Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp

trong đó sáp nhập Chi cục Thuế

quận 7 với Chi cục Thuế

huyện Nhà Bè

thành Chi cục Thuế quận 7 – huyện Nhà Bè, sau đó là sáp nhập Chi cục Thuế quận 12 và huyện Hóc Môn. Bên cạnh việc sáp nhập các chi cục thuế, cơ

quan thuế tại Thành phố Hồ

Chí Minh còn tổ

chức sắp xếp lại các đơn vị

Đảng, đoàn thể; bộ máy nhân sự; quản lý tài sản, tài chính, xây dựng cơ bản và ấn chỉ; công nghệ thông tin; công tác pháp chế, trách nhiệm pháp lý.

Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ quyền hạn chính như sau: (1) tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm

pháp luật về thuế; (2) phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; chủ trì và phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao; (3) tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế; (4) thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động; và (5) hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế. Các Chi cục Thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật khác có liên quan, tương tự như các nhiệm vụ, quyền hạn của Cục thuế, trong phạm vi quản lý của Chi cục thuế. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh được trình bày trong Phụ lục.

2. Cơ sở pháp lý về quản lý thuế

Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1669779753 - 14

Cơ quan quản lý thuế thực hiện quản lý dựa trên cơ sở pháp lý là Luật quản lý thuế và các luật thuế riêng dành cho từng loại thuế. Hệ thống văn bản pháp lý về thuế từ khi được ban hành, được sửa đổi, bổ sung nhiều lần

để nâng cao hiệu quả

quản lý của cơ

quan thuế, đồng thời tạp điều kiện

thuận lợi và thúc đẩy tuân thủ pháp luật thuế của các đối tượng nộp thuế.

Bảng tóm tắt cơ sở pháp lý về Quản lý thuế được thể hiện trong Phụ Lục.

Cơ sở pháp lý về quản lý thuế được sửa đổi, bổ sung nhằm mục tiêu

đẩy mạnh cải cách thủ

tục hành chính thuế

theo hướng đơn giản, rõ ràng,

minh bạch nhằm tạo thuận lợi, giảm chi phí, thời gian của người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế: đã nghiên cứu, sửa đổi quy định về thời

gian khai thuế, nộp thuế để giảm tần suất kê khai, nộp thuế, chi phí của

người nộp thuế; sửa đổi cơ chế ủy nhiệm thu gắn với việc tổ chức, sắp xếp lại tổ chức bộ máy Chi cục Thuế, đồng thời nâng cao vai trò, trách nhiệm của

Tổ chức Đại lý thuế, Hội đồng tư

vấn thuế

xã, phường, thị

trấn; thay đổi

phương pháp tính thuế, mức thuế theo hướng đơn giản, tạo thuận lợi cho

người nộp thuế kinh doanh dưới “ngưỡng tính thuế giá trị gia tăng” và hộ gia đình, cá nhân thuộc diện nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, các khoản phí, lệ phí.

Tuy nhiên, việc thường xuyên bổ

sung, sửa đổi văn bản luật đã

ảnh

hưởng đến công tác quản lý thuế trong thực tế của các Cục thuế và chi cục thuế; một số văn bản pháp luật khác cũng có nội dung quy định về quản lý thuế, vì vậy chưa tạo ra sự thống nhất trong các văn bản quy định pháp luật. Phạm vi điều chỉnh của Luật Quản lý thuế chưa bao quát hết các khoản thu khác trong NSNN, mặt khác hoạt động kinh doanh của khu vực kinh tế cá thể, hộ gia đình hoặc khu vực kinh tế phi chính thức chưa được quy định đầy đủ...

Năm 2019, Luật Quản lý thuế sửa đổi số 38/2019/QH14 đã được thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/07/2020 với nhiều nội dung mới được quy định xuất phát từ yêu cầu của cải cách hành chính, nhằm tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, tạo điều kiện phát triển các thành phần kinh tế; tiếp cận tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế; tạo hành lang pháp lý cho việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại cho công tác quản lý thuế, ... Mục đích việc xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi) hoàn chỉnh, toàn diện nhằm mục

đích tạo cơ

sở cho quản lý thuế

hiện đại, tiếp cận tới những chuẩn mực,

thông lệ quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế, cho cơ quan

quản lý thuế thực hiện nghiêm quyền, nghĩa vụ của người nộp thuế; quyền

và trách nhiệm của cơ

quan quản lý thuế

theo quy định pháp luật, tích cực

phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Luật này có một số điểm mới quan trọng như: bổ sung thêm quyền của người nộp thuế (Điều 16); quy định mới về quản lý thuế đối với hoạt động

thương mại điện tử

(Khoản 4 Điều 42); sửa đổi thẩm quyền xóa nợ

tiền

thuế, tiền phạt (Điều 87), … Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của DN, những tác động mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Luật Quản lý thuế cũ đã bộc lộ những khiếm khuyết, những nội dung và khoảng trống cần phải chỉnh sửa, bổ sung, vì vậy Luật Quản lý thuế (sửa đổi) ban hành vào thời điểm này là hợp lý, khắc phục được các nhược điểm, thiếu sót của Luật Quản lý thuế hiện hành để đảm bảo thuế là nguồn thu chủ yếu của Nhà nước, cần được thu đúng, thu đủ, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển.

Tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Cục thuế thực thi quản lý thuế theo trên cơ sở pháp lý được ban hành chung cho cả nước. Tuy nhiên, trong hoạt động thủ tục hành chính hoặc những chi tiết nhỏ chưa được quy định trong văn bản pháp luật thuế, Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có hướng dẫn riêng bằng văn bản hoặc hướng dẫn trực tiếp. Do đó, có những trường hợp hoặc thông lệ xử lý vấn đề thủ tục thuế hoặc quản lý thuế khác với các địa phương khác. Việc này phụ thuộc nhiều vào cách diễn giải, hiểu biết và thực thi pháp luật thuế của công chức thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh chịu sự quản lý về thuế từ Cục thuế và các chi cục thuế trên địa bàn. Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp được thực hiện thông qua các quy trình quản lý chính như sau:

Quy trình tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp nộp thuế Quy trình quản lý đăng ký thuế

Quy trình quản lý xử lý kê khai và kế toán thuế

Quy trình quản lý miễn, giảm thuế, hoàn thuế Quy trình thanh tra, kiểm tra thuế

Quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

Quy trình một cửa giải quyết thủ tục hành chính thuế.

Tóm tắt các quy trình được thể hiện trong Phụ Lục. Các quy trình quản lý thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện theo quy định trong các văn bản pháp luật về thuế. Quy trình quản lý thuế nêu rõ những công việc, thao tác nghiệp vụ phải thực hiện của các bộ phận trong Cục thuế và các chi cục thuế, và trình tự thực hiện các công việc, thao tác nghiệp vụ trong mối quan hệ tương tác với các hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, dựa vào

quy trình quản lý thuế, từng bộ phận nhận rõ được trách nhiệm của mình,

mối quan hệ giữa các bộ phận trong việc phối hợp quản lý thuế, cũng như yêu cầu, thời hạn hoàn thành các công việc, nghiệp vụ trong quá trình quản lý thuế.

Về phía cục thuế và các chi cục thuế, quy trình quản lý thuế được phổ biến đến các bộ phận để thực hiện nhiệm vụ của mình. Các quy trình quản lý thuế này cũng được tuyên truyền cho doanh nghiệp nắm bắt thông qua công

báo, các tờ

rơi tại cục thuế, chi cục thuế. Các quy trình quản lý thuế

nhìn

chung được vận hành hiệu quả và thuận lợi. Tuy nhiên, cũng còn một số

trường hợp các công việc, nghiệp vụ không được thực hiện kịp thời và đúng

đắn, đặc biệt là miễn giảm thuế, quản lý nợ thuế, thanh tra – kiểm tra

thuế, ... Nguyên nhân là do sự chậm trễ thao tác của cán bộ thuế và hệ thống

chưa cập nhật kịp thời các thông tin phối hợp giữa các bộ phận. Một số

trường hợp có nguyên nhân xuất phát từ bản thân doanh nghiệp không nghiên cứu các quy trình quản lý thuế, tự làm chậm trễ các quá trình khi giao dịch với cơ quan thuế.

4. Đánh giá thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp

Công tác quản lý thuế của Cục thuế và các chi cục thuế đối với doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh đạt được nhiều thành tựu, đồng thời cũng

đối mặt không ít khó khăn trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý thuế. Cơ

quan thuế tại Thành phố Hồ

Chí Minh là một trong những đơn vị

dẫn đầu

ngành thuế cả nước về triển khai chính sách thuế mới, luôn có số thu ngân sách nhà nước đạt cao, chiếm một phần tư số thu của cả nước, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế­xã hội của địa phương, đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới.

Liên quan đến những nội dung chính của quản lý thuế đối với doanh

nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được tập trung nghiên cứu trong

luận án, tác giả đã tiến hành phỏng vấn, thu thập ý kiến đánh giá của các

chuyên gia (bao gồm cán bộ, công chức thuế và những người làm công tác tư vấn thuế cho doanh nghiệp) tại thành phố Hồ Chí Minh (Câu hỏi chi tiết trong Phụ lục Bảng câu hỏi dành cho các chuyên gia). Theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia, đa phần các nội dung chính của công tác quản lý thuế của cơ quan thuế tại thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá cao với mức độ đồng thuận các nội dung từ 70% trở lên.

Trong các nội dung quản lý thuế được đánh giá, ý kiến đồng thuận cao nhất dành cho nội dung xử lý vi phạm pháp luật về thuế của cơ quan thuế (87,5%), tiếp theo là nội dung là tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế (đạt ý kiến đồng thuận là 82,14%). Nội dung giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế được đánh giá thấp nhất (70,07% ý kiến đồng thuận).

Hình 4.. Đánh giá về các nội dung chính của quản lý thuế


(Nguồn: Tác giả tổng hợp, thống kê số liệu phỏng vấn, khảo sát)

Thứ nhất, về tuyên truyền hỗ trợ: Hiện nay, các cơ quan thuế, bao gồm tại Thành phố Hồ Chí Minh, đã triển khai việc phân loại đối tượng nộp thuế để áp dụng các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ thực thi pháp luật thuế phù hợp với từng nhóm đối tượng (ví dụ như doanh nghiệp vừa và nhỏ; doanh nghiệp khối đầu tư nước ngoài thuộc từng nước (Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, ...)). Đối với từng nhóm đã có những biện pháp tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật thuế phù

hợp (như

đối với doanh nghiệp: tổ

chức đối thoại thường kỳ, hướng dẫn

quyết toán thuế, ...).

Về hình thức tuyên truyền hỗ trợ, doanh nghiệp được hỗ trợ giải đáp các vướng mắc thông qua nhiều hình thức đa dạng như hỗ trợ trực tiếp qua bộ phận “một cửa” tại cơ quan thuế các cấp, bằng văn bản, định kỳ tổ chức Hội nghị đối thoại, tổ chức “tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế”, ...

Cục thuế

và các chi cục thuế tại Thành phố Hồ

Chí Minh

đẩy mạnh

triển khai hỗ trợ thông qua hình thức điện tử, đăng tải công khai những văn bản hướng dẫn, công văn giải đáp vấn đề về thuế lên trang web của cục và các chi cục.

Trong cuộc khảo sát về “Đánh giá cải cách thủ tục hành chính thuế: Mức độ hài lòng của doanh nghiệp năm 2019”, các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá ít tích cực nhất về sự hỗ trợ của cơ quan thuế so với các khu vực khác trên cả nước, dù vậy tỷ lệ đánh giá tích cực vẫn đạt trên 75%.

Hình 4.. Đánh giá của doanh nghiệp về tiếp cận thông tin TTHC thuế


(Nguồn: VCCI, 2019)

Về công tác cải cách hành chính,

cơ quan thuế

tại Thành Phố

Hồ Chí

Minh tiếp tục thực hiện các biện pháp cải cách hành chính với chủ trương

giảm thời gian, chi phí làm thủ

tục kê khai, nộp thuế,… là các yếu tố

tạo

niềm tin cho doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố. Khi đánh giá về việc tiếp cận thông tin TTHC thuế, các doanh nghiệp tại

Thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến đánh giá tích cực nhất so với các doanh nghiệp khác tham gia khảo sát trên toàn quốc. Nội dung này đạt được từ 69% ­

89% tỷ lệ đồng ý về các nhận định thông tin TTHC thuế (VCCI, 2019) [30].

Việc hệ thống mẫu biểu, TTHC thuế được ổn định trong giai đoạn từ 2016 đến nay góp phần tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc hoàn thành các nghĩa vụ thuế, nhất là đăng ký và khai thuế.

Thứ hai, về quản lý thông tin doanh nghiệp nộp thuế: Hiện nay, cơ quan thuế tại thành phố Hồ Chí Minh đã có bộ máy và cơ sở hạ tầng tốt trong quản

lý thông tin doanh nghiệp nộp thuế. Cục thuế

và các chi cục thuế

cũng có

hướng dẫn doanh nghiệp về quy trình, thủ tục thông báo, bổ sung thông tin

người nộp thuế. Bên cạnh đó, cơ

quan thuế

cũng đảm bảo cập nhật được

thông tin thay đổi nhanh chóng khi doanh nghiệp thông báo, cập nhật thông tin.

Thứ ba, về quản lý đăng ký, kê khai và thu thuế: Cục thuế và các chi cục

thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục

hành chính thuế trong đăng ký thuế, thực hiện đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục,

mẫu biểu đăng ký thuế, và thời gian giải quyết hồ sơ

đăng ký thuế

đã rút

ngắn xuống còn 3 ngày làm việc thay cho khoảng thời gian từ 5 đến 10 ngày theo quy định trước đây; tham mưu trình Bộ ban hành quy định kiểm tra và cấp

mã số

doanh nghiệp tự

động. Cơ

quan thuế

tích cực phối hợp với cơ

quan

đăng ký kinh doanh trong việc giải quyết hồ sơ đăng ký doanh nghiệp góp

phần giảm thủ tục hành chính và giảm thời gian đi lại của doanh nghiệp.

Về khai thuế và nộp thuế: các mẫu biểu và thủ tục đã được hệ thống

hóa một cách tập trung và thống nhất, sửa đổi, bổ sung đơn giản hóa mẫu

biểu cho phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, giảm thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế của doanh

nghiệp, đảm bảo mục tiêu đơn giản, dễ

hiểu, dễ

thực hiện; ban hành hệ

thống tiêu thức phân tích, đánh giá rủi ro kê khai thuế phục vụ cho việc kiểm tra, rà soát thường xuyên hồ sơ khai thuế, hoàn thuế.

Việc kê khai, nộp thuế

điện tử

thông qua việc kết nối hệ

thống

ứng

dụng ngành thuế với các nhà cung cấp dịch vụ kê khai thuế qua mạng Internet được đẩy mạnh ứng dụng rộng rãi trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, với gần 100% các doanh nghiệp đã ứng dụng. Đồng thời, các văn bản hướng dẫn

về giao dịch điện tử

trong lĩnh vực thuế

được ban hành, tạo cơ

sở pháp lý

trong thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Theo đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn nhiều kênh dễ dàng, thuận tiện trong nộp NSNN, triển khai

thực hiện nộp thuế điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và nộp qua Internetbanking của ngân hàng.

Trong các nội dung về thủ tục thuế trên, các doanh nghiệp tại Thành phố

Hồ Chí Minh đánh giá mức độ

“dễ” hoặc “tương đối dễ” để

thực hiện từ

49% ­ 98% (VCCI, 2019) [30]. Trong các nội dung này, nghĩa vụ đăng ký thuế, khai thuế và nộp thuế là dễ dàng nhất, chiếm tỷ lệ đánh giá đến gần 100%.

Ngược lại, nội dung thủ

tục hoàn thuế

và đề

nghị

miễn giảm thuế

là khó

khăn nhất, chiếm tỷ lệ 49% ­ 58%. Các doanh nghiệp có ý kiến rằng các thủ tục phục vụ cho việc “nộp thuế” thì dễ dàng. Trong khi các thủ tục hoàn thuế, giảm, miễn thuế thì rất khó khăn và tốn nhiều thời gian, công sức.

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí