Các Tiêu Chí Đánh Giá Quản Lý Vốn Đầu Tư Công Cho Y Tế


NSNN năm trình Quốc hội khi các nhận xét đánh giá về tình hình quản lý tài chính – NSNN trong phạm vi quốc gia (trong đó có Bộ Y tế), có sự đồng thuận của các bộ chức năng, Văn phòng chính phủ, và KTNN. Ngoài ra, các thông tin từ người dân, từ các phương tiện thông tin đại chúng có liên quan, từ các kết luận của Thanh tra Chính phủ, từ các báo cáo của KTNN, từ các báo cáo giám sát của Quốc hội, … đều là những kênh đáng tin cậy mà Thủ tướng Chính phủ có thể tham khảo, và khi cần xác minh có thể yêu cầu các cơ quan chức năng thích hợp vào cuộc. Việc sử dụng đa chiều thông tin nhằm đảm bảo cho Thủ tướng chính phủ duyệt, ký hồ sơ báo cáo tài chính nhà nước, hồ sơ BCQT NSNN trình Quốc hội phê chuẩn có tính xác thực ở mức cao nhất.

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá quản lý vốn đầu tư công cho y tế

Các tổ chức tài chính đa phương, đứng đầu là Ngân hàng Thế giới đã nỗ lực tài trợ cho các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả quản lý tài chính công. Đến năm 2005 một công cụ dùng để đánh giá trách nhiệm giải trình tài chính và chi tiêu công - PEFA (Public Expenditure and Financial Accountability) đã được ban hành [70]. Đến nay PEFA đã trở thành công cụ được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Việt Nam cũng là một trong các quốc gia đã và đang nỗ lực nghiên cứu triển khai áp dụng PEFA vào đánh giá hiệu quả quản lý chi tiêu công. Là một trong những khoản chi tiêu công điển hình, nên quản lý vốn ĐTC cho y tế có thể chọn lựa các tiêu chí của PEFA phục vụ cho đánh giá hiệu quả quản lý khoản chi này. Các tiêu chí có thể lựa chọn dùng cho đánh giá quản lý vốn ĐTC cho y tế, bao gồm:

1.2.4.1. Độ tin cậy ngân sách

Độ tin cậy ngân sách phản ánh các thông tin có liên quan đến tính sát thực của các số liệu thu, chi ngân sách giữa thực hiện so với dự toán được duyệt. Đánh giá về độ tin cậy ngân sách của vốn ĐTC cho y tế dựa vào các chỉ số sau:


PI-1 Tổng thực chi so với ngân sách gốc được phê duyệt.

Khả năng thực hiện chi tiêu theo ngân sách được giao là yếu tố quan trọng giúp Bộ Y tế có khả năng thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở VC-KT của ngành trong năm đúng như kế hoạch ĐTC đã được duyệt. Chỉ số này phản ánh điều đó bằng việc đo lường tổng thực chi so với tổng ngân sách gốc cho chi tiêu đã được Chính phủ phân bổ.

Nội dung đánh giá (Phương pháp chấm điếm M1):


Điếm

Yêu cầu tối thiếu (Phương pháp chấm điếm M1)

A

Thực chi chênh lệch một khoản tương đương trên 5% so với ngân sách chi tiêu, trong không quá một năm của ba năm gần đây

B

Thực chi chênh lệch một khoản tương đương trên 10% so với ngân sách chi tiêu, trong không quá một năm của ba năm gần đây.

C

Thực chi chênh lệch một khoản tương đương trên 15% so với ngân sách chi tiêu, trong không quá một năm của ba năm gần đây

D

Thực chi chênh lệch một khoản tương đương trên 15% so với ngân sách chi tiêu, trong hai hoặc cả ba năm của ba năm gần đây.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Quản lý vốn đầu tư công tại Bộ Y tế Việt Nam - 9

Nguồn: [70, tr.13]

PI-2. Các nội dung thực chi so với ngân sách gốc được phê duyệt.

Nếu các nội dung thực chi khác biệt đáng kể so với ngân sách gốc, ngân sách sẽ không còn là văn bản hữu dụng thể hiện mục đích chính sách. Việc cho điểm theo chỉ số này đòi hỏi phải đánh giá thực chứng kết quả chi tiêu so với ngân sách gốc ở cấp độ nội dung chi tiêu. Vì kế hoạch vốn ĐTC cho y tế thường được phê duyệt và quản lý trên cơ sở tổng mức và cơ cấu theo từng loại chương trình, dự án; và trong từng chương trình, dự án cơ cấu sử dụng vốn còn được gắn với mục đích của mỗi khoản vốn đầu tư đó dành cho bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng, thiết bị, chi phí quản lý, chi phí tư vấn, chi phí dự phòng hay chi phí khác.


Chỉ số PI-2 đo lường mức độ tái phân bổ hoặc chuyển nguồn giữa các dòng ngân sách, góp phần tạo ra chênh lệch trong các nội dung chi tiêu, nằm ngoài chênh lệch so với thay đổi tổng mức chi tiêu. Để đánh giá được điều đó, cần phải tính được tổng mức chênh lệch trong chi tiêu, so với mức chênh lệch tổng thể về chi tiêu cơ bản cho từng năm của ba năm gần đây.

Chênh lệch được tính là mức chênh lệch bình quân gia quyền giữa thực chi với ngân sách gốc cho chi tiêu, theo tỷ lệ phần trăm của ngân sách gốc cho chi tiêu, trên cơ sở phân loại theo cơ cấu chi phí cấu thành tổng mức đầu tư của chương trình, dự án.

Nội dung đánh giá (Phương pháp chấm điểm M1):


Điểm

Yêu cầu tối thiểu (Phương pháp chấm điểm M1)

A

Chênh lệch theo nội dung chi cao hơn chênh lệch trong tổng mức chi tiêu cơ bản không quá 5 điểm phần trăm, trong bất kỳ năm nào trong 3 năm gần đây.

B

Chênh lệch theo nội dung chi cao hơn chênh lệch trong tổng mức chi tiêu cơ bản không quá 5 điểm phần trăm, trong không quá một năm trong 3 năm gần đây.

C

Chênh lệch theo nội dung chi cao hơn chênh lệch trong tổng mức chi tiêu cơ

bản không quá 10 điểm phần trăm, trong không quá một năm trong 3 năm gần đây.

D

Chênh lệch theo nội dung chi cao hơn chênh lệch trong tổng mức chi tiêu cơ bản không quá 10 điểm phần trăm, trong ít nhất hai trong 3 năm gần đây.

Nguồn: [70, tr.14]

PI-4. Số dư và giám sát phát sinh nợ đọng trong thanh toán chi tiêu.

Nợ đọng ở mức cao là chỉ báo của nhiều vấn đề khác nhau như yếu kém trong kiểm soát cam kết chi, ăn đong trong quản lý ngân quỹ, dự toán không đầy đủ cho các hợp đồng, dự toán thấp cho một số mục chi cụ thể và thiếu thông tin. Được tính vào nợ đọng trong quản lý vốn ĐTC cho y tế khi


đến ngày cuối cùng phải thanh toán theo hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư và các nhà thầu, nhưng chủ đầu tư vẫn chưa chi trả thanh toán. Kể từ sau ngày này chủ đầu tư trở thành người chiếm dụng vốn (con nợ) của các nhà thầu.

Chỉ số này nhằm đo lường mức độ tồn dư nợ đọng, và mức độ giải quyết, xử lý vấn đề mang tính hệ thống đó. Mặc dù các biện pháp đặc biệt nhằm xác định và giải quyết nợ đọng là cần thiết, việc đó sẽ không hiệu quả nếu nợ đọng mới lại tiếp tục phát sinh. Tuy nhiên, điều cơ bản nhất là phải đánh giá được sự tồn tại và mức độ đầy đủ về dữ liệu nợ đọng.

Nội dung đánh giá (Phương pháp chấm điếm M1):


Điếm

Yêu cầu tối thiếu (Phương pháp chấm điếm M1)

A

Dư nợ đọng ở mức thấp (dưới 2% của tổng chi tiêu)

Dữ liệu đáng tin cậy và đầy đủ được tạo ra qua các thủ tục định kỳ về dư nợ đọng, ít nhất vào cuối năm tài khóa (bao gồm cả diễn biến thời gian).

B

Dư nợ đọng chiếm 2 - 10% tổng chi tiêu; và có bằng chứng là đã giảm đáng kể (trên 25%) trong 2 năm gần đây.

Dữ liệu về nợ đọng được tạo ra hàng năm, nhưng có thể chưa đầy đủ với

một số hạng mục chi tiêu hoặc một số đơn vị ngân sách cụ thể.

C

Dư nợ đọng chiếm 2 - 10% tổng chi tiêu; và không có bằng chứng là đã giảm đáng kể trong 2 năm gần đây.

Dữ liệu về nợ đọng được tổng hợp qua một đánh giá theo vụ việc một cách

tổng thể trong 2 năm gần đây.

D

Dư nợ đọng chiếm trên 10% của tổng chi tiêu

Không có dữ liệu đáng tin cậy về nợ đọng trong 2 năm gần đây.

Nguồn: [70, tr.16]

1.2.4.2. Chu kỳ ngân sách

PI-19. Mức độ cạnh tranh, hiệu quả sử dụng vốn và kiểm soát trong mua sắm đấu thầu.


Về nguyên tắc, chi từ vốn ĐTC cho y tế phải được thực hiện qua hệ thống mua sắm đấu thầu công. Hệ thống mua sắm đấu thầu vận hành tốt sẽ đảm bảo vốn được sử dụng đạt hiệu quả và hiệu suất. Cạnh tranh mở qua đấu thầu được coi là cơ sở để đạt hiệu suất cao nhất trong mua sắm đầu vào và đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn ĐTC. Chỉ số này tập trung đánh giá chất lượng và độ minh bạch của khuôn khổ pháp lý về mua sắm, đấu thầu qua việc xác định sử dụng cạnh tranh mở và công bằng là phương pháp mua sắm nên áp dụng; đồng thời xác định các phương pháp phù hợp khác với cạnh tranh mở nếu được biện minh theo hoàn cảnh cụ thể.

Hệ thống mua sắm đầu thầu sẽ được hưởng lợi nếu tồn tại môi trường kiểm soát chung trong hệ thống quản lý, bao gồm công tác kiểm soát nội bộ và kiểm soát bên ngoài bởi kiểm toán bên ngoài.

Tuy nhiên, đặc thù của quy trình mua sắm đấu thầu là có sự tham gia trực tiếp của các thành viên thuộc khu vực tư nhân, cùng với công dân. Hệ thống mua sắm tốt là hệ thống có thể tận dụng sự tham gia của các bên liên quan coi đó là một phần của hệ thống kiểm soát bằng cách thiết lập một quy trình được quy định rõ ràng tạo điều kiện cho việc trình báo và giải quyết kịp thời khiếu nại của các thành viên thuộc khu vực tư nhân. Khả năng tiếp cận với quy trình khiếu nại và thông tin khiếu nại cho phép các bên liên quan quan tâm tham gia trong việc kiểm soát hệ thống.

Nội dung đánh giá (Phương pháp chấm điểm M2):


Tiêu chí

Yêu cầu tối thiểu về điểm số theo nội dung đánh giá

(Phương pháp chấm điểm M2)

i) Sử dụng cạnh tranh mở cho những hợp đồng có giá trị cao

Điểm = A: Tồn tại dữ liệu chính xác về phương pháp sử dụng trong trao thầu, cho thấy trên 75% hợp đồng có giá trị trên ngưỡng được trao trên cơ sở cạnh tranh mở.

Điểm = B: Có dữ liệu về trao thầu, cho thấy trên 50% nhưng dưới



hơn ngưỡng được xác định cho toàn quốc về mua sắm nhỏ

75% hợp đồng có giá trị trên ngưỡng được trao trên cơ sở cạnh tranh mở, nhưng dữ liệu có thể không chính xác.

Điểm = C: Có dữ liệu về trao thầu, cho thấy dưới 50% hợp đồng có giá trị trên ngưỡng được trao trên cơ sở cạnh tranh mở, nhưng dữ liệu có thể không chính xác..

Điểm = D: Không có đủ dữ liệu để đánh giá phương pháp trao thầu; hoặc dữ liệu sẵn có cho thấy việc sử dụng cạnh tranh mở còn

hạn chế.

(ii) Có biện minh cho việc sử dụng các phương pháp mua sắm đấu thầu ít cạnh tranh hơn.

Điểm = A: Có biện minh khi sử dụng các phương pháp kém cạnh tranh hơn, phù hợp với các yêu cầu quy định rõ ràng.

Điểm = B: Có biện minh khi sử dụng các phương pháp kém cạnh tranh hơn, phù hợp với các yêu cầu quy định.

Điểm = C: Biện minh cho việc sử dụng các phương pháp kém cạnh tranh hơn còn yếu hoặc còn thiếu.

Điểm = D: Các yêu cầu quy định không xác định rõ ràng cạnh

tranh mở là phương pháp mua sắm nên áp dụng.

(iii) Có sự tồn tại và vận hành của cơ chế khiếu nại trong mua sắm đấu thầu

Điểm = A: Quy trình (trên văn bản pháp lý) về trình báo và giải quyết khiếu nại kịp thời được vận hành và được giám sát bởi cơ quan bên ngoài và dữ liệu về giải quyết khiếu nại được công chúng tiếp cận để giám sát.

Điểm = B: Quy trình (trên văn bản pháp lý) về trình báo và giải quyết khiếu nại được vận hành, nhưng không có khả năng chuyển cấp khiếu nại lên thẩm quyền cấp cao hơn bên ngoài giải quyết.

Điểm = C: Có tồn tại quy trình trình báo và giải quyết khiếu nại kịp thời được vận hành, nhưng được thiết kế kém và không vận hành để có thể giải quyết khiếu nại kịp thời.

Điểm = D: Không có quy trình được xác định cho việc trình báo và

giải quyết khiếu nại liên quan đến triển khai tiến trình mua sắm.

Nguồn: [70, tr.39]


PI-21. Hiệu quả kiểm toán nội bộ

Phản hồi đầy đủ và định kỳ cho cấp quản lý là yêu cầu về hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ, qua chức năng kiểm toán nội bộ (hoặc chức năng giám sát hệ thống tương đương). Chức năng như vậy cần đáp ứng chuẩn mực quốc tế kiểm toán nội bộ, bao gồm: (a) cơ cấu thích hợp, đặc biệt liên quan đến tính độc lập về chuyên môn; (b) phạm vi nhiệm vụ đầy đủ, khả năng tiếp cận thông tin và cấp thẩm quyền để báo cáo; (c) sử dụng các phương pháp kiếm toán chuyên nghiệp, gồm cả các kỹ thuật đánh giá rủi ro. Chức năng này cần tập trung báo cáo về các vấn đề mang tính hệ thống quan trọng liên quan đến: độ tin cậy và liêm chính của thông tin tài chính và hoạt động; hiệu quả và hiệu suất hoạt động; bảo quản tài sản; tuân thủ luật pháp, các quy định và hợp đồng.

Bằng chứng cụ thể về chức năng kiểm toán nội bộ hiệu quả (hoặc giám sát hệ thống) còn bao gồm mức độ tập trung vào các nội dung rủi ro cao, và hành động của cấp quản lý đối với những phát hiện của kiểm toán nội bộ.

Chức năng kiểm toán nội bộ có thể được thực hiện bởi một tổ chức có nhiệm vụ bao quát nhiều đơn vị thuộc Bộ Y tế.

Nội dung đánh giá (Phương pháp chấm điểm M1):


Điểm

Yêu cầu tối thiểu (Phương pháp chấm điêm: M1)

A

Kiểm toán nội bộ có hoạt động tại tất cả các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế, và nhìn chung đáp ứng các chuẩn mực nghiệp vụ. Công tác này tập trung vào các vấn đề mang tính hệ thống (ít nhất 50% thời gian của nhân viên).

Báo cáo tuân thủ kế hoạch thời gian quy định và được phổ biến cho các đơn vị được kiểm toán, Bộ Tài chính, và KTNN.

Hành động của cấp quản lý đối với các phát hiện của kiểm toán nội bộ là

nhanh chóng và toàn diện trong toàn bộ các đơn vị của Bộ Y tế.

B

Kiểm toán nội bộ có hoạt động tại hầu hết các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ




Y tế, và phần lớn đáp ứng các chuẩn mực nghiệp vụ. Công tác này tập trung vào các vấn đề mang tính hệ thống (ít nhất 50% thời gian của nhân viên).

Báo cáo được ban hành thường xuyên cho hầu hết các đơn vị được kiểm toán, và được phổ biến cho các đơn vị được kiểm toán, Bộ Tài chính và KTNN.

Nhiều (nhưng không phải tất cả) cán bộ quản lý có hành động nhanh chóng

và toàn diện.

C

Kiểm toán nội bộ có hoạt động ít nhất tại hầu hết các đơn vị quan trọng của Bộ Y tế, và có một số đánh giá hệ thống (ít nhất 50% thời gian của nhân viên), nhưng chưa hằn đã đáp ứng các chuẩn mực nghiệp vụ được công nhận.

Báo cáo được ban hành thường xuyên cho hầu hết các đơn vị được kiểm toán, nhưng có thể không được gửi lên Bộ Tài chính và Cơ quan KTNN. Nhiều cán bộ quản lý có hành động ở mức độ tương đối với những vấn đề

lớn, nhưng thường chậm trễ.

D

Có ít hoặc không có kiểm toán nội bộ tập trung vào giám sát hệ thống. Báo cáo hoặc không có hoặc không thường xuyên.

Những khuyến nghị của kiểm toán nội bộ nhiều khi bị bỏ qua.

Nguồn: [70, tr.41]

PI-24. Chất lượng và mức độ kịp thời của báo cáo ngân sách trong năm.

Báo cáo tài chính nhà nước, BCQT NSNN đòi hỏi thông tin phải đều đặn và kịp thời để giám sát hiệu quả hoạt động của ngành y tế; đồng thời, giúp ngành quản lý các vấn đề thuộc trách nhiệm giải trình của họ. Tiêu chí này tập trung vào khả năng lập báo cáo toàn diện từ hệ thống kế toán về tất cả các khía cạnh của ngân sách. Việc nắm bắt chi tiêu ở cả giai đoạn cam kết chi và giai đoạn thanh toán có vai trò quan trọng trong việc giám sát thực hiện ngân sách và sử dụng vốn được giao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023