Khái Quát Nội Dung Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Đè Tài Luận Án Và Định Hướng Nghiên Cứu Luận Án


chắn đó cũng xuất phát từ nhận diện kết quả của hoạt động y tế đã cung ứng cho xã hội: “Trong khi sản phẩm dịch vụ phòng bệnh mang tính chất HHCC, thì hoạt động điều trị cho cá nhân lại chủ yếu có tính chất hàng hóa cá nhân (như hoạt động điều trị khám và chữa bệnh). Các hoạt động khác của ngành y tế chỉ có mục đích chủ yếu là nhằm phục vụ tốt hơn công tác khám bệnh và công tác chữa bệnh của ngành y tế …” [59, tr.14].

Dựa trên nền tảng của lý thuyết về sản xuất và cung ứng HHCC hướng tới hiệu quả Pareto, khi bàn về nội dung chi ĐTPT của NSNN, các giảng viên bộ môn Quản lý tài chính công – Học viện Tài chính, xác định: “Các công trình kết cấu hạ tầng KT-XH thuộc đối tượng đầu tư bằng nguồn vốn ĐTPT của NSNN bao gồm các công trình giao thông; các công trình đê điều, hồ đập, kênh mương; các công trình bưu chính viễn thông, điện lực, cấp thoát nước; các công trình giáo dục, khoa học công nghệ, y tế, …” [40, tr.204].

Mặc dù có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng tác giả hoặc nhóm tác giả của các công trình nêu trên đều nhất trí rằng: Nhà nước phải hoặc nên là người chủ yếu đầu tư vốn – đặc biệt là vốn đầu tư XDCB – cho y tế.

2.2. Gánh nặng y tế và chia sẻ gánh nặng y tế?

Nghiên cứu của Nguyễn Kim Phương (2010) đã cho thấy rõ xu hướng tỷ trọng chi công cho y tế trong tổng chi y tế luôn tỷ lệ thuận với mức thu nhập quốc dân bình quân đầu người (xem hình 1.1).

Với số liệu thu thập từ 165 nước (là những nước có số liệu về GNI và chi y tế; 28 nước không có) được chia thành 10 nhóm, theo thu nhập, từ thấp đến cao. Nước có thu nhập GNI theo đầu người thấp nhất là Liberia, 260 đô la quốc tế (PPP$ - purchasing power parity international dollars), nước cao nhất là Luxembourg, 60.870 PPP$. Việt Nam là 2.310 PPP$, thuộc nhóm 3 (1.580

- 2.660 PPP$). Xu hướng chung cho thấy:

- Những nước có GNI bình quân đầu người càng cao thì chi công cho y


tế càng cao với mức xấp xỉ 70%; trong đó phần chi của Nhà nước khoảng gần 50%, còn lại là chi từ các quỹ an sinh xã hội.

% Tổng chi y tế

GNI/dân số

- Những nước có GNI bình quân đầu người thấp thì chi công cho y tế cũng đạt mức khoảng trên 45% nhưng chủ yếu là chi của Nhà nước, chi của các quỹ an sinh xã hội không đáng kể. Chỉ đến khi các nước có GNI bình quân đầu người được xếp vào nhóm thứ 3 thì sự đóng góp của các quỹ an sinh xã hội vào chi công cho y tế mới được ghi nhận ở mức rõ nét hơn.



100%


So sánh quốc tế, 2006


2 3 4 5 6 7 8 9

Nhóm các quốc gia theo thu nhập


10


45000


80%


40000

35000

60%


30000

25000

40%


20000

15000

20%


10000

5000

0%


0


1



Chi tư khác

Chi tiền túi của HGĐ Chi quĩ an sinh xã hội Chi khác của nhà nước GNI/capita (PPP$)


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Quản lý vốn đầu tư công tại Bộ Y tế Việt Nam - 3

Hình 1.1- Xu hướng chi công trong tổng chi cho y tế

Ghi chú: Chi công cho y tế = Chi của Nhà nước + Chi từ quỹ an sinh xã hội

Nguồn: [47]

- Gánh nặng chi cho y tế vẫn đang đe dọa ngân sách các hộ gia đình của các nước từ nhóm 3 trở xuống. Đây thực sự là thách thức không nhỏ đối với các nước chậm phát triển và một số nước mới được chuyển đổi sang loại nước


đang phát triển; trong đó có Việt Nam [47].

N. Nga (2020), với bài “Chi ngân sách cho y tế cao nhất 7 năm, chi tiền túi vẫn vượt khuyến cáo”, cho thấy: Tổng chi NSNN cho y tế ước thực hiện năm 2020 khoảng 124.755,5 tỷ đồng (tương đương 7,14% tổng chi NSNN), cao hơn so với năm 2019 và cũng là tỷ lệ chi cao nhất từ năm 2013 trở lại đây. Mặc dù vậy, vẫn chưa đảm bảo được tốc độ chi cho y tế cao hơn tốc độ chi chung của NSNN và dành tối thiểu 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng qua các năm theo quy định của Nghị quyết 18/2008/QH12 ngày 03/06/2008 của Quốc hội khóa XII, “Về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng CSSK nhân dân”. Tỷ lệ chi tiền túi của hộ gia đình cho CSSK còn ở mức cao (hơn 35%), cao hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (dưới 30%) [45].

Lê Minh Sang và cộng sự (2020), với ấn phẩm: Đối tác công tư y tế ở Việt Nam: Vấn đề và lựa chọn, do Ngân hàng Thế giới phát hành đã đưa ra các khuyến nghị về lựa chọn mô hình PPP trong sản xuất và cung ứng dịch vụ y tế ở Việt Nam, bao gồm:

Một là, về lựa chọn các phương thức ký kết hợp đồng. Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ - Chuyển giao, Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ dựa trên cơ chế thanh toán dựa trên hạng mục khả dụng và phù hợp với các dự án y tế mà doanh nghiệp tư nhân không chấp nhận rủi ro về doanh thu liên quan đến việc sử dụng của người bệnh (ví dụ dự án PPP về trang thiết bị và cơ sở vật chất). Các hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao, hoặc Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh phù hợp với các dự án PPP cơ sở hạ tầng y tế, nhưng cũng có thể áp dụng cho các mô hình PPP dịch vụ chuyên khoa và PPP tích hợp nếu trách nhiệm và rủi ro về vận hành được xác định rõ trong hợp đồng.

Hai là, về lâu dài, Chính phủ Việt Nam nên định hướng lại các dự án


PPP y tế theo hai mục tiêu chính của hệ thống y tế quốc gia: Công bằng và Hiệu quả. Tất cả các dự án PPP y tế tiềm năng phải được sàng lọc nghiêm ngặt để chứng minh tính phù hợp với lợi ích của người dân và đảm bảo giá trị đồng tiền khi áp dụng phương thức này. Chỉ có những dự án PPP y tế qua sàng lọc mới được đưa vào trong kế hoạch phát triển ngành y tế và kế hoạch ĐTC trung hạn.

Ba là, Việt Nam đang xây dựng Luật đầu tư theo phương thức PPP và đây là cơ hội hoàn thiện các khái niệm về PPP và tối ưu hóa quy trình, thủ tục phát triển một dự án PPP y tế. Các hợp đồng PPP nên xác định rõ các sản phẩm đầu ra mong muốn, đồng thời quy định việc thanh toán cho doanh nghiệp dự án dựa trên kết quả thực hiện/đầu ra thực tế thay vì tập trung vào các yếu tố đầu vào [54].

Phạm Văn Học (2020), với “Bài toán công tư cho đầu tư y tế”, đã khẳng định: “Việc đầu tư y tế cần rành mạch, công phải ra công và tư ra tư. Nếu lẫn lộn như hiện nay sẽ là mảnh đất màu mỡ phát sinh tiêu cực và người chịu thiệt là Nhà nước và nhân dân.” Hệ lụy xấu do kết hợp công - tư trong sản xuất và cung ứng dịch vụ y tế theo mô hình BV công liên kết với khu vực tư để đầu tư mua sắm trang thiết bị y tế mà tác giả đã chỉ ra, bao gồm: (i) sự trùng lặp về chi tiêu tài chính cả từ Nhà nước và cả từ người dân khi BV công thực hiện huy động vốn khu vực tư để đầu tư trang thiết bị y tế phục vụ khám, chữa bệnh; (ii) vì lợi nhuận các chỉ định xét nghiệm sẽ bị lạm dụng quá mức cần thiết; (iii) có hai chế độ công và tư trong cùng BV công sẽ dẫn đến bất bình đẳng về phục vụ dịch vụ y tế theo hướng người bệnh có thu nhập trung bình và thấp sẽ chỉ được tiêu dùng các dịch vụ chất lượng thấp và chỉ nhận được sự chăm sóc “lạnh nhạt” từ những chuyên viên y tế, khác xa so với những người giàu sẵn sàng chi trả; (iv) ngay trong mỗi BV cũng đã tạo ra sự bất công và nảy sinh mâu thuẫn vì những người có cùng trình độ nhưng được phân công làm ở những vị trí


không liên quan đến dịch vụ tự nguyện thì cũng bị xem thường và có thu nhập thấp hơn, từ đó đã nảy sinh việc chạy chọt, tiêu cực [41].

2.3. Đầu tư công và hiệu quả vốn ĐTC?

Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Thắng (2009) về chất lượng ĐTC, đã tiếp cận phân tích thực trạng ĐTC ở Việt Nam trong thời gian qua theo giác độ là các sản phẩm XDCB hoàn thành (hay còn gọi là các sản phẩm đầu ra của hoạt động ĐTC). Thông qua đó, tác giả đã chỉ ra những yếu kém, hạn chế của hoạt động ĐTC. Và chính những yếu kém, hạn chế đó đã gây ra nhiều thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân và để lại gánh nặng nợ khổng lồ cho các thế hệ kế tiếp. Từ đó tác giả đưa ra những kiến nghị để nâng cao chất lượng ĐTC ở nước ta trong thời gian tới. Trong đó, một giải pháp quan trọng là xác định lại vai trò của nhà nước, khuyến khích khu vực tư hợp tác với nhà nước trong việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội [56].

Nghiên cứu của Vũ Tuấn Anh (2011) được thể hiện qua cuốn sách “Đầu tư công: Thực trạng và tái cơ cấu”, đã phân tích thực trạng ĐTC ở Việt Nam trong 10 năm qua. Đánh giá những hạn chế trong chính sách và cơ chế quản lý ĐTC trong mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay. Từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách ĐTC trong mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn tới. Nghiên cứu này được coi như một trong những tư liệu được Chính phủ lựa chọn để tham vấn trong quá trình tiến hành xây dựng bản dự thảo Luật ĐTC ở Việt Nam. Trong đó có những quy định về ĐTC; quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến ĐTC; quy định về quản lý Nhà nước đối với ĐTC [1].

Phạm Minh Hoá (2017) với đề tài: “Nâng cao hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam”, đã đánh giá hiệu quả ĐTC tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2015 thông qua các chỉ tiêu hiệu quả được xem xét dưới góc độ thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, và giảm nghèo. Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ ra mức


độ đạt hiệu quả ĐTC gắn với tăng trưởng và giảm nghèo theo cả chiều rộng và chiều sâu; đồng thời chỉ ra cả những vấn đề được coi là phi hiệu quả rất cần phải được cải thiện. Từ đó tác giả đã đề xuất hệ thống giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ĐTC tại Việt Nam cho các năm 2017 - 2020 và gợi ý cho các năm tiếp theo [37].

2.4. Khái quát nội dung các công trình nghiên cứu liên quan đến đè tài luận án và định hướng nghiên cứu luận án

2.4.1. Khái quát nội dung các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

Các nghiên cứu thường được tiếp cận ở một góc độ nhất định như kinh tế học, xã hội học mà chưa có sự tiếp cận liên ngành, toàn diện hơn về quản lý vốn ĐTC. Bởi lẽ, lĩnh vực này khá phức tạp, có liên quan đến các khía cạnh về chính sách, năng lực thể chế, kinh tế, xã hội, … nên nghiên cứu nó, đánh giá nó luôn là thách thức đối với các học giả. Chính vì vậy, các vấn đề mang tính lý luận, thực tiễn có liên quan đến quản lý vốn ĐTC đều chưa được đề cập trên bình diện rộng, cũng như trên bình diện hẹp như lĩnh vực y tế ở các công trình nghiên cứu nói trên.

Các nghiên cứu đã trình bày ở phân trên có một số điểm chung là xác định các phương pháp nghiên cứu khá rõ; phân tích tình hình hoạt động ĐTC trong một thời kỳ nhất định. Trên cơ sở đó mà đưa ra các giải pháp, các khuyến nghị nhằm cải thiện kết quả hoạt động ĐTC phù hợp với bối cảnh KT-XH trong tương lai gần, theo dự đoán của tác giả hay nhóm tác giả của mỗi công trình đó.

Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đã nêu vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để làm rõ thêm:

- Quan niệm về y tế về cơ bản đã đạt được sự thống nhất khi xét theo phạm vi hoạt động và công dụng của nó là phòng bệnh và chữa bệnh; nhưng


một trong những nguồn lực đầu vào rất quan trọng là tài chính lại hầu như chưa được đề cập, hoặc có thì cũng rất sơ sài.

- Phần lớn các nghiên cứu đều nhất trí rằng dịch vụ y tế là HHCC; trong đó phần lớn là HHCC không thuần túy. Do đó, nguồn tài chính đáp ứng cho sản xuất và cung ứng loại hàng hóa này rất cần phải có sự cân nhắc về sự kết hợp giữa khu vực công và khu vực tư sao cho có thể đạt hiệu quả KT-XH một cách tốt nhất; nhưng phương thức kết hợp như thế nào được coi là tốt thì lại chưa được đề cập cả về lý thuyết và thực tiễn.

- Đã có một số nghiên cứu về ĐTC nhưng hầu như chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu vào quản lý ĐTC, đặc biệt là quản lý vốn ĐTC cho y tế.

- Thiếu một quan niệm rõ ràng, chưa bóc tách giữa ĐTC, dịch vụ công và đầu tư tư nhân, dịch vụ của tư nhân. Đồng thời mới chỉ đứng ở góc độ tổng quan, chưa phản ánh được quá trình vận động và phát triên của dòng vốn ĐTC cho y tế; chưa chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu về thể chế trong quản lý vốn ĐTC cho y tế ở khu vực, quốc gia, hay trong phạm vi một ngành. Những khái niệm mới, công cụ mới, phương thức quản lý mới đã được áp dụng trong quản lý tài chính công trên thế giới và đã được quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài chính công ở Việt Nam; trong đó có quản lý vốn ĐTC cho y tế, nhưng vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập.

2.4.2. Định hướng nghiên cứu của luận án

Một là, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về y tế và vốn ĐTC cho y tế.

Hai là, hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý vốn ĐTC cho y tế trên các giác độ: (i) quản lý vốn ĐTC cho y tế được hiểu như thế nào? (ii) nó phải dựa trên những nguyên tắc nào? (iii) nó cần phải được


thực hiện theo một quy trình như thế nào?

Ba là, thu thập các bằng chứng và tiến hành phân tích, đánh giá hoạt động quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế Việt Nam với trọng tâm là các dự án ĐTC mà Bộ Y tế được giao quyền quản lý.

Bốn là, xác lập các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế đáp ứng được các yêu cầu của quản lý vốn ĐTC ở nước ta những năm tới.

Có thể nói nội dung nghiên cứu của đề tài luận án này rất thiết thực, đáp ứng được các vấn đề cần giải quyết hiện nay của ngành y tế nói chung và việc quản lý, sử dụng vốn ĐTC cho xây dựng cơ sở vật chất của các cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý. Thông qua đó, các cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý từng bước có thể nâng cao khả năng hoạt động và góp phần vào việc hoàn thành các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã đề ra cho hoạt động y tế những năm 2022 - 2030.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận án

Mục đích nghiên cứu đề tài luận án là xác lập được các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 có cơ sở khoa học, thực tiễn, và có tính khả thi cao.

Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận án:

- Hệ thống hóa, phân tích làm rõ thêm một số vấn đề lý luận cơ bản về y tế, vốn ĐTC và quản lý vốn ĐTC cho y tế;

- Tổng hợp kinh nghiệm quốc tế về ĐTC và quản lý vốn ĐTC cho y tế; rút ra các bài học kinh nghiệm có thể tham chiếu cho Việt Nam nói chung và Bộ Y tế nói riêng;

- Tổng hợp, phân tích đánh giá thực trạng quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế - cơ quan có trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn ĐTC của NSTW cấp cho ngành y tế - nhằm chỉ rõ những thành quả, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí