vay thông qua phát hành giấy tờ có giá và vay trực tiếp từ các tổ chức tín dụng. Vốn đi vay thường chiếm tỷ trọng không lớn trong kết cấu nguồn vốn. tuy nhiên nó rất cần thiết và có vị trí quan trọng để đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động kinh doanh một cách bình thường.
* Vốn huy động từ nguồn khác: Đó là các khoản vốn mà ngân hàng có thể sử dụng như vốn tiếp nhận từ NHNN để thực hiện các chương trình dự án theo kế hoạch tập trung của Nhà nước. Vốn chiếm dụng của khách hàng trong quá trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt như khoản tiền khách hàng ký quỹ để bảo chi séc, mở thư tín dụng, mở bảo lãnh ngân hàng.
Vốn là điểm khởi đầu trong chu kỳ kinh doanh của hoạt động ngân hàng. Nếu