Đánh Giá Hoạt Động Quản Trị Chi Nhánh Của Mhcb


56


xây dựng cho mình hệ thống chỉ số giới hạn phù hợp và xin phê duyệt của Hội sở chính, đáp ứng yêu cầu về quản lý rủi ro thanh khoản theo luật pháp tại nước sở tại và của Hội sở chính. Các chi nhánh đệ trình các báo cáo theo định kỳ về tình hình quản lý rủi ro thanh khoản và quản lý rủi ro luồng tiền lên ủy ban Quản lý rủi ro thị trường và ủy ban Quản lý Tài sản Nguồn vốn, ủy ban Quản lý cấp cao và Giám đốc điều hành của MHCB về tình hình thực hiện quản lý rủi ro thanh khoản của mỗi chi nhánh. Qua các báo cáo này, các phòng ban liên quan có trách nhiệm gửi các chỉ thị phản hồi cần thiết tới các chi nhánh, giúp các chi nhánh quản lý rủi ro hiệu quả nhất, đảm bảo an toàn hoạt động cho toàn hệ thống.

Về quản lý rủi ro hoạt động: Rủi ro hoạt động là những rủi ro tổn thất có thể xảy ra do tiến trình xử lý nội bộ không đầy đủ hoặc không đúng, do con người hoặc do hệ thống hoặc từ các sự kiện bên ngoài khác gây nên. Rủi ro hoạt động bao gồm rủi ro công nghệ thông tin, rủi ro hoạt động, rủi ro luật pháp, rủi ro nhân sự, rủi ro hữu hình, rủi ro thay đổi quy định và rủi ro mất uy tín... [28]

Dựa trên các biện pháp cơ bản do Hội sở chính đặt ra đó, các chi nhánh thiết lập các chính sách và biện pháp quản lý rủi ro phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Đồng thời, mỗi chi nhánh phải tuân thủ các chính sách quản lý rủi ro hoạt động do MHCB đặt ra, chia sẻ thông tin và các quy định về rủi ro hoạt động giữa các chi nhánh với nhau. Định kỳ các chi nhánh đệ trình các báo cáo lên MHCB về tình hình quản lý rủi ro và nhận những chỉ thị tiếp theo của Hội sở chính trong các hoạt động quản trị của chi nhánh nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Xem Hình 2.9 dưới đây để hiểu rõ hơn về sơ đồ quản lý rủi ro hoạt động của MHCB đối với các chi nhánh.

Như vậy, qua tìm hiểu hoạt động quản lý rủi ro của MHCB đối với các chi nhánh có thể thấy MHCB rất coi trọng hoạt động quản lý rủi ro từ Hội sở chính cho tới tất cả các chi nhánh. Mặc dù, các chi nhánh độc lập và tự chủ trong hoạt động quản lý rủi ro tại chi nhánh mình nhưng MHCB vẫn xây dựng hệ thống quy tắc và hệ thống chỉ số giới hạn rủi ro để các chi nhánh tham chiểu và tuân thủ. Hệ thống


57


quy tắc và hệ thống chỉ số giới hạn rủi ro này rất rõ ràng và chặt chẽ, giúp các chi nhánh cũng như toàn bộ hệ thống ngân hàng đối mặt với rủi ro ở mức tối thiểu và có thể kiểm soát rủi ro ở mức tối đa.


Hội đồng quản trị


Giám đốc điều hành

Uỷ ban quản lý điều tra

Nhân viên quản lý cấp

cao phụ trách về các loại quản lý rủi ro

Quản lý điều hành hoạt động (Phòng quản lý rủi ro)


Phòng quản lý rủi ro công nghệ thông tin

Phòng quản lý rủi ro hoạt động

......................................................

Các phòng ban chịu trách nhiệm về

quản lý mỗi loại rủi ro

- Thiết lập các chính sách quản lý rủi ro

- Đưa ra các chỉ thị về quản lý rủi ro Báo cáo tình hình quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro tại các chi nhánh


Hình 2.9: Sơ đồ quản lý rủi ro hoạt động

Nguồn: website: http://www.mizuho- fg.co.jp/english/company/internal/r_management/operational.html

2.2.2.6. Cấu trúc kiểm soát nội bộ


58


Kiểm soát nội bộ là một bộ phận bắt buộc tách biệt với các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Kiểm soát nội bộ có chức năng kiểm tra, đánh giá các hoạt động quan trọng trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo các hoạt động kinh doanh được thực hiện đúng theo các quy định, quy trình đã đề ra.

Ủy ban kiểm soát nội bộ của MHCB chịu trách nhiệm giám sát và quản lý các hoạt động kiểm soát nội bộ của các chi nhánh thông qua hệ thống báo cáo do các chi nhánh đệ trình lên theo định kỳ. Ủy ban kiểm soát nội bộ, Giám đốc điều hành, Trưởng phòng kiểm soát nội bộ và các phòng ban thảo luận và đưa ra các quy định, chính sách về nội dung hoạt động kiểm soát nội bộ đối với toàn bộ tập đoàn. Đồng thời, MHCB chỉ định rõ Phòng Kiểm soát nội bộ có trách nhiệm theo dõi và kiểm tra hoạt động kiểm soát nội bộ của các chi nhánh hoạt động ở thị trường nội địa và ở nước ngoài. Các chi nhánh thiết lập Phòng Kiểm soát nội bộ riêng kiểm soát các hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, đảm bảo mọi hoạt động của chi nhánh phù hợp với các quy định chung của MHCB, pháp luật Nhật bản, quy định của Ngân hàng Nhà nước Nhật bản và các quy định của luật pháp tại nước sở tại mà các chi nhánh hoạt động. Định kỳ hàng tháng và hàng quý, các chi nhánh gửi các báo cáo về tình hình hoạt động kiểm soát nội bộ lên Phòng kiểm soát nội bộ và các cấp lãnh đạo cao hơn của MHCB và xin các chỉ thị từ Hội sở chính (nếu có).


59


Hội đồng quản trị Giám đốc điều hành

Uỷ ban kiểm soát nội bộ

Các phòng ban

Phòng kiểm soát nội bộ

Đưa ra các chỉ thị hướng dẫn Báo cáo kết quả kiểm soát và biện pháp giải quyết nội bộ


Hoạt động kiểm soát nội bộ tại các chi nhánh


Hình 2.10: Sơ đồ cấu trúc kiểm soát nội bộ

Nguồn: website: http://www.mizuho-fg.co.jp/english/company/internal/audit.html


Như vậy, qua tìm hiểu hoạt động quản trị của MHCB đối với các chi nhánh có thể nhận thấy các hoạt động quản trị chi nhánh của MHCB cũng tập trung quản lý các tiêu chí quản trị chi nhánh cơ bản của các ngân hàng đa quốc gia được nêu trong mục 1.4. Tuy nhiên, do mỗi tổ chức, doanh nghiệp hay tập đoàn đều có các mô hình, phương thức hoặc cấu trúc quản trị chi nhánh riêng phù hợp với đặc thù hoạt động và mục tiêu phát triển của mình. MHCB, là một ngân hàng đa quốc gia có tầm cỡ tại Nhật Bản và trên thế giới, cũng đã xây dựng cho mình phương thức quản trị chi nhánh phù hợp với mục tiêu phát triển của cả tập đoàn. MHCB quản lý tất cả các tiêu chí quản trị chung cơ bản của các ngân hàng đa quốc gia thông qua hệ thống sáu cấu trúc kiểm soát. Các tiêu chí quản trị chi nhánh chung cơ bản này được ẩn chứa trong sáu cấu trúc quản lý nội bộ đặc thù, mang đặc tính quản trị chi nhánh riêng của MHCB và được mô tả trong Hình 2.11 dưới đây.

Qua đây, có thể nhận thấy MHCB không quản lý và kiểm soát trực tiếp các hoạt động hàng ngày đối với các chi nhánh nhưng xây dựng hệ thống quy định kiểm


60


soát nội bộ cơ bản để tất cả các chi nhánh hoạt động trên khắp thế giới tuân thủ. Hoặc mỗi chi nhánh có thể tự thiết lập hệ thống quy định kiểm soát nội bộ phù hợp với hệ thống quy tắc kiểm soát nội bộ cơ bản của MHCB và phù hợp với đặc thù môi trường pháp luật, môi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, nguồn nhân lực... và phải được Hội sở chính phê duyệt. Trong bất cứ trường hợp nào, các chi nhánh cũng phải tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động và kết quả đạt được của chi nhánh tuy nhiên vẫn luôn đảm bảo tính quản lý và kiểm soát tập trung tại Hội sở chính. Các chi nhánh tổng kết kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lên Hội sở chính để Hội sở chính tổng kết thành báo cáo hoạt động kinh doanh hợp nhất của toàn hệ thống ngân hàng. MHCB và các ngân hàng và công ty thành viên khác hàng quý gửi các báo cáo hợp nhất của ngân hàng mình lên MHFG, lập thành báo cáo hợp nhất cho toàn bộ Tập đoàn tài chính Mizuho. Do đó có thể nhận thấy, mô hình quản trị chi nhánh của MHCB là mô hình quản lý vừa tập trung và vừa phi tập trung. Tính tập trung thể hiện ở chỗ MHCB thiết lập khung hệ thống quy định và chính sách chung về tất cả các lĩnh vực kinh doanh và hoạt động quản lý để các chi nhánh tham chiếu và tuân thủ. Tính phi tập trung thể hiện ở chỗ các chi nhánh tự đặt ra các mục tiêu, tự xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc thù hoạt động của mỗi chi nhánh tại mỗi nước.



Các hoạt động quản trị chi nhánh

- Quản trị hoạt động chung

- Quản trị hoạt động tài chính

- Quản trị sản phẩm và dịch vụ

- Quản trị nhân sự

- Quản trị công nghệ

- Quản trị rủi ro

61



Cấu


Cấu


Cấu


Cấu


Cấu


Cấu

trúc hệ


trúc


trúc


trúc


trúc


trúc

thống


kiểm


quản


quản


quản


hệ

kiểm


soát


trị hệ


trị sự



thống

soát


quản trị


thống


minh


rủi


kiểm

các


hệ


bảo


bạch


ro


soát

quy


thống


mật






nội

định


bảo vệ


thông






bộ

pháp


khách


tin







chế


hàng









Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Quản trị chi nhánh tại ngân hàng đa quốc gia: Kinh nghiệm của ngân hàng Mizuho Corporate, Ltd và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam - 8



Các chi nhánh trên thế giới

Hình 2.11: Sơ đồ hoạt động quản trị chi nhánh của MHCB

Nguồn: website: http://www.mizuho-fg.co.jp/english/company/internal/governent

structure.html


2.3. Đánh giá hoạt động quản trị chi nhánh của MHCB


Qua tìm hiểu hoạt động quản trị chi nhánh của MHCB trong phần 2.2.2 có thể thấy hoạt động quản trị chi nhánh của MHCB tập trung vào các hoạt động quản trị chi nhánh chung cơ bản của các ngân hàng đa quốc gia, với các mức độ tập trung về mỗi tiêu chí quản trị khác nhau là khác nhau thông qua sáu cấu trúc quản trị nội


62


bộ. Mỗi cấu trúc quản trị nội bộ hàm chứa một hoặc cả sáu chỉ tiêu cơ bản về quản trị chi nhánh và bao hàm cả một số chỉ tiêu quản trị khác không nêu trong mục 1.4. Đồng thời, sáu cấu trúc quản trị nội bộ của MHCB nêu trong mục 2.2.2 có mối quan hệ hòa trộn, giao thoa và đan xen vào nhau, hàm chứa các chỉ tiêu hoạt động quản trị chi nhánh nêu trong mục 1.4. Do đó, để đánh giá về hoạt động quản trị chi nhánh của MHCB chúng ta sẽ tiến hành đánh giá các tiêu chí cơ bản về quản trị chi nhánh trong hoạt động quản trị của MHCB, đó là đánh giá hoạt động quản trị chung, quản trị tài chính, quản trị sản phẩm và dịch vụ, quản trị nhân sự, quản trị công nghệ và quản trị rủi ro của MHCB đối với các chi nhánh. Thông qua đánh giá các hoạt động quản trị này cũng chính là đánh giá hiệu quả quản trị của MHCB đối với các chi nhánh thông qua sáu cấu trúc kiểm soát nội bộ.

2.3.1. Đánh giá hoạt động quản trị chung của MHCB đối với các chi nhánh


Trong phần 2.1.2 giới thiệu sơ lược về Ngân hàng đa quốc gia Mizuho Corporate Bank, Ltd (MHCB), chúng ta thấy MHCB có hệ thống các chi nhánh tại Nhật bản và tại các nước trên thế giới khá lớn, quy mô tài sản lớn, phạm vi hoạt động rộng nên để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống ngân hàng. MHCB có cơ cấu tổ chức quản lý rất rõ ràng và chặt chẽ. Cơ cấu giữa các cấp quản lý và các phòng ban tại Hội sở chính đảm bảo các hoạt động quản lý và hoạt động kinh doanh hàng ngày của Hội sở chính được thực hiện trôi chảy và hiệu quả. Đồng thời, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của MHCB đối với các chi nhánh là cơ chế quản lý theo ngành dọc, tức là các phòng ban, bộ phận của các chi nhánh sẽ nộp các báo cáo theo đúng quy định của ngân hàng lên các phòng và ủy ban tương ứng tại Hội sở chính. Ví dụ, Phòng Kiểm soát nội bộ của Hội sở chính sẽ có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về kiểm soát nội bộ của Hội sở chính đồng thời quản lý các vấn đề về kiểm soát nội bộ của các chi nhánh do Phòng Kiểm soát nội bộ của các chi nhánh định kỳ hoặc không định kỳ đệ trình các báo cáo lên Hội sở chính. Với cơ chế quản lý dọc này sẽ đảm bảo tính hiệu quả trong việc quản trị về tất cả các hoạt động của các chi nhánh trên toàn thế giới, đồng thời vẫn đảm bảo tính linh hoạt, không gây nên tính trì trệ trong cơ cấu quản lý các chi nhánh của Hội sở chính bởi


63


các chi nhánh hoạt động mang tính độc lập và tự chịu trách nhiệm với các hoạt động kinh doanh của mình, Hội sở chính chỉ quản lý các chi nhánh về mặt kết quả đạt được. Tuy nhiên, Hội sở chính vẫn nắm rõ tình hình hoạt động và quản lý các hoạt động kinh doanh của các chi nhánh thông qua hệ thống báo cáo từ các chi nhánh từ đó MHCB xây dựng các chiến lược phát triển kinh doanh tổng thể cho toàn hệ thống ngân hàng MHCB.

Một điểm nổi bật khác trong hoạt động quản trị chi nhánh chung của MHCB là MHCB thiết lập hệ thống nguyên tắc quản trị thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng, từ Hội sở cho tới chi nhánh, với việc thiết lập tầm nhìn, sứ mệnh, hệ thống giá trị cốt lõi, hệ thống quy định, quy trình hoạt động, hệ thống quy chế quản lý nội bộ (được thể hiện rõ trong sáu cấu trúc quản trị nội bộ nêu trong mục 2.2.2) và xây dựng thương hiệu chung cho toàn bộ hệ thống ngân hàng. Đồng thời, giữa các chi nhánh của MHCB ở các quốc gia trên thế giới có mối liên kết với nhau về vốn, về quản trị và thương hiệu chung nhằm đạt được các tôn chỉ, mục đích, sứ mệnh và hiệu quả hoạt động tối đa của mỗi chi nhánh và của toàn hệ thống ngân hàng. Song, quan hệ giữa các chi nhánh của MHCB cũng dựa trên mối quan hệ kinh tế, quan hệ thị trường; quan hệ giữa Hội sở chính và các chi nhánh cũng là những quan hệ mang tính kinh tế. Các chi nhánh của MHCB nhân danh MHCB trong việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác, kinh doanh với các đối tác bên ngoài.

Cơ cấu tổ chức của các chi nhánh hoạt động tại các nước trên thế giới cũng rất rõ ràng và khoa học. Các chi nhánh có đầy đủ các phòng ban thực hiện các chức năng hoạt động của một ngân hàng thực thụ theo quy định của luật pháp nước sở tại (Xem trong phần phụ lục về giới thiệu về chi nhánh Hà Nội, chi nhánh điển hình của MHCB trên thế giới): từ hoạt động quản lý ngoại hối, hoạt động tín dụng, quan hệ khách hàng, phòng nghiệp vụ, quản trị nhân sự, quản trị rủi ro, kiểm soát nội bộ, quản lý công nghệ thông tin cho tới các hoạt động hành chính đơn thuần nhưng vẫn đảm bảo không gây tính cồng kềnh cho bộ máy quản lý tại các chi nhánh. Việc thiết lập thêm các phòng ban, bộ phận tại các chi nhánh là do các chi nhánh tự quyết định nhưng vẫn phải báo cáo và xin phê duyệt của Hội sở chính. Thêm nữa, các chi

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí