Tình Hình Chấp Hành Vốn Kế Hoạch Của Các Dự Án Ngành, Lĩnh Vực


Năm 2020 tiền của hai dự án YTTĐ được cấp theo kế hoạch tới

3.035.000 triệu đồng và số vốn tồn đọng từ các năm trước chuyển qua đủ để Ban Quản lý hai dự án này thanh toán toàn bộ giá trị khối lượng hoàn thành và đưa các dự án đó đi vào hoạt động. Nhưng vướng mắc trong mua sắm các thiết bị y tế hiện đại từ dự toán chi phí đến thủ tục trình tự đấu thầu đã bộc lộ, làm cho số vốn dự kiến chi cho các máy móc thiết bị y tế hiện đại của hai dự án này không sử dụng được. Việc mua sắm các máy móc thiết bị y tế hiện đại ở hai dự án YTTĐ tại Hà Nam càng trở nên khó khăn hơn khi cuối năm 2019 đại dịch Covid-19 xuất hiện, làm lộ ra “trò thổi giá thiết bị y tế” ở CDC Hà Nội. Kéo theo đó một loạt cơ sở y tế cũng bị lộ qua chiêu trò này khi ký kết hợp đồng mua bán thiết bị y tế với Công ty cổ phần công nghệ y tế BMS có trụ sở tại phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội [42]. Hoặc một số nới khác như BV Tim Hà nội…

Tính đến đầu năm 2021, dự toán chi phí cho thiết bị y tế hiện đại của hai dự án YTTĐ vẫn chưa sử dụng được. Trong khi đó, thời hạn mà Bộ Y tế cam kết hoàn thành toàn bộ hai dự án để đưa vào sử dụng cuối năm 2019 đã qua hơn 1 năm, và chưa biết đến khi nào mới hoàn thành toàn bộ.

Giải trình về việc triển khai chậm tiến độ của hai dự án YTTĐ này, Bộ Y tế cho rằng: Ban QLDA YTTĐ đã tổ chức đấu thầu phần xây lắp và thiết bị gắn với công trình theo 10 gói thầu (mỗi dự án 5 gói thầu) theo hình thức gói thầu hỗn hợp gồm thiết kế (trừ thiết kế kiến trúc), xây dựng, lắp đặt thiết bị công trình.

Trong quá trình thực hiện, nhà thầu đã hoàn thành thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán, chủ đầu tư đã báo cáo các cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng để thẩm tra, thẩm định, Bộ Y tế phê duyệt. Theo báo cáo của chủ đầu tư, trong 10 hợp đồng đã ký nêu trên có 06 hợp đồng giá trị dự toán chi tiết không vượt giá trị gói thầu đã ký, còn 04 hợp đồng có giá trị dự toán chi tiết theo thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công vượt giá trị hợp


đồng ban đầu đã ký do các nguyên nhân sau:

- Khối lượng trong khái toán tổng mức đầu tư ban đầu làm căn cứ mời thầu chưa được tính toán chi tiết và chỉ có số liệu tổng hợp, căn cứ vào các bản vẽ trong thiết kế cơ sở ban đầu chỉ tính toán được các khối lượng chính, phần cơ điện khái toán theo hệ thống chưa chính xác...

- Trong quá trình thực hiện phải bổ sung, điều chỉnh thiết kế cơ sở theo yêu cầu sử dụng như khu xạ trị, bổ sung khu bác sỹ nội trú, điều chỉnh phòng mổ, diện tích sàn xây dựng theo thiết kế kỹ thuật được duyệt tăng so với diện tích sàn xây dựng theo hồ sơ mời thầu…

- Thay đổi đơn giá, nhiều đơn giá tạm tính không thuộc hệ thống đơn giá xây dựng theo quy định của Nhà nước mà phải xây dựng định mức, đơn giá riêng.

Hợp đồng chủ đầu tư đã ký với các nhà thầu có nội dung trường hợp điều chỉnh giá trị hợp đồng vượt dự phòng 10% phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt. Trong khi giá trị dự toán đã vượt trên 10% dự phòng, Chủ đầu tư có đề nghị được điều chỉnh giá trị hợp đồng của 04 hợp đồng và xin thanh toán theo khối lượng thực tế đã được nghiệm thu và đơn giá theo quy định.

Tất cả những vướng mắc này đã được Bộ Y tế báo cáo với Văn phòng Chính phủ và các Bộ chức năng (Xây dựng, Tài chính, KH&ĐT) để xin ý kiến chỉ đạo, xử lý nhưng vẫn chưa có hồi âm [21]. Do đó, mọi kỳ vọng vào khả năng phục vụ của hai dự án YTTĐ cho việc khám, chữa bệnh ở tuyến cuối vẫn phải tiếp tục chờ đợi.

Hai là, thực trạng tổ chức chấp hành vốn kế hoạch ĐTC của các dự án ngành, lĩnh vực.

Bảng 2.7 cho thấy, bình quân trong cả giai đoạn 2016 - 2020 tỷ lệ vốn thực hiện so với kế hoạch đạt được 76,53%; nhưng tỷ lệ này lại rất khác nhau giữa các năm trong giai đoạn đó. Năm có tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch thấp


nhất là 2018 chỉ có 54,83%. Năm có tỷ lệ này cao nhất thuộc về 2019 với 121,06%, vượt năm 2018 tới +66,23 điểm phần trăm. Năm 2017 so với năm 2016 cũng có tình trạng tương tự như năm 2019 so với năm 2018. Những hiện tượng này làm người ta nghi ngờ về tính trung thực của số liệu và thao tác nghiệp vụ trong quản lý vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong ngành y tế. Bảng 2.7- Tình hình chấp hành vốn kế hoạch của các dự án ngành, lĩnh vực

Nội dung

2016

2017

2018

2019

2020

Số kế hoạch (Triệu đồng)


1.337.450


1.537.960


4.760.000


2.373.970


2.909.769

Số thực hiện (Triệu đồng)


959.200


1.734.960


2.610.000


2.873.970


1.709.600

Thực hiện/Kế hoạch (%)


71,71


112,80


54,83


121,06


58,75

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Quản lý vốn đầu tư công tại Bộ Y tế Việt Nam - 17

Nguồn: [21], [22]

Qua tìm hiểu, được biết: Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện quản lý ĐTC theo kế hoạch ĐTC trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Nên toàn bộ các khoản vốn đã cấp cho các dự án thuộc ngành/lĩnh vực cho y tế ở cấp trung ương do Bộ Y tế quản lý đều phải thực hiện chuyển đổi quản lý theo yêu cầu của Luật ĐTC số 49/2014/QH13 và Luật NSNN số 85/2015/QH13. Đầu năm 2016 Bộ Y tế lại hình thành một tổ chức mới trực thuộc Bộ để thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư một số dự án được lãnh đạo Bộ phân cấp, và tư vấn cho các dự án đầu tư khác thuộc Bộ [17]. Như vậy, kể từ ngày 29/03/2016 ngay sau khi Quyết định 1081/QĐ-BYT ra đời và có hiệu lực, các chủ đầu tư tham gia quản lý vốn ĐTC tại Bộ Y tế, bao gồm: Ban QLDA YTTĐ; Ban QLDA chuyên ngành xây dựng công trình y tế; và Ban QLDA tại các cơ sở y tế trực thuộc được Bộ Y tế phân cấp làm chủ đầu tư. Vói cách phân cấp trong quản lý đầu tư như vậy, Bộ Y tế đã hình thành một cơ chế phân cấp quản lý ĐTC trong nội bộ ngành vừa tập trung, vừa phân tán. Theo cơ chế đó, bộ máy quản lý ĐTC của Bộ Y tế phải được kiện toàn lại. Chính những yếu tố đó cũng hợp


thành một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm trễ trong giải ngân vốn ĐTC của y tế ở cấp trung ương trong năm 2016. Việc giải ngân vốn ĐTC năm 2016 của Bộ Y tế được sắp xếp theo thứ tự như sau:

Thứ nhất, giải quyết các khoản nợ đọng giá trị khối lượng hoàn thành từ những năm trước: 9.000 triệu đồng; trong đó:

- Dự án BV Điều dưỡng phục hồi chức năng trung ương xây dựng tại Thanh Hóa theo quyết định số 4079 ngày 31/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế, thời gian thi công và hoàn thành 2007–2012 với tổng mức đầu tư 140.180 triệu đồng, số còn nợ đọng và được bố trí thanh toán trong năm 2016 là 2.600 triệu đồng.

- Dự án đầu tư xây dựng, mở rộng Viện Sốt rét Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn theo quyết định số 4258 ngày 30/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế, thời gian thi công và hoàn thành 2009–2013 với tổng mức đầu tư 94.202 triệu đồng, số còn nợ đọng và được bố trí thanh toán trong năm 2016 là 6.400 triệu đồng.

Thứ hai, các dự án đã có quyết định đầu tư từ trước năm 2016 nhưng vẫn chưa bố trí được vốn, bao gồm:

- Dự án xây dựng, mở rộng Trường Đại học Y Thái Bình giai đoạn 2 theo quyết định số 4186 ngày 29/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, thời gian thi công và hoàn thành 2013–2017 với tổng mức đầu tư 187.380 triệu đồng.

- Dự án đầu tư trang thiết bị đơn vị gen trị liệu BV Bạch Mai theo quyết định số 4193 ngày 29/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, thời gian thi công và hoàn thành 2012–2015 với tổng mức đầu tư 145.095 triệu đồng.

- Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm ung bướu và tim mạch trẻ em – BV Bạch Mai theo quyết định số 5389 ngày 31/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế, thời gian thi công và hoàn thành 2011–2016 với tổng mức đầu tư 1.318.000 triệu đồng.

- Dự án xây dựng BV Phong và da liễu Quy hòa – Quy Nhơn, theo quyết định số 3515 ngày 17/09/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế, thời gian thi


công và hoàn thành 2013–2017 với tổng mức đầu tư 119.536 triệu đồng.

Ngoài ra còn có tới 09 dự án khác đã được quyết định trong các năm 2013–2015, mặc dù chưa biết nguồn vốn có được từ đâu; trong đó có dự án xây dựng khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú – BV E, với tổng mức đầu tư lên tới 384.795 triệu đồng, còn các dự án khác cũng phải từ 15.000 triệu đồng trở lên.

Qua đó cho thấy, quản lý ĐTC theo khung trung hạn mới làm phát lộ những quyết định đầu tư của Bộ Y tế trước năm 2016 không có sự gắn kết đáng kể gì với khả năng nguồn lực tài chính mà ngành mình có thể có được; thế nhưng năm sau vẫn xin, vẫn duyệt, vẫn ra quyết định đầu tư. Để rồi gần như toàn bộ vốn kế hoạch ĐTC năm 2016 chỉ đủ đáp ứng nho nhu cầu giải quyết hậu quả từ các quyết định đầu tư chưa có nguồn tài chính đảm bảo từ các năm trước. Ở đây cũng bộc lộ những lỗ hổng không hề nhỏ trong quản lý ĐTC của Bộ KH&ĐT với Bộ Y tế ở những năm trước năm 2016; đặc biệt trong khâu lập, thẩm định, quyết định đầu tư các chương trình/dự án. Người ta nhận thấy các chương trình/dự án được đưa vào danh mục đầu tư theo kế hoạch thì có vẻ dễ dàng, các Ban QLDA đầu tư cũng sẵn sàng được thành lập; nhưng nguồn vốn đảm bảo từ đâu? Năm nào? Thì không có lời giải. Đó chính là nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng quy hoạch treo, dự án treo ngay trong phạm vi ngành y tế những năm trước 2016.

Mặc dù ráo riết giải quyết nợ đọng và tình trạng các dự án đã được quyết định đầu tư quá lâu bằng việc đưa vào kế hoạch ĐTC trung hạn 2016 - 2020; trong đó phân bổ vốn cho kế hoạch 2016 của ngành/lĩnh vực là

1.337.450 triệu đồng, nhưng do kế hoạch ĐTC trung hạn 2016 - 2020 được Chính phủ phê duyệt muộn nên năm 2016 Bộ Y tế chỉ giải ngân được 959.200 triệu đồng. Trong số vốn đã được giải ngân ở năm 2016, thì chỉ có 421.534 triệu đồng là giá trị khối lượng hoàn thành thuộc các hạng mục của các dự án đã được quyết định đầu tư trong các năm 2010, 2012, và 2013.

Kể từ năm 2017 sau khi kế hoạch ĐTC trung hạn cho ngành y tế được


công bố công khai, rõ ràng, tiến trình giải ngân vốn ĐTC của các dự án ngành/lĩnh vực đã có được những cải thiện khá hơn. Năm 2017 số giải ngân vốn ĐTC của các dự án ngành/lĩnh vực vượt 12,8% (tương ứng với 197.000 triệu đồng) so với kế hoạch được phân bổ. Tỷ lệ này ở năm 2019 còn lên tới 21,06% (tương ứng với 500.000 triệu đồng). Mặc dù vậy, KBNN vẫn chấp nhận cho các dự án ngành y tế được giải ngân vượt kế hoạch mà ngành đã phân bổ trong 2 năm đó từ đầu kỳ là do các năm trong kỳ trung hạn Bộ Y tế đã thực hiện việc điều chỉnh vốn kế hoạch giữa các năm thông qua Kế hoạch tài chính – NSNN 03 năm và hằng năm.

Năm 2018 có tỷ lệ vốn thực hiện so với kế hoạch chỉ đạt 54,83%, thấp nhất trong cả giai đoạn. Nhưng số tuyệt đối về số thực hiện so với năm 2017 lại có mức tăng tới +50,43% tương ứng với +875.040 triệu đồng. Có hiện tượng này chủ yếu do số vốn kế hoạch năm 2018 được phân bổ cho các dự án ngành/lĩnh vực ở mức rất cao (4.760.000 triệu đồng), nhằm tạo đà cho khả năng hoàn thành kế hoạch đầu tư cho cả giai đoạn 2016-2020 và chuẩn bị tư liệu thuyết trình cho kỳ ĐTC trung hạn giai đoạn 2021–2025. Nhờ đó một loạt danh mục đầu tư đã được hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng (xem bảng 2.8).

Bảng 2.8- Danh mục các dự án hoàn thành bàn giao năm 2018



TT


Tên dự án


Quy mô

Tổng mức đầu tư (Trđ)

Vốn NSNN

Thời gian hoàn thành


1

Nhà Trung tâm điều trị đa khoa chất lượng cao – BV YHCT trung ương


12.500 m2


199.800


199.800


11/2018


2

Xây dựng BV Tuệ Tĩnh quy

mô 100 giường điều trị nội trú


100 giường


136.483


70.000


12/2018


3

Cải tạo, nâng cấp BV Việt

Nam-Thụy Điển Uông Bí- Giai đoạn 2


700 giường


126.924


88.847


12/2018



4

Dự án Mở rộng khu khám bệnh và điều trị ngoại trú BV Chợ Rẫy (Trung tâm

HECI hợp tác với Nhật bản)


3.188 m2


86.136


0


10/2018


5

Dự án Xây dựng Nhà nghỉ cho thân nhân bệnh nhân

BV Chợ Rẫy


4.341 m2


35.420


0


10/2018


6

Xây dựng mới Nhà thực hành và các phòng ban, bộ môn Trường Cao đẳng dược

trung ương Hải Dương


5.562 m2


79.789


79.789


9/2018


7

Tòa nhà Điều trị kỹ thuật cao – BV Phụ Sản trung ương (còn tầng 8, 9 đang

hoàn thiện)


500 giường


348.900


105.000


10/2018


Tổng cộng


1.013.452

543.436


Nguồn: [62]

Năm 2019 được coi là năm bản lề cho kế hoạch ĐTC trung hạn giữa hai giai đoạn kế tiếp nhau. Do đó, những nỗ lực giải ngân của các dự án thuộc ngành/lĩnh vực y tế được ghi nhận ở mức cao nhất trong cả giai đoạn 2016- 2020 với 2.873.970 triệu đồng. Nhờ đó, có 06 công trình được bố trí vốn để khởi công mới; và 04 công trình dự kiến sẽ hoàn thành bàn giao trong năm 2019; số còn lại dành cho các dự án khác đang xúc tiến chuẩn bi đầu tư hoặc kết thúc đầu tư.

Các công trình khởi công năm 2019, bao gồm: (i) Xây dựng mở rộng BV 71 trung ương (Khoa điều trị nội trú ung bướu); (ii) Xây dựng Trường Cao đẳng Dược Hải Dương (giai đoạn 2, Nhà thực hành và văn phòng các bộ môn); (iii) Cải tạo, nâng cấp nhà G, BV Phụ sản trung ương - Giai đoạn 2;

(iv) Xây dựng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng khoa khám bệnh đa khoa và kỹ thuật nghiệp vụ, BV Phong Da liễu trung ương Quỳnh lập - Cơ sở 2; (v) Xây dựng trung tâm thực hành tiền lâm sàng Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định; (vi) Xây dựng trung tâm thực hành tiền lâm sàng của Trường Đại học Y


Dược Thái Bình. Các công trình khởi công mới đã xin được giải ngân ngay trong năm 2019 gần 680.000 triệu đồng.

Các công trình dự kiến hoàn thành trong năm 2019, bao gồm: (i) Xây dựng khu khám đa khoa - BV Hữu Nghị Việt - Xô; (ii) Xây dựng khoa khám bệnh và điều trị ngoại trú BV E; (iii) Xây dựng khu khám bệnh BV Phổi Trung ương; (iv) Xây dựng Trung tâm khám bệnh và điều trị ban ngày BV Bạch Mai. Các công trình này đã sử dụng gần 1.250.000 triệu đồng sau khi đươc hoàn thành bàn giao.

Kết thúc năm 2019 trong tổng số 2.873.970 triệu đồng đã được giải ngân thì có tới 51,2% là giá trị khối lượng hoàn thành. Trong đó giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành chiếm tới 95,4%, phần còn lại là giá trị các trang thiết bị y tế hoặc đã tạm ứng, hoặc đã mua nhưng chưa được đưa vào lắp đặt do các lý do khác nhau xuất phát từ quá trình triển khai quản lý khoản vốn này. Dẫn đến các công trình y tế hoàn thành nhìn về hình thức thì to lớn, lộng lẫy; nhưng về năng lực phục vụ khám chữa bệnh thì chưa được nâng lên đáng kể như mục tiêu kỳ vọng.

Năm 2020 ngoài việc tiếp tục triển khai các dự án được đảm bảo bằng nguồn vốn NSNN và TPCP, còn được coi là năm bùng nổ của các dự án được tài trợ bằng nguồn ODA, như:

Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học Dược Hà Nội cơ sở 2 tại Bắc Ninh vốn vay ODA Hàn Quốc, đáp ứng quy mô đào tạo 5000 sinh viên với tổng mức đầu tư 57 triệu USD; trong đó vốn ODA Hàn Quốc 45 triệu USD, vốn đối ứng 12 triệu USD. Dự án gồm 3 hợp phần: Hợp phần 1 là Xây dựng các khối nhà điều hành, khối giảng đường lý thuyết và labo, khối thư viện, khối ký túc xá, khối nhà khách, hạ tầng kỹ thuật; Hợp phần 2 là Mua sắm trang thiết bị học tập, giảng dạy và nghiên cứu; Hợp phần 3 là Đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giảng viên. Dự án khởi công từ đầu năm 2020, chủ đầu tư là Trường Đại học Dược Hà Nội.

Dự án Phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2, bao gồm: (i) Xây

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/02/2023