(2) các nhân tố mang tính chất tâm lý xã hội (nhận thức về tính công bằng, ý thức thuế) [14].
Nghiên cứu của Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015) khẳng định 7 nhân tố có ảnh hưởng đồng biến đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp bao gồm (1) cấu trúc hệ thống thuế (thuế suất, chi tiêu công, giám sát thu, thủ tục hành chính thuế, công bằng trong xử phạt, sự phức tạp của hệ thống thuế, mức độ ứng dụng công nghệ trong khai thuế), (2) đặc điểm doanh nghiệp (cơ
cấu tổ
chức, số
lượng chủ
sở hữu, quy mô, thời gian hoạt động, hiệu quả
hoạt động), (3) chất lượng quản trị công (hiệu quả chi tiêu công, lợi ích chi tiêu công, mật độ kiểm tra, hệ thống giám sát thuế, hệ thống quản lý thuế),
(4) chất lượng dịch vụ thuế (sự công bằng, cơ hội né thuế, chất lượng dịch
vụ, sự
khích lệ
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1669779753 - 1
- Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1669779753 - 2
- Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1669779753 - 3
- Vai Trò Và Nguyên Tắc Của Quản Lý Thuế
- Các Nhân Tố Tác Động Đến Quản Lý Thuế
- Mối Quan Hệ Giữa Quản Lý Thuế Và Tuân Thủ Thuế
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
từ cơ
quan thuế, kiến thức về
thuế), (5) ngành nghề
kinh
doanh (tỷ suất lợi nhuận ngành, cạnh tranh, kiểm soát doanh thu và chi phí),
(6) các chuẩn mực xã hội (phê phán của xã hội, tính công bằng đối với nghĩa vụ thuế và mức thuế), và (7) các nhân tố kinh tế (lãi suất, lạm phát, hội nhập kinh tế, chi phí tuân thủ, nguồn hỗ trợ tài chính) [29].
Theo Bùi Ngọc Toản (2017), có 7 nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ
thuế
của doanh nghiệp, bao gồm (1) đặc điểm của cơ
quan thuế
(công tác
thanh tra, kiểm tra thuế, năng lực chuyên môn của cán bộ thuế, trình độ công nghệ tin học, hoạt động tuyên truyền giáo dục, thủ tục hành chính), (2) pháp
luật và chính sách về
thuế
(sự ổn định của các quy định thuế, kẻ hở
trong
pháp luật thuế, chế tài xử lý vi phạm), (3) Đặc điểm tâm lý của chủ/người
quản lý doanh nghiệp (nhận thức về
sự công bằng, xác suất bị
phát hiện
không tuân thủ, sự hài lòng về cơ quan thuế), (4) đặc điểm hoạt động của
doanh nghiệp (cơ cấu tổ chức, loại hình, quy mô, thâm niên hoạt động, kiến thức về thuế, hiệu quả kinh doanh), (5) đặc điểm ngành (khả năng sinh lợi, cạnh tranh), (6) nhân tố kinh tế (lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, hiệu quả chi tiêu công, hội nhập quốc tế, chi phí tuân thủ), và (7) nhân tố xã hội
(tuổi, giới tính của nhà quản lý, vai trò vị thế của doanh nghiệp, văn hóa về thuế) [4].
Lèng Hoàng Minh (2017) tổng hợp cơ
sở lý luận về
các nhân tố ảnh
hưởng đến tính tuân thủ thuế của NNT, bao gồm (1) Chính sách, pháp luật thuế; (2) Hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế (thủ tục hành chính, chức
năng quản lý); (3) Trình độ
chuyên môn và đạo đức nghề
nghiệp của công
chức thuế; (4) Cơ sở vật chất của cơ quan thuế; (5) NNT (đặc thù hoạt động của doanh nghiệp, nhân tố kinh tế, nhân tố hành vi, …); (6) Sự phát triển của hệ thống đại lý thuế; và (7) Đặc điểm kinh tế xã hội (lãi suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng, dư luận xã hội, …) [18].
Phạm Thị Mỹ Linh (2019) nghiên cứu và kiểm định 6 nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp bao gồm: (1) Khả năng bị kiểm tra thuế,
(2) Xử phạt, (3) Chuẩn mực xã hội, (4) Danh tiếng doanh nghiệp, (5) Đạo đức thuế và (6) Sở hữu [31].
2. Nghiên cứu về quản lý thuế và tuân thủ thuế
Ở Việt Nam, các nghiên cứu đồng thời về quản lý thuế và tuân thủ thuế còn rất ít. Chỉ có một số ít nghiên cứu khai thác khía cạnh của quản lý thuế đối với tuân thủ thuế. Trong nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý thu thuế, một bộ phận trong công tác quản lý thuế, Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) phân tích hành vi và đặc điểm tuân thủ thuế của các doanh nghiệp thông qua khảo
sát các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội [27]. Nguyễn Thị Thanh Hoài và
cộng sự (2011) nghiên cứu về giám sát tính tuân thủ thuế ở Việt Nam thông qua những vấn đề lý luận về tuân thủ thuế, đánh giá việc giám sát tính tuân thủ thuế của NNT nhằm thiết lập cơ chế giám sát tính tuân thủ thuế hiệu quả ở Việt Nam [28].
Mặc khác, một số nghiên cứu về tuân thủ thuế có đề cập đến các nhân
tố liên quan đến quản lý thuế như Nguyễn Tiến Thức (2013) xây dựng mô
hình tuân thủ thuế bao gồm nhân tố quản lý thuế (thực thi luật pháp, khả năng bị kiểm tra thuế, mức phạt, sự ổn định và minh bạch, dịch vụ công, chi phí
ngầm), Bùi Ngọc Toản (2017) đề xuất nhân tố đặc điểm của cơ quan thuế
(công tác thanh tra, kiểm tra thuế, năng lực chuyên môn của cán bộ thuế, trình độ công nghệ tin học, hoạt động tuyên truyền giáo dục, thủ tục hành chính),
Lèng Hoàng Minh (2017) tổng hợp lý luận bao gồm các nhân tố hoạt động
quản lý thuế của cơ quan thuế (thủ tục hành chính, chức năng quản lý), trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của công chức thuế, cơ sở vật chất của cơ quan thuế [4], [18], [106].
3. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Đề tài tuân thủ thuế được rất nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế học, tâm lý học, xã hội học và chính trị học khai thác theo nhiều phương pháp và khía cạnh khác nhau. Nhờ vậy, các nhà nghiên cứu đã góp phần xây dựng nên nhiều mô hình nghiên cứu về hành vi tuân thủ/ không tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Tuy nhiên, không có một mô hình nào có thể phác họa toàn diện bức tranh về tuân thủ thuế. Đồng thời các nghiên cứu đề xuất và khai phá rất nhiều nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế từ nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau. Việc này cũng gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu tiếp theo khi chọn lựa bộ biến số để nghiên cứu về đề tài tuân thủ thuế.
Từ các nghiên cứu trên thế
giới, các nghiên cứu
ở Việt Nam kế
thừa
khung lý thuyết về các mô hình và các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế. Các nghiên cứu này đều khái quát hóa được các nhân tố chính tác động đến tuân thủ thuế như đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, Đặc điểm tâm lý của chủ/người quản lý doanh nghiệp, đặc điểm ngành của doanh nghiệp, nhân tố xã hội, nhân tố kinh tế, và nhân tố pháp luật.
Về phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu ở nước ngoài được thực
hiện bằng phương pháp định tính, định lượng hoặc kết hợp cả hai phương
pháp. Các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện bằng phương pháp định tính kết hợp khảo sát, tổng hợp, phân tích. Có một số ít nghiên cứu kiểm
định mô hình định lượng để xác định các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của NNT.
Vai trò quan trọng của quản lý thuế
đối với hệ
thống thuế
cũng như
nhiệm vụ trọng yếu của quản lý thuế trong việc đảm bảo mức tuân thủ thuế được khẳng định trong nhiều nghiên cứu ở nước ngoài. Các cơ quan quản lý thuế đều muốn nâng cao mức độ tuân thủ thuế của NNT thông qua quản lý thuế. Trong rất nhiều nhân tố tác động đến tuân thủ thuế, các nhân tố thuộc phạm vi quản lý thuế hoặc quản lý thuế có thể ảnh hưởng đến các nhân tố này, tiêu biểu như: tuyên truyền hỗ trợ, quản lý đăng ký, kê khai và thu thuế, thanh tra kiểm tra thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế, giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế, chất lượng dịch vụ thuế, ứng dụng công nghệ trong quản lý thuế.
4. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ CỨU CỦA LUẬN ÁN
XUẤT NGHIÊN
Các công trình nghiên cứu kể trên đã đề cập và giải quyết một số vấn đề
lý luận và thực tiễn liên quan đến quản lý thuế
và tuân thủ
thuế, đề
xuất
nhiều giải pháp nhằm nâng cao mức tuân thủ thuế của NNT. Tuy nhiên, về mặt thực tiễn, vấn đề NNT không tuân thủ theo pháp luật thuế và làm thất thoát nguồn thu NSNN vẫn còn tồn tại tại Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
Về mặt lý thuyết, các công trình nghiên cứu ở Việt Nam chưa đi sâu vào phân tích định tính và định lượng về mối quan hệ giữa quản lý thuế và hành vi
tuân thủ thuế của NTT, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp nộp thuế. Các
nhân tố quản lý thuế hoặc đặc điểm của cơ quan thuế được đề xuất trong
một số mô hình nghiên cứu liên quan đến tuân thủ thuế của NTT, nhưng chưa
đi sâu khai thác
ảnh hưởng của nó đến tuân thủ
thuế dưới góc độ
quản lý
thuế
chung để
nâng cao mức độ
tuân thủ
thuế
của NTT nói chung, và của
doanh nghiệp nộp thuế nói riêng.
Bên cạnh đó, về mặt phạm vi nghiên cứu, một số công trình nghiên cứu về đề tài tuân thủ thuế đã được khai thác theo hướng các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của NNT, hoặc không tuân thủ thuế của NNT trên phạm vi cả nước Việt Nam hoặc tại một địa phương, thành phố. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa khai thác theo hướng các nhân tố quản lý thuế tác động đến tuân thủ
thuế
của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ
Chí Minh. Đây là khoảng trống
nghiên cứu mà tác giả sẽ khai thác trong luận án.
Từ những khoảng trống nghiên cứu về mặt thực tiễn, lý thuyết và phạm vi nghiên cứu, tác giả cho rằng vấn đề nghiên cứu về quản lý thuế nhằm tăng
cường tuân thủ
thuế của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ
Chí Minh là một
vấn đề đảm bảo được tính thời sự cấp thiết và tính độc lập so với các công
trình nghiên cứu nói trên. Do đó, tác giả chọn luận án “Quản lý thuế nhằm
thúc đẩy tuân thủ
thuế
của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ
Chí
Minh” để thực hiện luận án tiến sĩ của mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tác giả
đã trình bày
giới thiệu tổng quan về các công
trình nghiên cứu liên quan đến quản lý thuế và tuân thủ thuế, tổng hợp nhận xét về các công trình này. Đề tài tuân thủ thuế được rất nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế học, tâm lý học, xã hội học và chính trị học khai thác theo nhiều phương pháp và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, không có một mô hình nào có thể phác họa toàn diện bức tranh về tuân thủ thuế. Đồng thời các nghiên cứu đề xuất và khai phá rất nhiều nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế từ nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau.
Từ tổng quan các nghiên cứu được trình bày, tác giả rút ra khoảng trống nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu của luận án. Đó là nghiên cứu về quản lý thuế để thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương sau của luận án sẽ trình bày cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu.
CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ TUÂN THỦ THUẾ
1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ TUÂN THỦ THUẾ
1. Quản lý thuế
1. Một số khái niệm về thuế và quản lý thuế
Theo quan điểm của Chủ
nghĩa Mác – Lê Nin, thuế
là một khoản bắt
buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và không hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế và thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện tượng xã hội do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật (Lê Thị Thanh Hà và cộng sự, 2007) [17].
Theo OECD (1996), thuật ngữ “thuế” là những khoản đóng góp bắt buộc,
có giới hạn cho Chính phủ [114]. Các khoản thuế đã nộp sẽ được hoàn trả
tương ứng bằng những lợi ích do Chính phủ mang lại với hình thức đặc biệt. Tác giả Nguyễn Thị Liên và cộng sự (2009) đưa ra khái niệm “Thuế là
một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước
theo mức độ
và thời hạn được pháp luật quy định nhằm sử
dụng cho mục
đích công cộng” [29].
Các khái niệm và quan điểm về thuế đều cho thấy thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước, không hoàn trả trực tiếp và có tính pháp lý cao. Như vậy, có thể hiểu thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, Nhà nước sử dụng cho mục đích công cộng.
Quản lý thuế
là một nội dung của quản lý nhà nước về
kinh tế. Bên
cạnh đó, quản lý thuế cũng là một nhánh quan trọng của quản lý tài chính
công. Quản lý nhà nước đối với nền kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân, nhằm sử dụng có hiệu
quả nhất các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ cấu có thể có để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra, trong điều kiện hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế. Trong khi đó quản lý tài chính công là quá trình Nhà nước hoạch định, xây dựng chính sách, chế độ; sử dụng hệ thống
các công cụ và phương pháp thích hợp tác động đến các hoạt động của tài
chính công, làm cho chúng vận động phù hợp với yêu cầu khách quan của nền kinh tếxã hội, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chức năng do Nhà nước đảm nhận.
Có nhiều quan điểm về biến như sau:
quản lý thuế, trong đó một số
khái niệm phổ
Theo Tanzi và Pellechio (1995), Quản lý thuế bao gồm những hoạt động cung cấp thông tin và hướng dẫn cho người nộp thuế; đăng ký, tổ chức và xử lý tờ khai thuế (nhập dữ liệu, xử lý khai thuế và nộp thuế); cưỡng chế thu (kết nối chặt chẽ với đăng ký, kế toán và xử lý hoàn thuế); kiểm soát và giám sát; giải quyết khiếu nại về thuế [126].
Cơ quan quản lý thuế và hải quản của Hà Lan (2000) định nghĩa Quản lý thuế có nhiệm vụ thu thuế theo quy định của Nhà nước. Để thực hiện nhiệm vụ này, Quản lý thuế bao gồm các hoạt động đánh giá, thu và kiểm tra, thanh tra các loại thuế, cũng như phòng chống gian lận thuế. Quan điểm này dùng những nghĩa vụ của cơ quan thuế để định ra khái niệm về Quản lý thuế [45].
Ott (1998) quan điểm rằng Quản lý thuế phải thực hiện thu các khoản thu
theo quy định của pháp luật, đồng thời, cung cấp dịch vụ công cho các đối
tượng nộp thuế. Để thực hiện nhiệm vụ trên, Quản lý thuế cần vận dụng các phương pháp thích hợp tác động đến quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT phù hợp với quy luật khách quan, bao gồm các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, thanh tra, kiểm tra thuế ... [112]
Tác giả Dương Thị Bình Minh (2005), trong Giáo trình “Tài chính công” của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2005), đề ra khái niệm “Quản lý thuế là những biện pháp nghiệp vụ do cơ quan có chức năng thu