Động Cơ Làm Việc Theo Độ Tuổi ( N=480; Đơn Vị = %)


Theo bảng 5.4, tỷ lệ NCT làm việc để tự lo cuộc sống là “Hoàn toàn đúng” giảm từ mức 29,8% ở nhóm 60 – 64 tuổi xuống còn 15,6% ở nhóm 65 – 69 tuổi và còn 9,4% ở nhóm từ 70 tuổi trở lên. Trong khi đó, tỷ lệ làm việc vì lý do để con cháu tôn trọng của các nhóm dân số này chiếm tỷ lệ cao, tương ứng với 34,5%, 41,0% và 33,8%. Song song với đó, động cơ làm việc vì lý do cá nhân, nghĩa là để đỡ buồn là “Hoàn toàn đúng” cũng chiếm một tỷ lệ khá tương đồng với động cơ làm việc vì lý do kinh tế. Song, động cơ này có sự suy giảm rõ rệt từ nhóm thuộc độ tuổi 65 – 69 sang nhóm thuộc độ tuổi từ 70 trở lên (từ 27,2% xuống còn 8,6%). Thực tế này phản ánh nhu cầu giải trí có thể ảnh hưởng lớn đến nhóm tuổi trước 70, nhưng ở độ tuổi từ 70 trở lên thì giải trí không còn ảnh hưởng nhiều đến các quyết định tham gia TTLĐ, bởi lẽ, với họ thì làm việc để con, cháu tôn trọng có ý nghĩa cao hơn.

Bảng 5.3. Động cơ làm việc theo độ tuổi ( N=480; Đơn vị = %)



Hoàn toàn đúng

Đúng phần nhiều

Đúng phần ít

Không đúng

P

Yếu tố kinh tế - Làm việc tự lo cuộc sống

60 - 64

29,8

19,0

17,9

33,3


*

65 - 69

15,6

25,4

28,9

30,1

≥ 70

9,4

6,5

30,9

53,2

Yếu tố cá nhân - Làm việc cho đỡ buồn

60 - 64

25,6

25,0

18,5

31,0


*

65 - 69

27,2

32,9

13,3

26,6

≥ 70

8,6

20,1

23,7

47,5

Yếu tố xã hội - Làm việc để con/cháu tôn trọng

60 - 64

34,5

25,6

36,3

3,6


*

65 - 69

41,0

20,2

26,0

12,7

≥ 70

33,8

35,3

23,7

7,2

Ghi chú: * = P < 0,05; ** = P< 0,1; *** = P> 0,1

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Tương tự, phân tích động cơ làm việc của NCT có việc làm theo các nhóm xã hội khác biệt về giới tính cho thấy biến số này có ảnh hưởng đến động cơ làm việc để tự lo cuộc sống (P < 0,5). Nhưng sự ảnh hưởng đó gần như không tạo ra sự khác


biệt giữa hai giới, bởi khoảng cách chênh lệch về tỷ lệ thừa nhận là “Hoàn toàn đúng” chỉ đạt 0,1 điểm (18,7% so với 18,8%).

Điều này cho thấy áp lực kinh tế mà NCT có việc làm “gánh trên vai” là tương đương nhau theo giới tính, bởi họ nhận được sự xan sẻ từ phía các thế hệ kế tiếp. Nhờ vậy mà cả hai giới đều có tỷ lệ lựa chọn khá tương đồng nhau.

Song, giới tính tạo ra sự ảnh hưởng khác biệt đến động cơ làm việc để cuộc sống đỡ buồn (nếu chấp nhận P < 0,1). Theo đó, có tới 25,2% NCT nam giới thừa nhận chịu ảnh hưởng từ động cơ này là “Hoàn toàn đúng”, cao hơn 7,6 điểm so với mức 17,6% của NCT nữ giới.

Thực tế này là bởi nhóm nam giới thường ít quan tâm hơn đến công việc chăm sóc gia đình mà nhiều nghiên cứu đã chỉ ra. Chẳng hạn như nghiên cứu của Phan Đại Doãn (2010), của Lê Thị Quý (2019). Điều đó khiến họ cảm nhận sự buồn tẻ, nhàm chán của cuộc sống. Do vậy mà NCT nam giới có động cơ làm việc để giải tỏa cảm giác tiêu cực này ở mức độ cao hơn so với NCT nữ giới.

Ở nhà mà không có việc gì thì buồn chân, buồn cẳng lắm. Bác gái thì đỡ hơn vì dù sao thì cũng có việc này, việc khác để làm, như đi chợ, nấu ăn, trông cháu. Bác thì biết làm gì. Nên Bác thích đi làm thêm cho vui.

Nguồn: Nam, 67 tuổi, sức khỏe tốt

Tuy nhiên, với động cơ làm việc để con, cháu tôn trọng của NCT thì giới tính

không có sự ảnh hưởng (P > 0,1), dù rằng có tới 40,0% nam giới và 33,6% nữ giới thừa nhận “Hoàn toàn đúng” với mục đích làm việc này.

Bảng 5.4. Động cơ làm việc theo giới tính ( N=480; Đơn vị = %)



Hoàn toàn

đúng

Đúng phần

nhiều

Đúng phần ít

Không đúng

P

Yếu tố kinh tế - Làm việc để tự lo cuộc sống

Nam

18,7

22,6

27,0

31,7

*

Nữ

18,8

13,2

24,4

43,6

Yếu tố cá nhân - Làm việc để cuộc sống đỡ buồn

Nam

25,2

27,0

18,7

29,1

**

Nữ

17,6

26,0

17,6

38,8

Yếu tố xã hội - Làm việc để con/cháu tôn trọng



Nam

40,0

23,5

29,6

7,0

**

*

Nữ

33,6

29,2

28,4

8,8

Ghi chú: * = P < 0,05; ** = P< 0,1; *** = P> 0,1;

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019.

Tương tự, phân tích động cơ làm việc của NCT có việc làm theo tình trạng sức khỏe cho thấy biến số này tạo ảnh hưởng không đồng nhất đến động cơ làm việc để tự lo cuộc sống (nếu chấp nhận P < 0,1), động cơ làm việc để cuộc sống đỡ buồn (P

< 0,05) và động cơ làm việc để con, cháu tôn trọng (P < 0,05).

Bảng 5.5. Động cơ làm việc theo tình trạng sức khỏe ( N=480; Đơn vị = %)



Hoàn toàn đúng

Đúng phần nhiều

Đúng phần ít

Không đúng

P

Yếu tố kinh tế - Làm việc để tự lo cuộc sống

Tốt

19,7

18,2

31,8

30,3


**

Bình thường

18,1

18,9

26,1

36,9

Yếu

22,2

9,3

14,8

53,7

Yếu tố cá nhân - Làm việc để cuộc sống đỡ buồn

Tốt

12,1

27,3

31,8

28,8


*

Bình thường

23,6

24,4

18,3

33,6

Yếu

16,7

38,9

0,0

44,4

Yếu tố xã hội - Làm việc để con/cháu tôn trọng

Tốt

27,3

12,1

57,6

3,0


*

Bình thường

35,0

29,7

25,3

10,0

Yếu

59,3

22,2

18,5

0,0

Ghi chú: * = P < 0,05; ** = P< 0,1; *** = P> 0,1

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019;

Theo đó, tỷ lệ NCT làm việc để tự lo cuộc sống là “Hoàn toàn đúng” giảm từ 19,7% ở nhóm có sức khỏe tốt xuống còn 18,1% ở nhóm có sức khỏe bình thường và sau đó tăng lên đạt 22,2% ở nhóm có sức khỏe kém (bảng 5.5).

Điều này cho thấy tồn tại một nghịch lý, bởi nếu đối chiếu theo logic thông thường thì những người có sức khỏe kém nhất thường là những người được gia đình “bảo trợ” nhiều nhất. Tuy nhiên, logic thông thường này không phù hợp với trường hợp của NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Tại đây, những người có


sức khỏe kém nhất lại là những người có động cơ cao nhất làm việc để tự lo cuộc sống là “Hoàn toàn đúng”.

Theo lý thuyết động cơ làm việc thì nghịch lý này tồn tại là bởi tác nhân kinh tế tác động đến nhóm dân số này mạnh mẽ hơn so với các nhóm dân số khác. Hơn thế nữa, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2016), NCT có sức khỏe yếu thường bỏ ra nhiều chi phí hơn cho việc khám chữa bệnh. Do vậy mà theo chiều hướng tác động này thì động cơ làm việc vì yếu tố kinh tế của nhóm dân số này cũng cao hơn.

Mặc dù vậy, ảnh hưởng của yếu tố xã hội đến quyết định tham gia TTLĐ của NCT có sức khỏe yếu cũng khá lớn, lên tới 16,7%, cao hơn so với mức 12,1% của NCT có sức khỏe tốt, song thấp hơn so với mức 23,6% của NCT có sức khỏe bình thường (bảng 5.5).

Đối chiếu theo cách giải thích của Denis Mannaerts (2016), cũng như của Ezzedine El Mestiri (2016) cho thấy khi mà áp lực kinh tế giảm xuống, nhiều NCT có việc làm mong muốn tiếp tục làm việc là bởi họ có nhu cầu duy trì các mối QHXH, nhu cầu cảm nhận ý nghĩa tích cực của cuộc sống, cũng như nhu cầu duy trì thói quen sinh hoạt ổn định vốn có từ nhiều năm nay đó là “sáng đi làm, chiều về nhà”. Do vậy mà họ vẫn có động cơ làm việc. Nhờ có động cơ đó mà họ tránh được cuộc sống cô đơn, trầm cảm lúc tuổi già. Điều này phù hợp với trường hợp của NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, dù họ có sức khỏe yếu, bình thường hay tốt. Song nhu cầu này có sự khác biệt giữa các nhóm, do vậy mà tỷ lệ nhóm dân số này làm việc vì lý do để cuộc sống đỡ buồn có sự khác biệt nêu trên.

Khi xem xét động cơ làm việc với lý do để con cháu tôn/trọng, ta cũng thấy NCT có sức khỏe yếu chịu ảnh hưởng lớn nhất của tác nhân này, theo đó, tỷ lệ thừa nhận là “Hoàn toàn đúng” lên tới 59,3% (bảng 5.5).

Theo lý thuyết nhận diện xã hội, lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội thì kết quả này cho thấy dường như tôn nghiêm của bản thân là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy NCT có sức khỏe kém tham gia TTLĐ. Động cơ này giúp họ “gạt bỏ” hình ảnh của một người sống lệ thuộc vào cái ô bảo trợ của gia đình, giúp họ củng cố vai trò, xây dựng hình ảnh “mạnh mẽ”, biết vượt qua khó khăn, có ý nghĩa giáo dục, xây dựng hình ảnh, ấn tượng sâu sắc khiến con/cháu tôn trọng.


Bảng 5.6. Động cơ làm việc theo tình trạng thụ hưởng CSXH ( N=480; Đơn vị = %)


Hoàn toàn

đúng

Đúng phần

nhiều

Đúng phần ít

Không đúng

P

Yếu tố kinh tế - Làm việc để tự lo cuộc sống

19,6

25,5

28,9

26,0

*

Không

18,1

12,0

23,2

46,7

Yếu tố cá nhân - Làm việc để cuộc sống đỡ buồn

24,0

28,4

14,7

32,8

***

Không

19,2

25,0

20,7

35,1

Yếu tố xã hội - Làm việc để con/cháu tôn trọng

35,8

26,5

32,8

4,9

***

Không

37,3

26,4

26,1

10,1

Ghi chú: * = P < 0,05; ** = P< 0,1; *** = P> 0,1

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019;

Khác với yếu tố sức khỏe, phân tích động cơ làm việc của NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội theo tình trạng thụ hưởng CSXH cho thấy trong nhiều trường hợp thì sự ảnh hưởng của yếu tố này không có ý nghĩa thống kê (P > 0,1).

Cụ thể, theo bảng số liệu 5.6 nêu trên, yếu tố chính sách không ảnh hưởng đến động cơ làm việc để cuộc sống đỡ buồn (p > 0,1) hay để con, cháu tôn trọng (P > 0,1). Mặc dù vậy, số liệu quan sát được tại bảng trên cho thấy NCT thụ hưởng CSXH có tỷ lệ làm việc với động cơ để cuộc sống đỡ buồn là “Hoàn toàn đúng” (24,0%) cao hơn so với tỷ lệ tương ứng của NCT không thụ hưởng (19,2%). Song, NCT thụ hưởng CSXH có tỷ lệ làm việc với động cơ để con, cháu tôn trọng là “Hoàn toàn đúng” thấp hơn so với tỷ lệ tương ứng của NCT không thụ hưởng (35,8% so với 37,3%).

Tuy nhiên, yếu tố chính sách có thể ảnh hưởng đến động cơ làm việc để tự lo cuộc sống (P < 0,05). Sự ảnh hưởng này tạo ra sự khác biệt giữa các nhóm, dù rằng nó chưa đủ mạnh để tạo ra sự khác biệt rõ nét về động cơ làm việc của NCT có việc làm (19,6% so với 18,1%). Xem xét dưới góc độ của lý thuyết động cơ làm việc thì dường như trong trường hợp này, nhóm NCT thụ hưởng hay không thụ hưởng


CSXH đều có nhu cầu, mục đích, động cơ làm việc khá tương đồng nhau.

5.2.2. Nhu cầu nghỉ ngơi

Nhu cầu nghỉ ngơi của NCT có việc làm, nghĩa là nhu cầu rút chân khỏi TTLĐ, chịu ảnh hưởng không đồng nhất của các yếu tố kinh tế, cá nhân và xã hội.

Theo lý thuyết động cơ làm việc thì cá nhân sẽ từ bỏ công việc khi có yếu tố tác động, và trong nghiên cứu này, Nhu cầu nghỉ ngơi, nghĩa là dự định từ bỏ công việc và rút chân khỏi TTLĐ của NCT có việc làm được phân tích dưới 3 giác độ: kinh tế (dự định làm việc đến khi có đủ tiền dưỡng già), cá nhân (dự định làm việc đến khi không đủ sức khỏe) và xã hội (dự định làm việc đến khi không còn người thuê25).

Tương tự, để đo lường Nhu cầu nghỉ ngơi của NCT, đề tài thiết kế thang đo theo 4 mức độ khác nhau, trong đó 1 là “Hoàn toàn đúng”, 2 là “Đúng phần nhiều”, 3 là “Đúng phần ít” và 4 là “Không đúng”.

Kết quả khảo sát cho thấy ảnh hưởng của yếu tố kinh tế chiếm tỷ trọng thấp hơn so với ảnh hưởng của yếu tố cá nhân và xã hội đến dự định nghỉ ngơi của NCT có việc làm (biểu 5.5).

Biểu 5. 5. Nhu cầu nghỉ ngơi (N = 480; Đơn vị = %)


Nguồn Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm Hà Nội 2019 Theo kết quả khảo 1

[Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019]

Theo kết quả khảo sát trên, số NCT có Nhu cầu nghỉ ngơi thể hiện qua dự định


25 Bao gồm cả tự mình thuê mình (với trường hợp của NCT tự chủ công việc)


làm việc đến khi có đủ tiền dưỡng già là “Hoàn toàn đúng” chiếm tỷ lệ thấp nhất (14,8%) (biểu 5.5).

Thực tế này có thể được giải thích thông qua những phát hiện của nhiều nghiên cứu khác nhau. Theo Philippe Antoine và Valérie Golaz (2010, tr. 45 – 50), tại những quốc gia, những địa phương (thậm chí hộ gia đình) có nền kinh tế chậm phát triển thì nhiều NCT không có quyền thụ hưởng cuộc sống an nhàn.

Trích đoạn PVS trong nghiên cứu này cho thấy “Tuổi nghỉ hưu không phải là tuổi để nghỉ ngơi khi mà chưa thể kiếm đủ tiền lo cho cuộc sống. Tuổi nghỉ hưu là tuổi tìm kiếm nguồn thu nhập bổ sung lo cho tuổi già”.

Chính điều này giải thích tại sao một bộ phận NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội thừa nhận bản thân sẽ rút khỏi TTLĐ khi có đủ tiền dưỡng già là “Hoàn toàn đúng”, dù rằng tỷ lệ này không lớn.

Hoàn cảnh nhà bác cũng khó khăn, bác trai mất sớm, hai vợ chồng con trai bác cũng không có việc làm ổn định. Cũng may là bác có nhiều kinh nghiệm nên đến giờ vẫn có thể tìm được việc làm cho mình. Bác đã quyết định làm công việc này cho đến khi nào người ta không thuê mình nữa thì nghỉ.

Nguồn: Nữ, 67 tuổi, sức khỏe bình thường

Dưới góc nhìn của lý thuyết động cơ làm việc của Taylor (1911), hay của

Locke (1968) thì điều này cho thấy kinh tế có thể là động cơ quan trọng thúc đẩy người lao động tham gia TTLĐ, nhưng ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đến Nhu cầu nghỉ ngơi của NCT có việc làm dường như chưa đủ mạnh. Theo ý nghĩa đó, nhóm dân số này có thể không bận tâm nhiều đến yếu tố kinh tế khi quyết định rút chân khỏi TTLĐ. Nhận định này tiếp tục được minh chứng qua dự định làm việc đến khi không đủ sức khỏe và dự định làm việc đến khi không còn người thuê.

Cũng theo kết quả của biểu số liệu 5.5 nêu trên, 55,6% NCT có việc làm thừa nhận bản thân có dự định rút khỏi TTLĐ khi cảm nhận sức khỏe không đủ để làm việc là “Hoàn toàn đúng”. Như vậy, so sánh với yếu tố kinh tế, thì yếu tố cá nhân, thể hiện qua tình trạng sức khỏe, có ảnh hưởng mạnh hơn đến Nhu cầu nghỉ ngơi. Căn cứ theo tỷ lệ % hoàn toàn đồng tình thì sự chênh lệch này lên tới 3,8 lần.

Hiện giờ Bác còn sức khỏe thì còn làm tiếp. Nhưng khi nào thấy không đủ sức khỏe nữa thì Bác sẽ nghỉ. Kinh tế bây giờ đâu có khó khăn như trước để mà làm việc bất



chấp sức khỏe. Tuổi Bác cũng nhiều rồi, không cố làm gì cho ốm người.

Nguồn: Nam, 65 tuổi, sức khỏe tốt

Tương tự, tỷ lệ NCT có việc làm thừa nhận dự định làm việc đến khi không

còn người thuê là “Hoàn toàn đúng” lên tới 21,3% (biểu 5.4). Điều này một lần nữa cho thấy ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đến Nhu cầu nghỉ ngơi là thấp hơn so với ảnh hưởng của các yếu tố khác. Sự chênh lệch mức độ ảnh hưởng của yếu tố xã hội so với yếu tố kinh tế lên tới 6,5 điểm phần trăm.

Theo Weber. D và cộng sự (2016), nhiều NCT trên thế giới tiếp tục làm việc là bởi họ muốn duy trì một sức khỏe tốt. Với NCT thì sức khỏe là yếu tố cơ bản giúp họ có một tuổi già hạnh phúc, tiết kiệm chi phí khám/chữa bệnh, cũng như giảm thiểu quãng thời gian sống trên giường bệnh. Do vậy, nhiều NCT chưa muốn từ bỏ công việc khi sức khỏe còn đảm bảo. Nhưng khi sức khỏe giảm sút thì sức lao động cũng giảm theo, điều đó không cho phép NCT tiếp tục làm việc, mà buộc họ rút khỏi TTLĐ. Cũng trong giai đoạn này thì người sử dụng lao động và người sử dụng hàng hóa/dịch vụ cũng giảm dần nhu cầu sử dụng sức lao động của NCT và chuyển hướng sang tìm kiếm nguồn cung thay thế khác. Sự tác động kép này ảnh hưởng mạnh mẽ đến quyết định “nghỉ ngơi” lúc tuổi già của NCT.

Như vậy, theo nghiên cứu trên, cũng như dưới góc nhìn của lý thuyết động cơ làm việc thì dường như kinh tế chưa chiếm vị trí quan trọng trong dự định “nghỉ hưu” của NCT có việc làm, nhưng sức khỏe của nhóm dân số này đóng vai trò chủ chốt, bởi lý do sức khỏe đã bao chứa trong nó một phần nguyên do kinh tế và ảnh hưởng đến quyết định sử dụng lao động của các chủ thể xã hội. Do vậy, ảnh hưởng của yếu tố kinh tế đến Nhu cầu nghỉ ngơi của NCT có việc làm là thấp nhất.

Bảng 5.7. Nhu cầu nghỉ ngơi theo độ tuổi ( N=480; Đơn vị = %)



Hoàn toàn

đúng

Đúng phần

nhiều

Đúng phần ít

Không đúng

P

Yếu tố kinh tế - Dự định làm việc đến khi đủ tiền dưỡng già

60 - 64

11,3

16,7

31,0

41,1


*

65 - 69

23,7

16,2

31,2

28,9

≥ 70

7,9

15,8

43,9

32,4

Yếu tố cá nhân - Dự định làm việc đến khi không đủ sức khỏe

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí