Điểm Khác Nhau Giữa Thị Trường Y Tế Và Thị Trường Cạnh Tranh Chuẩn


hiện hành và các phương pháp ngăn ngừa và kiểm soát bệnh tật; (ii) cung cấp thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý; (iii) cung cấp đủ nước sạch và vệ sinh cơ bản; (iv) CSSK bà mẹ và trẻ em, bao gồm cả kế hoạch hóa gia đình; (v) chủng ngừa các bệnh truyền nhiễm chính; (vi) phòng ngừa và kiểm soát các dịch bệnh tại địa phương; (vii) điều trị thích hợp các bệnh và thương tích phổ biến; (viii) và cung cấp thuốc thiết yếu [67, mục VII.3].

Như vậy, CSSK ban đầu mà WHO đã tuyên bố bao phủ toàn bộ hoạt động phòng bệnh theo quan niệm truyền thống. Ngoài ra, nó còn bao gồm một phần hoạt động chữa bệnh thiết yếu và cho mọi người, nhằm nhấn mạnh đến tính công bằng và nhân văn của hoạt động này.

CSSK liên tục là hoạt động mà ngành y tế phải thực hiện để bảo đảm cho mỗi cá nhân đều được đón nhận sự CSSK trong cả cuộc đời. Vậy nên CSSK liên tục không phải là bước sau của CSSK ban đầu; thay vào đó nó vừa bao hàm CSSK ban đầu, vừa phản ánh phần lớn các hoạt động cần phải tiếp tục thực hiện sau CSSK ban đầu. Ví dụ, sau chủng ngừa vaccine Covid-19 vẫn phải tiếp tục theo dõi, phân loại những người có khả năng mắc bệnh; khám và điều trị cho những người mắc bệnh; xử lý theo dõi sau điều trị;...

Vậy nên việc phân loại hoạt động y tế thành hoạt động CSSK ban đầu, CSSK liên tục chỉ mang ý nghĩa tương đối. Thông qua đó WHO muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của CSSK ban đầu, tính công bằng trong tiêu dùng dịch vụ y tế, và phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn luôn đúng trong tổ chức các hoạt động y tế. Kể từ sau Hội nghị quốc tế về CSSK do WHO và UNICEF phối hợp tổ chức tại Alma – Ata năm 1978 đến nay, khi nói về hoạt động của y tế người ta thường dùng thuật ngữ CSSK và luôn nhấn mạnh đến CSSK ban đầu cho mọi người.

1.1.1.2. Đặc điểm của y tế

Thứ nhất, y tế là ngành kinh tế thuộc khu vực không sản xuất vật chất. Y tế là ngành kinh tế rất thiết yếu; bởi nó cung cấp các dịch vụ nhằm đảm bảo


cho con người sinh học phát triển bình thường tromg suốt cuộc đời. Do đó, từ khi mới chào đời cho đến trước lúc lâm chung con người thường xuyên cần đến dịch vụ y tế. Nhưng kết quả hoạt động của y tế lại không tạo ra của cải vật chất hữu hình, nên nó bị xếp vào khu vực không sản xuất vật chất. Ở những giai đoạn đầu của quá trình phát triển KT-XH trong từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới, y tế đã không được ưu tiên; thay vào đó người ta ưu tiên nhiều hơn cho các ngành sản xuất ra của cải vật chất, đặc biệt là sản xuất ra tư liệu sản xuất.

Vào thập niên cuối cùng của Thế kỷ XX, khi nhiều nước đã đạt được trình độ phát triển kinh tế cao, ô nhiễm môi trường ngày càng nặng, sức khỏe của loài người bị ảnh hưởng nặng nề, dịch vụ y tế lại có cơ hội phát triển. Xuất khẩu y tế tại chỗ đã và đang trở thành nguồn thu nhập đáng kể cho những quốc gia tiên phong về đầu tư cho y tế. Singapore là một trong những ví dụ điển hình cho mô hình này. Vị thế của một ngành kinh tế được xếp vào khu vực không sản xuất vật chất đã thay đổi; và người ta lại đua nhau đầu tư cho sự phát triển của y tế.

Nhận thức rõ đặc điểm này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạch định và thực thi các chính sách có liên quan đến đầu tư cho y tế. Thực tiễn đã chứng minh những quan điểm tưởng như đã thành chân lý trong phát triển kinh tế nhưng không hẳn đúng với mọi quốc gia, và cũng không hẳn đúng trong mọi giai đoạn. Đổi lại chính phủ ở quốc gia nào biết đánh giá đúng khả năng, biết dự đoán trước xu hướng phát triển KT-XH khu vực và thế giới để quyết định đầu tư cho y tế kịp thời, thì chính ngành kinh tế được coi là không sản xuất vật chất đó lại có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế cho quốc gia đó.

Thứ hai, cung – cầu dịch vụ y tế trên thị trường rất khó xác định.

Nghiên cứu về vấn đề này Joseph E. Stiglitz đã dựa trên sự so sánh giữa thị trường cạnh tranh chuẩn với thị trường y tế cho thấy có nhiều khác biệt


trong cung – cầu của những hàng hóa trên thị trường cạnh tranh chuẩn với dịch vụ y tế trên thị trường dịch vụ y tế (bảng 1.1).

Bảng 1.1- Điểm khác nhau giữa thị trường y tế và thị trường cạnh tranh chuẩn


Thị trường cạnh tranh chuẩn

Thị trường y tế

Nhiều người bán

Chỉ có một số ít BV

Các hãng tăng tối đa lợi nhuận

Hầu hết các BV không vì lợi nhuận

Hàng hóa đồng nhất

Hàng hóa không đồng nhất

Người mua được thông tin tốt

Người mua được thông tin kém

Người tiêu dùng thanh toán trực tiếp

Bệnh nhân chỉ trang trải được 1 phần chi phí

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Quản lý vốn đầu tư công tại Bộ Y tế Việt Nam - 5

Nguồn: [43, tr.351].

Thông tin không hoàn hảo trong thị trường y tế là do cái mà người tiêu dùng (bệnh nhân) cần mua là kiến thức và thông tin của bác sĩ. Bệnh nhân phải dựa vào quyết định của bác sĩ về loại thuốc nào cần, có nên phẫu thuật không, ... Việc đánh giá bác sĩ khó hơn nhiều so với việc đánh giá các sản phẩm hữu hình thông thường khác, như tivi, tủ lạnh, ...

Cạnh tranh hạn chế trên thị trường dịch vụ y tế một phần cũng xuất phát từ thông tin không hoàn hảo. Dẫn đến bệnh nhân khi đi khám ở các bác sĩ có giá thấp hơn các bác sĩ khác lại “có thể ngầm hiểu rằng bác sĩ này có ít cầu, và vì vậy đang cố gắng thu hút thêm nhiều khách hàng; nhưng việc thiếu cầu có thể là do ông ta không phải là bác sĩ giỏi” [43, tr.352]. Chính vì vậy, việc định giá dịch vụ y tế thường gặp nhiều khó khăn. Cạnh tranh hạn chế trên thị trường dịch vụ y tế còn có cả nguyên nhân từ phía cung do cách thức phân bố và đầu tư các cơ sở khám, chữa bệnh. “Hầu hết những cộng đồng nhỏ hơn chỉ có một số ít BV. Trong những trường hợp cấp cứu, mọi người ít khi lựa chọn được đến BV nào. Và ngay cả khi có thời gian để lựa chọn thì sự lựa chọn đó không phải do họ, mà là do bác sĩ” [43, tr.353]. Khác với tiêu dùng


những hàng hóa thông thường, người sử dụng dịch vụ y tế bị tách khỏi những cân nhắc về giá cả tại thời điểm tiêu dùng, một phần nhờ bên thứ 3 (bảo hiểm, chính phủ, và các đối tác khác), tùy theo vị thế và mức độ tham gia vào các quỹ an sinh xã hội và các hoạt động khác của người bệnh.

Nhận thức rõ sự khác biệt của thị trường dịch vụ y tế trong cơ chế thị trường, Chính phủ muốn bảo đảm cung cấp dịch vụ y tế công bằng, hiệu quả phải quan tâm đến phân bổ một cách hợp lý các nguồn lực cho y tế phù hợp với quá trình phát triển KT-XH của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể.

Thứ ba, tính chất hàng hóa là kết quả hoạt động của ngành y tế có thể thay đổi. Mặc dù được xếp vào khu vực không sản xuất vật chất, nhưng kết quả hoạt động của ngành y tế cũng bổ sung cho nền kinh tế một loại hàng hóa; và làm tăng thêm phúc lợi xã hội. Quan niệm về hàng hóa trong nền kinh tế thị trường chỉ dựa vào hai đặc trưng: cạnh tranh trong tiêu dùng (rival consumption); và khả năng loại trừ những người không trả tiền (nonpayer excludability). Trong đó, cạnh tranh trong tiêu dùng có nghĩa là việc tiêu dùng của người này sẽ áp đặt chi phí cơ hội cho người khác; và người mua có quyền sở hữu hàng hóa đó. Từ hai đặc trưng của hàng hóa, những nghiên cứu về kinh tế học nửa đầu thế kỷ XX cơ bản thống nhất rằng: kết quả hoạt động của nền kinh tế ở mỗi quốc gia cho ra 2 loại hàng hóa (HHCC và HHCN).

HHCN có đầy đủ hai đặc trưng: cạnh tranh trong tiêu dùng; và khả năng loại trừ người không trả tiền. Vậy nên, HHCN có thể được trao đổi hiệu quả thông qua thị trường. Việc sản xuất và cung ứng HHCN tốt nhất giao cho khu vực tư thực hiện.

HHCC được nhận biết nhờ hai đặc tính cơ bản: tiêu dùng chung; và không loại trừ” [61, tr.53]. Trên cơ sở đó mà luận giải cho vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoàn hảo và cơ sở để đánh thuế. John Maynard Keynes, được coi là một trong những nhà kinh tế tiên phong


cho xu hướng này. Phát hiện của Keynes đã giúp cho các quốc gia quản lý nền kinh tế theo mô hình cạnh tranh hoàn hảo thoát khỏi khủng hoảng và thích nghi với các diễn biến mới.

Nhằm tìm kiếm các phương án sản xuất và cung ứng HHCC đạt hiệu quả hơn, vào những năm 1980 các nhà nghiên cứu kinh tế ở các nước phát triển đã tách HHCC thành 2 loại: HHCC thuần túy và HHCC không thuần túy. Joseph E. Stiglitz được coi là một trong những nhà nghiên cứu kinh tế tiên phong cho xu hướng này. Theo Stiglitz những hàng hóa thỏa mãn cả hai điều kiện: tiêu dùng chung và khó loại trừ hoặc không thể loại trừ, thì được xếp vào HHCC thuần túy; còn những hàng hóa chỉ thỏa mãn điều kiện 1 nhưng “dễ loại trừ và muốn loại trừ” [43, tr.171], thì được xếp vào HHCC không thuần túy. Cách luận giải này mở ra hướng huy động nguồn lực trong xã hội cùng phối hợp với nhà nước để tổ chức sản xuất và cung ứng HHCC ngày càng hiệu quả hơn.

Theo các cách tiếp cận quan niệm hàng hóa như trên, thì kết quả hoạt động do y tế tạo ra về cơ bản được xếp vào loại HHCC; sự chuyển đổi từ HHCC thuần túy sang HHCC không thuần túy và ngược lại trong lĩnh vực này rất dễ xảy ra trong những điều kiện nhất định. Ví dụ, trước ngày 15 tháng 6 năm 1989 khi Nhà nước Việt Nam bao cấp 100% tiền khám, chữa bệnh thì dịch vụ y tế được coi là HHCC thuần túy. Nhưng kể từ ngày 15 tháng 6 năm 1989 khi Thông tư liên bộ số 14-TTLB có hiệu lực thi hành thì phần lớn dịch vụ y tế lại trở thành HHCC không thuần túy. Như vậy, sự biến đổi tính chất của hàng hóa là kết quả hoạt động của dịch vụ y tế thường được quyết định bởi yếu tố kinh tế và cơ chế quản lý tài chính mà nhà nước áp dụng đối với y tế trong những thời kỳ nhất định.


1.1.1.3. Vai trò của y tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

Với tư cách là một ngành trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân, thông qua hoạt động của mình, y tế cũng sẽ gây ra các tác động (cả tích cực và tiêu cực) tới các ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó, khi luận giải quá trình vận động, phát triển của nền kinh tế quốc dân theo chu kỳ sản xuất: Đầu vào – Hoạt động – Đầu ra, thì y tế có tác động tới cả chu kỳ; nhưng mạnh nhất vẫn là đầu vào. Với mục đích nhận diện vai trò của y tế đối với sự phát triển KT- XH để cân nhắc lựa chọn các phương án ĐTC cho y tế, nên trong phần này luận án chỉ tập trung làm rõ các tác đông tích cực và tiêu cực mà y tế có thể gây ra đối với quá trình phát triển KT-XH ở quốc gia.

Thứ nhất, vai trò của y tế đối với sự phát triển kinh tế.

Nhân lực là 1 trong 3 yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình hoạt động của mỗi ngành kinh tế. Nên mỗi sự biến động tăng, giảm về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực luôn gây ra tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động của các ngành và toàn bộ nền kinh tế.

Số lượng lao động nhiều, năng suất lao động không đổi, thì sản lượng sản phẩm được sản xuất ra tăng tỷ lệ thuận với số lượng lao động tham gia hoạt động. Đại dịch Covid-19 xảy ra từ cuối năm 2019 đến nay làm ngăn cản số lượng người tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh theo các cách khác nhau đã làm ngưng trệ kinh tế của từng quốc gia và trên toàn thế giới. Ở từng quốc gia cũng như trên toàn thế giới phát sinh chi phí y tế rất nhiều nhằm ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch này, nhưng tính đến hết tháng 6 năm 2021 kết quả vẫn chưa mấy sáng sủa. Khủng hoảng y tế đã kéo theo khủng hoảng kinh tế trầm trọng ở hầu hết các quốc gia và làm cho kinh tế thế giới vẫn đang trên đà suy thoái kéo dài.

Nếu sức khỏe (cả về thể chất và tinh thần) của người lao động tốt, thì năng suất lao động sẽ tăng, thậm chí tăng nhanh do có những phát kiến mới


ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất. Đây là một nguồn lực vô cùng quý giá cho quá trình tổ chức hoạt động sản xuất ở mọi lĩnh vực. Theo WHO (2011), để có sức khỏe tốt cần phải có 12 yếu tố: (i) thu nhập và địa vị xã hội;

(ii) mạng lưới hỗ trợ xã hội; (iii) giáo dục và biết chữ; (iv) tình trạng việc làm;

(v) môi trường xã hội; (vi) môi trường vật lý; (vii) CSSK và kỹ năng ứng phó;

(viii) phát triển của trẻ tốt; (ix) sinh học và di truyền; (x) dịch vụ CSSK; (xi) giới tính; (xii) văn hóa [68]. Trong 12 yếu tố có ảnh hưởng tới sức khỏe có 03 yếu tố (vii, viii, x) thuộc về y tế, và một số yếu tố có sự đan xen giữa hoạt động y tế với các hoạt động khác (iv, v, vi). Rõ ràng tác động của y tế tới sức khỏe của người lao động là rất đáng kể. Từ đó đã tạo ra hiệu ứng kế tiếp giữa nguyên nhân và kết quả theo xu hướng hoạt động y tế tốt giúp cho sức khỏe người lao động tốt; sức khỏe tốt dẫn đến năng suất lao động tốt; năng suất lao động tốt càng củng cố vị trí việc làm và tăng thu nhập cho người lao động; và cuối cùng là đời sống văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao. Những mối quan hệ nhân quả tốt đẹp như thế này luôn là mong ước của mỗi người dân và các chính phủ.

Nếu sức khỏe của người lao động kém thì các mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả như trên lại diễn ra theo chiều ngược lại. Khi đó chi phí y tế lại trở thành chi phí cơ hội của nhiều ngành kinh tế khác. Từ cuối năm 2019 đến nay, khi đại dịch Covid-19 bùng phát, rất nhiều khoản tiền các chính phủ phải chi ra để ngăn chặn đại dịch này đã làm mất đi cơ hội đầu tư cho các ngành kinh tế khác. Việt Nam cũng đã xây dựng chương trình huy động khoảng từ 25.000 tỷ đồng trở lên để lập Quỹ Vaccine, theo đó một số danh mục đầu tư khác sẽ bị đình hoãn.

Thứ hai, vai trò của y tế đối với sự phát triển của xã hội.

Tác động của y tế tới sự phát triển của xã hội thường dễ dàng được ghi nhận hơn so với tác động tới sự phát triển về kinh tế; bởi nhu cầu CSSK của


mỗi người luôn phát sinh ở các giác độ khác nhau. Trong đó, sức khỏe sinh sản luôn được ưu tiên chăm sóc hàng đầu nhằm bảo vệ quyền làm mẹ, quyền trẻ em theo Công ước của Liên Hợp quốc. Những tiêu chí thường được chọn lựa để thống kê và so sánh thành quả của y tế về sức khỏe sinh sản trong phạm vi quốc gia và so sánh quốc tế là: tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh (IMR – Infant Mortality Rate); tỉ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi (U5MR – Under Five Mortality Rate); tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; tỷ lệ tử vong bà mẹ /100.000 ca sinh sống; … Ngoài ra, một loạt các tiêu chí khác phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ y tế cho người dân, như: số nhân lực y tế/10.000 dân; số giường bệnh/10.000 dân; số cơ sở y tế/10.000 dân; số lượt người khám bệnh/10.000 dân; số lượt người điều trị nội trú/10.000 dân; … Trong số 70 tiêu chí được xây dựng để thống kê y tế có tới 65 tiêu chí phản ánh hoạt động y tế gắn với quá trình phát triển xã hội [20].

Qua đó cho thấy sự gắn kết mật thiết của y tế với đời sống xã hội và từng gia đình. Nếu hoạt động CSSK ban đầu tốt, sức khỏe từng người dân được đảm bảo, chi phí cho y tế từ hộ gia đình đến nhà nước được tiết giảm, tạo cơ hội để phát triển các hoạt động xã hội khác như giáo dục, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, … giúp con người phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần, sẵn sàng cho một quá trình lao động đạt năng suất cao, hiệu quả tốt. Đó chính là mong ước của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội. Ngược lại CSSK ban đầu kém, dễ làm phát sinh bệnh tật hoặc làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh tật; chi phỉ y tế tăng lên, nhiều khi trở thành gánh nặng tài chính cho gia đình và xã hội. Khi đó, hiện tượng mất công bằng trong tiêu dùng dịch vụ y tế rất dễ bộc lộ, buộc nhà nước phải có những can thiệp mạnh hơn, sâu hơn.

Điểm qua vai trò của y tế để thấy được tầm quan trọng của nó đối với quá trình phát triển KT-XH. Do đó, một quốc gia muốn phát triển KT-XH

Xem tất cả 221 trang.

Ngày đăng: 23/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí