Giá Trị Nợ Bán Cho Vamc Của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam


Các Quy chế, Quyết định, Quy định do Chủ tịch HĐQT hoặc Tổng Giám đốc ban hành;

Định hướng hoạt động cho vay trong từng thời kỳ; Công văn, Thông báo do thành viên Ban Điều hành ký.

Các nội dung quản lý rủi ro hoạt động cho vay cơ bản

(1) Giới hạn cho vay đối với 01 khách hàng

Giới hạn tín dụng của một khách hàng là tổng mức dư nợ cho vay tối đa mà Vietcombank chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đó trong một thời kỳ (1 năm). Giới hạn tín dụng nhằm hướng hoạt động quản trị rủi ro

danh mục cho vay của Vietcombank theo hướng chuẩn mực quốc tế và có

những ý nghĩa sau: (i) quản lý rủi ro tổng thể đối với 1 khách hàng; (ii) tăng cường tính tập thể, khách quan trong hoạt động cho vay; (iii) mở rộng quyền

chủ

động của chi nhánh trong hoạt động tín dụng nhằm đáp

ứng nhu cầu

linh hoạt của khách hàng.

Việc xác định giới hạn cho vay của các khách hàng phải được tiến hành xong chậm nhất là vào tháng 6 hàng năm nhằm bảo đảm cơ sở lập kế hoạch tiếp cận khách hàng trong năm. Việc duyệt giới hạn tín dụng cho khách hàng

được chia thành 2 cấp, theo đó các Hội đồng tín dụng cơ sở có các mức

thẩm quyền duyệt khác nhau tuỳ thuộc vào năng lực của chi nhánh. Các Giới hạn tín dụng vượt thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở phải trình ra Hội đồng tín dụng Trung ương xem xét phê duyệt.

(2) Phân vùng cho vay

Để bảo đảm chất lượng cho vay và thuận tiện trong quá trình giám sát khoản vay, mỗi chi nhánh sẽ tập trung cung cấp khoản vay cho các khách hàng thuộc những vùng đâu tư nhất định. Chi nhánh có thể cấp tín dụng cho các khách hàng ngoài vùng đầu tư của mình nếu được Tổng Giám đốc cho phép bằng văn bản. Tuy nhiên, chi nhánh nên tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh thuộc vùng đầu tư của mình trước khi đầu tư ra ngoài.


Chi nhánh có thể gặp trường hợp khách hàng nằm tại địa bàn đầu tư của chi nhánh khác (chi nhánh sở tại) nhưng có đơn vị phụ thuộc hoặc dự án đầu tư hoạt động hoặc được triển khai tại địa bàn đầu tư của mình. Trong trường hợp này, chi nhánh có thể cho khách hàng vay để phục vụ nhu cầu kinh doanh của đơn vị phụ thuộc hoặc dự án, với điều kiện là có thoả thuận

bằng văn bản với chi nhánh sở

tại. Việc phân bổ

vùng đầu tư

được tiến

hành trên cơ sở: đặc điểm địa lý nơi chi nhánh đặt chủ sở và năng lực của bản thân các chi nhánh.

(3) Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt động cho vay

Nhằm vừa tạo tính linh hoạt, vừa bảo đảm mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng, Tổng Giám đốc ban hành quy định thẩm quyền xét duyệt cho vay theo các cấp như sau:

Giám đốc chi nhánh: Thẩm quyền xét duyệt cho vay đối với mỗi chi nhánh được quy định khác nhau, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế trên địa bàn và năng lực quản lý. Mức thẩm quyền cao nhất là 60 tỷ đồng, thấp nhất là 20 tỷ đồng1 đối với từng lần cho vay dự án đầu tư và mở L/C, bảo lãnh miễn ký quỹ (trừ các lĩnh vực/mặt hàng mang tính chất đặc thù có quy định riêng). Các khoản cho vay khác có giá trị nằm trong giới hạn tín dụng đã

được duyệt, Giám đốc chi nhánh được quyền chủ động quyết định. Đối

với các khoản cho vay vượt ngoài phạm vi nói trên, Chi nhánh phải trình Tổng Giám đốc xem xét phê duyệt.

Tổng Giám đốc: Các khoản thuộc Hội sở chính hoặc do chi nhánh gửi lên được chia làm 3 cấp: các khoản có giá trị đến 100 tỷ đồng do Phó Tổng Giám đốc phụ trách tín dụng được quyền xem xét và quyết định; các khoản

từ trên 100 tỷ

đồng đến 120 tỷ

đồng do Tổng Giám đốc quyết định; các

khoản lớn hơn 120 tỷ đồng phải do Hội đồng tín dụng Trung ương xem xét phê duyệt.

(4) Mức dư nợ tối đa đối với từng chi nhánh


Căn cứ tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn và năng lực quản lý rủi ro tại chi nhánh, Tổng Giám đốc khống chế mức dư nợ tối đa quy VND đối với

từng chi nhánh. Đây là các mức dư nợ khống chế, chi nhánh không được

vượt, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của Tổng Giám đốc. Mức dư nợ tối đa này thường là một trong các nội dung được ghi trong kế hoạch tín dụng thông báo cho chi nhánh.

(5) Các giới hạn khác

Ngoài ra, tuỳ tình hình thực tế tại từng thời điểm và trên cơ sở đánh giá những biến động đột ngột có tác động xấu đến công tác quản lý rủi ro danh mục cho vay, Tổng Giám đốc có thể ban hành văn bản giới hạn, ngừng cho

vay mới, hoặc áp dụng các kỹ thuật giảm dư nợ hàng, mặt hàng/lĩnh vực đầu tư.

đối với một nhóm khách

b. Đo lường rủi ro đối với các khoản cho vay

Thực hiện phương pháp tính điểm tín dụng với các khoản cho vay


Hệ thống tính điểm tín dụng là một phương pháp lượng hoá mức độ

rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm. Các chỉ tiêu và thang điểm được áp dụng khác nhau đối với các loại khách hàng khác nhau. Vietcombank sử dụng 3 phương pháp chấm điểm tín dụng khác nhau cho 3 loại khách hàng chính là: tổ chức tài chính; doanh nghiệp; và cá nhân.

Nguyên tắc chấm điểm tín dụng: (i) Đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là điểm ứng với mức chỉ tiêu gần nhất với mức mà thực tế khách hàng đạt được; (ii) Nếu mức chỉ tiêu đạt được của khách hàng nằm ở giữa 2 mức chỉ tiêu chuẩn, điểm ban đầu của khách hàng là mức điểm cao hơn; (iii) Điểm dùng để tổng hợp xếp hạng là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số.


Bộ phận chấm điểm: Người chịu trách nhiệm chấm điểm và phân loại khách hàng là cán bộ tín dụng Phụ trách tín dụng chịu trách nhiệm kiểm soát việc chấm điểm và phân loại khách hàng của cán bộ tín dụng.

Kết quả

xếp hạng tín dụng được sử

dụng cho các mục đích: (i) Xác

định Giới hạn tín dụng; (ii) Quyết định cấp tín dụng: từ chối hay đồng ý,

thời hạn và mức lãi suất cho vay, và xác định yêu cầu về tài sản bảo đảm;

(iii) Đánh giá hiện trạng khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay; (iv) Quản lý danh mục tín dụng và trích dự phòng rủi ro. [30]

Xây dựng mô hình đo lường rủi ro với các khoản vay


Năm 2017, Vietcombank hoàn thành dự án xây dựng các mô hình xếp

hạng rủi ro tín dụng dựa trên xác suất vỡ nợ (PD). Năm 2018, ngân hàng tiếp tục công bố việc hoàn thành xây dựng các mô hình lượng hóa Tổn thất khi vỡ nợ (LGD) và Dư nợ tại thời điểm vỡ nợ (EAD) đối với danh mục khách hàng bán lẻ. Kết quả của các mô hình lượng hóa ba tham số rủi ro chủ chốt PD, LGD và EAD là nền tảng quan trọng để Vietcombank hướng tới áp

dụng phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao (Advanced IRB) ­ đây là

phương pháp đo lường rủi ro tiên tiến nhất theo Hiệp ước vốn Basel 2.

Trên cơ sở đặc điểm và kế hoạch phát triển danh mục tín dụng, đồng thời với những tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng mô hình chuẩn mực theo thông lệ quốc tế, mô hình LGD và EAD đã được phát triển cho các phân khúc sản phẩm cho vay cá nhân sản xuất kinh doanh, cho vay bất động sản cá nhân và cho vay tiêu dùng, với mức độ bao phủ hầu hết danh mục tín dụng bán lẻ của Vietcombank. Các mô hình này được xây dựng bởi nhóm phân tích định lượng ­ đơn vị chuyên môn về phân tích định lượng, mô hình hóa và tính toán tối ưu của Vietcombank và với sự cố vấn của các chuyên gia quốc tế Oliver

Wyman ­ công ty tư

vấn hàng đầu thế

giới trong lĩnh vực ngân hàng tài

chính. Kết quả kiểm thử cho thấy các chỉ số đo lường hiệu quả mô hình đối

với tập dữ liệu phát triển và tập dữ liệu kiểm định đều đạt ngưỡng đảm


bảo trên cơ sở tham vấn ý kiến của các chuyên gia Oliver Wyman theo thông lệ quốc tế. Đặc biệt, có mô hình đạt chỉ số Gini lên tới trên 40% đối với cả tập dữ liệu phát triển và tập dữ liệu kiểm định ­ đây là con số xứng đáng được ghi nhận đối với những mô hình có kết cấu dữ liệu phức tạp như mô hình LGD.

c. Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay


Ở Vietcombank tính đến năm 2018, hoạt động kiểm soát nội bộ với

việc thực hiện danh mục cho vay được tiến hành bởi Ban kiểm soát và Ban điều hành ngân hàng.

Ban kiểm soát

Bộ phận kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát của Vietcombank, tiến hành giám sát các hoạt động và việc tuân thủ của ngân hàng theo quy định của pháp luật và điều lệ Ngân hàng. Trong đó, kiểm soát việc thực hiện hoạt động cho vay là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Bám sát các định hướng chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và NHNN đối với hoạt động cho vay, trong giai đoạn 2013­2018, bộ phận kiểm soát nội bộ đã tập trung kiểm tra, rà soát việc thực hiện các chương trình ưu đãi lãi suất, các điều kiện cho vay với các khách hàng lớn, quản lý các giới hạn liên quan đến hoạt động cho vay, tỷ lệ đảm bảo an toàn,…

Ban Kiểm soát có nhiệm vụ định kì hàng quý sẽ họp ít nhất một lần để

đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật và quy định của ngân hàng trong hoạt

động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động cho vay (hoạt động chính của NHTM). Bên cạnh đó, Ban còn tiến hành kiểm toán nội bộ theo chuyên đề

các nghiệp vụ

tín dụng để

đánh giá công tác thực hiện hoạt động này tại

Vietcombank. Các cuộc kiểm toán diễn ra tại các văn phòng/ban/trụ sở chính và công ty con.

Bên cạnh đó, Ban Kiểm soát bám sát định hướng chỉ đạo điều hành của

Chính phủ và NHNN đối với hoạt động của ngân hàng liên quan đến các


chính sách tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, đầu tư góp vốn…Ban kiểm soát thực

hiện giám sát chuyên đề quyền của HĐQT.

Ban điều hành

liên qua đến các khoản cấp tín dụng thuộc thẩm


Thực hiện mục tiêu nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của công

tác kiểm tra kiểm soát nội bộ phù hợp với tình hình mới, tháng 8/2015,

Vietcombank chính thức thành lập Ban Kiểm tra nội bộ (KTNB) trên cơ sở kiện toàn Phòng Kiểm tra giám sát tuân thủ ở trụ sở chính và thành lập mới 5 Phòng KTNB khu vực đặt tại các địa bàn các tỉnh, thành phố Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Với việc thành lập Ban KTNB trực thuộc Ban điều hành thay thế cho bộ máy kiểm tra, giám sát tuân thủ phân tán tại các chi nhánh, một bộ phận nhân viên Kiểm toán nội bộ đã chuyển sang Ban KTNB để thực hiện kiểm tra trực tiếp tại các đơn vị (Kiểm toán tuân thủ). Sự hình thành bộ máy KTNB tập trung, trực thuộc Trụ sở chính, độc lập với các chi nhánh đã khắc phục cơ bản những hạn chế, bất cập về mô hình tổ chức của bộ máy kiểm tra giám sát tuân thủ giai đoạn trước đây, nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của bộ máy KTNB và là một trong những công cụ hữu hiệu để nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát hoạt động cho

vay của

Vietcombank. Bộ

phận này còn giúp cảnh báo định kỳ

danh sách

khách hàng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao trong hoạt động cho vay, kiến nghị các đơn vị tăng cường biện pháp quản lý chặt chẽ hoặc cắt giảm dư nợ, bổ sung tài sản bảo đảm và hoặc các biện pháp xử lý nợ phù hợp khác. Đồng thời, thường xuyên rà soát, báo cáo các rủi ro mới phát sinh đối với các hoạt động nghiệp vụ khác để có biện pháp ngăn chặn. Bên cạnh đó, còn rà soát

các văn bản, quy định nội bộ để phát hiện các nội dung chưa hoặc không

còn phù hợp để đề xuất chỉnh sửa, bổ sung.

Một trong những thành tích của Ban KTNB với việc giám sát hoạt động

cho vay phải kể

đến trường hợp phát hiện sai phạm

ở chi nhánh

Vietcombank Tây Đô. Tháng 12/2014 Vietcombank Tây Đô đã cho một nhóm


khách hàng vay vốn nhưng có nhiều thiếu sót trong công tác thẩm định, giải ngân và kiểm soát hoạt động cho vay dẫn tới không phát hiện kịp thời hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng làm phát sinh nợ xấu lớn, khó thu hồi đầy đủ. Vietcombank đã kỷ luật một số cá nhân liên quan đến những sai phạm nói trên, đồng thời chủ động chuyển cơ quan chức năng giải quyết theo quy định của pháp luật, sau đó Giám đốc Chi nhánh, Trưởng phòng khách hàng và 1 cán bộ ở đây đã bị khởi tố, bắt tạm giam. Đến thời điểm này, Vietcombank Tây Đô đã thu hồi được một số tiền lớn đồng thời trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo đúng quy định, đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Đây cũng là trường hợp điển hình thể hiện rõ vai trò và mức độ hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ở Vietcombank.

2.3.4. Điều chỉnh danh mục cho vay


Việc điều chỉnh danh mục cho vay của Vietcombank trong giai đoạn

2013­2018 được thực hiện thông qua hoạt động bán nợ. Bán nợ là công cụ mà Vietcombank sử dụng để điều chỉnh danh mục cho vay nhằm loại bỏ nợ

xấu của ngân hàng. Hay nói cách khác, việc bán nợ sẽ

điều chỉnh cơ

cấu

danh mục cho vay theo chất lượng nợ giảm tỷ trọng nợ xấu (nợ nhóm 3,4,5).

vay của

Vietcombank theo hướng

Vietcombank thực hiện bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các Tổ

chức Tín dụng Việt Nam (VAMC) theo giá trị

ghi sổ

theo Nghị

định số

53/2013/NĐ­CP có hiệu lực từ ngày 9 tháng 7 năm 2013 về “Thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam”, Thông tư số 19/2013/TT­NHNN có hiệu lực từ ngày 15 tháng 9 năm 2013 quy định về việc “Mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam” và Công văn số 8499/NHNN­TCKT về việc “Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ mua bán nợ xấu của VAMC và TCTD”. Vietcombank ban hành các Quyết định số 510 và 217 năm 2016 hướng dẫn quy trình mua bán nợ với VAMC.


Theo đó, giá bán là số dư nợ gốc của khách hàng vay chưa trả trừ đi số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập. Đối với trường hợp bán nợ cho VAMC và nhận trái phiếu VAMC, sau khi hoàn thành thủ tục bán nợ xấu cho VAMC, Vietcombank tiến hành hạch toán tất toán gốc, sử dụng dự phòng cụ thể đã trích lập và ghi nhận mệnh giá trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành bằng giá trị ghi sổ trừ đi dự phòng cụ thể đã trích của khoản nợ bán. Khi nhận lại khoản nợ đã bán cho VAMC, Vietcombank sử dụng nguồn dự phòng rủi ro đã trích hàng năm cho trái phiếu đặc biệt để xử lý nợ xấu, phần chênh lệch giữa dự phòng giảm giá đã trích lập và giá trị khoản vay/trái phiếu còn lại

chưa thu hồi được sẽ được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh hợp

nhất trên khoản mục “Thu nhập khác”. Trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam phát hành là giấy tờ có giá có thời hạn do VAMC phát hành để mua nợ xấu của Vietcombank. Trái phiếu đặc biệt được ghi nhận theo mệnh giá vào ngày giao dịch và luôn được phản ánh theo mệnh giá trong thời gian nắm giữ. Mệnh giá của trái phiếu đặc biệt được phát hành tương ứng với giá bán nợ xấu và là số dư nợ gốc của khách hàng vay chưa trả trừ đi số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập cho khoản vay được bán.

Bảng 2.16. Giá trị nợ bán cho VAMC của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Đơn vị tính: triệu đồng


Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Giá trị nợ bán

0

356.548

212.882

57.110

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - 19



Tổng nợ


xấu mà

Nguồn: [29]

Vietcombank đã bán cho VAMC trong ba năm 2014­

2016 là hơn sáu nghìn tỷ

đồng. Đến cuối năm 2016,

Vietcombank đã hoàn

thành việc mua lại toàn bộ nợ xấu bán cho VAMC bằng cách sử dụng dự phòng trái phiếu VAMC.

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 01/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí