Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1669779753 - 2

Thứ

nhất, Quản lý thuế

theo nghĩa hẹp,

tức là quản lý hành chính về

thuế của cơ quan thuế với các hoạt động chính bao gồm tổ chức, điều hành, quản lý thu nộp thuế, đối với đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp. Trong đó, nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế đối

với doanh nghiệp và thực trạng tuân thủ nghiệp.

theo pháp luật thuế

của doanh

Thứ hai, Xác định các nhân tố quản lý thuế nào có tác động đến hành vi

tuân thủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

theo pháp luật về

thuế

Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1669779753 - 2

của doanh nghiệp? Nghiên cứu kiểm định

mức độ ảnh hưởng của các nhân tố quản lý thuế đến hành vi tuân thủ theo pháp luật thuế của doanh nghiệp.

Thứ ba, Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý thuế để nâng cao mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp.

Về không gian: các doanh nghiệp kê khai và nộp thuế trên địa bàn Thành

phố Hồ Chí Minh, do Cục thuế và các Chi cục thuế trên trên địa bàn phố Hồ Chí Minh quản lý.

Thành

Về thời gian: dữ liệu thống kê trong 5 năm gần đây (2015 – 2019) và dữ liệu do tác giả khảo sát, thu thập trong năm 2018 và 2019.

5. Điểm mới và đóng góp của luận án

5.1. Về mặt khoa học

Về mặt khoa học, luận án đóng góp những nội dung sau:

Thứ nhất, luận án bổ sung thêm bằng chứng về tác động của các nhân tố quản lý thuế và đặc điểm doanh nghiệp đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp, trong đó có các nhân tố kế thừa từ các nghiên cứu trước đó, và các nhân tố mới thêm vào mô hình nghiên cứu dựa trên cơ sở pháp lý về quản lý thuế của Việt Nam.

Thứ hai, luận án xây dựng, phát triển thang đo về các nhân tố quản lý thuế tác động đến tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp.

Thứ ba, luận án đóng góp thêm một phần cơ sở lý thuyết về các nhân tố quản lý thuế tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp, giải quyết một khía cạnh của khoảng trống nghiên cứu liên quan đến đề tài này.

5.2. Về mặt thực tiễn

Luận án đóng góp về mặt thực tiễn như sau:

Thứ

nhất, luận án đề

xuất các

giải pháp

liên quan đến quản lý thuế

nhằm nâng cao mức tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Những hàm ý chính sách này dựa trên kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, kiểm định mô hình nghiên cứu thông qua khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn.

Thứ

hai, luận án cung cấp luận cứ

khoa học cho các giải pháp tăng

cường quản lý thuế nhằm nâng cao tuân thủ thuế của các doanh nghiệp; cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam hoàn thiện các chính sách quản lý thuế;

Thứ ba, luận án cung cấp nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh và học viên cao học quan tâm trong lĩnh vực quản lý thuế và tuân thủ thuế.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, luận án được kết cấu thành 5 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về quản lý thuế và tuân thủ thuế Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý thuế và tuân thủ thuế Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Thực trạng quản lý thuế và tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chương 5: Giải pháp tăng cường quản lý thuế để thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ THUẾ VÀ TUÂN THỦ THUẾ


1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở

NGOÀI

1. Các nghiên cứu về tuân thủ thuế

NƯỚC

Tuân thủ thuế là một chủ đề đã nhận được sự quan tâm và nghiên cứu của rất nhiều học giả trong lĩnh vực quản lý, chính trị học, kinh tế học, tâm lý học và xã hội học. Các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã góp phần xây dựng nên nhiều hô hình về hành vi tuân thủ/ không tuân thủ của đối tượng nộp thuế.

Theo Tran­Nam và cộng sự (2013), về cơ bản, có thể chia các mô hình tuân thủ thuế này thành ba (3) nhóm, bao gồm các mô hình ngăn chặn hành vi không tuân thủ (Allingham và Sandmo, 1972; Yitzhaki, 1974), các mô hình tâm lý học tài chính (Schmölders, 1959; Strümpel, 1969) và các mô hình kinh tế học hành vi (Hashimzade, Myles và Tran­Nam, 2013) [44], [80], [121]. Trong đó, các mô hình ngăn chặn hành vi không tuân thủ đặt trọng tâm nghiên cứu vào các mặt lợi ích và chi phí liên quan đến hành vi không tuân thủ. Các mô hình này là cơ sở lý thuyết cho các cơ quan quản lý thuế thực thi các biện pháp ngăn chặn

hành vi không tuân thủ như kiểm tra thuế, xử phạt và khởi tố để nâng cao

mức tuân thủ thuế. Các học giả nghiên cứu mô hình này thường tập trung vào sự tác động của các nhân tố kinh tế (thuế suất, tỷ lệ kiểm tra thuế, thu nhập, mức phạt) đến tuân thủ thuế (Allingham và Sandmo, 1972; Srinivasan, 1972; Yitzhaki, 1974; Erard và Feinstein, 1994; Slemrod và cộng sự, 2001; Anderhub và cộng sự, 2001) [44], [136]. Mô hình tâm lý học tài chính tập trung vào văn hóa hợp tác về thuế, trong đó các cơ quan quản lý thuế có thể khuyến khích thái độ tự nguyên tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế đối với hệ thống thuế để nâng cao mức độ tuân thủ. Mô hình kinh tế học hành vi áp dụng lý thuyết độ thõa dụng không kỳ vọng vào quyết định tuân thủ và kết hợp mô

hình tương tác xã hội để quan sát phân tích được mức độ tuân thủ thuế trong thực tế.

Cowell (2003) và Tran­Nam và cộng sự (2013) đều cho rằng không có mô hình nào có thể giải thích một cách toàn diện và thống nhất tất cả các hành vi

tuân thủ

thuế

được nghiên cứu và quan sát trong thực tiễn [62], [129].

Marandu và cộng sự (2014) có cùng quan điểm trên và cho rằng các mô hình lý thuyết khác nhau về tuân thủ thuế nên được xem là bổ sung cho nhau hơn là cạnh tranh lẫn nhau [98]. Mỗi mô mình lý thuyết tập trung vào những khía cạnh khác nhau của các nhân tố khác nhau tác động đến tuân thủ thuế. Mỗi khía cạnh góp phần giúp người đọc và các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về hành vi tuân thủ hoặc không tuân thủ của các đối tượng nộp thuế.

Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về đề tài tuân thủ thuế, phần lớn các nghiên cứu này đều tập trung vào các nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế là cá nhân (Crocker và Slemrod, 2004; Noor và cộng sự, 2014) [64], [112]. Tuân thủ thuế của đối tượng doanh nghiệp có thể tương đồng và có thể có điểm khác biệt so với tuân thủ thuế của đối tượng cá nhân (Cowell, 2003; Cuccia, 1994; Joulfaian, 2000; Joulfaian, 2009; Crocker và

Slemrod, 2004; Tran­Nam và cộng sự, 2013) [62], [64], [129]. Nghiên cứu về tuân thủ thuế của đối tượng doanh nghiệp còn khá ít so với đối tượng cá nhân. Các cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế của đối tượng các nhân cũng là nguồn tham khảo đáng giá và quan trọng về khung lý thuyết để phân tích quyết định tuân thủ thuế của đối tượng doanh nghiệp (Kamdar, 1997) [89].

Nghiên cứu mô hình lý thuyết đầu tiên liên quan đến hành vi không tuân thủ thuế của đối tượng doanh nghiệp là của Marrelli (1984) [99]. Sau đó là các đóng góp về mặt lý thuyết của Kreutzer và Lee (1986, 1988), và Wang và Con­ ant (1988) [94], [133]. Tuy nhiên các nghiên cứu lý thuyết ban đầu này không đưa ra được những kết quả rõ ràng để tham khảo. Rice (1992) thực hiện một trong những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên (ngoài cơ quan thuế) về hành vi không tuân thủ thuế của doanh nghiệp để tìm ra các nhân tố tác động đến việc

khai thiếu thuế thu nhập doanh nghiệp, bao gồm mức thuế suất biên (cùng chiều, không trọng yếu), lợi nhuận của doanh nghiệp (2 kết quả trái ngược nhau) và đề xuất thêm nhân tố khả năng bị kiểm tra thuế của doanh nghiệp [116].

Sau đó, các nghiên cứu về tuân thủ

thuế

đối tượng nộp thuế

doanh

nghiệp chịu tác động của rất nhiều nhân tố, và được phân loại tùy thuộc vào từng hướng nghiên cứu cơ sở lý thuyết của học giả. Kamdar (1997) thực hiện nghiên cứu dựa trên hệ thống thông tin theo thời gian (từ năm 1961 đến 1987) để kiểm tra tác động của các nhân tố kiểm tra thuế, mức phạt và thuế suất đối với tuân thủ thuế của đối tượng doanh nghiệp ở Hoa Kỳ [89]. Kanybek

(2008) nghiên cứu dựa trên khảo sát các doanh nghiệp từ các nền kinh tế

chuyển đổi (Liên minh Sô Viết cũ và Tây Âu) để đánh giá thực nghiệm các

nhân tố

tác động đến hành vi trốn thuế

của đối tượng doanh nghiệp [90].

Marandu và cộng sự (2014) sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế dựa trên 18 nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh

vực này được thực hiện từ

năm 1985 đến 2012 trên phạm vi toàn cầu

(bao

gồm đối tượng nộp thuế cá nhân và doanh nghiệp) [98].

Bộ công cụ BISEP do OECD (2004) đề xuất nhằm xác định các nhân tố tác động đến thái độ hành vi của đối tượng nộp thuế đối với tuân thủ thuế, bao gồm (1) nhân tố kinh doanh (loại hình doanh nghiệp, quy mô, cấu trúc, địa điểm và ngành kinh doanh), (2) nhân tố ngành (cạnh tranh, lợi nhuận biên, hạ tầng kiến trúc, quy định pháp luật), (3) nhân tố xã hội (quan hệ cá nhân, trình độ học vấn, tuổi, giới tính, dân tộc, NNT hòa nhập vào xã hội như thế nào, chuẩn mực của họ như thế nào), (4) nhân tố kinh tế (lạm phát, lãi suất, thuế suất, chính sách của chính phủ), (5) nhân tố tâm lý (nỗi sợ, sự tin tưởng, mức độ rủi ro, nhận thức về sự công bằng, tương tác với cơ quan thuế) [109].

Kirchler (2007) tổng hợp những nhân tố tác động đến tuân thủ thuế và phân các nhân tố thành ba loại. Đó là (1) các nhân tố tâm lý xã hội (bao gồm thái độ, các hình thức chuẩn mực, nhận thức sự công bằng, đặc điểm động cơ

(motivational features) liên quan đến tuân thủ

thuế; (2) các nhân tố

chính trị

(như

mức độ

phức tạp của luật thuế và hệ

thống thuế

hoặc chính sách tài

chính); (3) các nhân tố kinh tế (như quy trình quyết định lý trí và tác động của kiểm tra thuế, mức phạt, thuế suất, thu nhập đối với hành vi của đối tượng nộp thuế) [92]. Dựa trên tổng hợp các nghiên cứu chọn lọc, Kanybek (2008)

phân loại các nhân tố

tác động thành hai nhóm, nhóm nhân tố

truyền thống

(bao gồm khả năng bị kiểm tra, mức phạt, mức thuế suất, và quy mô doanh nghiệp) và nhóm nhân tố phi truyền thống (bao gồm sự công bằng, sự không

chắc chắn, chi phí tuân thủ, tham nhũng, và kiểm soát doanh nghiệp) [90].

Theo nghiên cứu của Marandu và cộng sự (2014), dựa trên cơ sở Lý thuyết hành vi hoạch định của Ajzen (1985), các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế

được chia thành bốn nhóm, bao gồm (1) nhóm nhân tố Thái độ/ Quan điểm

(attitude): gồm 16 nhân tố như thái độ tổng thể, nhận thức về sự công bằng, kiến thức về thuế, chủ nghĩa cá nhân, ...; (2) nhóm nhân tố Chuẩn chủ quan (subjecttive norms): gồm 7 nhân tố như chuẩn chủ quan tổng thể, sự mong đợi về tiêu chuẩn, chuẩn đạo đức, ...; (3) nhóm nhân tố Kiểm soát hành vi nhận

thức (perceived behavioral control): gồm 29 nhân tố

như

kiểm soát hành vi

nhận thức tổng thể, biện pháp xử phạt theo luật, khả năng bị kiểm tra, vai trò của cơ quan thuế, tham nhũng, trình độ học vấn, quy định pháp luật, GNP, hệ thống thông tin thuế, sự phức tạp của luật thuế, áp dụng luật thuế, ...); và các nhân tố khác: gồm tình trạng hôn nhân, tuổi, giới tính [43], [98].

2. Nghiên cứu về quản lý thuế và tuân thủ thuế

Vito (1991) cho rằng quản lý thuế đóng vai trò trọng yếu trong việc xác định hiệu quả của hệ thống thuế [131]. Theo Erard và cộng sự (1994), thực hiện quản lý thuế tốt là điều kiện tiên quyết để đảm bảo tuân thủ và thực thi chính sách thuế một cách hiệu quả và hiệu suất [68]. Sự tồn tại của tất cả hệ

thống quản lý thuế là để đảm bảo NNT tuân thủ luật thuế. Bird (2008) bổ

sung quan điểm rằng không có bản thân loại thuế nào quan trọng hơn việc quản lý loại thuế đó, do đó quản lý thuế đóng vai trò rất quan trọng và một

nhiệm vụ trọng yếu của quản lý thuế đó là đảm bảo mức tuân thủ tối đa của đối tượng nộp thuế đối với nghĩa vụ của tất cả các loại thuế [52]. Công tác quản lý thuế tốt nhất không đơn giản là thu thuế nhiều nhất; tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ thuế không đơn giản là vấn đề phạt vi phạm đầy đủ; quản lý thuế phụ thuộc nhiều vào hành động (và phản ứng) của cá nhân và cộng đồng; và có sự tương tác phức tạp giữa các nhân tố môi trường khác nhau, các điều kiện thực tiễn và quy trình thủ tục thuế và kết quả của nỗ lực về thủ tục hành chính thuế nhất định.

Bird (2003) nghiên cứu định tính về khía cạnh quản lý của cải cách thuế và kết luận rằng việc tuân thủ luật thuế phải được khơi nguồn, giám sát và thực thi ở tất cả các quốc gia. Các cơ quan thuế phải tạo điều kiện thuận lợi,

chứ

không chỉ

bắt buộc, đối với hành vi tuân thủ

thuế

của

đối tượng

nộp

thuế. Bird (2003) cũng cho rằng quản lý thuế hiệu quả (effective) đòi hỏi phải thiết lập một môi trường trong đó các đối tượng nộp thuế được yêu cầu tuân

thủ

luật thuế

một cách tự

nguyện, trong khi quản lý thuế

có hiệu suất

(efficient) yêu cầu nhiệm vụ thiểu cho cộng đồng [51].

này phải được thực hiện với mức chi phí tối

Quan điểm của OECD (2001) cho rằng quản lý thuế

có hiệu quả

cần

phải đặt trong mối quan hệ với công chức thuế, đối tượng nộp thuế, khung pháp lý về thuế và môi trường cũng như những thay đổi toàn cầu [108].

Quan điểm của đối tượng nộp thuế đối với quản lý thuế rất quan trọng trong việc đảm bảo mức độ tuân thủ thuế. Murphy (2004), Murphy và Byng (2002), James, Murphy, và Reinhart (2005) đề xuất sáu nhân tố trực tiếp tác động đến quan điểm của đối tượng nộp thuế đối với quản lý thuế là (1) sự công bằng, (2) sự tin tưởng (về sự trung thực của cơ quan thuế đối với NNT),

(3) sự kháng cự (đối với hệ thống thuế), (4) sự tôn trọng, (5) tư vấn, và (6) kết quả có lợi (quyết định của cơ quan thuế) [83], [104], [105]. Gerger và cộng sự (2014) nghiên cứu thực nghiệm về quan điểm của các đối tượng nộp thuế đối với quản lý thuế. Nghiên cứu được thực hiện dựa trên khảo sát 680 đối

tượng nộp thuế ở Thổ Nhĩ Kỳ để tìm ra các nhân tố tác động đến quan điểm của đối tượng nộp thuế đối với quản lý thuế. Kết quả nghiên cứu của Ger­ ger và cộng sự (2014) khẳng định sự tác động của sáu nhân tố kể trên và thêm vào hai nhân tố (1) quyền của NNT và (2) sử dụng công nghệ trong mô hình các nhân tố tác động đến quan điểm của NNT đối với quản lý thuế [56].

Các công trình nghiên cứu về tuân thủ thuế cho thấy có rất nhiều nhân tố

tác động đến tuân thủ

thuế

của đối tượng nộp thuế

là doanh nghiệp. Mặt

khác, quản lý thuế đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống thuế và có nhiệm vụ trọng yếu là đảm bảo mức tuân thủ thuế cao nhất có thể đạt được. Các cơ quan quản lý luôn muốn thông qua quản lý thuế để nâng cao mức tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế. Từ các nghiên cứu liên quan đến tuân thủ thuế và quản lý thuế cho thấy các nhân tố tiêu biểu, thuộc quản lý thuế hoặc quản lý thuế có thể ảnh hưởng đến các nhân tố này, tác động đến tuân thủ thuế như: bản thân quản lý thuế nói chung, khả năng bị kiểm tra thuế, mức phạt đối với hành vi vi phạm và không tuân thủ thuế, thực thi luật thuế, dịch

vụ do cơ quan thuế cung cấp cho NNT, ứng dụng công nghệ trong quản lý

thuế, nhận thức về sự công bằng của NNT,.

Nghiên cứu về Quản lý thuế (tax administration)

Mitra và Stern (2003) và Schaffer và Turley (2000) cho rằng quản lý thuế tốt hơn có thể nâng cao tình trạng tuân thủ thuế ở các nền kinh tế chuyển đổi [103], [119]. Cải cách thuế, bao gồm cải cách quản lý thuế, trong nền kinh tế chuyển đổi được mong đợi sẽ có ảnh hưởng đến tình trạng tuân thủ thuế của các đối tượng nộp thuế. Kanybek (2008) cũng đưa nhân tố quản lý thuế như một biến độc lập vào nghiên cứu thực nghiệm để kiểm tra tác động của của nó đến tuân thủ thuế. Tuy nhiên, kết quả thống kê của tác giả cho thấy biến quản lý thuế không có ảnh hưởng đáng kể [90]. Nguyên nhân có thể là nhân

tố quản lý thuế rất khó để đo lường một cách tổng thể và các biến số đại

diện của nó không thể hiện đúng bản chất chất lượng của quản lý thuế.

Khả năng bị kiểm tra (probability of being audited/ audit rate)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2022