Các Nhân Tố Tác Động Đến Quản Lý Thuế

tượng nộp thuế, bảo mật thông tin, đề xuất hoặc hỗ trợ để đàm phán lại các hiệp định thuế.

(iv) Tiêu chí về quản lý: bao gồm 5 khuyến nghị liên quan đến trao đổi thông tin với các bên trong hiệp định thuế và áp dụng nguyên tắc giá thị trường và hướng dẫn của OECD trong vấn đề chuyển giá.

(v) Quản lý và thích ứng với những thay đổi: bao gồm 6 khuyến nghị liên quan đến các biện pháp/hành động thích nghi với những thay đổi của toàn cầu hóa, tham gia các diễn đàn thuế quốc tế, quản lý tuân thủ thuế theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Bộ công cụ đánh giá hiệu quả quản lý thuế TADAT

Là phương pháp đánh giá “sức khỏe” các cấu phần chính trong một hệ

thống quản lý thuế

của một quốc gia, mức độ

tương đồng trong công tác

quản lý thuế của quốc gia đó so với thông lệ quốc tế nhằm xác định những điểm mạnh và điểm yếu có liên quan trong hệ thống quản lý thuế, từ đó thiết

lập các chương trình cải cách (gồm mục tiêu cải cách, thứ dung cải cách và trình tự thực hiện).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

tự ưu tiên, nội

Phạm vi đánh giá của TADAT tập trung vào các chính sách thuế, sắc thuế cơ bản của quốc gia. Các sắc thuế chính bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế GTGT, thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế người sử dụng lao động khấu trừ tại nguồn.

Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1669779753 - 6

Nội dung đánh giá của TADAT tập trung vào 9 lĩnh vực/tiêu chí quan trọng (9 POA) với 28 chỉ số thành phần gồm 47 thước đo: Tính toàn vẹn của

cơ sở

dữ liệu đăng ký NNT; quản lý rủi ro hiệu quả; hỗ

trợ

tuân thủ

cho

NNT; kê khai đúng hạn; nộp thuế đúng hạn; báo cáo chính xác nghĩa vụ kê khai thuế; tính thỏa đáng của các quy trình giải quyết tranh chấp; quản lý số thu hiệu quả; minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Phương pháp đo lường sự hài lòng của NNT

Đo lường mức độ hài lòng của NNT được thực hiện bởi một đơn vị tư

vấn độc lập có kinh nghiệm trong lĩnh vực điều tra xã hội học để tổ chức

khảo sát, đánh giá, lấy ý kiến của NNT đối với cơ quan thuế. Thông qua đó, các cơ quan thuế nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của NNT để có những biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ và cung cấp dịch vụ nhằm nâng cao sự hài lòng và lợi ích của NNT.

Các nhân tố để đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức bao gồm: (i) Tiếp cận dịch vụ; (ii) Thủ tục hành chính; (iii) Sự phục vụ của công chức;

(iv) Kết quả giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước.

5. Các nhân tố tác động đến quản lý thuế

Các nhân tố tác động đến quản lý thuế rất đa dạng, có thể là nhân tố trực tiếp, gián tiếp, trong nước, hoặc ngoài nước. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy quản lý bao gồm:

Thứ nhất, trình độ phát triển kinh tế: nguồn thu của thuế chính là từ hoạt

động kinh tế. Do đó, quy mô nền kinh tế, cơ

cấu kinh tế, và tốc độ

tăng

trưởng kinh tế ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý thuế.

Thứ

hai, tổ

chức bộ

máy nhà nước: bộ

máy quản lý thuế

là bộ

máy

chuyên môn nghiệp vụ giúp nhà nước quản lý điều hành quá trình thực thi các luật thuế, cho nên đương nhiên phải chịu sự chi phối của tổ chức bộ máy nhà nước, đặc biệt là trong việc phân cấp quản lý.

Thứ ba, quan điểm sử dụng thuế của nhà nước: quản lý thuế phải vận

động theo quan điểm sử dụng thuế của nhà nước, đó là nhà nước sử thuế như một công cụ điều tiết và tái phân phối thu nhập quốc dân.

dụng

Thứ tư, trình độ dân trí, phong tục, tập quán: các nhân tố này ảnh hưởng

đến mức độ

hiểu biết về

trách nhiệm, nghĩa vụ

nộp thuế; tác động đến ý

thức nộp thuế tự giác hay không tự giác, đến khả năng tự tính thuế của đối tượng nộp thuế.

Thứ năm, trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý: các thao tác nghiệp vụ của bộ máy quản lý thuế cần nhiều

sự hỗ

trợ

của khoa học kỹ

thuật, đặc biệt là sự

phát triển của công nghệ

thông tin có ảnh hưởng rất lớn đến quy trình quản lý của cơ quan thuế. Nhân

tố này

ảnh hưởng trực tiếp đến cơ

cấu bộ

máy, quy trình quản lý và lực

lượng cán bộ của bộ máy quản lý thuế.

2. Tuân thủ thuế

1. Một số khái niệm về tuân thủ thuế

Nhiều nhà nghiên cứu và tổ

chức, cơ

quan quản lý thuế

đưa ra nhiều

quan niệm về tuân thủ thuế từ nhiều cách tiếp cận khác nhau.

Theo cách tiếp cận về pháp lý, Alm (1991) cho rằng tuân thủ thuế là việc kê khai thu nhập và chi phí chính xác theo quy định của pháp luật về thuế [49]. Cùng cách tiếp cận này, Cơ quan quản lý thuế của Úc (1996) cho rằng “tuân thủ thuế là việc doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ thuế theo quy định của luật thuế và theo các quyết định của tòa án”. Andreoni và cộng sự (1998) định nghĩa tuân thủ thuế là sự sẵn sàng của người nộp thuế, sự chấp hành pháp luật thuế để có được trạng thái cân bằng nền kinh tế của một quốc gia [52]. Tiếp sau đó, James và Alley (1999) cũng đưa ra quan điểm về tuân thủ thuế dựa trên cách tiếp cận pháp lý, “tuân thủ thuế theo cách hiểu đơn giản nhất là mức độ đối tượng chấp hành nghĩa vụ thuế được quy định trong luật thuế” [89].

Các quan điểm này dựa trên pháp luật về thuế hiện hành để đánh giá đối tượng nộp thuế có tuân thủ hay không. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy trong thực tế đối tượng nộp thuế có thể không hiểu và diễn giải tinh thần và câu từ của luật thuế đúng hoặc giống như cách diễn giải của cơ quan quản lý thuế. Do đó, khó tránh khỏi có khoảng cách giữa ý định và hành động của đối tượng nộp thuế, có nghĩa là một số đối tượng nộp thuế có thể rơi vào trường

hợp không cố

ý không tuân thủ. Mặt khác, từ

quan điểm về

mặt pháp lý,

nhiều luật sư chuyên ngành thuế hoặc các đại lý tư vấn thuế chỉ diễn giải

luật thuế dựa trên câu từ của luật và đưa ra những kế hoạch thuế tích cực.

Theo đó, Weber và cộng sự

(2014) lập luận rằng việc tránh thuế

nên được

xem là một khía cạnh của tuân thủ thuế.

Theo cách tiếp cận về hoạt động, OECD (2004) và Cơ quan quản lý thuế của Mỹ (IRS) (2009) đưa ra quan điểm tuân thủ thuế được phân tích tuần tự thành các nhiệm vụ khác nhau: (i) đăng ký trong hệ thống thuế, (ii) nộp các thông tin về thuế đúng hạn, (iii) báo cáo thông tin đầy đủ và chính xác (kết

hợp lưu trữ

hồ sơ

đầy đủ), (iv) đóng các nghĩa vụ

thuế

đúng hạn

[109].

Tương tự, Lewis và cộng sự (2009) định nghĩa tuân thủ thuế là việc việc nộp

và kê khai tất cả

các thông tin liên quan đến nghĩa vụ

thuế

của người nộp

thuế và nộp thuế đầy đủ và đúng thời hạn. Cách tiếp cận này nêu rõ những

khía cạnh về

hành chính và thủ

tục về

thuế. Do đó, quan điểm này được

nhiều cơ quan thuế các nước áp dụng trong quản lý thuế.

Trong nghiên cứu của luận án, tác giả vận dụng quan điểm tuân thủ thuế của theo cách tiếp cận về hoạt động để đánh giá tuân thủ thuế trong mô hình

nghiên cứu. Tuân thủ

thuế

được đánh giá dựa trên bốn khía cạnh: đăng ký

thuế, kê khai và tính thuế, báo cáo thông tin về thuế và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật về quản lý thuế.

2. Tuân thủ thuế của doanh nghiệp

Trên cở sở khái niệm chung về tuân thủ thuế, đối tượng doanh nghiệp được xem là tuân thủ theo pháp luật thuế nếu doanh nghiệp tuân thủ các nghĩa vụ đăng ký thuế, kê khai, tính thuế, báo cáo thông tin về thuế và hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định pháp luật về thuế hiện hành.

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, có mục tiêu là lợi nhuận và liên quan đến lợi ích của nhiều người (cổ đông, người quản lý, nhân viên, các bên liên quan). Tuân thủ thuế của đối tượng doanh nghiệp có điểm giống nhau và

khác nhau với tuân thủ

thuế của đối tượng cá nhân

(Cowell, 2003; Cuccia,

1994; Joulfaian, 2000; Joulfaian, 2009; Crocker và Slemrod, 2004; Tran­Nam và

cộng sự, 2013) [62], [64], [65], [86], [87], [129]. Các quyết định và hành vi tuân thủ hay không tuân thủ nghĩa vụ thuế của cá nhân do cá nhân đó quyết định.

Về phía doanh nghiệp, quyết định liên quan đến nghĩa vụ

thuế

của doanh

nghiệp do đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quyết định và chịu trách

nhiệm. Tuy nhiên, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp lại chịu sự tác động của các cổ đông hoặc chủ doanh nghiệp.

Cho đến nay, các nghiên cứu về

tuân thủ

thuế

chủ

yếu tập trung khai

thác đối tượng cá nhân nộp thuế (Crocker và Slemrod, 2004; Noor và cộng sự, 2014) [64]. Trong khi đó, đối tượng doanh nghiệp nộp thuế ít được quan tâm nghiên cứu hơn so với đối tượng cá nhân, mặc dù đối tượng doanh nghiệp

nộp thuế đóng góp nhiều hơn cho ngân sách nhà nước (Rice, 1992). Rice

(1992) cho rằng các nghiên cứu về tuân thủ thuế của đối tượng doanh nghiệp ít được thực hiện là do sự khó khăn khi phân tích các quyết định không tuân thủ của doanh nghiệp.

Về quyết định tuân thủ hay không tuân thủ của đối tượng doanh nghiệp nộp thuế, lý thuyết người đại diện được vận dụng để phân tích trường hợp này. Lý thuyết người đại diện được các nhà nghiên cứu Alchian và Demsetz

(1972), Jensen và Meckling (1976) phát triển từ lý thuyết kinh tế. Trong lý

thuyết này, các cổ đông là chủ sở hữu doanh nghiệp, thuê người khác quản lý doanh nghiệp, làm đại diện cho các cổ đông.

Trên cơ sở đó, Lý thuyết người đại diện giải thích mối quan hệ giữa các

cổ đông, người đại diện quản lý doanh nghiệp và các bên thứ ba trong quá

trình quản lý doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước theo quy định của của pháp luật. Nghiên cứu của Jackson và Milliron (1986) cho thấy người quản lý doanh nghiệp, là người đại diện trước pháp luật và người chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế, chính là đại diện cho doanh nghiệp nộp thuế [87].

Lợi nhận của của doanh nghiệp liên quan đến lợi ích của nhiều cổ đông và các bên liên quan. Các cổ đông luôn kỳ vọng người đại diện quản lý doanh nghiệp và ra các quyết định vì lợi ích tối ưu của các cổ đông. Tuy nhiên, hành vi của người đại diện có những logic riêng và nhiều khi không chỉ vì lợi ích kinh tế (Weber, 1978) [141]. Người đại diện không nhất thiết phải ra những quyết định vì lợi ích của các cổ đông (Padilla, 2000).

Nhìn chung, trong các nghiên cứu về quản lý thuế, người quản lý doanh nghiệp, người đại diện trong lý thuyết người đại diện, đóng vai trò chủ yếu khi đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ hoặc không tuân thủ nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Do đó, các cơ sở lý thuyết về tuân thủ thuế của đối tượng các nhân nộp thuế cũng là nguồn tham khảo đáng giá và quan

trọng để

phân tích quyết định tuân thủ

thuế

của đối tượng doanh nghiệp

(Kamdar, 1997) [89].

3. Phân loại tuân thủ thuế

Để xem xét và đánh giá mức độ

tuân thủ

của đối tượng nộp thuế, tùy

theo mục đích nghiên cứu và cách tiếp cận nghiên cứu mà những người nghiên cứu sử dụng những tiêu chí khác nhau. Tùy theo tiêu chí phân loại mà tuân thủ thuế được phân chia thành những nhóm khác nhau.

4. Căn cứ vào tính chất tuân thủ

Theo OECD (2001), tuân thủ thuế được phân thành hai nhóm chính [108]:

 Tuân thủ hành chính (Administrative compliance) là tuân thủ các quy định hành chính về việc kê khai, nộp thuế đúng hạn, thường được đề cập trong các định nghĩa tuân thủ thuế liên quan đến các yêu cầu về báo cáo, tuân thủ các thủ tục hoặc tuân thủ theo pháp luật. Do các thủ tục hành chính thuế thường được quy định rất rõ ràng về thời hạn, hồ sơ yêu cầu nên việc đánh giá tuân thủ hành chính khá đơn giản và rõ ràng.

 Tuân thủ

kỹ thuật (Technical compliance)

có nghĩa là tính thuế

và nộp

thuế theo đúng quy định của luật thuế. Việc xác định tuân thủ kỹ thuật phải bắt đầu bằng việc xác định đúng số thuế phải nộp. Tuy nhiên, do việc diễn giải và áp dụng luật thuế rất phức tạp, việc xác định số thuế phải nộp có thể khác nhau dựa trên những cách diễn giải và áp dụng luật khác nhau. Do đó, đánh giá mức tuân thủ kỹ thuật thuế gặp nhiều khó khăn hơn việc đánh giá tuân thủ hành chính.

5. Căn cứ vào nội dung tuân thủ

Căn cứ theo nội dung các nghĩa vụ thuế mà đối tượng nộp thuế phải tuân

thủ thì tuân thủ thuế được phân loại thành: Tuân thủ trong việc đăng ký thuế;

Tuân thủ

trong việc nộp hồ

sơ khai thuế;

Tuân thủ

trong việc báo cáo các

thông tin đầy đủ và chính xác; và Tuân thủ trong việc nộp thuế.

Nếu đối tượng nộp thuế không thực hiện bất kỳ một trong các nghĩa vụ nào thì có thể coi là không tuân thủ thuế theo một nghĩa vụ cụ thể.

Cách phân loại này là cơ sở để so sánh, đánh giá và kết luận trên phương diện quy định cụ thể của pháp luật thì đối tượng nộp thuế đã vi phạm điều gì. Đây là cơ sở để áp dụng các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật.

6. Căn cứ vào mức độ tuân thủ

Theo mô hình của Grabosky và Braithwaite (1986), toàn bộ đối tượng nộp thuế được chia thành 4 nhóm tương ứng với mức độ tuân thủ pháp luật của họ và cơ quan quản lý thuế có các biện pháp tương ứng đối với từng nhóm đối tượng nộp thuế này để đảm bảo sự tuân thủ thuế tốt nhất. Mô hình này được nhiều nước áp dụng trong công tác quản lý thuế, nổi bật nhất là mô hình ATO của Úc. Trong mô hình ATO, bốn mức độ tuân thủ theo pháp luật thuế của NNT được phân chia thành: (1) sẵn sàng tuân thủ, (2) có cố gắng, nhưng không phải luôn thành công trong việc tuân thủ thuế, (3) không muốn tuân thủ, nhưng sẽ tuân thủ nếu như bị chú ý giám sát, (4) quyết định không tuân thủ. Tương ứng với mỗi mức độ tuân thủ, cơ quan quản lý thuế sẽ có biện pháp quản lý tương ứng, đó là (1) tạo điều kiện thuận lợi để NNT tuân thủ, (2) hỗ trợ để NNT tuân thủ, (3) ngăn chặn hành vi không tuân thủ của họ thông qua cơ chế phát hiện vi phạm, và (4) áp dụng tất cả các biện pháp chế tài theo pháp luật để ngăn chặn và xử lý các hành vi không tuân thủ của NNT.

7. Các tiêu chí đánh giá mức độ tuân thủ thuế

Hành vi tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế được biểu hiện ra ngoài, có những biểu hiện có thể định lượng và có những biểu hiện không thể định lượng.

1. Các tiêu chí định tính

Trong trường hợp tính tuân thủ của NNT không thể định lượng được thì

đó là các tiêu chí định tính. Cụ thể như sẽ được phân tích dưới đây.

Mức độ quan tâm và am hiểu của NNT đối với các quy định của pháp luật thuế, nhất là các quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của NNT.

Sự tự nguyện hay miễn cưỡng trong tuân thủ thuế. Tiêu chí này cho thấy NNT tuân thủ một cách miễn cưỡng hay tự nguyện pháp luật thuế.

2. Các chỉ tiêu định lượng

Có nhiều cách xem xét mức độ

tuân thủ

thuế

của NNT (như

tuân thủ

hành chính và tuân thủ

kỹ thuật; hay tuân thủ

theo các nghĩa vụ

của NNT:

trong đăng ký thuế, trong kê khai thuế, trong nộp thuế và trong thực hiện các

quy định khác của pháp luật thuế). Những nhân tố

trên có thể

định lượng

được bằng con số cụ thể và là các chỉ tiêu định lượng đo lường mức độ tuân thủ thuế của NNT.

Chỉ tiêu đánh giá tổng quát về mức độ tuân thủ thuế: Tỷ lệ giữa số NNT có hành vi vi phạm pháp luật thuế với tổng số NNT đang quản lý hoặc được kiểm tra.

Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ tuân thủ thuế theo từng khía cạnh cụ thể: bao gồm các chỉ tiêu đánh giá tuân thủ trong đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và các nghĩa vụ thuế khác.

8. Các phương pháp đo lường tính tuân thủ thuế

Có nhiều phương pháp được sử dụng bởi các nhà nghiên cứu hoặc các tổ chức, cơ quan quản lý thuế để đo lường mức độ tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế. Mỗi phương pháp đều có điểm mạnh, điểm yếu riêng. Các phương pháp này có thể kết hợp sử dụng để đưa ra các kết quả đo lường mức độ tuân thủ thuế tin cậy cho người sử dụng.

OECD (2001) tổng hợp nhiều phương pháp đo lường tuân thủ thuế, bao gồm: Phương pháp dựa trên dữ liệu kiểm tra thuế; Phương pháp dựa trên thay đổi trên tờ khai thuế; Phương pháp dựa trên dữ liệu tài chính; Phương pháp khảo sát; Phương pháp trực tiếp quan sát; Phương pháp mô hình phân tích; và Phương pháp thực nghiệm/thí nghiệm [108].

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí