Thực Trạng Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh

về thuế vẫn còn cần được cải thiện hơn nữa để hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Trong các nội dung chi tiết về công tác giải quyết khiếu nại tố cáo, việc

không phân biệt đối xử với các doanh nghiệp từng có khiếu nại, tố cáo về

thuế có giá trị đánh giá trung bình thấp nhất (3,07/5). Các doanh nghiệp rất e ngại việc bị đối xử phân biệt, không công bằng, hà khắc hơn các đối tượng khác khi họ từng tiến hành khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan thuế. Tình trạng này gây cho các doanh nghiệp mất lòng tin vào cơ quan quản lý thuế, và có thể dẫn đến việc doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình liên lạc, trao đổi với cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Mặt khác, do nội dung khiếu nại ngày càng phức tạp hơn, số lượng đơn

tố cáo ngày càng tăng lên nhưng kết quả giải quyết còn chậm hoặc không

được giải quyết dẫn đến tố cáo kéo dài, chưa giải quyết dứt điểm nhiều vụ việc.

Vẫn có trường hợp cơ quan thuế xử lý không kịp thời các vi phạm của người nộp thuế dẫn đến việc khi có quyết định xử lý thì đã hết thời hiệu xử

lý theo quy định pháp luật. Điều này khiến cơ quan chức năng không xử lý

truy thu được thuế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

cho Nhà nước. Báo cáo của ngành thuế

cũng nêu thêm

Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1669779753 - 17

trường hợp cơ quan thuế cấp dưới chưa làm hết trách nhiệm trong quá trình thanh tra, giải quyết khiếu nại lần đầu, đẩy trách nhiệm lên cơ quan thuế cấp

trên. Thậm chí khi chưa có đẩy đủ

kết quả

xác minh hóa đơn của doanh

nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh nhưng cơ quan thuế vẫn ban hành quyết định xử lý vi phạm.

Các khiếu nại liên quan đến vấn đề giá chuyển nhượng như khiếu nại về cơ sở dữ liệu dùng để lựa chọn đối tượng so sánh giữa cơ quan Thuế và doanh nghiệp là không thống nhất, khiếu nại về phương pháp ấn định của cơ quan Thuế, khiếu nại việc không thông báo công khai căn cứ ấn định, cơ sở ấn định thuế.

Các khiếu nại liên quan đến lĩnh vực thuế quốc tế như thuế nhà thầu đối với việc chuyển nhượng bản quyền phần mềm, nhượng quyền thương mại, miễn giảm thuế TNDN theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần...

Bên cạnh đó, tại Quyết định giải quyết khiếu nại có trường hợp dẫn chiếu cơ sở pháp lý là văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế nên khi người nộp thuế khiếu kiện ra Tòa đã bị tuyên hủy Quyết định và xử cơ quan Thuế thua kiện. Còn có tình trạng đơn tố cáo có danh hoặc nặc danh với sự việc cụ thể, tình tiết rõ ràng nưng không được giải quyết hoặc giải quyết chậm, giải quyết không triệt để dẫn đến việc tố cáo kéo dài.

Thứ tám, về chất lượng dịch vụ thuế

Chất lượng dịch vụ

thuế

đạt được nhiều đánh giá cao của các doanh

nghiệp (mức đánh giá trung bình 3,65/5) và chuyên gia (mức đánh giá trung bình 3,49/5). Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ công của cơ quan thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn một số tồn tại:

Về thời gian xử lý công tác, nghiệp vụ, nhiều doanh nghiệp chưa đánh giá cao do không nhận được sự xử lý, hỗ trợ kịp thời và thích đáng từ cơ quan thuế. Nhiều doanh nghiệp phản ánh việc cán bộ thuế không giải đáp chi tiết các thắc mắc về thuế mà chỉ hướng dẫn chung, không giải quyết được vấn đề và thái độ chưa thân thiện, cởi mở.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp đánh giá là chưa thực sự nhận được sự quan tâm, đồng cảm từ cán bộ thuế. Doanh nghiệp nộp thuế chưa hoàn toàn được đối xử như là một khách hàng của dịch vụ thuế. Thái độ của một số cán bộ thuế chưa thân thiện và chủ động hỗ trợ doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang mong muốn

nhận được sự cải thiện lớn hơn nữa về kỷ cương, tác phong làm việc từ các công chức thuế (VCCI, 2019) [30]. Công chức thuế cần giải quyết công việc nhanh chóng và có thái độ xem doanh nghiệp như khách hàng, đối tác của dịch vụ công của cơ quan thuế.

Thứ chín, về ứng dụng công nghệ trong quản lý thuế

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế được các chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá tương ứng ở mức trung bình 3,61/5 và 3,32/5. Các nội dung ứng dụng công nghệ trong quản lý thuế được các chuyên gia tán thành cao hơn cảm nhận của các doanh nghiệp. Sự khác biệt này có

thể

xuất phát từ

góc độ

các chuyên gia là người quản lý, doanh nghiệp là

những người sử dụng, có thể chưa hiểu rõ cách thức ứng dụng, hoặc gặp khó khăn trong quá trình thực tiễn hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Bên cạnh kết quả đạt được trong quá trình triển khai ứng dụng CNTT

vào hoạt động nghiệp vụ

ngành Thuế

tại Thành phố

Hồ Chí Minh đã gặp

phải một số khó khăn, hạn chế sau:

Thứ

nhất, nhiều doanh nghiệp phản ánh hệ

thống nộp thuế

điện tử

chậm, hay bị lỗi, không ổn định. Nhất là trong những thời gian sắp đến thời hạn khai thuế, quyết toán thuế, hệ thống khai nộp thuế điện tử rất dễ dàng bị chậm và lỗi.

Thứ hai, chính sách, văn bản pháp quy về thuế cũng như các mẫu biểu đầu vào của các ứng dụng hiện nay thay đổi liên tục, trong khi theo quy định

về thời gian để Tổng cục Thuế xây dựng một dự án CNTT nhằm nâng cấp

các ứng dụng để đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ mới mất khoảng 14 tháng. Do đó, ảnh hưởng đáng kể đến việc các ứng dụng CNTT trong ngành Thuế.

Thứ ba, việc nâng cấp, bổ sung và triển khai hạ tầng CNTT hiện nay của ngành Thuế chưa đáp ứng được yêu cầu và tốc độ triển khai, mở rộng của các ứng dụng CNTT và cơ sở dữ liệu ngày càng tăng. Hệ thống CNTT vẫn chưa đáp ứng kịp tốc độ đổi mới nhanh chóng của yêu cầu cải cách và hiện đại hóa

quản lý thuế, với các nội dung thay đổi của hệ thống chính sách pháp luật

thuế; mức độ tích hợp và tự động hóa chưa cao. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ triển khai các nhiệm vụ của ngành Thuế.

Thứ tư, nguồn nhân lực CNTT hiện nay của ngành Thuế còn tương đối mỏng và chất lượng nhân lực chưa được đảm bảo. Việc triển khai các ứng dụng quản lý thuế mới theo hướng tập trung và theo tiêu chuẩn quốc tế khác

rất nhiều so với các ứng dụng quản lý thuế phân tán trước đây nên gặp nhiều khó khăn vướng mắc cần phải tập trung quan tâm và xử lý, cải thiện.

Thứ năm, chưa triển khai rộng rãi một số ứng dụng CNTT phục vụ

người dân, doanh nghiệp cũng như phục vụ trong quản lý nội bộ ngành Thuế như: Hệ thống quản lý nhân sự trong toàn ngành Thuế, đảm bảo kết nối, trao đổi thông tin về quản lý nhân sự của toàn ngành Tài chính; Hệ thống quản lý các đại lý thuế và cấp chứng chỉ cho đại lý thuế.

3. THỰC TRẠNG TUÂN THỦ THUẾ CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Theo quy định của pháp luật về thuế, doanh nghiệp, với tư cách là đối

tượng nộp thuế, có nghĩa vụ

tuân thủ

những nội dung được quy định trong

Luật quản lý thuế (chủ yếu bao gồm: đăng ký, kê khai, nộp thuế, cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hồ sơ nộp thuế). Khi doanh nghiệp hoàn thành những nghĩa vụ về thuế theo quy định, doanh nghiệp mới được xem là tuân thủ theo pháp luật về thuế.

Dựa trên đánh giá của các chuyên gia quản lý thuế đối với các doanh

nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có ý thức khá cao

về tuân thủ theo pháp luật thuế. Dựa trên kinh nghiệm quản lý các doanh

nghiệp trên địa bàn, các chuyên gia cũng đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp ở mức khá cao. Trong đó, nội dung tuân thủ đăng ký thuế của doanh nghiệp được đánh giá cao nhất. Nội dung tuân thủ khai thuế của doanh nghiệp được đánh giá thấp nhất.

Hình 4.. Đánh giá về các nội dung tuân thủ thuế của doanh nghiệp


(Nguồn: Tác giả tổng hợp, thống kê số liệu khảo sát) Về phía các doanh nghiệp được khảo sát trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, theo số liệu khảo sát, hơn 70% các doanh nghiệp tự đánh giá tuân thủ các nội dung của pháp luật về thuế. Nhìn chung phần lớn các doanh nghiệp được khảo sát trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh lựa chọn đồng ý tuân thủ theo pháp luật thuế, trong đó có 90,14% doanh nghiệp đồng ý tuân thủ đăng ký

thuế,

74,5% doanh nghiệp đồng ý tuân thủ

khai thuế,

78,79% doanh nghiệp

đồng ý tuân thủ báo cáo đầy đủ thông tin về thuế, và đồng ý tuân thủ việc nộp thuế theo quy định.

76,64% doanh nghiệp

Hình 4.. Tự đánh giá của Doanh nghiệp về các nội dung tuân thủ thuế


(Nguồn: Tác giả tổng hợp, thống kê số liệu khảo sát) Sự đánh giá của các chuyên gia quản lý thuế và tự đánh giá của các doanh nghiệp có sự chênh lệnh. Tuy nhiên, nội dung tuân thủ quy định pháp luật thuế về đăng ký thuế vẫn chiếm tỷ lệ đồng thuận cao nhất. Đây là nội dung bắt buộc đầu tiên của một đối tượng nộp thuế. Khi các doanh nghiệp đăng ký

hoạt động, việc đăng ký mã số

thuế

là bắt buộc và thủ

tục thực hiện đơn

giản, do đó mức độ tuân thủ cao hơn so với các nghĩa vụ thuế khác. Tương tự, nghĩa vụ báo cáo các thông tin liên quan đến thuế được đánh giá mức độ tuân thủ cao thứ hai. Cuối cùng là hai nội dung về nghĩa vụ khai thuế và nộp thuế, được các chuyên gia và doanh nghiệp tự đánh giá mức độ tuân thủ thấp nhất trong bốn nội dung về nghĩa vụ thuế.

Theo kê tự đánh giá của các doanh nghiệp, các loại hình doanh nghiệp khác nhau cũng có sự chênh lệnh trong mức độ tự đánh giá về tuân thủ các nội dung theo pháp luật về thuế. Tác giả thực hiện khảo sát các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong các loại hình doanh nghiệp này, doanh nghiệp nhà nước tự đánh

giá tuân thủ

theo pháp luật thuế

cao nhất, và các doanh nghiệp ngoài quốc

doanh có mức tự đánh giá tuân thủ theo pháp luật thuế thấp nhất.

Hình 4.. Tự đánh giá tuân thủ thuế phân theo loại hình doanh nghiệp


(Nguồn: Tác giả tổng hợp, thống kê số liệu khảo sát) Thông qua phỏng vấn, khảo sát các chuyên gia quản lý thuế và các doanh nghiệp, thực trạng tuân thủ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được nâng cao so với giai đoạn trước, đồng thời cũng còn tồn

tại một số hạn chế.

Mức độ tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp được nâng cao nhờ vào những nguyên nhân sau:

Thứ

nhất, những người quản lý doanh nghiệp/chủ

doanh nghiệp hoặc

những người phụ trách kế toán thuế hầu hết đều có nhận thức, hiểu biết về các quyền, nghĩa vụ thuế và các mức phạt khi vi phạm trong pháp luật về thuế. Các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc cập nhật, tìm hiểu các quy định về thuế để đảm bảo tuân thủ của doanh nghiệp.

Thứ

hai, những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước

ngoài thường có ban quản trị, kiểm soát chặt chẽ hoạt động, tài chính – kế toán, do đó có mức tuân thủ theo pháp luật về thuế cao. Các doanh nghiệp này thường có chính sách nội bộ rõ ràng, chặt chẽ và tuân thủ theo quy định. Số liệu khảo sát cũng cho thấy các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có mức độ tuân thủ cao hơn (khoảng 75% ­ 95%) so với các doanh nghiệp khác.

Thứ ba, cơ quan thuế đóng vai trò quan trọng, thông qua sự hỗ trợ tuyên truyền của cơ quan thuế, giúp các doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn và giải đáp, hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Thứ tư, cơ quan thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có năng lực, nghiệp vụ mạnh trong quản lý thuế, làm cho việc kiểm soát quản lý nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn đạt hiệu quả cao.

Thứ năm, quy định pháp luật về thuế ngày càng chặt chẽ, thường xuyên được bổ sung, sửa đổi theo tình hình mới và theo xu hướng chung của thông lệ quốc tế. Do đó, các doanh nghiệp khó có cơ hội để trốn, tránh thuế. Đồng thời, cơ quan quản lý thuế có cơ sở pháp lý vững chắc để thực thi những công tác quản lý thuế. Hơn nữa, những quy định về thủ tục hành chính thuế, khai thuế đều được tinh giảm, giúp cho quy trình đăng ký, kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp dễ dàng hoàn thành hơn.

Bên cạnh những kết quả khả quan đạt được trong quản lý thuế và mức độ tuân thủ thuế tự nguyện của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn chính như sau:

Thứ nhất, vẫn còn trường hợp người quản lý/chủ doanh nghiệp lựa chọn không hoàn toàn tuân thủ theo quy định pháp luật thuế, không kê khai đúng doanh thu, chi phí, sử dụng hai sổ kế toán, … Những trường hợp này chủ yếu rơi vào các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ thuộc loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Thứ hai, số lượng doanh nghiệp khổng lồ được thành lập và hoạt động trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng là một khó khăn không nhỏ đối với cơ quan thuế. Đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chiếm tỷ trọng lớn nhất trên địa bàn thành phố (91,7% tổng số doanh nghiệp), và cũng là đối tượng khó quản lý nhất. Các doanh nghiệp này thường không có cơ cấu nhân sự quản lý tài chính – kế toán – thuế riêng biệt, năng lực nghiệp vụ thấp, cũng như phần lớn không có ý thức tuân thủ theo quy định pháp luật về thuế.

Thứ ba, khi đánh giá chi tiết về việc nghĩa vụ khai thuế, việc không hoàn thành nghĩa vụ khai thuế chủ yếu do khai sái, khai thiếu, không đúng thời hạn quy định. Nguyên nhân của hiện tượng này chủ yếu là do người làm công tác kê khai thuế chưa nắm rõ quy định, quy định tính thuế phức tạp hoặc không rõ ràng ở một số nội dung cụ thể, hoặc doanh nghiệp không tự nguyện tuân thủ, chủ động khai sai, khai thiếu để làm giảm số thuế phải nộp.

Thứ

tư, liên quan đến nghĩa vụ

nộp thuế, các doanh nghiệp giải thích

việc không hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế chủ yếu là do rủi ro trong sản xuất kinh doanh, gặp khó khăn về nguồn tài chính. Trong các trường hợp nộp tiền phạt về thuế và truy thu thuế, một số doanh nghiệp không hoàn thành nghĩa vụ thuế vì không đồng ý với quyết định của cơ quan thuế, muốn khiếu nại kết quả thanh tra, kiểm tra. Việc quản lý nợ thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố cũng là nội dung rất được quan tâm của cơ quan thuế để hoàn thành nhiệm vụ ngân sách nhà nước.

Thứ năm, hệ thống chính sách thuế hiện nay vẫn bị nhiều doanh nghiệp đánh giá là phức tạp, chồng chéo, khó hiểu, cách diễn giải không thống nhất. Các doanh nghiệp phải dành nhiều thời gian nghiên cứu để có thể hiểu được

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2022