VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM MINH TRƯỜNG
CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰTỪ THỰC TIỄN QUÂN KHU 7, VIỆT NAM
Có thể bạn quan tâm!
- Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn Quân khu 7, Việt Nam - 2
- Các Tình Tiết Giảm Nhẹ Tnhs Theo Nhóm Phản Ánh Khả Năng Có Thể Cải Tạo, Giáo Dục Của Người Phạm Tội.
- Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn Quân khu 7, Việt Nam - 4
Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.
Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sựMã số : 8.38.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌCTS. NGUYỄN THỊ THANH THÙY
HÀ NỘI - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực nghiên cứu. Các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn được ghi rò nguồn gốc. Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thanh Thùy.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 09 tháng 3 năm 2021
Tác giả luận văn
Phạm Minh Trường
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 5
1.1 Những vấn đề lý luận của pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 5
1.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm HS ...12 Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TẠI QUÂN KHU 7, VIỆT NAM 34
2.1. Khái quát tình hình áp dụng quy định của pháp luật Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 34
2.2. Thực tiễn áp dụng đúng quy định của pháp luật Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự 36
2.3. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự còn những khó khăn, vướng mắc 46
2.4. Nguyên nhân của những khó khăn, vướng mắc 56
Chương 3. YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ÁP DỤNG ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ TẠI QUÂN KHU 7 VIỆT NAM 61
3.1. Yêu cầu trong áp dụng đúng quy định của pháp luật Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Quân khu 7 61
3.2. Các giải pháp đảm bảo áp dụng đúng quy định của pháp luật Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Quân khu 7 64
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự TAND: Tòa án nhân dân
TNHS: Trách nhiệm hình sự
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Bảng thống kê số liệu vụ án hình sự từ năm 2016-2020 của các
Tòa án quân sự khu vực Quân khu 7 80
Bảng 2.2: Tổng hợp số liệu quyết định áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của Tòa án quân sự khu vực Quân khu 7 giai đoạn từ năm 2016-2020 81
Bảng 2.3 Khảo sát việc quyết định áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS được tòa án tùy nghi áp dụng. 82
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Theo Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS. Do đó, tình tiết giảm nhẹ TNHS là một trong những căn cứ quan trọng để quyết định hình phạt. Điều này xuất phát từ chính sách nhân đạo của Pháp luật Xã hội chủ nghĩa đồng thời phát huy được giá trị, mục đích của việc áp dụng hình phạt theo Điều 31 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới; giáo dục người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm”
Như vậy, các tình tiết giảm nhẹ TNHS có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc áp dụng pháp luật hình sự. Tuy nhiên, việc vận dụng các quy định về tình tiết giảm nhẹ TNHS trên thực tế còn nhiều khó khăn, vướng mắc, còn sai sót và chưa thống nhất trong áp dụng giữa các địa phương nói chung và trên địa bàn Quân khu 7 nói riêng. Quá trình áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS trên thực tiễn còn nhiều quan điểm khác nhau giữa Tòa án và Viện kiểm sát do nhận thức pháp luật khác nhau. Một số trường hợp hướng dẫn trái ngược nhau trong các văn bản của từng Ngành hoặc văn bản liên ngành được hướng dẫn trước đó đối với một trường hợp nhất định như "đầu thú". Không có tiêu chuẩn, tiêu chí xem xét nhất định cho việc quyết định áp dụng "tình tiết khác" cũng có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ nên có thể dẫn đến việc áp dụng tùy tiện, từ đó đưa ra quyết định hình phạt không tương xứng mức độ nguy hiểm của hành vi đối với xã hội. Do đó, việc nghiên cứu để chỉ rò những vấn đề lý luận và khó khăn, vướng mắc trên thực tiễn khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS là một nội dung rất cần thiết và có tính tích cực trong nghiên cứu, góp phần hoàn thiện kỹ năng áp dụng pháp luật. Đây cũng là một nội dung dựa trên tinh thần của nhiệm vụ cải cách tư pháp.
Từ những vấn đề trên, đồng thời dựa trên thực tiễn quyết định hình phạt của Tòa án quân sự cấp khu vực, việc lựa chọn đề tài luận văn “Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự từ thực tiễn Quân khu 7, Việt Nam” là cấp thiết và có ý nghĩa
về cả phương diện lý luận và thực tiễn
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong Luật hình sự Việt Nam là một trong những chế định được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học về đề tài này, trong đó có thể kể đến:
Nhóm các công trình nghiên cứu cơ bản Bộ luật Hình sự trong đó có để cập các tình tiết giảm nhẹ TNHS: “Tội phạm học, Luật hình sự và Tố tụng hình sự” (1994) của Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật; “Luật hình sự Việt Nam. Quyển l” (2000) của GS.TSKH Đào Trí Úc; “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – Phần chung” của GS.TS Vò Khánh Vinh (2014), “Lý luận chung về định tội danh” của GS,TS Vò Khánh Vinh (2013), “Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015" Phần thứ nhất Những quy định chung (2018) của Ths.Đinh Văn Quế; v.v...
Nhóm các công trình nghiên cứu thực trạng, khó khăn khi áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS: “Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội" (2005) của TS. Trần Thị Quang Vinh; “Định tội danh và quyết định hình phạt (2007) của TS.Dương Tuyết Miên, “Những hạn chế trong các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và hướng khắc phục", Tạp chí Tòa án nhân dân số 16, tr.2 - 4, 9 (2008) của Hồ Sỹ Sơn, “Vướng mắc, bất cập khi áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự”, Tạp chí Tòa án nhân dân điện tử - đăng ngày 01 tháng 7 năm 2020 của tác giả Phùng Văn Hoàng v.v...
Các công trình, đề tài nghiên cứu nêu của các nhà nghiên cứu và tác giả trước đã mang lại nguồn tư liệu đa dạng về lý luận và nhận thức trong áp dụng các tình tiết giảm nhẹ TNHS cũng như nội dung đề xuất hoàn thiện pháp luật. Tuy nhiên, quá trình áp dụng và quan điểm về áp dụng pháp luật thay đổi theo từng giai đoạn, chính vì vậy, việc xác định sự chính xác trong áp dụng ở thời điểm trước và sau cũng khác nhau. Với góc độ nghiên cứu ở phạm vi trên địa bàn đặc thù là Quân khu 7 với các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc quan điểm của các nhà nghiên cứu trước đó, tác giả tiếp tục đưa ra quan điểm của mình dựa trên số liệu thống kê và khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử của địa bàn Quân khu 7.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm rò và đi sâu vào vấn đề lý luận về Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự dưới góc độ chuyên ngành Luật Hình sự và dựa trên đánh giá thực tiễn áp dụng trên địa bàn Quân khu 7. Từ đó, luận văn đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật hình sự hiện hành cũng như đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Để đạt được mục đích đã đưa ra, luận văn giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Thứ hai, đánh giá thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong quyết định hình phạt trên địa bàn Quân khu 7.
Thứ ba, đưa ra yêu cầu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quyết định áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trên địa bàn Quân khu 7.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quy định của Pháp luật hình sự Việt Nam về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật trên địa bàn Quân khu 7.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về lĩnh vực nghiên cứu: Luận văn được tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành Luật hình sự.
- Phạm vi về thời gian và không gian nghiên cứu: Từ thực tiễn quyết định áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự Tòa án quân sự khu vực Quân khu 7 trong phạm vi 05 năm từ 2016 đến 2020 trên địa bàn đảm nhiệm.
Trong giai đoạn này có sự chuyển giao giữa Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 2015, luận văn khảo sát cả hai số liệu áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự năm năm 1999 và năm 2015.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận phổ biến nhất trong nghiên cứu khoa học là triết học Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách nhân đạo trong luật hình sự.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng tổng hợp và đồng bộ các phương pháp nghiên cứu như phân