Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu Đề Tài Luận Án


những hạn chế trong quản lý vốn ĐTC của cơ quan này;

- Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế phù hợp với hoàn cảnh KT-XH trong điều kiện mới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài luận án

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là những vấn đề lý luận và thực tiễn về vốn ĐTC và quản lý vốn ĐTC cho y tế.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Giới hạn nghiên cứu quản lý vốn ĐTC thuộc nguồn vốn NSTW đáp ứng cho nhu cầu đầu tư của ngành y tế và Bộ Y tế với vai trò là cơ quan chủ quản đầu tư. Vì vậy, phân cấp quản lý và quy trình quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế là nội dung trọng tâm nghiên cứu của luận án.

Về không gian: Giới hạn nghiên cứu quản lý vốn ĐTC tại các dự án đầu tư do Bộ Y tế trực tiếp quản lý và được thực hiện trên phạm vi cả nước; nhưng các thông tin của mỗi dự án không có cơ hội xuất hiện trong toàn bộ nội dung của luận án, mà chỉ được chọn lựa trình bày mang tính minh họa cho từng nội dung cụ thể. Kinh nghiệm quốc tế về ĐTC và quản lý vốn ĐTC được nghiên cứu ở các nước và khu vực có điều kiện tương đồng với Việt Nam.

Về thời gian: Giới hạn nghiên cứu thực trạng quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế trong giai đoạn 2016 – 2020; các giải pháp và kiến nghị nghiên cứu áp dụng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học được sử dụng nghiên cứu luận án là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh cho sự nghiệp y tế.

Quản lý vốn đầu tư công tại Bộ Y tế Việt Nam - 4

Những phương pháp cụ thể được sử dụng nghiên cứu bao gồm:

Phương pháp thống kê kinh tế được vận dụng trong việc lựa chọn dự


án, lựa chọn các thông tin cần thiết trong từng dự án để tiến hành phân tổ, thu thập và phân tích thông tin theo mục tiêu nghiên cứu đã xác lập. Trên cơ sở đó mà rút ra các nhận xét, đánh giá cho phù hợp với mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của mỗi dự án ĐTC được đưa vào đánh giá.

Phương pháp tổng hợp, phân tích được áp dụng khi cơ sở dữ liệu thu thập được đã tương đối đủ so với yêu cầu. Thông qua đối chiếu, so sánh giữa thực tiễn quản lý vốn ĐTC tại các dự án với yêu cầu quản lý đã được xác lập dựa trên những cơ sở lý luận và khung pháp lý hiện đang có hiệu lực thi hành, mà chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, và nguyên nhân dẫn đến hiện trạng đó. Đây sẽ là một trong những cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế trong những năm tiếp theo.

Phương pháp điều tra xã hội học được áp dụng để xây dựng phiếu điều tra. Có 250 phiếu điều tra đã được phát hành; trong đó có 178 phiếu trả lời và được gửi lại cho NCS. Mẫu phiếu điều tra và kết quả xử lý thông tin sau điều tra được trình bày tại Phụ lục 1.

Phương pháp dự đoán được áp dụng để xác lập nhu cầu và khả năng vốn ĐTC tại Bộ Y tế trong tương lai trung và dài hạn. Trên cơ sở đó mà xác lập mục tiêu, cách thức triển khai thực hiện, hướng tới kết quả kỳ vọng là thông qua quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế sẽ có đóng góp tích cực hơn vào nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành y tế và không ngừng cải thiện mức độ công bằng trong tiêu dùng các dịch vu y tế ở Việt Nam.

6. Ý nghĩa khoa học về lý luận và thực tiễn của đề tài luận án

Về lý luận, luận án tổng hợp, hệ thống hoá, phân tích góp phần làm phong phú và rõ thêm những vấn đề lý luận về quản lý vốn ĐTC cho y tế; trong đó nhấn mạnh đến khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, quy trình, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý vốn ĐTC cho y tế.


Về thực tiễn, luận án tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về quản lý vốn ĐTC cho y tế và rút ra một số bài học tham chiếu cho Việt Nam nói chung và Bộ Y tế nói riêng; tổng hợp, phân tích, minh chứng và chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế; xây dựng nhu cầu vốn ĐTC cho ngành y tế, đề xuất các giải pháp và kiến nghị có cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn nhằm hoàn thiện quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của luận án được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư công cho y tế.

Chương 2: Thực trạng quản lý vốn đầu tư công tại Bộ Y tế Việt Nam.

Chương 3: Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư công tại Bộ Y tế giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến 2030.


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG CHO Y TẾ

1.1. Y TẾ VÀ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG CHO Y TẾ

1.1.1. Tổng quan về y tế

1.1.1.1. Quan niệm về y tế

Y tế và sử dụng dịch vụ y tế tưởng như là thuật ngữ quen thuộc với mọi người; bởi ngay từ khi mới chào đời người ta đã phải sử dụng đến dịch vụ y tế. Nhưng y tế là gì? Những hoạt động dịch vụ nào thuộc phạm vi của y tế? Những câu hỏi tưởng chừng rất đơn giản này nhưng vẫn không dễ có được một đáp án thống nhất.

Ở Phương Đông (chủ yếu là châu Á), chịu ảnh hưởng khá lớn từ văn hóa Trung Hoa, nên thuật ngữ y tế thường được luận giải theo nghĩa từ Hán cổ, và được đọc là “y liệu vệ sinh” hoặc “y liệu bảo kiện”; trong đó y liệu có nghĩa là y khoa điều trị, vệ sinh bảo vệ sinh mệnh bảo kiện bảo vệ sức khỏe [23, tr.938]. Cho dù đọc là y liệu vệ sinh hay y liệu bảo kiện thì đều hàm ý chứa đựng mối quan hệ giữa một bên là người cung cấp dịch vụ y tế - những người hành nghề y như chỉnh hình, nha khoa, điều dưỡng, dược, y tế liên quan, và các nhà cung cấp dịch vụ CSSK; và một bên là người sử dụng dịch vụ y tế. Cả hai bên đều phải có trách nhiệm quan tâm đến phát triển y khoa điều trị và giữ gìn vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho mỗi cá nhân trong cộng đồng.

Nguyễn Như Ý (1998) lại quan niệm y tế là “ngành y học chuyên việc phòng và chữa bệnh” [63, tr.1884]. Quan niệm của Nguyễn Như Ý về y tế xuất phát từ bối cảnh nền kinh tế quốc dân đã có sự phát triển khá mạnh dẫn đến sự định hình trong phân ngành kinh tế; trong đó y tế là một ngành với chức năng chính là phòng và chữa bệnh cho mọi người. Để thực hiện được


chức năng đó, y tế phải được tổ chức thành hệ thống từ trung ương đến địa phương, triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau để bảo đảm phòng bệnh và chữa bệnh một cách tốt nhất.

Các nước phương Tây với ngôn ngữ Anh được dùng phổ biến, thì người ta hay dùng từ “Health” hoặc “Healthcare” đều được hiểu là trợ giúp hay chăm sóc bảo vệ sức khỏe; hàm ý hướng tới kết quả của hoạt động này là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con người. Rõ ràng, ở những nước có nền công nghiệp phát triển sớm, cách tiếp cận với quan niệm về y tế cũng có sự khác biệt. Họ chọn lựa kết quả hoạt động của ngành y tế là sức khỏe để làm thước đo; bởi sức khỏe là một trong những tiềm năng cơ bản nhất đem lại giá trị cuộc sống cho con người. Tuy nhiên, quan niệm sức khỏe như thế nào lại tùy thuộc vào giác độ tiếp cận gắn với xu hướng phát triển của thời đại và tầm nhìn của mỗi cá nhân, tổ chức.

Trước những năm 70 của Thế kỷ XX Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng sức khỏe là tình trạng không có bệnh tật; tức là mọi bộ phận trên cơ thể vẫn làm tròn các chức năng vốn có của nó. Từ đó, nhiệm vụ của y tế là cố gắng làm tốt phòng bệnh để hạn chế tối đa sự trục trặc của một bộ phận nào đó trong cơ thể con người; và khi một người nào đó mắc bệnh thì cố gắng chữa cho họ mau lành. Quan niệm về sức khỏe như trên được gọi là quan niệm về sức khỏe theo nghĩa hẹp; bởi mới chỉ nhìn sức khỏe của con người theo giác độ sinh học. Trước năm 1970 cũng đã xuất hiện quan niệm về sức khỏe của con người theo nghĩa rộng, tức là không nên chỉ bó hẹp là tình trạng không có bệnh tật; thay vào đó phải đảm bảo cả hai yếu tố: không bệnh tật, và thoải mái tình thần. Tuy nhiên, trong bối cảnh KT-XH còn nhiều hạn chế, quan niệm về sức khỏe theo nghĩa rộng này ít được ủng hộ.

Năm 1946 trong bối cảnh đất nước còn muôn vàn khó khăn, quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sức khỏe đã tiếp cận theo nghĩa rộng. Người


viết: “… khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ” [2, tr.241]. Người nhấn mạnh mối quan hệ giữa sức khỏe người dân với sự phát triển của đất nước bằng một câu vô cùng ngắn gọn: “Dân cường thì quốc thịnh” [2, tr.241]. Nhận sự chỉ giáo của Người, Chính phủ lâm thời đã tuyên truyền giáo dục người dân tích cực rèn luyện không ngừng nâng cao sức khỏe, đóng góp nhiều mặt để bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ, giữ gìn nền Độc lập, trường kỳ kháng chiến để đưa non song về một mối. Những chiến thắng thần kỳ từ Điện Biên Phủ 1954 đến Điện Biên Phủ trên không 1972, và Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 càng khẳng định giá trị sức khỏe toàn diện của con người Việt Nam xuyên suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ đó.

Tháng 9 năm 1978 WHO phối hợp với UNICEF tổ chức Hội nghị toàn cầu về chăm sóc sức khoẻ ban đầu, với sự tham dự của 134 nước; trong đó có Việt Nam. Hội nghị đã diễn ra tại thành phố Alma - Ata thuộc Cộng hòa Kazakhstan từ ngày 06 - 12 tháng 9 năm 1978. Hội nghị đã khẳng định: “Sức khỏe, một trạng thái khoẻ mạnh hoàn toàn cả về thể chất, tinh thần và xã hội, và không chỉ đơn thuần là sự vắng mặt của bệnh tật, là một quyền cơ bản của con người để đạt được trạng thái sức khoẻ tốt nhất có thể được, là mục tiêu xã hội quan trọng nhất trên toàn thế giới đòi hỏi sự hành động của nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội khác, không chỉ một ngành y tế” [67, điểm 1].

Kể từ sau Tuyên ngôn Alma - Ata về sức khỏe, chính phủ ở các quốc gia đã nỗ lực hưởng ứng và tổ chức thực hiện CSSK toàn diện cho người dân. Và phần lớn nhiệm vụ CSSK cho người dân của quốc gia mình, các chính phủ đều giao trọng trách chủ yếu thuộc về ngành y tế.

Vì vậy, ngày nay nói đến y tế là nói đến nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con người. Đặt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày càng hội nhập sâu rộng, thì nghĩa vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho con người không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia, mà đã không ngừng mở rộng


trên phạm vi khu vực và thế giới. Chính vì vậy, quan niệm về y tế cũng phải nhìn nhận lại cho phù hợp với sự phát triển KT-XH trong điều kiện mới.

Trong nghiên cứu này, y tế được hiểu là y học phục vụ cho chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người. Là y học với hàm ý phải học tập, phải nghiên cứu rất tỉ mỉ, rất cụ thể về cấu trúc cơ thể người, cơ chế lây nhiễm hay phát bệnh, tính chất của các dược liệu, thời tiết, khí hậu, ... có ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu và sức khỏe con người, để khuyến cáo mọi người biết tự bảo vệ sức khỏe, ra các quyết định ngăn chặn dịch bệnh, hay các quyết định điều trị cho từng ca bệnh cụ thể. Bảo vệ, trợ giúp cho CSSK con người với hàm ý đề cao tự bảo vệ sức khỏe của mỗi người thông qua phòng bệnh, duy trì các hoạt động CSSK ban đầu cần được ưu tiên, kịp thời khám và điều trị khi cần thiết. Với ngần ấy nhiệm vụ và liên quan trực tiếp đến sinh mạng con người, nên nghề y đòi hỏi phải thực hiện hết sức cẩn trọng, tính trách nhiệm rất cao.

Hoạt động của y tế hàm ý minh họa và chỉ rõ hơn, cụ thể hơn quan niệm về y tế. Trên giác độ nghiên cứu lý luận, hoạt động y tế được coi như bộ phận cấu thành về nội dung khi tiếp cận nghiên cứu tổng quan về y tế. Tùy theo mục đích tiếp cận với y tế, hoạt động của y tế sẽ được phản ánh qua các tiêu chí khác nhau:

Nếu xét theo khả năng gây ra tác động đến sức khỏe và hiệu quả KT- XH của y tế, thì hoạt động y tế bao gồm: phòng bệnh và chữa bệnh.

Phòng bệnh trong y tế bao gồm các hoạt động giúp cho người dân hiểu biết về sức khỏe; tự rèn luyện để không ngừng nâng cao sức khỏe của bản thân và gia đình; sẵn sàng hưởng ứng và tham gia các hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; biết cách phòng chống các bệnh thông thường cho bản thân và gia đình; nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm phục vụ chủng ngừa hoặc vệ sinh dịch tễ nhằm hạn chế sự phát triển của dịch bệnh. Nói một cách ngắn gọn, phòng bệnh là hoạt động nhằm hướng tới kết quả là hạn chế tối đa khả năng phát sinh bệnh tật cho từng cá nhân và cho


toàn xã hội. Nên những lợi ích mà hoạt động phòng bệnh mang lại là vô cùng lớn, nếu biết tổ chức hoạt động phòng bệnh đúng cách.

Khám, chữa bệnh là hoạt động kế tiếp mà ngành y tế phải thực hiện khi một cá nhân hay một cộng đồng mắc bệnh. Hoạt động chữa bệnh bắt buộc phải tuân theo một quy trình: Chẩn đoán – Điều trị - Đánh giá – Điều chỉnh. Quy trình này không được đảo ngược, và cũng không được bỏ sót bất kỳ khâu nào. Chẩn đoán để tìm ra nguyên nhân dẫn đến bệnh tật mà tiến hành điều trị. Điều trị là quá trình sử dụng các thủ thuật y khoa kết hợp với các dược phẩm, thực phẩm, công cụ để từng bước đẩy lùi bệnh tật. Đánh giá kết quả điều trị sau mỗi đợt áp dụng từng phác đồ điều trị cho mỗi bệnh nhân để có cơ sở thực hiện điều chỉnh. Điều chỉnh nhằm tìm ra phác đồ điều trị khả thi nhất cho từng bệnh nhân. Hiệu suất của khám, chữa bệnh ngoài việc làm đúng quy trình, còn phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm sóc ân cần, tận tụy của những lao động trong cơ sở khám, chữa bệnh và sự phối hợp tích cực và có hiệu quả của người bệnh. Trong hoạt động thực tế, quy trình khám, chữa bệnh không thể chỉ quy định bằng một văn bản chung; thay vào đó, Bộ Y tế phải xây dựng và ban hành quy trình kỹ thuật khám, chữa bệnh cụ thể cho từng chuyên ngành hẹp, như: nội khoa, cơ xương khớp; hóa sinh; vi sinh; nhi khoa; ... [32], để làm cơ sở cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra, quy trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân trong hoạt động này.

Nếu xét theo nhu cầu về CSSK, thì hoạt động y tế bao gồm: CSSK ban đầu và CSSK liên tục.

CSSK ban đầu là CSSK thiết yếu dựa trên các phương pháp và công nghệ thích hợp, khoa học, có thể chấp nhận được về mặt xã hội và có thể tiếp cận dễ dàng cho các cá nhân và gia đình trong cộng đồng thông qua sự tham gia đầy đủ của họ với một chi phí hợp lý có thể duy trì ở mọi giai đoạn phát triển theo tinh thần tự lực và tự quyết định [67, mục VI]. CSSK ban đầu, bao gồm ít nhất 8 nội dung chính: (i) giáo dục liên quan đến các vấn đề sức khỏe

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí