Cơ Cấu Danh Mục Cho Vay Theo Thời Hạn Giai Đoạn 2013­


Xét về

tỷ trọng các ngành trong danh mục cho vay của

Vietcombank,

trong tám nhóm ngành được nêu tên, ngành sản xuất và gia công chế biến

chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng giai đoạn 2013­2018, cao nhất là năm 2014 với tỷ lệ 34,39 %. Từ năm 2015, tỷ trọng của sản xuất và gia công chế biến trong cơ cấu danh

mục cho vay của

Vietcombank có xu hướng giảm. Năm 2017, tỷ

trọng nợ

của ngành sản xuất và gia công chế biến không còn đứng đầu trong cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế của Vietcombank. Thương mại và dịch vụ cũng là nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu danh mục cho vay của Vietcombank. Với vị thế là một ngân hàng đứng đầu về giao dịch ngoại thương, tỷ trọng dư nợ ngành thương mại và dịch vụ luôn chiếm hơn 20% trong tổng dư nợ theo ngành kinh tế của Vietcombank giai đoạn 2013­2018.

Nhóm ngành nông lâm thủy sản và nhà hàng khách sạn tuy liên tục tăng trưởng về giá trị vay trong suốt giai đoạn nghiên cứu nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu danh mục cho vay của Vietcombank, có thể thấy đây là hai nhóm ngành nhận được ít quan tâm từ ngân hàng. Ngược lại, ngành khai khoáng tuy giá trị khoản vay liên tục giảm dần qua các năm nhưng xét về tỷ trọng trên cả danh mục cho vay thì vẫn lớn hơn hai ngành nông lâm thủy sản và nhà hàng khách sạn.

2.2.1.2. Cơ cấu danh mục cho vay theo thời hạn

Bảng 2.9. Cơ cấu danh mục cho vay theo thời hạn giai đoạn 2013­

2018


Đơn vị tính: tỷ đồng, %


Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Nợ ngắn hạn

175.257

206.751

230.10

6

259.27

9

302.38

1

341.3

85

Nợ trung hạn

28.864

32.414

41.599

51.213

53.493

50.10

6

Nợ dài hạn

68.564

82.150

112.938

146.64

182.99

235.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - 16







5

8

692

Tổng cộng

272.68

5

321.315

384.64

3

457.137

538.87

2

627.1

83

Tỷ trọng nợ ngắn hạn

64,27

64,35

59,82

56,72

56,11

54,4

3

Tỷ trọng nợ trung hạn

10,59

10,09

10,81

11,20

9,93

7,99

Tỷ trọng nợ dài hạn

25,14

25,57

29,36

32,08

33,96

37,58


Nguồn: [29]

Vietcombank cũng có chung xu hướng xây dựng cơ cấu danh mục cho vay theo thời hạn nợ như các ngân hàng thương mại khác. Tỷ trọng nợ ngắn hạn trong vòng sáu năm (2013­2018) liên tục chiếm hơn 50% tổng dư nợ của

ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng này có xu hướng giảm dần, mức giảm tuy

không quá lớn nhưng cũng cho thấy sự thay đổi về tư duy quản trị danh mục cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng nợ vay dài hạn ngày càng tăng trong cơ cấu danh mục cho vay, nếu như năm 2013 tỷ trọng này chỉ đạt 25,14% thì đến năm 2018, tỷ trọng nợ vay dài hạn đã đạt gần 40% tổng dư nợ. Trong khi đó, nợ vay trung hạn của ngân hàng có xu hướng dao động trong khoảng 8­12 % tổng dư nợ theo chiều hướng giảm dần, vai trò của nợ vay trung hạn trong cơ cấu danh mục cho vay của ngân hàng chưa rõ nét.

Việc các khoản nợ vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của Vietcombank là do đặc điểm của ngân hàng chuyên kinh doanh lĩnh

vực ngoại thương. Do vậy, ngân hàng có số lượng lớn khách hàng hoạt

động trong lĩnh vực sản xuất – công và thương mại­dịch vụ, nhu cầu về vốn lưu động cao, thời gian quay vòng vốn ngắn.

Mặc dù, các khoản vay kỳ hạn dài hơn sẽ mang lại cho ngân hàng biên

độ lãi cao hơn. Tuy nhiên, từ năm 2016, khi NHNN ban hành Thông tư

36/2016/TT­NHNN yêu cầu các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải giảm tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn từ 60% xuống 50% năm 2017 và 40% năm 2018. Sau đó, NHNN ban


hành thông tư 19/2018/TT­NHNN điều chỉnh tỷ lệ này lên 45% năm 2018 và 40% năm 2019. Hai thông tư này càng khiến cho NHTM phải cân nhắc trong việc điều chỉnh các khoản cho vay trung và dài hạn cho phù hợp với năng lực tài chính và quy định của pháp luật.

2.2.1.3. Cơ cấu danh mục cho vay theo chất lượng nợ vay

Chất lượng nợ vay là một chỉ tiêu cơ bản để phân loại danh mục cho vay và đồng thời cũng được dùng để đánh giá rủi ro danh mục. Căn cứ theo Quyết định 493/2005/QĐ­NHNN ngày 22/04/2005 và Thông tư 02/2014/TT­ NHNN ban hành ngày 21/01/2013 về ban hành quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng, Vietcombank phân loại nợ vay thành năm nhóm bao gồm: (1) nợ đủ tiêu chuẩn, (2) nợ cần chú ý, (3) nợ dưới tiêu chuẩn, (4) nợ nghi ngờ và (5) nợ có khả năng mất vốn. Trong năm nhóm này, nợ xấu là nợ thuộc nhóm 3,4,5.

Bảng 2.10. Cơ cấu danh mục cho vay theo chất lượng nợ (2013­

2018)


Đơn vị tính: tỷ đồng


Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Nợ đủ tiêu chuẩn

242.55

1

296.58

1

368.20

7

442.33

7

527.929

617.258

Nợ cần chú ý

22.727

17.328

9.341

7.911

4.772

3.737

Nợ dưới tiêu chuẩn

2.704

2.133

795

1.359

684

291

Nợ nghi ngờ

1.956

1.761

750

1.330

3.584

1.160

Nợ có khả năng mất vốn

2.747

3.512

5.550

4.200

1.903

4.737

Tổng cộng

272.68

5

321.315

384.64

3

457.137

538.87

2

627.183

Tỷ trọng nợ tiêu chuẩn

88,95

92,30

95,73

96,76

97,97

98,42

Tỷ trọng nợ cần chú ý

8,33

5,39

2,43

1,73

0,89

0,60

Tỷ trọng nợ dưới tiêu chuẩn

0,99

0,66

0,21

0,30

0,13

0,05

Tỷ trọng nợ nghi ngờ

0,72

0,55

0,19

0,29

0,67

0,18



Tỷ trọng nợ có khả năng mất vốn

1,01

1,09

1,44

0,92

0,35

0,76

Tỷ trọng nợ xấu=(3)+(4)+(5)

2,72

2,30

1,84

1,51

1,15

0,99


Nguồn: [29]

Giá trị và tỷ lệ nợ tiêu chuẩn của Vietcombank liên tục tăng trong giai

đoạn 2013­2018, tăng từ

242.551 tỷ

đồng (88,95%) lên 617.258 tỷ

đồng

(98,42%). Trong khi đó, nhóm nợ cần chú ý có xu hướng giảm nhanh cả về giá trị và tỷ trọng, từ 22.727 tỷ đồng (8,33%) năm 2013 xuống còn 3.737 tỷ đồng (0,60%) năm 2019. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng luôn ở mức an toàn (dưới 3%) và liên tục giảm trong suốt giai đoạn nghiên cứu.

Tỷ lệ nợ xấu năm 2013 là 2,72%, giảm xuống còn 0,99% năm 2018. Năm

2016, Vietcombank đã trở thành ngân hàng đầu tiên xử lý xong dư nợ xấu tại VAMC trước hạn 3 năm.

2.2.1.4. Cơ cấu danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.11. Cơ cấu danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng (2013­2018)‌

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %


Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Doanh nghiệp nhà

nước

77.447

89.832

90.159

91.010

83.207

68.042

Công ty TNHH

59.209

67.809

81.134

96.012

108.218

127.286

DN có vốn đầu tư nước

ngoài

13.727

17.730

25.944

30.451

38.032

38.172

Hợp tác xã (HTX) và

công ty tư nhân

5.467

6.048

7.713

7.453

5.245

2.483

Cá nhân

37.251

51.739

77.827

115.813

176.88

0

235.110

Khác

79.584

88.157

101.866

116.398

127.289

156.09

0

Tổng cộng

272.68

5

321.315

384.64

3

457.137

538.87

1

627.183



Tỷ trọng dự nợ của Doanh nghiệp Nhà

nước


28,40


27,96


23,44


19,91


15,44


10,85

Tỷ trọng dư nợ của

công ty TNHH

21,71

21,10

21,09

21

20,08

20,29

Tỷ trọng dư nợ của

HTX và Công ty tư nhân

5,03

5,52

6,74

6,66

7,06

6,09

Tỷ trọng dự nợ của cá

nhân

13,66

16,10

20,23

25,33

32,82

37,49

Tỷ trọng dư nợ của các

đối tượng khác

29,19

27,44

26,48

25,46

23,62

24,89


Nguồn: [29] Qua bảng số liệu trên ta thấy, danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng của Vietcombank có sự thay đổi khá rõ nét trong giai đoạn 2013­2018.

Giá trị các khoản vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm

dần, từ 77.447 tỷ đồng năm 2013 xuống còn 68.042 tỷ đồng (giảm 9.405 tỷ đồng tương ứng 12,14%). Trong khi đó, giá trị các khoản vay cho các doanh nghiệp là công ty TNHH và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khách hàng cá nhân có xu hướng tăng nhanh. Như giá trị khoản vay cho khách hàng

cá nhân đã tăng từ

37.251 tỷ

đồng năm 2013 lên 235.110 tỷ

đồng năm 2018

(tăng gấp 5,31 lần). Sự thay đổi trong danh mục cho vay theo loại hình doanh

nghiệp này được tạo ra do sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh của

Vietcombank. Ngân hàng đã có chiến lược phát triển mạnh mẽ kênh bán lẻ, tiếp cận đến nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội hơn, góp phần đẩy mạnh công cuộc tài chính toàn diện của quốc gia.

2.2.1.5. Cơ cấu danh mục cho vay theo loại tiền tệ

Bảng 2.12. Cơ cấu danh mục cho vay theo loại tiền tệ

Đơn vị tính: tỷ đồng, %


Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Cho vay bằng Euro

785

696

344

183

142

205

Cho vay bằng USD

63.124

79.967

71.448

79.819

84.735

84.234

Cho vay bằng các loại

0

0

384

407

1.159

12



ngoại tệ khác Euro và USD







Cho vay bằng VNĐ

208.77

6

240.65

2

312.467

376.72

8

452.83

6

542.73

2

Tổng cộng

272.68

5

321.315

384.64

3

457.137

538.87

2

627.183

Tỷ trọng cho vay bằng Euro

0,29

0,22

0,09

0,04

0,03

0,03

Tỷ trọng cho vay bằng USD

23,15

24,89

18,58

17,46

15,72

13,43

Tỷ trọng cho vay bằng

ngoại tệ khác Euro và USD

0

0

0,10

0,09

0,22

0

Tỷ trọng cho vay bằng VNĐ

76,56

74,90

81,24

82,41

84,03

86,53


Nguồn: [29]

Vietcombank chủ yếu thực hiện hoạt động cho vay bằng đồng nội tệ,

tỷ lệ các khoản cho vay bằng ngoại tệ như USD, Euro, …chiếm tỷ trọng

nhỏ và có xu hướng giảm dần. Tỷ trọng các khoản vay bằng đồng Euro đã giảm từ 0,29% năm 2013 xuống còn 0,03% năm 2018. Tương tự, tỷ trọng các

khoản vay bằng đồng USD cũng giảm từ 23,15% năm 2013 xuống còn

13,43% năm 2018. Các khoản cho vay bằng các ngoại tệ khác gần như ở

mức rất thấp hoặc không có (như năm 2013, 2014 và 2018). Việc ngân hàng ngày càng giảm tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ là do định hướng chính sách của

NHNN, phòng chống hiện tượng đô la hóa nền kinh tế. Chủ trương của

NHNN đối với nhu cầu ngoại tệ của cá nhân và tổ chức trong nước đó là chuyển dần mối quan hệ từ huy động – cho vay sang quan hệ mua – bán. Chính vì thế, NHNN đã cho ra đời Thông tư 42/2018/TT­NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT­NHNN quy định về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú. Theo đó, từ ngày 01/10/2019, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ dừng cho vay ngoại tệ trung và dài

hạn để

thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ

nhằm


phục vụ nhu cầu trong nước ngay cả khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh.

2.2.2. Đo lường rủi ro danh mục cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Nhằm đo lường và đánh giá rủi ro danh mục cho vay của Vietcombank theo ngành kinh tế, luận án sử dụng hai chỉ tiêu đánh giá đó là HHI và hệ số Gini (Xem Phụ lục 2 về cách tính hai chỉ tiêu này).

Bảng 2.13. Đo lường rủi ro danh mục cho vay phân theo nhóm ngành kinh tế (2013­2018)

Năm

2013

2014

2015

2016

2017

2018

HHI

0,2268

0,2276

0,2058

0,2031

0,2155

0,2371

Gini

0,2453

0,2464

0,2321

0,2348

0,2488

0,2667



Theo phân loại của

Nguồn: Nghiên cứu của NCS

Vietcombank, danh mục cho vay theo nhóm ngành

kinh tế sẽ có 9 thành phần, bao gồm: (1) Sản xuất và gia công chế biến; (2) Thương mại, dịch vụ; (3) Xây dựng; (4) Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước; (5) Khai khoáng;(6) Nông, lâm, thủy hải sản; (7) Vận tải kho bãi và thông tin liên lạc; (8) Nhà hàng, khách sạn; (9) Các ngành khác. Đo lường rủi

ro danh mục cho vay theo các nhóm ngành kinh tế dựa trên HHI và hệ số

Gini ta có thể thấy rủi ro tập trung trên danh mục cho vay của Vietcombank đang ở mức trung bình.

Giá trị HHI liên tục nằm trong khoảng từ 0,15 đến 0,25, có nghĩa là mức rủi ro tập trung trên danh mục cho Vietcombank đang ở mức trung bình. Có hai năm 2015 và 2016, HHI giảm, thể hiện sự cân bằng hơn trong danh mục cho vay, hay rủi ro tập trung có giảm nhưng không đáng kể. Năm 2013 là năm có giá trị HHI cao nhất, thể hiện đúng hiện trạng sự thiếu chú ý của Vietcombank trong việc đa dạng hóa danh mục cho vay.


Hệ số Gini của Vietcombank trong giai đoạn nghiên cứu cũng đưa lại kết quả tương tự HHI. Giá trị của hệ số Gini đều thấp hơn 0,3 trong suốt giai đoạn nghiên cứu, cho thấy rủi ro tập trung của danh mục cho vay là không lớn. Trong năm 2015 và 2016, hệ số Gini có xu hướng giảm, thể hiện

sự cân bằng hơn trong danh mục cho vay của Vietcombank nhưng lượng

giảm không lớn.

Việc đo lường rủi ro danh mục cho vay bằng HHI và hệ số


Gini chỉ

mang tính tương đối, thể hiện thay đổi cơ cấu danh mục cho vay có ý nghĩa tiên quyết với trị số rủi ro của danh mục cho vay. Chỉ tiêu về rủi ro của danh mục cho vay tại Vietcombank có giá trị nêu trên là do sự định hướng chiến lược của ngân hàng, trong đó thể hiện rõ nhất là tỷ trọng các ngành kinh tế khác trong danh mục cho vay ngày càng tăng (đến năm 2018 đã chiếm hơn 30% giá trị tổng danh mục). Đa dạng hóa các ngành kinh tế mà ngân hàng

đầu tư

vào là cơ sở

để giảm rủi ro tập trung (rủi ro chính yếu của damh

mục cho vay).

2.2.3. Đánh giá danh mục cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2013­2018

Để đánh giá danh mục cho vay của Vietcombank, NCS sử dụng các chỉ tiêu đánh giá về khả năng sinh lợi, phản ánh an toàn hoạt động của NHTM và khả năng tăng trưởng. Các chỉ tiêu này góp phần thể hiện một cách chi tiết, cụ thể thực trạng danh mục cho vay mà Vietcombank đã xây dựng trong giai đoạn nghiên cứu.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/12/2022