Công Cụ Phân Tích Và Kiểm Định Mô Hình Nghiên Cứu

khảo sát dựa trên cơ sở Pháp luật về Quản lý thuế (đối với các nhân tố mới thêm vào) nhằm tạo tính mới của đề tài nghiên cứu và phù hợp với tuân thủ thuế của đối tượng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng câu hỏi khảo sát do tác giả xây dựng cũng được tham khảo ý kiến đóng góp của các chuyên gia và đối tượng thảo luận mục tiêu để điều chỉnh câu từ, nội dung cho phù hợp với mô hình nghiên cứu, đồng thời phù hợp với văn hóa, đặc điểm, đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh. Câu hỏi khảo sát chi tiết được trình bày trong Phụ lục 1.

3.3.5.2. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

3.3.5.2.1. Phương pháp thu nhập thông tin sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn, thảo luận nhóm tập trung và điều tra khảo sát. Cụ thể:

­ Phỏng vấn và thảo luận nhóm: tác giả thực hiện phỏng vấn các chuyên gia và thảo luận nhóm tập trung cùng các đối tượng khảo sát để xác định lại

các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu;

và điều chỉnh các

­ Điều tra khảo sát: tác giả thực hiện điều tra khảo sát 02 lần:

 Lần 1: thực hiện phỏng vấn trực tiếp 50 đáp viên là các đối tượng

khảo sát thông qua bảng câu hỏi chi tiết theo phương pháp lấy mẫu phân tầng thuận tiện để điều chỉnh và xác định lại cấu trúc thang đo;

 Lần 2: thực hiện phỏng vấn trực tiếp 350 đáp viên là các đối tượng

khảo sát để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

­ Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp.

3.3.5.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Dữ liệu thu thập từ các đáp viên (các bảng câu hỏi) được xem xét và loại đi những bảng không đạt yêu cầu. Sau đó dữ liệu được mã hóa và làm sạch bằng phần mềm SPSS 20.0.

3.3.5.3. Công cụ phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu

Dữ liệu thu thập từ các đối tượng khảo sát được sử dụng để đánh giá thang đo bằng công cụ phân tích độ tin cậy (Reliability Analysis) thông qua hệ

số Cronbach’s Alpha,

phân tích nhân tố

khám phá EFA

(Exploratary Factor

Analysis), và mô hình Mô hình Hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

Mô hình hồi quy để nhận diện các nhân tố quản lý thuế tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp có dạng:

TTT = f (Fi)

Trong đó, TTT: biến phụ thuộc “Tuân thủ thuế”; Fi: biến độc lập.

Việc xem xét các nhân tố Fi, nhân tố nào thật sự tác động đến mức độ

tuân thủ thuế của doanh nghiệp, sẽ quy tuyến tính:

TTT = bo + bi Fi + ei

được thực hiện bằng phương trình hồi

Trong đó, các biến đưa vào phân tích hồi quy được xác định bằng cách tính điểm của các nhân tố (Factor score, nhân tố).

Nhân tố thứ i, được xác định: Fi = Wi1X1 + Wi2X2 + … + WikXk Wik: Hệ số nhân tố được trình bày trong ma trận hệ số nhân tố

(Component Score Coefficient).

Xi: Biến quan sát trong nhân tố thứ i.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Trong Chương 3, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu của luận án. Đó là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, chủ yếu kết hợp phương pháp định tính với phương pháp định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính nhằm khái quát hóa lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan về quản lý thuế và tuân thủ thuế, tìm hiểu và phân tích các nhân tố quản lý thuế tác động đến

tuân thủ thuế

của doanh nghiệp tại Thành phố Hồ

Chí Minh. Phương pháp

nghiên cứu định lượng kiểm định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến

tuân thủ thuế của các doanh nghiệp. Chương này cung cấp những nền tảng cần thiết để thực hiển khảo sát, kiểm định mô hình nghiên cứu, từ đó phân tích kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách phù hợp.

Trong Chương 4 tiếp theo, tác giả

sẽ trình bày kết quả

của quá trình

nghiên cứu và bàn luận những kết quả này.

CHƯƠNG 4 – THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ VÀ TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


1. THỰC TRẠNG HỒ CHÍ MINH

DOANH NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

1. Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Luật số 13/1999/QH10 về Doanh nghiệp ra đời (trên cơ sở hợp nhất hai đạo Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật số 47­LCT/HĐNN8 về Công ty) và có hiệu lực từ 01/01/2000, sau đó là Luật số 60/2005/QH11 về Doanh nghiệp

có hiệu lực từ 01/07/2006, và gần nhất là Luật số

68/2014/QH13 về

Doanh

nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho các doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động và phát triển. Vì vậy, số lượng doanh nghiệp trên cả nước nói chung và trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, liên tục tăng cao trong những năm qua.

Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn từ 2011 – 2019, số lượng doanh nghiệp thành lập và hoạt động luôn tăng trưởng ấn tượng. Trong giai đoạn 2011 – 2015, số lượng doanh nghiệp đạt mức bình quân 124.168 và

tăng trưởng 9,3%/năm [1]. Sau đó, khi

Luật số

68/2014/QH13 về

Doanh

nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc

cho các doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động

trong năm 2016 tăng mạnh so với giai đoạn trước. Trong năm 2016, số lượng doanh nghiệp đạt đến con số 171.250, và tăng 37,92% so với bình quận giai đoạn 2011 – 2015 [1]. Năm 2017, Thành phố Hồ Chí Minh có 180.322 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 5,3% so với năm 2016, và tăng 41,6% so với bình quân giai đoạn 2011 – 2015 [1]. Đến năm 2018, số lượng doanh nghiệp lại tăng

mạnh, hơn 26,59% so với giai đoạn trước, đạt đến 228.267 doanh nghiệp.

Năm 2019, số lượng doanh nghiệp đạt 239.623 doanh nghiệp, chỉ tăng gần 5%

so với năm 2018. Tỷ lệ tăng số lượng doanh nghiệp giảm mạnh so với tỷ lệ tăng năm 2018 so với năm 2017.

Bảng 4.. Tốc độ tăng trưởng Doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh


Chỉ tiêu

2015

2016

2017

2018

2019

Số lượng doanh nghiệp

(DN)

124.168

171.250

180.322

228.267

239.623

Mức tăng (DN)

­

47.082

9.072

47.945

11.356

Tỷ lệ tăng (%)

9,30%

37,92%

5,30%

26,59%

4,97%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1669779753 - 13

(Nguồn: Sách trắng Doanh nghiệp 2019, 2020)

Hình 4.. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động tại một số thành phố lớn


(Nguồn: Sách trắng Doanh nghiệp Việt Nam 2019)

So sánh với các thành phố kinh tế lớn khác, Thành phố Hồ Chí Minh có số lượng doanh nghiệp thành lập mới và đang hoạt động nổi trội hơn và

chiếm tỷ lệ đáng kể so với sô liệu của cả nước. Trong giai đoạn từ 2011 – 2019, số lượng doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh luôn chiếm khoảng 1/3 tổng số doanh nghiệp cả nước. Bình quân giai đoạn 2011 – 2015, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 32,86% tổng số doanh nghiệp cả nước, trong khi đó

Hà Nội chiếm 22,89% và Đà Nẵng chiếm 2,52% tổng số doanh nghiệp cả

nước. Cơ cấu doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh so với doanh nghiệp cả nước luôn ổn định chiếm hơn 30% trong giai đoạn 2016 – 2019 [1].

Về các loại hình doanh nghiệp chính có thể chia thành doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài. Loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ áp đảo (hơn

97,38%), kế đến là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (2,42%) và doanh

nghiệp nhà nước (0,2%) [12]. Về quy mô hoạt động, các doanh nghiệp trên

địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập và hoạt động với quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm số lượng lớn so với các doanh nghiệp quy mô lớn và quy

mô vừa. Số lượng doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ chiếm hơn 90% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn.

Như vậy, số liệu thống kê cho thấy 91,7% số doanh nghiệp hoạt động có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. So với doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa thì những doanh nghiệp có quy mô nhỏ thường gặp nhiều khó khăn hơn trong quá trình

sản xuất kinh doanh như: quy mô vốn nhỏ

khó có thể

tham gia vào các qui

trình sản xuất kinh doanh lớn để tạo lập thị trường tiêu thụ vững chắc; người lãnh đạo doanh nghiệp ít có tính chuyên sâu do phải quản lý tất cả các khâu trong SXKD do đó việc lập kế hoạch định hướng phát triển kinh doanh bị hạn chế; khó có điều kiện tiếp xúc với các nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ do thiếu các điều kiện đảm bảo để hoàn thiện thủ tục vay …

Về mặt quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng, số lượng khổng lồ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cũng là thách thức đối với các cơ quan quản lý. Bản thân doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thường thiếu bộ máy quản lý tài chính – kế toán – thuế hoàn thiện, mức độ chuyên nghiệp và hiểu biết pháp luật thuế và kế toán không cao, dẫn đến nhiều trường hợp không

tuân thủ vô ý và cố ý. Đồng thời, nguồn lực hữu hạn của cơ quan quản lý

thường không đủ bao quát hết số lượng khổng lồ của loại doanh nghiệp này. Thống kê số liệu cho thấy số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố

Hồ Chí Minh có mức tăng khá ấn tượng. Sự phát triển số lượng doanh nghiệp tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động, đóng góp rất lớn vào việc an sinh xã hội, nguồn thu cho ngân sách nhà nước của thành phố và của cả nước, và góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Những con số về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn cũng đã cho thấy khả năng các doanh nghiệp này đã và đang đóng góp đáng kể vào nguồn thu của NSNN. Đối tượng doanh nghiệp được khẳng định là đối tượng nộp thuế chính, cần được quan tâm nhất trong các đối tượng nộp thuế.

2. Thu NSNN từ doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh được xem là một trong những trung tâm kinh tế

phát triển nhất cả

nước, hàng năm đóng góp

khoảng

1/3 tổng nguồn thu

NSNN. Trong giai đoạn vừa qua, thu NSNN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đều tăng dần qua từng năm, góp phần đáng kể vào nguồn tổng thu của NSNN. Từ những số liệu thống kê về số thực thu NSNN cho đến dự toán thu NSNN đặt ra cho trên địa bàn, Thành phố Hồ Chí Minh đã thể hiện khả năng, tiềm lực và kỳ vọng về thu NSNN, đồng thời là trung tâm kinh tế phát triển bền vững của cả nước.

Trong các đối tượng đóng góp cho nguồn thu NSNN, số liệu thống kê cho thấy đối tượng doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng và đóng góp phần lớn cho nguồn thu NSNN.

Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, trong giai đoạn 5 năm qua, doanh nghiệp đóng góp khoảng 60% nguồn thu nội địa trên địa bàn. So với tổng nguồn thu NSNN trên địa bàn, đối tượng doanh nghiệp luôn đóng góp khoảng 1/3 nguồn thu NSNN của Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là nguồn thu rất đáng kể và có thể xem là nguồn thu chính của NSNN. So với số liệu thống kê của

cả nước, các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp

NSNN chiếm khoảng ¼ số thu NSNN từ các doanh nghiệp trên toàn quốc [1], [12]. So với tổng thu NSNN của cả nước, các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp khoảng 1/10 tổng số thu NSNN từ tất cả các đối tượng trên cả nước.

Hình 4.. Thu NSNN của DN tại Thành phố Hồ Chí Minh


(Đơn vị tính: tỷ đồng) (Nguồn: Niên giám thống kê 2019, Tổng cục Thống kê, Cục thống kê Thành phố Hồ Chí

Minh) Sự đóng góp NSNN của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy vai trò quan trọng của đối tượng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Các doanh nghiệp này phát triển và đóng

góp vào nguồn thu NSNN của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, và nguồn thu NSNN của cả nước nói chung, góp phần phát triển địa bàn thành phố và cả nước. Những số liệu đóng góp này cũng cho thấy doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh là đối tượng quan trọng để nghiên cứu trong lĩnh vực thu NSNN.

Dựa trên số liệu thống kê tổng số Thuế và các khoản đã nộp NSNN của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh so sánh với cả nước, các

doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đã thể hiện vai trò đóng góp to lớn và

đáng ghi nhận vào NSNN. Tương ứng, xét theo từng loại hình doanh nghiệp, từng loại hình doanh nghiệp trên địa bàn cũng thể hiện số liệu đóng góp ấn tượng trong nguồn thu NSNN của thành phố và của cả nước. Từ đó, mỗi loại hình doanh nghiệp đều nên đưa vào nghiên cứu của đề tài. Thêm vào đó, tỷ lệ đóng góp thuế và các khoản phải nộp vào NSNN cũng nên được xem xét khi xác định mẫu điều tra nghiên cứu trong tổng số các doanh nghiệp.

2. THỰC TRẠNG

QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI

DOANH NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

1. Tổ chức bộ máy quản lý thuế

Cơ quan quản lý thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh là Cục thuế Thành

phố Hồ Chí Minh. Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh (gọi chung là Cục Thuế cấp tỉnh) trực thuộc Tổng cục Thuế, dưới sự quản lý của Bộ Tài Chính.

Cục thuế có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của cơ quan thuế quản lý thu trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Đồng thời, Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh có 24 Chi cục thuế quận, huyện, quản lý thuế ở từng quận huyện địa phương, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Đầu năm 2020, có 4 chi cục thuế được sắp xếp, sáp nhập thành 2 chi cục thuế khu vực,

Xem tất cả 202 trang.

Ngày đăng: 30/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí