Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1669779753 - 3

Kết quả nghiên cứu của Kamdar (1997) cho thấy tuân thủ thuế của đối tượng doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ khả năng bị kiểm tra thuế [89].

Các nghiên cứu của Marrelli (1984), Wang và Conant (1988), Marrelli và Martina (1988), Gordon (1990), Cremer và Gahvari (1993), Joulfaian và Rider (1998), Joulfaian (2000) cho thấy khả năng bị kiểm tra có mối liên hệ ngược chiều với hành vi trốn thuế [63], [77], [133]. Theo Marrelli (1984), Marrelli và Martina (1988) và Gordon (1990), các doanh nghiệp trốn thuế ít hơn nếu tỷ lệ bị kiểm tra thuế cao [77], [99], [100]. Mô hình nghiên cứu của Wang và Conant (1988) đưa ra kết quả rằng tỷ lệ khả năng bị kiểm tra thuế cao làm giảm mức độ trốn thuế của các doanh nghiệp [133]. Cremer và Gahvari (1993) dựa trên kết quả nghiên cứu thống kê so sánh, cho rằng các doanh nghiệp trong nghiên cứu cắt giảm doanh thu khai thuế khi tỷ lệ khả năng bị kiểm tra thuế thấp [63].

Mặc khác, một số nghiên cứu cho thấy mức độ tuân thủ thuế giảm ngay sau khi đối tượng nộp thuế bị kiểm tra lần đầu, và sau đó mức tuân thủ lại tăng (Guala và Mittone, 2005) [79].

Nhìn chung, nhiều nghiên cứu trong thời gian qua hầu hết đều cho thấy khả năng bị kiểm tra thuế tăng sẽ làm mức độ tuân thủ thuế tăng lên (Kirchler, 2007) [92].

Mức phạt (Penalties/ Fines)

Các kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức phạt và mức độ tuân thủ thuế không phải lúc nào cũng giống nhau.

Theo Marrelli (1984), Marrelli và Martina (1988), Wang và Conant (1988), Gordon (1990), các doanh nghiệp trốn thuế ít hơn nếu mức phạt do vi phạm

tuân thủ

cao [77], [99], [133]. Một số

nghiên cứu cho thấy mức phạt ít tác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

động đến mức độ tuân thủ thuế (Friedland và cộng sự, 1978; Park và Hyun, 2003) [75], [114].

Tuy nhiên, Virmani (1989) nghiên cứu thêm nhân tố chi phí trốn thuế, và đưa ra kết quả nghiên cứu đáng ngạc nhiên là tỷ lệ trốn thuế có thể tăng khi mức phạt vi phạm về thuế tăng. Virmani (1989) cho rằng các đối tượng doanh nghiệp đối phó với mức phạt vi phạm bằng cách khai giảm doanh thu chịu

Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1669779753 - 3

thuế, nhằm giảm khả

năng bị

kiểm tra thuế, có nghĩa là tăng mức phạt vi

phạm lại làm cho mức độ trốn thuế, gian lận thuế nhiều hơn [130].

Trong khi đó, nghiên cứu của Pommerehne và Weck­Hannemann (1996), Kamdar (1997) không tìm ra bằng chứng cho thấy mối liên hệ hoặc tác động giữa mức phạt và tuân thủ thuế của đối tượng doanh nghiệp [89], [115]. Một số nghiên cứu khẳng định quan điểm rằng mức phạt sẽ có tác động mạnh hơn đến mức độ tuân thủ thuế nếu kết hợp với tỷ lệ bị kiểm tra thuế cao (Alm và cộng sự, 1995) [47].

Thực thi luật thuế (law enforcement)

Kết quả nghiên cứu của Kanybek (2008) cho thấy mức độ thực thi luật thuế thông qua kiểm tra thuế có mối quan hệ ngược chiều với mức độ trốn thuế của doanh nghiệp, tương tự như nhân tố khả năng bị kiểm tra thuế [90].

Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của mức phạt và các biện pháp thực thi luật thuế đối với tuân thủ thuế ở Úc, Devos (2014) cho thấy kết quả thực thi luật thuế ảnh hưởng đến hành vi của các đối tượng trốn thuế [67]. Đặc biệt là việc mô hình tuân thủ thuế ATO thực thi luật thuế không hiểu quả trong

việc giải quyết các vấn đề

của nền kinh tế

tiền mặt và trốn thuế ở

nước

ngoài, là một nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế tự nguyện. Kết quả nghiên cứu này tương tự với các kết quả nghiên cứu của Mason và Calvin (1984) và Johnson và cộng sự (2000) [85], [102].

Dịch vụ công (Public services)

Ott (1998) cho rằng quản lý thuế trong xã hội hiện đại cần phải cung

cấp dịch vụ cho công dân và quy trình ngày càng chuyên môn hóa. Ott (1998) cũng đưa ra kết luận rằng mục tiêu của bất kỳ hệ thống quản lý thuế nào đều là để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho các đối tượng nộp thuế [112]. Theo Bird

(2003), hệ thống quản lý thuế hiệu quả cần phải xem đối tượng nộp thuế như “khách hàng” [51]. Quản lý thuế tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế tuân thủ thuế bao gồm các nhân tố như hoàn thiện dịch vụ đối với đối tượng nộp thuế bằng cách hướng dẫn rõ ràng, cung cấp các mẫu tờ khai

dễ hiểu, và thông báo, giúp đỡ họ ngay khi cần. OECD (2004) xác định các

dịch vụ phổ biến mà cơ quan thuế cung cấp có thể phân thành ba loại, bao gồm thông tin, tương tác và giao dịch [109]. Trong đó giao dịch được xem là dịch vụ chính yếu nhất, dịch vụ thông tin và tương tác chỉ để hỗ trợ cho dịch vụ giao dịch.

Theo nghiên cứu của Feld và Frey (2006), cách thức cung cấp dịch vụ của cơ quan thuế đối với đối tượng nộp thuế có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của họ [72]. Torgler (2007) cho rằng mức độ sẵn sàng hợp tác của đối tượng nộp thuế đối với cơ quan thuế sẽ tăng lên nếu cơ quan thuế xem bản thân họ là tổ chức cung cấp dịch vụ, cung cấp dịch vụ chất lượng và đối đãi với với đối tượng nộp thuế như đối tác của mình [128]. OECD (2010) cũng có quan điểm tương tự như trên. Theo đó, mức tuân thủ thuế về tổng thể sẽ tăng lên [110].

Với sự phát triển khái niệm Quản trị công mới (NPM: New public man­ agement), các cơ quan thuế ngày càng nhận thấy rõ sự cần thiết phải đối đãi

đối tượng nộp thuế

như

khách hàng. Cơ

quan thuế ở

nhiều nước như

Úc,

Pháp, Thụy Sĩ, Anh và Hoa Kỳ đã tác cấu trúc phương pháp tiếp cận các đối tượng nộp thuế bằng cách quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu về dịch vụ thuế của họ và xem họ là khách hàng (Kirchler, 2007) [92].

Ứng dụng công nghệ (Technology use)

Thuế điện tử sẽ hỗ trợ các quy trình quản lý của cơ quan thuế, bao gồm lưu lượng công việc của hệ thống và quản lý ghi nhận thông tin điện tử, quản lý thông tin và tự động phân tích rủi ro để đánh giá độ tin cậy của các tờ khai

thuế

(Makolm và Orthofer, 2007) [97].

Ứng dụng công nghệ

trong quản lý

thuế mang đến nhiều lợi ích quan trọng như giảm chi phí quản lý và chi phí

tuân thủ thuế, tăng chất lượng dịch vụ đối với NNT và ngăn chặn tham nhũng (OECD, 2010) [110]. Ứng dụng công nghệ trong ngành thuế cũng có thể làm giảm sự kháng cự của đối tượng nộp thuế đối với hệ thống thuế và có thể tăng tuân thủ thuế của họ (Schaupp và cộng sự, 2010) [120]. Kết quả nghiên cứu của Gerger và cộng sự (2014) cho thấy đối tượng nộp thuế tin tưởng rằng ứng dụng công nghệ sẽ giúp làm giảm sai sót trong quản lý thuế [56].

Nhận thức về sự công bằng (Fairness/ Equity)

Sự công bằng là điều kiện quan trọng nhất khi đánh giá một hệ thống thuế (Brooks, 2001) [55]. OECD (2010) đưa ra ba loại nhận thức về sự công

bằng về thuế: công bằng trong phân phối (distributive fairness) (nhận thức

rằng chính phủ chi tiêu ngân sách thuế hợp lý), công bằng trong quy trình thủ tục (procedural fairness) (nhận thức rằng quản lý thuế tuân theo quy trình thủ tục công bằng trong tương tác với đối tượng nộp thuế), công bằng trong xử phạt (nhận thức rằng quản lý thuế công bằng trong xử phạt các hành vi vi phạm tuân thủ về thuế) [110]. Hai hình thức sau liên quan nhiều hơn đến (và có thể bị ảnh hưởng bởi) quản lý thuế (Walsh, 2012) [132].

Theo Falkinger (1995), khi đối tượng nộp thuế nhận thức được sự công bằng tăng lên, tỷ lệ trốn thuế sẽ giảm xuống [71]. Trong mô hình nghiên cứu của Bordignon (1993), đối tượng nộp thuế cân nhắc sự tiêu dùng của họ đối với hàng hóa dịch vụ công do chính phủ cung cấp. Các đối tượng nộp thuế sẽ có khuynh hướng trốn thuế nếu họ cho rằng hệ thống không công bằng, do không cung cấp đủ hàng hóa dịch vụ công, do các đối tượng khác trốn thuế hoặc do hệ thống cấu trúc thuế không công bằng [53]. Kết quả nghiên cứu của Kanybek (2008) cũng cho thấy đối tượng nộp thuế doanh nghiệp có xu hướng giảm trốn thuế nếu họ tin rằng hệ thống pháp lý công bằng và không thiên vị [90].

Kết quả nghiên cứu của Gerger (2014) cho thấy nhận thức về sự công bằng là nhân tố tác động mạnh nhất đến nhận thức của đối tượng nộp thuế đối với quản lý thuế [56]. Nếu đối tượng nộp thuế tin rằng quản lý thuế đang

cố gắng đối xử công bằng và ngay thẳng với tất cả các đối tượng nộp thuế,

họ sẽ tin tưởng cơ quan thuế và có xu hướng duy trì trách nhiệm trong dài

hạn, chấp nhận các quyết định của cơ quan thuế.

Nghiên cứu về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế tác động đến quản lý thuế

Lavermicocca (2011) quan điểm rằng quản lý rủi ro về thuế là một phần không thể thiếu của quản lý thuế hiệu quả, và giúp nâng cao mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Lavermicocca (2011) dưới góc độ của doanh nghiệp nộp thuế, thông qua việc phỏng vấn sâu 14 trưởng phòng phụ trách bộ phận thuế của các doanh nghiệp lớn ở Úc. Quản lý rủi ro về thuế được các doanh nghiệp rất chú trong trong quá trình hoàn thành nghĩa vụ thuế và có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế của các doanh nghiệp [96].

Theo Czinege (2019) viết về đề tài Quản lý rủi ro để nâng cao tuân thủ của người nộp thuế ở Hungary, đánh giá và phân tích dữ liệu thông tin từ góc độ rủi ro là một nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác quản lý thuế. Dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro của NNT, cơ quan thuế Hungary xác định các biện pháp cần thiết đối với NNT. Cơ quan quản lý thuế cần có hệ thống và công nghê phân tích rủi ro về thuế một cách hiệu quả để nâng cao hiệu suất, quy trình thanh tra, kiểm tra thuế, và tiến hành các bước hành động cần thiết phù hợp để đảm bảo NNT tuân thủ theo pháp luật về thuế [66].

Ứng dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế

được rất nhiều cơ

quan

quản lý thuế và các tổ chức quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Chooi (2020) đề xuất xây dựng Khung Quản lý Rủi ro Tuân thủ (Compliance Risk Manage­

ment Framework) để

nâng cao mức tuân thủ

thuế, gợi ý phương pháp xây

dựng Khung Quản lý rủi ro và giải pháp củng cố các cơ cấu khi các cơ quan quản lý thuế áp dụng Khung Quản lý Rủi ro Tuân thủ. Để áp dụng hiệu quả

Khung Quản lý Rủi ro Tuân thủ, cần thành lập tổ chức/phòng ban quản lý

tuân thủ, bao gồm ba thành phần chính. Đó là Ủy ban quản lý tuân thủ ở cấp

độ quản lý, Bộ phận xác định các rủi ro và Bộ phận xử lý rủi ro đối với các loại thuế khác nhau, các ngành và các rủi ro hệ thống khác nhau [60].

2. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU NAM

1. Nghiên cứu về tuân thủ thuế

Ở VIỆT

Ở Việt Nam, đề

tài tuân thủ

thuế

cũng được các nhà nghiên cứu khai

thác bằng cả

phương pháp định tính và định lượng. Nguyễn Thị Lệ

Thúy

(2009) nghiên cứu phân tích hành vi và đặc điểm tuân thủ thuế của các doanh nghiệp thông qua khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội để hoàn thiện

công tác quản lý thu thuế

[27]. Nguyễn Thị

Thanh Hoài và cộng sự

(2011)

nghiên cứu những vấn đề lý luận về tuân thủ thuế, đánh giá việc giám sát tính tuân thủ thuế của NNT nhằm thiết lập cơ chế giám sát tính tuân thủ thuế hiệu quả ở Việt Nam, chủ yếu thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu thống kê,

tổng hợp và phân tích [28]. Nguyễn Hoàng và Đào Thị Phương Liên (2013)

thực hiện nghiên khảo sát 200 doanh nghiệp và 200 cá nhân trên địa bàn Hà Nội để đánh giá ảnh hưởng của chính sách thuế đến tuân thủ thuế [21]. Đặng

Thị Bạch Vân (2014) tổng hợp tóm tắt các nghiên cứu có liên quan đến các

nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế của NNT [14]. Lèng Hoàng

Minh (2017) nghiên cứu về

cơ sở

lý luận và thực trạng của tuân thủ

thuế,

nhằm nâng cao tính tuân thủ thế ở Việt Nam. Tác giả sử dụng phương pháp

khảo sát, tổng hợp phân tích số

liệu quản lý thuế

và đánh giá qua điều tra,

khảo sát bằng bảng hỏi để đánh giá tính tuân thủ thuế của NNT ở Việt Nam [18].

Bên cạnh đó, một số

tác giả ứng dụng các mô hình kinh tế

lượng để

kiểm định các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế. Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân (2012) nghiên cứu đánh giá hành vi tuân thủ của các doanh nghiệp tư nhân nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế qua hành vi nộp thuế đúng hạn. Các tác giả đã áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với mẫu dữ liệu gồm 170 doanh

nghiệp tư nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 – 2010 [22]. Nguyễn Tiến Thức (2013) xây dựng mô hình nghiên cứu định lượng về các

nhân tố

tác động đến hành vi tuân thủ

thuế

của doanh nghiệp

ở Việt Nam

[106]. Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015) sử dụng phương pháp hỗn hợp, kết hợp định tính và định lượng, để xây dựng mô hình và xác định các

nhân tố ảnh hưởng và mức độ

tác động của từng nhân tố

đến sự

tuân thủ

thuế của doanh nghiệp thông qua khảo sát 474 người là các nhà quản lý của các doanh nghiệp và chủ hộ kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh [29]. Bùi

Ngọc Toản (2017) kiểm định sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến

hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp định lượng thông qua khảo sát 198 doanh nghiệp [4]. Phạm Thị Mỹ Linh (2019) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể nghiên cứu mẫu doanh nghiệp tại Hà Nội [31].

Trong quá trình tổng hợp, phân tích, kiểm định, các nghiên cứu trên đề

xuất các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ phân loại theo nhiều cách khác nhau.

thuế của đối tượng nộp thuế và

Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009) xác định 6 nhóm nhân tố tác động đến hành

vi tuân thủ

thuế

của doanh nghiệp, bao đồm (1) đặc điểm hoạt động của

doanh nghiệp (quy mô, loại hình, giao dịch tài chính, hiểu biết về thuế và kế toán, thâm niên hoạt động, chi phí tuân thủ), (2) Đặc điểm tâm lý của chủ/người quản lý doanh nghiệp (thái độ đối với trốn thuế, nhận thức về sự công bằng, sợ hãi về khả năng vi phạm, sự phức tạp của hệ thống thuế, sự tin tưởng về mối quan hệ với cơ quan thuế, tính tự chủ trong tuân thủ nghĩa

vụ thuế), (3) đặc điểm ngành của doanh nghiệp (tỷ suất lợi nhuận, cạnh

tranh, quy mô), (4) nhân tố xã hội (chuẩn mực xã hội, dư luận, trách nhiệm cộng đồng), (5) nhân tố kinh tế (lãi suất, lạm phát), và (6) nhân tố pháp luật (hiệu quả chi tiêu công, chính sách thuế, quản lý thu thuế) [27].

Trong nghiên cứu về giám sát tính tuân thủ thuế, Nguyễn Thị Thanh Hoài và cộng sự (2011) tổng hợp lý thuyết và phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến tuân thủ thuế cũng bao gồm các nhân tố về kinh tế, xã hội, chính sách pháp

luật, nhân tố

thuộc bản thân NNT. Điểm khác biệt là các tác giả

phân loại

thêm nhóm nhân tố thuộc về quản lý của cơ quan thuế (khả năng trình độ tổ chức của cơ quan thuế) và nhân tố sự phát triển của dịch vụ thuế [28].

Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà và Nguyễn Hoàng Quân (2012) đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp

tư nhân, xét về

khả năng nộp thuế

đúng hạn, bao gồm (1) các nhân tố

liên

quan đến doanh nghiệp (doanh thu, số lao động, tổng tài sản, nợ phải trả, vốn

chủ

sở hữu, hiệu quả

hoạt động kinh doanh, số

thuế

phải nộp) và (2) các

nhân tố về thông tin của chủ doanh nghiệp (giới tính, tuổi, trình độ, tôn giáo, kinh nghiệm, ngành nghề). Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi tuân thủ thuế thông qua khả năng nộp thuế đúng hạn của các doanh nghiệp tư nhân bị tác động bởi các nhân tố liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như lợi nhuận trước thuế, số thuế phải nộp, ngành nghề kinh doanh và giới tính [22].

Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Tiến Thức (2013) đề xuất 5 nhóm nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp bao gồm: (1) nhân tố đặc điểm ngành (cạnh tranh, lợi nhuận biên, rủi ro ngành, tỷ lệ tăng trưởng),

(2) nhân tố về kế toán (hiểu biết về thuế, hiểu biết về kế toán, hoạt động kế toán), (3) nhân tố tâm lý xã hội (chuẩn mực xã hội, chi tiêu công, đạo đức về thuế, nhận thức công bằng), (4) nhân tố quản lý thuế (thực thi luật pháp, khả năng bị kiểm tra thuế, mức phạt, sự ổn định và minh bạch, dịch vụ công, chi phí ngầm), (5) nhân tố kinh tế (thuế suất, lãi suất, lạm phát) [106].

Đặng Thị Bạch Vân (2014) tổng hợp lý thuyết về các nhân tố tác động đến mức độ tuân thủ thuế của NNT, bao gồm (1) các nhân tố mang tính chất kinh tế (thu nhập thực tế, thuế suất, xác suất bị kiểm tra thuế, mức phạt) và

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí