Chủ Thể Và Đối Tượng Quản Vốn Đầu Tư Công Trên Địa Bàn Cấp Huyện.


Từ đó cho ta thấy đầu tư công có các vai trò sau:

- Việc tăng cường quản lý đầu tư công có ý nghĩa hết sức to lớn trong quá trình thực hiện đầu tư công Việc đầu tư công cũng nhưquản lý đầu tư công một cách kém hiệu quả còn làm hạn chế hiệu quả đầu tư xã hội cũng như gia tăng các hệ quả khác như tăng sức ép lạm phát trong nước hay gây mất cân bằng vĩ mô, hạn chế

- Quản lý đầu tư công tác động đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của địa phương,

- Quản lý đầu tư công tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư công.

- Quản lý đầu tư công nhằm quản lý vốn đầu tư của Nhà nước được sử dụng đúng mục đích, phát triển hài hòa giữa lợi ích kinh tế và xã hội.

- Thực hiện các biện pháp đảm bảo dự án thực hiện đúng tiến độ đề ra, ngăn ngừa các tiêu cực trong quá trình thực hiện đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả

1.2.2. Chủ thể và đối tượng quản vốn đầu tư công trên địa bàn cấp huyện.

a. Chủ thể quản lý

Chủ thể quản lý vốn đầu tư công bao gồm các cơ quan chức năng của nhà nước thực hiện quản lý vĩ mô đối với vốn đầu tư công (quản lý tất cả các dự án) và cơ quan chủ đầu tư thực hiện quản lý vi môi quản lý từng dự án.


Cơ quan cấp vốn Kho bạc

Cơ quan chức năng (Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Thanh tra….)

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư

(Thủ trưởng các đơn vị được phân cấp)

Bộ máy quản lý vốn đầu tư công được minh họa theo sơ đồ 1.1:


Chủ đầu tư


Nhà thầu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn huyện Quốc Oai, Hà Nội - 4


Sơ Đồ 1.1 Sơ Đồ Bộ Máy Quản Lý Vốn Đầu Tư Công

Theo sơ đồ 1.1 việc quản lý vốn Đầu tư công của một dự án được thực hiện ở các cơ quan như sau:

- Người có thẩm quyền quyết định đầu tư, là người đại diện cho pháp luật của tổ chức, (cơ quan nhà nước tùy theo vốn đầu tư và phân cấp quyết định đầu tư).

b. Đối tượng quản lý

Nếu xét về mặt hiện vật, thì đối tượng quản lý chính là vốn đầu tư công; nếu xét về cấp quản lý, thì đối quản lý vốn đầu tư công chính là cơ quan sử dụng vốn đầu tư công từ nguồn NSNN cấp dưới.

- Chủ đầu tư, là người chủ sở hữu vốn, người vay vốn hoặc người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý là sử dung vốn để đầu tư theo quy định của pháp luật.

- Cơ quan cấp vốn, thực hiện cấp vốn theo đề nghị của chủ đầu tư, thanh toán trực tiếp cho nhà thầu. Hiện tại cơ quan cấp vốn trên địa bàn huyện do Kho bạc nhà nước kiểm soát và thanh toán

- Các cơ quan chức năng của nhà nước, thực hiện quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao liên quan trực tiếp, gián tiếp đến vốn đầu tư công như: Tài chính – kế hoạch, Quản lý đô thị , thanh tra…..


- Các nhà thầu là người bán sản phẩm cho chủ đầu tư. Một dự án có thể có một hoặc nhiều nhà thầu, như: Tư vấn lập dự án, thiết kế, giám sát chất lượng công trình, quản lý dự án, cung cấp máy móc thiết bị và nhà thầu xây lắp thực hiện việc thi công xây dựng công trình.

Khái niệm chủ thể quản lý và đối tượng quản lý vốn đầu tư công là một khái niệm tương đối. Tùy từng góc độ nghiên cứu, chủ thể và đối tượng quản lý sẽ được xem xét cho phù hợp.

1.2.3 Nội dung quản lý vốn đầu tư công.

1.2.3.1. Lập kế hoạch vốn đầu tư công

Lập kế hoạch vốn đầu tư công là một trong những nội dung cơ bản trong việc quản lý nhà nước về đầu tư công. Nhà nước thông qua các kế hoạch và quy hoạch mà xác định hệ thống các mục tiêu dài hạn cơ bản nhất và các biện pháp chủ yếu để thực hiện các mục tiêuđó trong một thời kỳ xác định.

Kế hoạch hóa đầu tư đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý vốn đầu tư công. Thực hiện tốt công tác này sẽ là cơ sở quan trọng để các ngành, địa phương chủ động đẩy mạnh đầu tư có định hướng, cân đối nguồn lực, tránh được hiện tượng đầu tư chồng chéo, thiếu đồng bộ, dàn trải, lãng phí nguồn của NSNN.

* Điều kiện phân bổ vốn đầu tư NSNN hàng năm

- Đối với các dự án chuẩn bị đầu tư: Phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt theo thẩm quyền.

- Đối với các dự án thực hiện đầu tư: phải có quyết định đầu tư từ thời điểm trước ngày 31 tháng 10 năm trước năm kế hoạch. Thời gian và vốn bố trí để thực hiện các dự án nhóm B không quá 5 năm, các dự án nhóm C không quá 3 năm.

- Đối với vốn đầu tư thuộc địa phương quản lý: UBND các cấp lập phương án phân bổ vốn đầu tư trình HĐND cùng cấp quyết định. Theo


Nghị quyết của HĐND, UBND phân bổ và quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư cho từng dự án thuộc pham vi quản lý đã đủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với chỉ tiêu được giao về tổng mức đầu tư; cơ cấu vốn trong nước, vốn ngoài nước, cơ cấu ngành kinh tế;

- Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư dự kiến phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do Thành phố quản lý trước khi báo cáo UBND thành phố quyết định

- Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện có trách nhiệm với các cơ quan chức năng của huyện tham mưu cho UBND huyện quyết định phân bổ vốn đầu tư cho từng dự án do huyện quản lý.

* Công tác lập kế hoạch đầu tư công phải tuân thủ các nguyên tắc:

- Tuân thủ Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Ngân sách Nhà nước, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 04/6/2020 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công và hướng dẫn của Thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư về đầu tư công trung hạn 5 năm và phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tế của huyện;

- Xây dựng kế hoạch đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công giai đoạn5 nămcủa huyện và các quy hoạch được phê duyệt.

- Đầu tư xây dựng các công trình nhằm hoàn thiện các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn.

- Giải quyết các dự án xuống cấp cần cải tạo, sửa chữađảm bảo an sinh xã hội;

- Bố trí nguồn vốn tập trung, không dàn trải đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước.

Việc bố trí danh mục dự án và phân bổ kế hoạch đầu tư công đảm bảo tập trung, không dàn trải, theo thứ tự ưu tiên sau:


(1 )Đầu tư xây dựng các công trình nhằm hoàn thiện các tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn.

(2) Phân bổ vốn cho dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; các dự án chuyển tiếp đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước chuyển sang;

(3) Ưu tiên bố trí vốn cho các dự án xây dựng HTKT các khu đấu giá quyền sử dụng đất và hoàn ứng các khoản vay từ quỹ đầu tư phát triển đến hạn;

(4) Phân bổ vốn để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch;

(5) Phân bổ vốn chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư;

1.2.3.2. Tổ chức thực hiện vốn đầu tư công

Tổ chức thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm hiện thực hóa các chỉ tiêu vốn đầu tư công trong kế hoạch.

Đây là giai đoạn trọng tâm của quy trình quản lý vốn đầu tưcông. Uỷ ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tổ chức quản lý, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đầu tưcông trên địa bàn huyện. Ban Quản lý đầu tư ở các sở thực hiện giám sát việc sử dụng ngân sách dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng của Uỷ ban nhân dân và các đơn vị sử dụng ngân sách. Các phòng, ban, ngành chịu trách nhiệm trước ủy ban nhân dân về triển khai kế hoạch vốn đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng thuộc phạm vi mình quản lý.

Thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công gồm: phân bổ vốn đầu tưcông theo kế hoạch đã được phê duyệt, việc tổ chức thực hiện cácchương trình, dự án đầu tư, các nhiệm vụ chi đầu tư công trong dự toán ngân sách, tổ chức việc cấp phát vốn và thanh, quyết toán vốn đầu tư công cho các đơn vị thụ hưởng

Phân bổ vốn đầu tư công cho các công trình, dự án được thực hiện theo nguyên tắc tuân thủ các quy định của Luật Ngân sách nhànước.


Việc cấp phát vốn đầu tư công được thực hiện trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về xây dựng công trình.

Việc cấp phát vốn đầu tư công được kiểm tra, bảo đảm việc sử dụng vốn là đúng mục đích, có hiệu quả.

1.2.3.3. Quyết toán vốn đầu tư công

Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn ĐTXD công trình ngay sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng và khai thác sử dung theo yêu cầu của người quyết định đầu tư

Vốn đầu tư được quyết toán là toàn bộ chi phí hợp pháp đã được thực hiện trong quá trình đầu tư để đưa dự án vào khai thác, sử dụng. Chi phí hợp pháp là chi phí được thực hiện đúng với thiết kế, dự toán được duyệt, bảo đảm đúng định mức, đơn giá, chế độ tài chính kế toán, hợp đồng kinh tế đã ký kết và các quy định khác của nhà nước có liên quan. Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN thì vốn đầu tư được quyết toán phải năm trong giới hạn tổng mức đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Người quyết định đầu tư là người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành. Riêng các dự án do Thành phố Quyết định thì Sở tài chính phê duyệt quyết toán.

Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư sử dụng đơn vị chức năng thuộc quyền quản lý để trực tiếp thẩm tra quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành hoặc thẩm tra lại đối với dự án thuê kiểm toán vốn đầu tư trước khi phê duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành để trình người có thẩm quyền phê duyệt chậm nhất 12 tháng đối với các dự án trong điểm quốc gia, dự án nhóm A là 9 tháng đối với các dự án nhóm B và 6 tháng đới với các dự án nhóm C kể từ khi công trình hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng.


Tất cả các công trình đầu tư xây dựng cơ bản không biết quy mô, hình thức xây dựng, nguồn vốn đầu tư và cấp quản lý, khi hoàn thành đưa vào sử dụng chủ đầu tư có trách nhiệm quyết toán toàn bộ vốn đầu tư của công trình hoàn thành với cơ quan cấp pháp hoặc cho vay vốn ĐTXD cơ bản.

Nếu nhiều công trình được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn thì chủ đầu tư tổng quyết toán toàn bộ công trình, trong đó quyết toán riêng theo cơ cấu từng nguồn vốn đã sử dụng ĐTXD khi bắt đầu công việc chuẩn bị đầu tư, khỏi công xây dựng và đưa vào sử dụng.

Trong quá trình xây dựng công trình, nếu từng hạng mục công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng ngay từ khi kết thúc xây dựng từng hạng mục đó, chủ đầu tư phải xác định đầy đủ vốn ĐTXD cơ bản thành tài sản mới tăng hạng mục công trình đó, báo cáo với cơ quan chủ quản đầu tư, cơ quan cấp phát hoặc cho vay vốn đầu tư để làm căn cứ thanh toán bàn giao, hạch toán và quản lý sử dụng của đơn vị nhận tài sản. Sau khi công trình hoàn thành, chủ đầu tư phải quyết toán toàn bộ công trình.

Hàng năm, kết thúc niên độ ngân sách, các chủ đầu tư, cơ quantài chính và Kho bạc nhà nước các cấp thực hiện quyết toán như sau:

- Chủ đầu tư (hoặc Ban quản lý dự án) lập báo cáo quyết toán năm, gửi Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.

- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định quyết toán của các chủ đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý.

- Trường hợp báo cáo quyết toán năm của chủ đầu tư lập chưa đúng quy định, Phòng Tài chính - Kế hoạch báo cho chủ đầu tư hoàn chỉnh báo cáo hoặc lập lại báo cáo để thẩm định.

- Kho bạc nhà nước huyện tổng hợp báo cáo quyết toán vốnđầu tư công thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác do Kho bạc nhà nước huyện kiểm soát thanh toán, gửi PhòngTài chính - Kế hoạch.


- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện thẩm định và thông báokết quả thẩm định quyết toán trình UBND huyện phê duyệt quyết toán; tổng hợp vào quyết toán ngân sách địa phương hàng năm báo cáo ủy ban nhân dân để trình Hội đồng nhân dân huyện phê chuẩn.

1.2.3.4. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện vốn đầu tư công

Kiểm tra là một nội dung quan trọng của quản lý vốn đầu tư công.

Mục tiêu của kiểm tra quản lý vốn đầu tư công là nhằm bảo đảm cho các luật, pháp lệnh và các quy định về quản lý vốn đầu tư công được thi hành một cách nghiêm minh và công bằng.

Hình thức kiểm tra có thể là kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất,giám sát, thanh tra, kiểm toán…

Kiểm tra đối với việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư công được thực hiện trên một số nội dung như sau:

- Hình thành bộ máy kiểm tra vốn đầu tư công từ cấp tỉnh đến huyện.

- Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, địa vị pháp lý của từng cơ quan kiểm tra, kiểm soát để có cơ sở pháp lý khi thực thi nhiệm vụ.

- Tiến hành các hoạt động kiểm tra vốn đầu tư công theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định.

- Yêu cầu của kiểm tra là trung thực, đầy đủ, chính xác, khách quan và kịp thời.

Ngoài ra, còn có sự giám sát của HĐND bao gồm: Giám sát của HĐND tại kỳ họp; giám sát của thường trực HĐND; giám sát của các Ban của HĐND và giám sát của đại biểu HĐND

HĐND quyết định chương trình giám sát hàng năm của mình theo đề nghị của thường trực HĐND, các ban của HĐND, đại biểu HĐND, Ban thường trực Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cùng cấp và kiến nghị của cử tri ở địa phương

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí