Tổ NSNN
Phó trưởng phòng
Tổ NSX
Trưởng phòng
Tổ Kế hoạch
Phó trưởng phòng
Tổ đầu tư xây
dựng cơ bản
Có thể bạn quan tâm!
- Chủ Thể Và Đối Tượng Quản Vốn Đầu Tư Công Trên Địa Bàn Cấp Huyện.
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Quản Lý Vốn Đầu Tư Công Trên Địa Bàn Huyện.
- Kinh Nghiệm Của Huyện Đan Phượng, Thành Phố Hà Nội
- Cơ Cấu Nguồn Vốn Đtxd Cơ Bản Từ Nguồn Nsnn Của Huyện Giai Đoạn 2017 -2020
- Kết Quả Thực Hiện Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản Từ Nguồn Nsnn Theo Lĩnh Vực Giai Đoạn 2017-2019
- Giải Pháp Và Kiến Nghị Hoàn Thiện Quản Lý Vốn Đầu Tư Công Trên Địa Bàn Huyện Quốc Oai,tp Hà Nội.
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Hình 2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của phòng Tài chính - Kế hoạch
Chức năng, nhiệm vụ của phòng Tài chính - Kế hoạch:
Phòng TCKH là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản, quy hoạch, kế hoạch và đầu tư; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật. Phòng TCKH có những nhiệm vụ sau:
- Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước trong lĩnh vực tài chính thuộc trách nhiệm quản lý của Phòng.
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã) xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng Ủy ban nhân dân cấp huyện dự toán ngân sách huyện theo hướng dẫn của Sở Tài chính.
- Tổng hợp, lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách huyện trình Ủy ban nhân dân cấp huyện; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình Ủy ban nhân dân cấp huyện; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền cấp xã, tài chính hợp tác xã, tài chính kinh tế tập thể và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước thuộc cấp huyện.
- Phối hợp cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách huyện và quyết toán thu, chi ngân sách xã) báo cáo UBND huyện để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn.
- Tổ chức thẩm tra, trình chủ tịch UBND huyện phê duyệt quyết toán đối với dự toán thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch UBND cấp huyện. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất Đầu tư côngthuộcôngân sách huyện quản lý.
- Quản lý nguồn kinh phí được ủy quyền của cấp trên; quản lý các dịch vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Quản lý giá theo quy định của UBND cấp tỉnh; kiểm tra việc chấp hành niêm yết giá và bán giá niêm yết của tổ chức, cá nhân kinh doanh hoạt động trên địa bàn; tổ chức thực hiện đăng ký giá, kê khai giá theo phân công, phân
cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật; chủ trì thực hiện thẩm định giá đối với tài sản nhà nước tại địa phương theo phân cấp của UBND cấp tỉnh.
Với chức năng nhiệm vụ được giao, bộ máy tổ chức các bộ phận chuyên môn được chia làm 4 tổ chính:
- Tổ quản lý ngân sách Huyện: Phân bổ dự toán, quản lí tài sản, thu chi ngân sách huyện, báo cáo thu ngân sách trên địa bàn, hướng dẫn kiểm tra đôn đốc thực hiện dự toán chi, thẩm tra quyết toán chi ngân sách. Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, định kì theo quy định.
- Tổ quản lý ngân sách xã: Phân bổ dự toán, quản lí tài sản, thu chi ngân sách xã, đôn đốc thực hiện dự toán chi ngân sách xã. Thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, định kì theo quy định.
- Tổ kế hoạch: Lập kế hoạch tổng thể kinh tế xã hội của Huyện, cấp phát đăng kí kinh doanh hộ cá thể; thực hiện nhiệm vụ về công tác giá cả trên địa bàn huyện. thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, định kì theo quy định.
- Tổ đầu tư xây dựng cơ bản: Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc thực hiện, thẩm định quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện chế độ báo cáo thường xuyên, định kì theo quy định.
2.1.4. Khái quát tình hình đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai:
Là một trong những huyện đang tiếp tục hoàn thiện nâng cao các tiêu chí để hoàn thành mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện Quốc Oai đã nỗ lực không ngừng nâng cao tiêu chí, trong đó vấn đề kinh tế của huyện đã có bước phát triển nổi bật, đi theo đúng hướng của nền kinh tế thị trường. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn 2017 - 2019 luôn ổn định và phát triển.
UBND Huyện đã xác định việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm
vụ phát triển kinh tế xã hội và hoàn thành nhiệm vụ cả giai đoạn 2016 – 2020. Kết quả đầu tư công đã đạt được:
- Kinh tế: Kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng Công nghiệp xây dựng - Dịch vụ, thương mai - Nông lâm thủy sản; Tốc độ tăng tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện hàng năm trên 11%; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 50 triệu đồng/người/năm. Góp phần hoàn thành các chỉ tiêu đã được 15/15 chỉ tiêu đã được Đại hội Đảng bộ huyện biểu quyết và các chỉ tiêu phát triển KT-XH pháp lệnh UBND Thành phố giao;
- Xã hội: Huyện đã có 20/20 xã về đích nông thôn mới, đời sống nông dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, năm 2019 đạt 50 triệu đồng, tăng 11,1% so với năm 2018 và tăng 69,5% so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn, năm 2018 là 0,46%, năm 2019 còn 0,22%; cơ sở hạ tầng nông thôn được quan tâm đầu tư 20/20 xã xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về giao thông; 100% các hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ cácônguồn điện; có 20/20 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí về Trường học, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, nhà ở dân cư.
- Chính trị: An ninh chính trị được giữ vững; trật tự - an toàn xã hội được đảm bảo; bước đầu đã xây dựng phương án hỗ trợ lực lượng công an xã để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ. Công tác quân sự địa phương ngày càng được nâng cao; Hoàn thành công tác tuyển quân và hoàn thành tốt cho công tác diễn tập phòng thủ cấp huyện.
a. Lĩnh vực giao thông:
- Các tuyến tỉnh lộ: Đã được đầu tư theo hướng tuyến quy hoạch: 38,6km,
- Các tuyến huyện lộ: Đã được đầu tư theo hướng tuyến quy hoạch: 53,7km;
- Các tuyến đường trong phạm vi thị trấn sinh thái Quốc Oai: Mới chỉ đầu tư xây dựng được 3,1km đường trục chính đô thị Bắc Nam theo đúng quy hoạch.
- Các tuyến đường trung tâm xã: Trên địa bàn huyện có 107,7km đường trung tâm xã đã được bê tông hóa khoảng 90%;
- Các tuyến đường ngõ, xóm, nội đồng: Tổng số km đường ngõ, xóm là 643km, các tuyến đường đã được bê tông hóa trên 80%. Số còn lại hiện nay đang được triển khai đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù tại QĐ số 16/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND thành phố Hà Nội. Từ đầu năm đến nay đã có 14 xã đề xuất danh mục đầu tư với tổng chiều dài 122km trong đó có cả các tuyến đường gạch cũ và đường bê tông xi măng xuống cấp. Tổng số đường giao thông trục chính nội đồng là 296km. Chiều dài được cứng hóa chiếm khoảng 20%.
b. Lĩnh vực giáo dục: Đến hết năm 2019 đã có 56 trường đạt chuẩn quốc gia, dự kiến năm 2020 sẽ có thêm 4 trường đạt chuẩn quốc gia và nâng số trường đạt chuẩn lên 60 trường vào năm 2020;
c. Lĩnh vực Văn hóa:
* Các di tích lịch sử: Hiện tại trên địa bàn huyện Quốc Oai hiện có 220 di tích bao gồm: đình, chùa, đền, quán, miếu, văn chỉ, nhà thờ họ.... Trong đó có 92 di tích đã được xếp hạng: 02 di tích xếp hạng quốc gia đặc biệt, 30 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 60 di tích xếp hạng cấp thành phố. Đã có tổng số 25 di tích được tu bổ tôn tạo bằng nguồn ngân sách;
* Thiết chế các nhà văn hóa:
- Nhà văn hóa xã: Mới có 2/21 xã có nhà văn hóa trung tâm (Đại Thành, Đông Xuân), tuy nhiên nhà văn hóa cộng đồng xã Đông Xuân chưa có trang thiết bị nên vẫn chưa đưa vào sử dụng;
+ Nhà văn hóa thôn: Trên địa bàn huyện có 101 thôn, tổ dân phố đã có 100 nhà văn hóa thôn, còn 01 thôn chưa có nhà văn hóa (thôn 6, xã Cộng Hòa). Trong giai đoạn 2016-2020 đã đầu tư xây dựng, cải tạo 22 nhà van hóa, trong năm 2020 dự kiến xây dựng mới 04 nhà văn hóa (thôn 3,4 xã Phượng Cách;
Thôn 6 xã Cộng Hòa, thôn Đồng Bèn xã Đông Xuân) và cải tạo nhà văn hóa Vĩnh Phúc, Bái Ngoại
- Về trang thiết bị: 101 nhà văn hóa đã đươc đầu tư đầy đủ trang thiết bị, đáp ứng nhu cầu hoạt động.
d. Lĩnh vực Y tế: Trên địa bàn huyện có 01 bệnh viên loại 2, 21 trạm y tế xã và 01 phòng khám đa khoa, đã có 21/21 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia. 21/21 trạm y tế đã đạt chuẩn quốc gia, trong giai đoạn có 02 trạm y tế được xây dựng mới;
e. Trụ sở làm việc UBND các xã, thi trấn: 21/21 xã đã có trụ sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ làm việc của xã. Trong giai đoạn 21/21 xã đều được cải tạo, nâng cấp thường xuyên từ nguồn vốn Huyện và xã;
2.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai, TP Hà Nội.
2.2.1. Thực trạng chủ thể quản lý và đối tượng quản lý vốn đầu tư công.
2.2.2.1. Thực trạng chủ thể quản lý :
- Hội đồng nhân dân huyện: Thực hiện chức năng cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở địa phương, quyết định quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh tế xã hội, sử dung đất, phát triển ngành quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, nông thôn; lĩnh vực đầu tư và quy mô vốn đầu tư theo phân cấp của thành phố Hà Nội; quyết định dự toán thu, chi và phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương; điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định.
- UBND huyện: xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành, phát triển đô thị và nông thôn trong phạm vi quản lý; xây dựng kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh tế xã hội của huyện; xây dựng chương trình, dự án của thành phố trên địa bàn huyện; tổ
chức và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ thuộc chương trình, dự án được giao; xây dựng và chỉ đạo thực hiện đề án chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội của địa phương theo quy định của pháp luật.
2.2.2.2. Thực trạng đối tượng quản lý:
- Phòng Tài chính – Kế hoạch: Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tham mưu, giúp UBND huyện theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực tài chính, đầu tư trên địa bàn; Tổng hợp, lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách cấp huyện và tổng hợp dự toán ngân sách cấp xã, phương án phân bổ ngân sách huyện trình Ủy ban nhân dân huyện; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình Ủy ban nhân dân huyện; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định; Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã) xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng dự toán ngân sách huyện theo hướng dẫn của Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân huyện; Thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách xã; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách huyện và quyết toán thu, chi ngân sách cấp xã) báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn. Tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt quyết toán đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện. Thẩm tra, phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư công thuộc ngân sách huyện quản lý. Thẩm tra các dự án đầu tư do cấp xã thực hiện đầu tư (nếu có) để làm căn cứ phê duyệt quyết toán đối với dự án
giao Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt; hướng dẫn UBND cấp xã công tác quản lý dự án đầu tư theo quy định và phân cấp của cấp huyện.
- Kho bạc nhà nước: tổ chức thực hiện chi NSNN, kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên đại bàn theo quy định của pháp luật.
- Các Phòng ban chuyên môn khác: phối hợp với phòng Tài chính – Kế hoạch thực hiện quản lý vốn đầu tư công từ nguồn NSNN.
- Chủ đầu tư các dự án xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN: UBND huyện, các phòng ban chuyên môn thuộc chính quyền địa phương.
Chính quyền địa phương bố trí đội ngũ cán cán bộ, công chức để thực thi nhiệm vụ theo chức năng trên cơ sở tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất, ngạch, bậc của từng nội dung quản lý, của từng cơ quan trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với vốn đầu tư công từ nguồn NSNN.
Công tác chỉ đạo điều hành, quản lý nhà nước về đầu tư công còn nhiều bất cập, chậm đề xuất những giải pháp đồng bộ để khắc phục những tồn tại; chưa kiểm soát chặt chẽ từng giai đoạn của quá trình đầu tư. Trách nhiệm của các cấp, các ngành, các chủ đầu tư trong việc quản lý sử dụng vốn NSNN chưa cao, nhiều lĩnh vực còn chồng chéo nên hiệuquả đầu tư nhiều dự án chưa cao.
Sự phối hợp giữa các phòng, UBND các xã, thị trấn, các đơn vị trong công tác quản lý đầu tư xây dựng, giải quyết các vướng mắc có những lúc còn chưa cao, chưa kịp thời, thủ tục hành chính rườm ra, kéo dài làm chậm tiến độ triển khai thực hiện dự án, chậm tổ chức thi công, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng.
2.2.2.Thực trạng thực hiện các nội dung quản lý vốn đầu tư công.
2.2.2.1. Lập kế hoạch vốn đầu tư công:
Căn cứ quyết định của UBNDThành phố giao kế hoạch thu chi ngân sách và chỉ tiêu phát triển kinh tế cho huyện hàng năm, UBND huyện chỉ đã chỉ đạo các phòng chức năng và UBND các xã thị trấn, lập kế hoạch thu chi ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.