Xây Dựng Và Vận Hành Hiệu Quả Hệ Thống Thông Tin Tín Dụng


có được nguồn thu từ dịch vụ bảo lãnh, đối với doanh nghiệp có được cơ hội thực hiện ý tưởng, dự án của mình và có được nguồn thu từ ý tưởng hay

phương án sản xuất, dự

án đầu tư

đó, trong khi đó đối với ngân hàng

được một sự đảm bảo từ phía các công ty bảo lãnh, có được nhiều các biện pháp đảm bảo được chọn lựa, có được nhiều nguồn thông tin từ công ty bảo lãnh, có được sự nhận định đánh giá khách quan, chuyên sâu của hiệp hội các ngành nghề, ...đối với xã hội thì tận dụng tối đa mọi nguồn lực của xã hội, đa dạng hoá mọi ngành nghề, tạo thêm nhiều công ăn việc làm.

Chứng khoán hóa là sự

chuyển giao rủi ro tín dụng từ

ngân hàng cho

vay sang cho một loạt các nhà đầu tư, những người bỏ tiền ra mua chứng khoán. Hoạt động chuyển giao này thông qua một tổ chức là trung gian phát hành chứng khoán ra thị trường trên cơ sở các khoản cho vay của ngân hàng. Ở Mỹ thường thành lập một tổ chức chuyên biệt đảm nhận vai trò này, gọi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

là tổ chức mục đích đặc biệt (Theo Special Purpose Vehicle­ SPV). Trong

điều kiện hiện nay của Việt Nam, không nhất thiết phải thành lập riêng tổ chức này mà có thể do các công ty chứng khoán, hoặc công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc các ngân hàng thương mại thực hiện. Về cơ chế

Quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - 27

hoạt động, bước đầu chỉ nên áp dụng theo mô hình truyền thống, tức là

chứng khoán hóa theo cơ

chế

chuyển giao. Áp dụng cơ

chế

này, công ty

chứng khoán nhận chuyển giao quyền sở hữu khoản vay từ ngân hàng, thực hiện phát hành ra thị trường các loại chứng khoán/ trái phiếu có cùng hạng,

không nên phát hành theo kiểu các CMO có thứ

hạng khác nhau (để

giảm

bớt công việc xếp hạng tín nhiệm làm căn cứ phân hạng chứng khoán phát hành). Tuy nhiên, để phát hành trái phiếu dựa trên các khoản vay, ngoài việc duy trì mức vốn tự có, công ty phát hành còn phải ký quỹ đầy đủ tại tổ chức bảo lãnh, không nên áp dụng loại chứng khoán hóa không ký quỹ. Tương tự như hoán đổi rủi ro tín dụng, cần phải có quy định chuẩn hóa về khoản cho vay được chứng khoán hóa, chẳng hạn về quy mô, thời hạn, lãi suất cho vay ban đầu, điều kiện bảo đảm, chất lượng của khoản vay...


Ban hành các văn bản quy định rõ ràng và cụ thể hành lang pháp lý để có thể tạo lập một thị trường mua bán nợ, thị trường công cụ phái sinh tín dụng, mua bán các chứng khoán tạo ra từ nợ vay qua đó giúp ngân hàng có những giải pháp mới việc dịch chuyển món vay trong danh mục cho vay của ngân hàng nhằm thực hiện mục tiêu quản lý danh mục cho vay

3.3.2.4. Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống thông tin tín dụng

Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng tại trung tâm tín dụng của

NHNN, nhằm đáp

ứng yêu cầu thông tin cập nhật và chính xác về

khách

hàng. Cần có những biện pháp để

NHTM nói chung và

Vietcombank nói

riêng thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc cung cấp và sử dụng thông tin tín dụng. Trong thời gian vừa qua, thông tin dữ liệu của trung tâm chưa cập

nhật, đôi khi còn chưa chính xác, thông tin về rủi ro danh mục là những

thông tin sau, vì thế nó chưa phát huy được tác dụng. Khắc phục vấn đề này

đòi hỏi phải có sự nỗ lực hơn nữa trong thu thập thông tin, xây dựng hệ

thống thông tin phân tích đa chiều dựa trên phần mềm, công nghệ hiện đại, ngoài cung cấp các thông tin tĩnh cần có những phần mềm ứng dụng phân tích và đưa ra những thông tin động, có những cảnh báo sớm, những khuyến nghị đối với các ngân hàng về những tiềm ẩn trong quá trình hoạt động. Hơn nữa, cần sắp xếp trung tâm thông tin tín dụng trở thành một trung tâm độc lập, chuyên cung cấp những thông tin liên quan đến lĩnh vực Tài chính ­ ngân hàng, và Trung tâm cần phối hợp với các cơ quan, bộ ngành của Chính phủ

để thu thập đa dạng, phong phú hơn các thông tin về các ngành, lĩnh vực

khác nhau của nền kinh tế. Muốn vậy, NHNN cần:

Thứ nhất, xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ cho hoạt động của trung tâm, các văn bản hướng dẫn tổ chức và hoạt động nghiệp vụ, quy định cụ thể hơn về các nội dung như: Nguồn cung cấp thông tin, nghĩa vụ cung cấp thông tin, các chỉ tiêu thu nhập, người sử dụng thông tin và các tiêu thức phân tích, đánh giá thông tin...


Thứ

hai, Bản thân CIC phải có một hệ

thống dữ

liệu và công nghệ

thông tin phục vụ

cho quá trình thống kê và phân tích một số

lượng mẫu

thống kê. Nó lưu trữ

tất cả

các thông tin về

tình hình vay vốn của khách

hàng tại các TCTD, các thông tin về

các ngành nghề

kinh tế, các thương

hiệu, hoạt động, năng lực quản lý của khách hàng để các ngân hàng có cơ sở để tham khảo. Bên cạnh đó cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin tín được thông suốt, kịp thời.

Thứ ba, Hiện nay, các NH chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu do muốn giữ bí mật thông tin khách hàng của mình. Vì vậy, NHNN nên có biện pháp thích hợp, ban hành các quy định bắt buộc để các ngân hàng nhận thức được đúng đắn quyền lợi và nghĩa vụ trong việc hợp tác, báo cáo cung cấp thông tin một cách đầy đủ, thường xuyên cho trung tâm. NHNN nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các NH, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thiếu hoặc sai lệch. Bên cạnh đó nâng cao chất lượng thông tín dụng từ trung tâm thông tin, Ngân hàng Nhà nước với vai trò là cơ quan quản lý, định hướng hoạt động của ngân hàng thương mại thông qua việc phân tích đánh

giá tình hình kinh tế

vĩ mô để

đưa ra chính sách, quy định phù hợp. Ngân

hàng Nhà nước phải thường xuyên đưa ra các phân tích nhận định thị trường về tất cả các mặt như lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, tình hình kinh tế

vĩ mô... từ

đó có sự

công bố, nhận định thông tin và khuyến nghị

cho các

ngân hàng thực hiện


TIỂU KẾT CHƯƠNG 3


Từ cơ sở lý thuyết ở chương 1 và cơ sở thực tiễn trong chương 2,

chương 3 đã nêu ra một số giải pháp cho việc hoàn thiện hoạt động

quản trị danh mục cho vay tại Vietcombank. Những nội dung đã giải quyết trong chương 3 gồm có:

Thứ nhất: Quan điểm về việc hoàn thiện hoạt động quản trị danh

mục cho vay tại Vietcombank. Trên cơ sở định hướng phát triển và nhiệm vụ trọng tâm của Vietcombank từ nay đến 2025, luận án đã đưa ra mục tiêu

và định hướng hoàn thiện hoạt động quản trị Vietcombank.

danh mục cho vay tại

Thứ hai: Luận án đề xuất tám giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay gồm: (1) Xây dựng chiến lược quản trị danh mục cho vay; (2) Xây dựng hệ thống thông tin quản trị danh mục cho vay; (3) Thành lập Phòng quản trị danh mục cho vay; (4) Phân ngành danh mục cho vay chi tiết, phù hợp với hướng dẫn của chính phủ; (5) Xây dựng công cụ đo lường rủi ro danh mục cho vay chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế; (6) Thực hiện linh

hoạt các công cụ

điều chỉnh danh mục cho vay; (7) Tăng cường

giám sát

thực hiện danh mục cho vay; (8) Phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động quản trị danh mục cho vay.

Thứ ba: Bên cạnh các giải pháp dành cho đối tượng chính là Vietcombank, luận án còn đưa ra một số khuyến nghị với ngân hàng Nhà nước, kiến nghị với Chính phủ nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý, hỗ trợ tạo điều kiện cho các giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay của NHTM có tính khả thi cao.


KẾT LUẬN

Quản trị danh mục cho vay tại NHTM hiện nay vẫn là một vấn đề mới mẻ ở Việt Nam. Dù vậy, trước những nỗ lực điều hành quốc gia của Đảng, Nhà nước và NHNN trong việc từng bước hiện đại, đổi mới ngành ngân hàng, đòi hỏi sự nỗ lực nghiên cứu, ứng dụng các nguyên lý quản trị danh mục, các mô hình quản trị, phân tích đo lường, kiểm tra giám sát, tài trợ rủi ro danh mục cho vay ...theo thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tế Việt Nam là hoạt động rất thiết thực. Luận án góp phần nhìn nhận một cách hệ thống về quản trị danh mục cho vay. Trong phạm vi, đối tượng nghiên cứu, luận án đã đạt được những kết quả như sau:

Một là, luận án đã tổng hợp và hệ thống lại những lý luận chung về danh mục cho vay và quản trị danh mục cho vay, các chỉ tiêu đo lường giá trị và rủi ro danh mục cho vay tại ngân hàng. Bên cạnh đó, luận án đã đưa ra

được khung lý thuyết cơ

bản cho hoạt động quản trị

danh mục cho vay.

Thêm vào đó, luận án có đề

cập đến phương pháp phân tích bao dữ

liệu

(DEA) trong việc phân tích danh mục cho vay, là căn cứ để NHTM ứng dụng trong hoạt động quản trị danh mục cho vay.

Hai là, trên cơ sở lý luận, luận án đã tập trung phân tích, đánh giá và làm rõ thực trạng danh mục cho vay cũng như thực trạng quản trị danh mục

cho vay tại Vietcombank. Ngoài ra, luận án đã áp dụng phương pháp phân

tích bao dữ liệu DEA với hai biên đầu ra là rủi ro và lợi nhuận để xác định nhóm ngành kinh tế hiệu quả nhất cho ngân hàng. Trên cơ sở đó, luận án đã

đánh giá được những thành tựu và hạn chế

trong hoạt động quản trị

danh

mục cho vay của Vietcombank. Với những hạn chế trong hoạt động quản trị danh mục cho vay của Vietcombank, luận án đã nêu ra các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến hiện trạng này. Các nguyên nhân này sẽ là cơ

sở để

luận án đưa ra các giải pháp hoàn thiện quản trị

danh mục cho vay

trong chương 3 của luận án.


Ba là, dựa trên cơ sở lý luận và thực trạng quản trị danh mục cho vay của Vietcombank, luận án đề xuất 8 giải pháp cho ngân hàng và các kiến

nghị

với chính phủ

và NHNN để

góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị

danh mục cho vay của ngân hàng.

Kỳ vọng của tác giả khi viết luận án này là muốn đóng góp ý kiến của

bản thân vào để

xây dựng cơ sơ

lý thuyết căn bản về

hoạt động quản trị

danh mục cho vay nói chung và hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay tại Vietcombank. Tuy nhiên, đây là một đề tài mới mẻ tại Việt Nam nên với sự nghiên cứu của một mình tác giả sẽ có nhiều hạn chế. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và các nhà quản trị để tiếp tục hoàn thiện đề tài này trong tương lai.

Để hoàn thành luận án này, tác giả

xin trân trọng cảm ơn

thầy cô

hướng dẫn

đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ

tác giả

trong suốt quá trình

nghiên cứu và viết luận án.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA NCS


1. Phùng Thu Hà (2018) “Loan porfolio governance by type of economic sectors in Vietnamese commercial banks”, Tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 01 (3) ­ 2018, tr. 69­74.

2. Phùng Thu Hà (2018) “Quản trị danh mục cho vay trong nền kinh tế hiện

đại và 5 bài học rút ra cho Việt Nam”,

toán, số 02 (175) ­ 2018, tr. 37­41.

Tạp chí nghiên cứu tài chính kế


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

Bùi Diệu Anh (2012), Quản trị danh mục cho vay tại các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Đại học Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh.

Bộ Tài chính (2011),

Thông tư

79/2011/TT­BTC

ngày 08/06/2011 ban hành

điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mua bán nợ Việt Nam.

Bộ Tài chính (2015), Thông tư 135/2015/TT­BTC ngày 31/08/2015 ban hành

điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam.

Chính phủ

(2006), Về

việc phê duyệt Đề

án phát triển ngành Ngân hàng

Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Chính phủ (2006), Nghị định số 141/2006/NĐ­CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.

Chính phủ (2012), Nghị định số 57/2012/NĐ­CP ngày 20/07/2012 của Chính phủ về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng.

Chính phủ (2009), Nghị định 59/2009/NĐ­CP về Tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.

Chính phủ (2010), Nghị định 83/2010/NĐ­CP ngày 23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm.

Chính phủ (2010), Nghị định số 17/2010/NĐ­CP ngày 04/03/2010 về đấu giá tài sản.

Chính phủ (2012), Nghị định 57/2012/NĐ­CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 Quy định về Chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhành ngân hàng nước ngoài.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí