quan điểm tương tự như trên [110]. Theo đó, mức tuân thủ thuế về tổng thể sẽ tăng lên. Cơ quan thuế ở nhiều nước như Úc, Pháp, Thụy Sĩ, Anh và Hoa Kỳ đã tác cấu trúc phương pháp tiếp cận các đối tượng nộp thuế bằng cách quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu về dịch vụ thuế của họ và xem họ là khách hàng (Kirchler, 2007) [92].
Do đó, trên cơ sở đó và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước, tác giả xây dựng giả thuyết:
Giả
thuyết H6: Chất lượng dịch vụ
thuế
có tác động cùng chiều đến
tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.2.7. Nhân tố “Ứng dụng công nghệ trong quản lý thuế” (CNTT)
Thuế điện tử sẽ hỗ trợ các quy trình quản lý của cơ quan thuế, bao gồm lưu lượng công việc của hệ thống và quản lý ghi nhận thông tin điện tử, quản lý thông tin và tự động phân tích rủi ro để đánh giá độ tin cậy của các tờ khai
thuế
(Makolm và Orthofer, 2007) [97].
Ứng dụng công nghệ
trong quản lý
thuế mang đến nhiều lợi ích quan trọng như giảm chi phí quản lý và chi phí tuân thủ thuế, tăng chất lượng dịch vụ đối với NNT và ngăn chặn tham nhũng (OECD, 2010). Ứng dụng công nghệ trong ngành thuế cũng có thể làm giảm
sự kháng cự của đối tượng nộp thuế đối với hệ
thống thuế và có thể
tăng
tuân thủ thuế của họ (Schaupp và cộng sự, 2010) [120]. Kết quả nghiên cứu của Gerger và cộng sự (2014) cho thấy đối tượng nộp thuế tin tưởng rằng ứng dụng công nghệ sẽ giúp làm giảm sai sót trong quản lý thuế [56]. Từ đó, có thể hiểu rằng việc ứng dụng công nghệ trong quan lý thuế càng hiệu quả sẽ càng giúp đối tượng nộp thuế thuận tiện trong việc tuân thủ các thủ tục thuế, cũng như tăng cường khả năng quản lý thuế, hạn chế các rủi ro không tuân thủ của đối tượng nộp thuế.
Do đó, trên cơ sở đó và kế thừa các kết quả nghiên cứu trước, tác giả xây dựng giả thuyết:
Giả
thuyết H7:
Ứng dụng công nghệ
trong quản lý thuế
có tác động
cùng chiều đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân tố “Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp” (DDHD)
Nhân tố Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp đã được sử dụng trong
nhiều mô hình nghiên cứu về
các nhân tố
tác động đến tuân thủ
thuế
của
người nộp thuế. Kết quả nghiên cứu của OECD (2004), Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Noor và cộng sự (2014), Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015), Bùi Ngọc Toản (2017) cho thấy Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế [4], [29], [109]. Như vậy, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp càng thuận lợi, càng tốt thì khả năng tuân thủ của doanh nghiệp cũng có khả năng tăng lên.
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước, tác giả xây dựng giả thuyết:
Giả
thuyết H8: Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
có ảnh hưởng
cùng chiều đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.2.9. Nhân tố “Đặc điểm tâm lý của chủ/người quản lý doanh nghiệp” (DDTL)
Nhân tố Đặc điểm tâm lý của chủ/người quản lý doanh nghiệp cũng là một nhân tố được sử dụng trong nhiều mô hình nghiên cứu về các nhân tố tác
động đến tuân thủ
thuế
của người nộp thuế. Kết quả
nghiên cứu của
Bordignon (1993), Falkinger (1995), OECD (2004), Kanybek (2008), Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Đặng Thị Bạch Vân (2014), Noor và cộng sự (2014), Bùi Ngọc Toản (2017) cho thấy Đặc điểm tâm lý của chủ/người quản lý doanh nghiệp có ảnh hưởng cùng chiều đến tuân thủ thuế của đối tượng nộp thuế [4], [27], [90], [109].
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu trước, tác giả xây dựng giả thuyết:
Giả thuyết H9: Đặc điểm tâm lý của chủ/người quản lý doanh nghiệp có
ảnh hưởng
cùng chiều đến tuân thủ
thuế
của doanh nghiệp trên địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.3. Xây dựng thang đo
Mô hình có 09 thang đo đại diện cho các nhân tố thuộc quản lý thuế và nhân tố thuộc doanh nghiệp ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ thuế của doanh nghiệp và 01 thang đo đại diện cho hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp, với tổng cộng 42 biến quan sát.
Những thang đo này được xây dựng và xác định dựa trên kế thừa những nghiên cứu trước đó, cơ sở pháp lý của quản lý thuế (Luật quản lý thuế) để có được thang đo nháp 1. Sau đó, tác giả sử dụng thang đo nháp 1 để tham khảo ý kiến thảo luận của các chuyên gia và đối tượng khảo sát thảo luận nhóm tập trung. Thông qua kết quả này, các nhân tố trong mô hình được điều chỉnh và khẳng định lại, thang đo nháp 1 đã được điều chỉnh cho dễ hiểu về mặt ngữ nghĩa (thang đo nháp 2).
Trên cơ sở thang đo nháp 2 này, tác giả thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ (50 đáp viên là các đối tượng khảo sát theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện thông qua bảng câu hỏi trực tiếp) nhằm sàng lọc thang đo và xác định lại cấu trúc của thang đo để sử dụng cho nghiên cứu chính thức.
Thái độ và nhận thức đánh giá của đối tượng khảo sát được xây dựng dựa trên thang đo Likert 5 mức độ (Likert, 1932) và được mô tả chi tiết nhằm xác định những nhân tố chính ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
Thang đo các nhân tố tác động đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh sau khi được hiệu chỉnh và mã hóa như sau:
Bảng 3.. Thang đo chính thức
Mã hóa | Diễn giải | Nguồn lý thuyết | |
(1) Tuyên truyền hỗ trợ (TTHT) | TTHT1 | Tư vấn trực tiếp rõ ràng, dễ hiểu | Xây dựng dựa trên Pháp luật về Quản lý thuế |
TTHT2 | Giải đáp bằng văn bản kịp thời | ||
TTHT3 | Tuyên truyền cập nhật quy định thuế mới | ||
TTHT4 | Tuyên truyền hỗ trợ giúp DN tuân thủ thuế | ||
(2) Quản lý đăng ký, kê khai và thu thuế (QLT) | QLT5 | Quản lý đăng ký thuế | Xây dựng dựa trên Pháp luật về Quản lý thuế |
QLT6 | Quản lý kê khai thuế | ||
QLT7 | Quản lý xác định nghĩa vụ thuế (tính thuế/ấn định thuế) | ||
QLT8 | Quản lý thu thuế | ||
(3) Thanh tra, kiểm tra thuế (TTKT) | TTKT9 | Số lần thanh tra, kiểm tra | Xây dựng dựa trên Pháp luật về Quản lý thuế và Kamdar (1997), Marrelli (1984), Wang và Conant (1988), Marrelli và Martina (1988), Gordon (1990), Cremer và Gahvari (1993), Joulfaian và Rider (1998), Joulfaian (2000), Kirchler (2007), Bùi Ngọc Toản (2017) |
TTKT10 | Thủ tục thanh tra, kiểm tra | ||
TTKT11 | Kết quả thanh tra, kiểm tra | ||
TTKT12 | Không cản trở hoạt động SXKD của DN khi thanh tra, kiểm tra | ||
(4) Xử lý vi phạm pháp luật thuế (XLVP) | XLVP13 | Mức phạt | Xây dựng dựa trên Pháp luật về Quản lý thuế và Marrelli (1984), Marrelli và Martina (1988), Wang và Conant (1988), Gordon (1990), Friedland và cộng sự (1978), Park and Hyun (2003) |
XLVP14 | Xử phạt vi phạm hành chính | ||
XLVP15 | Xử phạt chậm nộp tiền thuế | ||
XLVP16 | Xử phạt khai sai | ||
XLVP17 | Xử phạt trốn thuế, gian lận thuế | ||
(5) Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế (KNTC) | KNTC18 | Thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo | Xây dựng dựa trên Pháp luật về Quản lý thuế |
KNTC19 | Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo | ||
KNTC20 | Không phân biệt đối xử DN đã khiếu nại, tố cáo |
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Pháp Nghiên Cứu Và Quy Trình Nghiên Cứu
- Quy Trình Nghiên Cứu Các Yếu Tố Quản Lý Thuế Tác Động Đến Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
- Nhân Tố “Quản Lý Đăng Ký, Kê Khai Và Thu Thuế” (Qlt)
- Công Cụ Phân Tích Và Kiểm Định Mô Hình Nghiên Cứu
- Đánh Giá Thực Trạng Quản Lý Thuế Đối Với Doanh Nghiệp
- Đánh Giá Của Doanh Nghiệp Về Việc Thực Hiện Các Thủ Tục Thuế
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
Thang đo
Mã hóa | Diễn giải | Nguồn lý thuyết | |
(6) Chất lượng dịch vụ thuế (CLDV) | CLDV21 | Phương tiện hữu hình | Parasuraman (1988, 1991), Fred và Frey (2006), Torgler (2007), OECD (2010) |
CLDV22 | Độ tin cậy | ||
CLDV23 | Sự đáp ứng | ||
CLDV24 | Năng lực phục vụ | ||
CLDV25 | Sự đồng cảm | ||
(7) Ứng dụng công nghệ trong quản lý (CNTT) | CNTT26 | Ứng dụng phần mềm báo cáo thuế | OECD (2010), Schaupp và cộng sự (2010) |
CNTT27 | Thông tin trên trang web cục thuế | ||
CNTT28 | Trình độ CNTT của công chức thuế | ||
CNTT29 | Xử lý sự cố CNTT | ||
(8) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp (DDHD) | DDHD30 | Bộ máy quản lý DN | OECD (2004), Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Noor và cộng sự (2014), Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015), Bùi Ngọc Toản (2017) |
DDHD31 | Loại hình sở hữu DN | ||
DDHD32 | Quy mô hoạt động DN | ||
DDHD33 | Thời gian hoạt động của DN | ||
DDHD34 | Hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN | ||
(9) Đặc điểm tâm lý của chủ/người quản lý doanh nghiệp (DDTL) | DDTL35 | Kiến thức về thuế | Bordignon (1993), Falkinger (1995), OECD (2004), Kanybek (2008), Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Đặng Thị Bạch Vân (2014), Noor và cộng sự (2014), Bùi Ngọc Toản (2017) |
DDTL36 | Nhận thức sự công bằng trong quản lý thuế | ||
DDTL37 | Sự hài lòng về quản lý thuế | ||
DDTL38 | Cơ hội né, tránh thuế | ||
(10) Tuân thủ thuế của doanh nghiệp (TTT) | TTT39 | Đăng ký thuế | OECD (2004), Pháp luật về Quản lý thuế |
TTT40 | Khai thuế | ||
TTT41 | Báo cáo thông tin | ||
TTT42 | Nộp thuế |
Thang đo
(Nguồn: tổng hợp và xây dựng của tác giả)
3.3.4. Chọn mẫu
3.3.4.1. Tổng thể nghiên cứu và khung mẫu
Trong quá trình nghiên cứu luận án và thiết kế nghiên cứu, tác giả xác định tổng thể nghiên cứu và đối tượng cần thu thập dữ liệu khảo sát là các
doanh nghiệp đang hoạt động và nộp thuế
trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí
Minh tại thời điểm dự kiến tiến hành khảo sát (tháng 07/2018 – 06/2019).
Sau khi xác định được tổng thể nghiên cứu, tác giả xác định khung mẫu, Khung mẫu là danh sách liệt kê tất cả các đối tượng thỏa điều kiện của tổng thể nghiên cứu, có các thông tin chung cần thiết cho việc chọn mẫu (tên công ty, năm thành lập, địa chỉ, phương thức liên hệ, ...) (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Tuy nhiên, việc tự thu thập dữ liệu về khung mẫu rất khó khăn và tốn kém. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng danh sách các doanh nghiệp đang hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh, của Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.4.2. Kích thước mẫu nghiên cứu
Tác giả
Hair và cộng sự
(2006) cho rằng nếu nghiên cứu sử
dụng
phương pháp ước lượng Maximum Likelihood (ML) thì kích thước mẫu được xác định dựa vào một trong hai cách sau: (i) mức tối thiểu (Min = 50) và (ii) số lượng biến đưa vào phân tích trong mô hình (Tỷ lệ mẫu so với một biến phân tích k là 5/1 hoặc 10/1).
Nếu N < mức tối thiểu thì sẽ chọn mức tối thiểu. Trường hợp mô hình có m thang đo và Pj là số biến quan sát thứ j thì kích thước mẫu tối thiểu được xác định như sau:
Trong nghiên cứu của mình, tác giả dự kiến có 04 biến quan sát để đo lường hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp và 38 biến quan sát dùng để đo lường 9 nhân tố tác động đến hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp.
Như
vậy, kích thước mẫu nghiên cứu tối thiểu theo tác giả
Hair và
cộng sự (2006) là: N = (04 + 38) x 5 = 210. Để nghiên cứu đảm bảo hiệu quả tốt hơn, kích thước mẫu tính theo tỷ lệ so với biến phân tích 10/1 là: N = (04 + 38) x 10 = 420.
Do vậy, tác giả phải thực hiện khảo sát ít nhất là 210 doanh nghiệp, hoặc 420 doanh nghiệp để đảm bảo hiệu quả tốt hơn. Nhằm đảm bảo độ tin cậy của các thang đo nghiên cứu và thời gian, điều kiện thực tế, tác giả thực hiện khảo sát 350 doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.4.3. Phương pháp chọn mẫu
Có nhiều phương pháp chọn mẫu được sử dụng cho các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, và có thể được chia ra làm
02 nhóm chính (Nguyễn Đình Thọ
và Nguyễn Thị
Mai Trang, 2009): (i)
phương pháp chọn mẫu theo xác suất: là phương pháp chọn mẫu mà các nhà nghiên cứu biết được xác suất tham gia vào mẫu của các phần tử; và (ii) phương pháp chọn mẫu không theo xác suất: là phương pháp chọn mẫu mà trong đó nhà nghiên cứu chọn các phần tử tham gia vào mẫu không theo quy luật ngẫu nhiên.
Việc sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (theo xác suất) hay không ngẫu nhiên (phi xác suất) trong quá trình kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu thì kết quả kiểm định chỉ mang ý nghĩa là với dữ liệu hiện có, chúng ta chấp nhận hay từ chối mô hình và các giả thuyết nghiên cứu này
chứ không khẳng định được là chúng đúng hay sai (Anderson, 1983). Tất
nhiên, nếu mô hình và các giả thuyết nghiên cứu được kiểm định theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (theo xác suất) thì tính tổng quát của kết quả sẽ cao hơn nhưng thời gian và chi phí cũng tăng theo.
Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và ngân sách khi thực hiện đề tài
nghiên cứu nên tác giả thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện
thông qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi chính thức hoặc gửi bảng câu hỏi khảo sát qua email. Tuy nhiên, để tăng tính tổng
quát của kết quả nghiên cứu kiểm định, trước khi chọn mẫu ngẫu nhiên, tác
giả
chọn lựa danh sách khung mẫu dựa trên tỷ lệ
đóng góp NSNN của các
doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
3.3.4.4. Mẫu nghiên cứu thực hiện
Tác giả gửi 350 phiếu khảo sát (trực tiếp và qua email) từ tháng 07/2018 đến tháng 06/2019, trong đó số hợp lệ là 261 phiếu/279 phiếu thu về (đạt tỷ lệ 87%). Đối tượng khảo sát là các doanh nghiệp có trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Bảng 3.. Cơ cấu mẫu nghiên cứu
Cơ cấu số nộp NSNN (%) | Mẫu nghiên cứu (DN) | |
Doanh nghiệp Nhà nước | 20,32% | 71 |
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh | 48,63% | 170 |
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | 31,05% | 109 |
Tổng số | 100,00% | 350 |
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh)
Phương pháp chọn mẫu trong nghiên cứu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện, dựa vào mối quan hệ của các doanh nghiệp để tiếp cận thêm các doanh nghiệp khác, để trực tiếp phỏng vấn và gửi bảng hỏi quan email, để thu thập số liệu và thông tin. Để tăng tính tổng quát của kết quả nghiên cứu kiểm định, trước khi chọn mẫu thuận tiện, tác giả chọn lựa danh sách khung mẫu dựa trên tỷ lệ đóng góp NSNN của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm năm 2017.
3.3.5. Thiết kế nghiên cứu kiểm định
3.3.5.1. Thiết kế câu hỏi khảo sát
Câu hỏi khảo sát được xây dựng và phát triển dựa trên kế thừa cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước trước đây (đối với các nhân tố kế thừa), kết hợp với việc xây dựng mới một số câu hỏi