Sơ Đồ Quy Trình Quản Lý Lợi Nhuận Của Mhcb Đối Với Các Chi Nhánh


64


nhánh của MHCB được chủ động quyết định về tất cả các vấn đề trong hoạt động kinh doanh, có các chức năng hoạt động giống như một ngân hàng độc lập nhưng các phòng ban vẫn phải định kỳ báo cáo lên Hội sở chính (theo cơ chế quản lý chiều dọc), tuân thủ các quy định chung về quản lý rủi ro, quy trình hoạt động, quản lý tín dụng, quản lý ngoại hối và các quy định khác của Hội sở chính, luật pháp Nhật Bản, Ngân hàng Nhà nước Nhật Bản, luật pháp nước sở tại và Ngân hàng Nhà nước của nước sở tại.

Hiệu quả quản trị chi nhánh của Hội sở chính thể hiện thông qua việc phổ biến luồng thông tin từ Hội sở chính cho tới các chi nhánh và ngược lại. Luồng thông tin và các văn bản, quyết định từ Hội sở chính được phổ biến tới các chi nhánh rất nhanh chóng và hiệu quả. MHCB xây dựng mạng truyền thông nội bộ để phổ biến thông tin, văn bản, quyết định, thông báo... từ Hội sở chính tới các chi nhánh. Mạng truyền thông này có dung lượng rất lớn, có thể chuyển tải được lượng lớn thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. Mạng truyền thông nội bộ này tại MHCB giống như một bảng tin khổng lồ cho phép cập nhật liên tục các thông báo, file dữ liệu, thông tin, quyết định, văn bản... của Hội sở chính và của các chi nhánh. Mạng thông tin khổng lồ này tại MHCB được gọi là Bullertin Board. Mọi nhân viên thuộc bất kỳ chi nhánh nào cũng đều có thể truy cập và cập nhật thông tin nội bộ của ngân hàng từ mạng thông tin này mọi lúc thông qua email của mình vì mạng thông tin này được cài đặt tại hòm thư của tất cả các nhân viên.

Quy trình hoạt động của Hội sở chính đối với các chi nhánh là quy trình hoạt động khá đồng bộ và thống nhất: MHCB xây dựng hệ thống quy trình chung về mọi hoạt động, về các dạng nghiệp vụ, các loại sản phẩm từ đó tất cả các chi nhánh có thể tham chiếu. Hệ thống quy trình này sẽ được các chi nhánh sửa đổi cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện hoạt động của mỗi chi nhánh tại mỗi quốc gia. Liên quan đến bất kỳ hoạt động nào, các phòng ban của các chi nhánh sẽ tham chiếu đến và tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống quy trình này. Nếu phần quy trình nào cần sửa đổi cho phù hợp với những quy định quản lý mới, các chi nhánh sẽ lập các báo cáo cần thiết lên Hội sở chính để được phê duyệt. Để kiểm tra xem các phòng ban có thực


65


hiện đúng quy trình hoạt động, mỗi chi nhánh đều có bộ phận kiểm soát nội bộ nhằm kiểm tra hoạt động của các phòng ban có tuân thủ nghiêm ngặt hệ thống quy trình hoạt động của chi nhánh và tuân theo các quy định của Hội sở chính không. Bên cạnh đó theo định kỳ hàng tháng hoặc quý, tùy theo đặc điểm hoạt động của mỗi phòng ban, các phòng ban trong chi nhánh sẽ kiểm tra chéo lẫn nhau. Tức là một phòng ban này sẽ kiểm tra phòng ban khác xem họ có tuân thủ đúng các quy định hoạt động của chi nhánh và của Hội sở chính hay không. Đồng thời, Phòng kiểm soát nội bộ của Hội sở chính, định kỳ một năm một lần, xuống các chi nhánh kiểm tra tất cả các vấn đề xem các chi nhánh có tuân thủ đúng các quy định của Hội sở chính, luật pháp Nhật bản, quy định của Ngân hàng Nhà nước Nhật bản và các quy định tại nước sở tại không. Ngoài ra, hệ thống quy trình hoạt động này cũng được sửa đổi hoặc bổ sung quy trình hoạt động mới phù hợp với những quy định mới từ Hội sở chính, Luật pháp Nhật bản, Ngân hàng Nhật bản, luật pháp các nước và Ngân hàng nhà nước của các nước.

Như vậy, MHCB thực hiện rất tốt hoạt động quản trị chung đối với các chi nhánh. Đặc biệt, với cơ cấu tổ chức khoa học và cơ chế quản lý phân tán hợp lý từ Hội sở cho tới các chi nhánh là điểm mấu chốt giúp MHCB đạt được những thành tựu to lớn trong suốt thời gian qua và sẽ là nền tảng giúp MHCB phát triển nhanh và bền vững trong tương lai.

2.3.2. Đánh giá hoạt động quản trị tài chính của MHCB đối với các chi nhánh


Có một điểm cần chú ý trước khi đánh giá hoạt động quản trị tài chính đối với các chi nhánh của MHCB là khái niệm một năm hoặc năm tài chính khi nói về MHCB và các chi nhánh sẽ được hiểu là thời điểm từ ngày 31 tháng 03 năm trước cho tới ngày 31 tháng 03 năm sau. Ví dụ, năm hoặc năm tài chính 2009 sẽ được hiểu là từ thời điểm 31 tháng 03 năm 2009 cho tới 31 tháng 03 năm 2010.

Trước khi thành lập bất kỳ chi nhánh nào, Hội sở chính nghiên cứu tình hình môi trường hoạt động kinh doanh tại nước đặt trụ sở chi nhánh để cấp vốn hoạt động ban đầu cho phù hợp. Khi chi nhánh thành lập, Hội sở chính cung cấp vốn


66


điều lệ hoạt động ban đầu. Sau khi chi nhánh đi vào hoạt động, các chi nhánh tự hạch toán lỗ lãi hoạt động kinh doanh trên phần vốn hoạt động ban đầu. Tuy nhiên, theo định kỳ hàng quý, các chi nhánh phải nộp các báo cáo về tình hình quản lý và hoạt động tài chính của chi nhánh lên Hội sở chính. Hội sở chính quản lý hoạt động quản trị tài chính tại các chi nhánh thông qua hệ thống báo cáo các kết quả tài chính của các chi nhánh. Hết năm tài chính, Hội sở chính sẽ lập báo cáo tài chính hợp nhất tổng hợp từ các báo cáo tài chính của các chi nhánh để xác định mức lãi hoặc lỗ của toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Một ưu điểm rất lớn trong hoạt động quản trị tài chính của MHCB đó là MHCB bóc tách tất cả các nguyên nhân dẫn tới kết quả hoạt động tài chính của cả hệ thống từ đó đưa ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động hơn nữa. Đối với các chi nhánh, MHCB xây dựng hệ thống các tiêu chí quản lý và đánh giá tình hình tài chính của các chi nhánh từ đó các chi nhánh có thể báo cáo tình hình hoạt động tài chính của chi nhánh mình lên Hội sở chính một cách đồng nhất. Mặc dù, hoạt động kinh doanh và quản lý tài chính của mỗi chi nhánh là độc lập nhau và độc lập với Hội sở chính nhưng kết quả kinh doanh lỗ hoặc lãi đều được báo cáo lên Hội sở chính để lập báo cáo tài chính hợp nhất cho toàn hệ thống ngân hàng nên các chi nhánh phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về xây dựng và báo cáo các chỉ tiêu tài chính. Tuy nhiên, có một điểm lưu ý về kết quả báo cáo do các chi nhánh tổng hợp gửi lên Hội sở chính đó là tại các nước khác nhau, các chi nhánh sử dụng các chuẩn mực kế toán có thể khác nhau. Việc sử dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau để hạch toán các nghiệp vụ kế toán sẽ cho các kết quả khác nhau. Chính vì thế, khi các chi nhánh gửi các báo cáo lên Hội sở chính sẽ phải tính toán lại theo chuẩn mực kế toán của Hội sở chính để kết quả các báo cáo tài chính được đồng nhất.

Cơ chế quản lý tài chính chung của MHCB đối với các chi nhánh là cơ chế quản lý phân tán, các chi nhánh hạch toán tài chính độc lập. Hàng năm, các chi nhánh đặt ra các mục tiêu hoạt động kinh doanh cụ thể, ước tính ngân sách chi tiêu cụ thể và đệ trình các kế hoạch nhằm đạt được các mục tiêu đã đặt ra cho năm tài chính lên Hội sở chính. Dựa trên tình hình chi tiêu thực tế và mục tiêu đặt ra của các


67


chi nhánh, Hội sở chính phê duyệt các mục tiêu kinh doanh và yêu cầu cấp kinh phí chi tiêu của các chi nhánh cho năm tài chính tiếp theo. Kết thúc quý hoặc năm tài chính, các chi nhánh gửi các báo cáo tài chính về tình hình hoạt động kinh doanh và chuyển tiền lãi hoặc thông báo lỗ về Hội sở chính theo các quy định chuyển lãi từ hoạt động kinh doanh của luật pháp các nước. Đồng thời, các chi nhánh cũng chịu những hình thức phạt hoặc được các giải thưởng trong trường hợp chi nhánh hoạt động kinh doanh bị lỗ hoặc có lãi. Trong trường hợp chi nhánh hoạt động thua lỗ, lỗ đó sẽ được tính lũy kế vào hoạt động kinh doanh của năm tiếp theo. Trong trường hợp này, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc tại Hội sở chính sẽ họp bàn với Ban Giám đốc chi nhánh để tìm hiểu rõ nguyên nhân hoạt động kinh doanh không hiệu quả và tìm các biện pháp khắc phục.

Việc quản lý và chuyển phần lợi nhuận từ các chi nhánh về Hội sở chính là dựa trên các quy định pháp luật của các nước nơi các chi nhánh có trụ sở hoạt động. Tuy nhiên, mọi kết quả lãi lỗ hoạt động kinh doanh của các chi nhánh sẽ được Hội sở chính tổng hợp thành báo cáo tài chính hợp nhất của cả hệ thống ngân hàng nên việc lưu chuyển luồng tài chính từ chi nhánh về Hội sở cũng tuân thủ các quy định của MHCB. Bên cạnh đó, các chi nhánh trong MHCB thiết lập các mục tiêu lợi nhuận cho chi nhánh mình và tự quản lý quá trình thực hiện các kế hoạch lợi nhuận đó dựa trên chính sách quản lý, các kế hoạch lợi nhuận tổng hợp và sự phân bổ các nguồn lực của MHCB.

Một trong những điều quan trọng nhất trong hệ thống quản lý của Hội sở chính đối với các chi nhánh là Hội sở chính phân bổ nguồn vốn rủi ro cho các chi nhánh trong hệ thống ngân hàng. Các chi nhánh thực hiện các hoạt động kinh doanh dựa trên các giới hạn nguồn vốn rủi ro cho phép này. Đây cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá kết quả đạt được và hiệu quả kinh doanh của các chi nhánh. Kết hợp với mục tiêu lợi nhuận của các chi nhánh, MHCB cũng tính toán mục tiêu lợi nhuận chung cho cả hệ thống ngân hàng đồng thời quản lý quá trình thực hiện các chiến lược kinh doanh của các chi nhánh. Có thể hiểu hơn về hoạt động quản lý lợi nhuận của Hội sở chính với các chi nhánh qua Hình 2.12 dưới đây.


68


Với cơ chế quản lý tài chính như vậy, MHCB đã đạt được một số thành tựu đáng khích lệ. Về kết quả tổng kết lợi nhuận của MHCB, chúng ta có thể xem trong Bảng 2.1 dưới đây.


- Kế hoạch lợi nhuận và thành quả kinh doanh

- Ban điều hành phân bổ nguồn vốn

- Kiểm soát rủi do và nhận định khả năng sinh lời



Hoạt động quản trị tài chính của các chi nhánh


Hình 2.12: Sơ đồ quy trình quản lý lợi nhuận của MHCB đối với các chi nhánh

Nguồn: website: http://www.mizuho-fg.co.jp/english/company/internal/profit

structure.html

Bảng 2.1: Kết quả tổng kết lợi nhuận của MHCB


Đơn vị: Triệu Đô la



Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Lợi nhuận gộp

1,0

1,3

1,5

1,7

2,1

Chi phí hoạt động chung

0,4

0,4

0,5

0,6

0,7

Lợi nhuận kinh doanh thuần

0,6

0,8

1,0

1,1

1,4

Chi phí tín dụng

0,0

0,0

-0,1

-1,9

-2,4

Tỷ lệ tiền gửi – cho vay

36%

37%

36%

32%

30%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

Quản trị chi nhánh tại ngân hàng đa quốc gia: Kinh nghiệm của ngân hàng Mizuho Corporate, Ltd và bài học cho các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9


69


Số dư các khoản vay trung bình

36,1

48,2

63,0

85,6

105,3

Số dư tiền gửi trung bình

13,1

17,9

22,8

27,5

31,8

(Nguồn: Overview of MHCB’s Global Strategies going Forward)


Như vậy, qua năm năm hoạt động, từ năm 2004 đến năm 2008, MHCB đã có những bước phát triển khá đều đặn và vững chắc. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên năm 2007 và năm 2008, chi phí tín dụng đã tăng lên khá nhiều, từ 0.0 trong năm 2004 và năm 2005 đã lên đến 2.4 tỷ Đô la Mỹ năm 2008. Tuy nhiên, kỳ vọng năm 2009 là lợi nhuận thuần sẽ dương. Kết quả lợi nhuận thuần bị âm là do kết quả kinh doanh không tốt của Công ty Chứng khoán Securities do ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Bảng 2.2: Tổng hợp một vài số liệu cơ bản khác của MHCB


MHCB

Năm tài chính 2007

Năm tài chính 2008

Tổng tài sản

714 tỷ Đô la

757 tỷ Đô la

Tỷ trọng vốn (BIS ratio)

12,17%

11,89%

Hệ số xếp hạng (MDY/SP)

Aa2/A+

Aa3/A+

Nguồn: Số liệu tài chính tổng hợp của MHCB tới thời điểm 31 tháng 03 năm 2009


MHCB quản lý hoạt động tài chính đối với toàn hệ thống chi nhánh khá tốt nên đã được các tổ chức lớn trên thế giới về xếp hạng tín dụng toàn cầu đánh giá mức độ tín nhiệm của toàn hệ thống ngân hàng MHCB rất cao, cụ thể:


70


Bảng 2.3: Một số chỉ số xếp hạng tín dụng toàn cầu


Moody’s

Chỉ số xếp hạng

MHCB

SMBC

BTMU

Chỉ số xếp hạng dài hạn

Aa3

Aa2

Aa2

S&P

Chỉ số xếp hạng dài hạn

A+

A+

A+

Fitch

Chỉ số xếp hạng dài hạn

A

A

A

Nguồn: Báo cáo tài chính Quý 1 năm 2009 của MHCB


Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên chỉ số cho vay của MHCB có xu hướng tăng nhẹ. Cụ thể, trong nửa đầu năm 2007, số lượng cho vay là: 28.3 nghìn tỷ Yên và trong nửa đầu năm 2008, số lượng cho vay là 29.0 nghìn tỷ Yên.

Bảng 2.4: Số liệu chi phí tín dụng qua các năm


Năm

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Chi phí tín dụng

-60

+61

+103

+62

+70

-5

Nguồn: Báo cáo kết quả tài chính năm 2008


Chi phí tin dụng tăng là do sự xấu đi của môi trường kinh doanh toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành công nghiệp xây dựng và bất động sản; do sự sụt giảm nền kinh tế toàn cầu và sự sụp đổ của Ngân hàng Lehman Brother và nhiều ngân hàng lớn khác nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới các công ty trực thuộc và các chi nhánh ngân hàng của MHCB. Tuy nhiên, kết quả lợi nhuận của một số chi nhánh nước ngoài cũng có những số liệu tương đối khả quan.


71


Bảng 2.5: Số liệu lợi nhuận gộp của các chi nhánh ở nước ngoài (theo vùng)

Đơn vị: triệu Đô la Mỹ



Năm 2006

Năm 2007

Tháng 9/2008

Châu Mỹ

319

302

166

Châu Âu

153

474

181

Châu á

478

559

300

Nguồn: Bảng kết quả tài chính năm 2008


Bảng 2.6: Số liệu lợi nhuận gộp của các chi nhánh ở nước ngoài (theo phân loại khách hàng)

Đơn vị: triệu Đô la Mỹ



Năm 2006

Năm 2007

Tháng 09/2008

Khách hàng người Nhật bản

426

488

261

Không là khách hàng người Nhật bản

824

848

385

Nguồn: Bảng kết quả tài chính năm 2008


Bảng 2.7: Số liệu số dư cho vay của các chi nhánh ở nước ngoài (theo vùng)


Đơn vị: tỷ Đô la Mỹ



Năm 2006

Năm 2007

Tháng 9/2008

Châu Mỹ

20.6

24.9

28.4

Châu Âu

20.7

35.6

38.0

Châu á

27.8

32.0

33.9

Nguồn: Bảng kết quả tài chính năm 2008

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 17/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí