Nhân Tố “Quản Lý Đăng Ký, Kê Khai Và Thu Thuế” (Qlt)

nghiệp dựa trên các nghiên cứu trước đây (8) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, (9) Đặc điểm tâm lý của chủ/người quản lý doanh nghiệp). Mô hình nghiên cứu dự kiến được phác họa trong Hình bên dưới.

Hình 3.. Mô hình nghiên cứu dự kiến


(Nguồn: tổng hợp và xây dựng của tác giả)


Các nhân tố thuộc về quản lý thuế bao gồm (1) Tuyên truyền hỗ trợ, (2) Quản lý đăng ký, kê khai và thu thuế, (3) Thanh tra kiểm tra thuế, (4) Xử lý vi phạm pháp luật về thuế, (5) Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế, (6) Chất lượng dịch vụ thuế, (7) Ứng dụng công nghệ trong quản lý thuế. Trong đó, hai nhân tố truyền thống Chất lượng dịch vụ thuế và Ứng dụng công nghệ trong quản lý thuế kế thừa từ các nghiên cứu của Parasuraman (1988, 1991), Fred và Frey (2006), Torgler (2007), OECD (2010), Schaupp và cộng sự (2010)

[110], [120], [128]. Các nhân tố Thanh tra, kiểm tra thuế, và Xử lý vi phạm

pháp luật thuế cũng là hai nhân tố truyền thống, kế thừa từ nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây và điều chỉnh phù hợp theo Luật số

78/2006/QH11 về

Quản lý thuế của

Việt Nam. Các nhân tố

còn lại (Tuyên

truyền hỗ trợ; Quản lý đăng ký, kê khai và thu thuế; Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế) được tác giả xây dựng thêm vào dựa trên Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 và tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong ngành thuế, tư vấn thuế và một số đối tượng khảo sát thảo luận tập trung.

Các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp ((8) Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, (9) Đặc điểm tâm lý của chủ/người quản lý doanh nghiệp) được xác định đưa vào mô hình để cân bằng với các nhân tố thuộc quản lý thuế. Các nhân tố này được kế thừa từ những nghiên cứu trước đây của các

tác giả trong và ngoài nước (Bordignon (1993), Falkinger (1995), OECD

(2004), Kanybek (2008), Nguyễn Thị Lệ

Thúy (2009), Đặng Thị

Bạch Vân

(2014), Noor và cộng sự (2014), Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015)) [14], [27], [29], [53], [71], [90], [109].

Thêm vào đó, biến phụ thuộc của mô hình nghiên cứu dự kiến là Hành vi tuân thủ thuế của doanh nghiệp. Biến phụ thuộc này được xây dựng trên cơ

sở kế thừa các nghiên cứu trước đây và pháp luật về Quản lý thuế của Việt Nam.

Đối tượng nghiên cứu (đại diện các doanh nghiệp, bao gồm người quản lý và/hoặc phụ trách kế toán – tài chính của doanh nghiệp) sẽ được khảo sát về nhận định và đánh giá của họ đối với các nhân tố thuộc về quản lý thuế và nhân tố đặc điểm doanh nghiệp, và việc đó ảnh hưởng như thế nào đến mức độ tuân thủ thuế của họ.

3.3.2. Giả thuyết nghiên cứu

Căn cứ vào tổng quan các nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, tác giả kế thừa

các kết quả

nghiên cứu trước đó, đồng thời để

giải quyết mục tiêu nghiên

cứu của luận án, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu liên quan đến mô hình nghiên cứu đề xuất như sau:

Bảng 3.. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu



STT


Tên biến độc lập


Giả thuyết nghiên cứu


Kỳ vọng


Nguồn lý thuyết



TTHT có tác


Xây dựng mới dựa trên


H1

Tuyên truyền hỗ trợ (TTHT)

động cùng chiều với tuân

thủ thuế của


(+)

Luật số 78/2006/QH11 về Quản lý thuế



DN





QLT có tác


Xây dựng mới dựa trên


Quản lý đăng ký,

động cùng


Luật số 78/2006/QH11 về

H2

kê khai và thu

chiều với tuân

(+)

Quản lý thuế


thuế (QLT)

thủ thuế của





DN



H3

Thanh tra, kiểm

TTKT có tác

(+)

Xây dựng dựa trên Luật số


tra thuế (TTKT)

động cùng


78/2006/QH11 về Quản lý



chiều với tuân


thuế và Kamdar (1997),



thủ thuế của


Marrelli (1984), Wang và



DN


Conant (1988), Marrelli và





Martina (1988), Gordon





(1990), Cremer và Gahvari





(1993), Joulfaian và Rider





(1998), Joulfaian (2000),





Kirchler (2007), Bùi Ngọc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1669779753 - 11

STT


Tên biến độc lập


Giả thuyết nghiên cứu


Kỳ vọng


Nguồn lý thuyết





Toản (2017)





Xây dựng dựa trên Luật số


H4


Xử lý vi phạm pháp luật thuế (XLVP)

XLVP có tác động cùng chiều với tuân thủ thuế của DN


(+)

78/2006/QH11 về Quản lý thuế và Marrelli (1984), Marrelli và Martina (1988), Wang và Conant (1988), Gordon (1990), Friedland và

cộng sự (1978), Park and





Hyun (2003)



KNTC có tác


Xây dựng mới dựa trên


Giải quyết khiếu

động cùng


Luật số 78/2006/QH11 về

H5

nại tố cáo về

chiều với tuân

(+)

Quản lý thuế


thuế (KNTC)

thủ thuế của





DN





CLDV có tác


Parasuraman (1988, 1991),


H6

Chất lượng dịch vụ thuế (CLDV)

động cùng chiều với tuân

thủ thuế của


(+)

Fred và Frey (2006), Tor­ gler (2007), OECD (2010)



DN





CNTT có tác


OECD (2010), Schaupp và


Ứng dụng công

động cùng


cộng sự (2010)

H7

nghệ trong quản

chiều với tuân

(+)



lý thuế (CNTT)

thủ thuế của





DN




H8


Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp (DDHD)

DDHD có ảnh hưởng cùng chiều với tuân thủ thuế của DN


(+)

OECD (2004), Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Noor và cộng sự (2014), Phan Thị Mỹ Dung và Lê Quốc Hiếu (2015), Bùi Ngọc Toản

(2017)





Bordignon (1993), Falkinger


H9

Đặc điểm tâm lý của chủ/người quản lý doanh nghiệp (DDTL)

DDTL có ảnh hưởng cùng chiều với tuân thủ thuế của

DN


(+)

(1995), OECD (2004),

Kanybek (2008), Nguyễn Thị Lệ Thúy (2009), Đặng Thị Bạch Vân (2014), Noor

và cộng sự (2014), Bùi





Ngọc Toản (2017)


(Nguồn: tổng hợp và xây dựng của tác giả)


3.3.2.1. Nhân tố “Tuyên truyền hỗ trợ” (TTHT)

Tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế là nội dung của Quản lý thuế, được

quy định trong Pháp luật về

Quản lý thuế

của Việt Nam. Cơ

quan thuế có

trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế; công khai các thủ tục về thuế tại trụ sở, trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế và trên các phương tiện thông tin đại chúng; có trách nhiệm giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế. Do đó, cơ quan thuế càng tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế thì khả năng doanh nghiệp tuân thủ thuế càng tăng. Tác giả xây dựng giả thuyết như sau:

Giả thuyết H1: Tuyên truyền hỗ trợ có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3.2.2. Nhân tố “Quản lý đăng ký, kê khai và thu thuế” (QLT)

Quản lý đăng ký, kê khai và thu thuế là nội dung của Quản lý thuế, được quy định trong Pháp luật về Quản lý thuế của Việt Nam. Cơ quan thuế quản lý việc đăng ký thuế, xác định số thuế phải nộp và thu thuế của doanh nghiệp (khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế và những nội dung khác liên quan đến thu thuế). Việc quản lý đăng ký, kê khai và thu thuế càng tốt và hiệu quả thì khả năng các doanh nghiệp không tuân thủ càng giảm. Do đó, tác giả xây dựng giả thuyết như sau:

Giả thuyết H2: Quản lý đăng ký, kê khai và thu thuế có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhân tố “Thanh tra, kiểm tra thuế” (TTKT)

Có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân tố liên quan đến thanh

tra, kiểm tra thuế

đối với tuân thủ

thuế

của đối tượng nộp thuế. Kết quả

nghiên cứu của Kamdar (1997) cho thấy tuân thủ thuế của đối tượng doanh nghiệp có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ khả năng bị kiểm tra thuế [89].

Các nghiên cứu của Marrelli (1984), Wang và Conant (1988), Marrelli và Martina (1988), Gordon (1990), Cremer và Gahvari (1993), Joulfaian và Rider (1998), Joulfaian (2000) cho thấy khả năng bị kiểm tra có mối liên hệ ngược chiều với hành vi trốn thuế [63], [77], [133]. Theo Marrelli (1984), Marrelli and Martina (1988) và Gordon (1990), các doanh nghiệp trốn thuế ít hơn nếu tỷ lệ bị kiểm tra thuế cao. Mô hình nghiên cứu của Wang and Conant (1988) đưa ra kết quả rằng tỷ lệ khả năng bị kiểm tra thuế cao làm giảm mức độ trốn thuế của các doanh nghiệp [77], [99], [100], [133]. Mặc khác, một số nghiên cứu cho thấy mức độ tuân thủ thuế giảm ngay sau khi đối tượng nộp thuế bị kiểm

tra lần đầu, và sau đó mức tuân thủ

lại tăng (Guala và Mittone, 2005)

[79].

Nhìn chung, nhiều kết quả nghiên cứu trước đây hầu hết đều cho thấy khả

năng bị kiểm tra thuế tăng sẽ làm mức độ 2007) [92].

tuân thủ

thuế tăng lên (Kirchler,

Kế thừa từ những kết quả nghiên cứu trước, cùng với dựa trên cơ sở nội dung thanh tra kiểm tra thuế của Pháp luật về Quản lý thuế của Việt Nam, nội dung thanh tra, kiểm tra thuế trong nghiên cứu này là thanh tra, kiểm tra

thuế

hiệu quả

dựa trên việc

ứng dụng các phương pháp quản lý rủi ro và

CNTT hiện đại, để tránh việc tạo thêm gánh nặng thời gian và chi phí cho các

doanh nghiệp trong quá trình thanh tra, kiểm tra thuế, tác giả thuyết sau:

xây dựng giả

Giả thuyết H3: Thanh tra, kiểm tra thuế có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3.2.4. Nhân tố “Xử lý vi phạm pháp luật thuế” (XLVP)

Có nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa mức độ tuân thủ thuế và mức phạt vi phạm pháp luật thuế. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức phạt và mức độ tuân thủ thuế không phải lúc nào cũng giống nhau.

Theo Marrelli (1984), Marrelli và Martina (1988), Wang và Conant (1988), Gordon (1990), các doanh nghiệp trốn thuế ít hơn nếu mức phạt do vi phạm

tuân thủ

cao [77], [99], [100]. Một số

nghiên cứu cho thấy mức phạt ít tác

động đến mức độ tuân thủ thuế (Friedland và cộng sự, 1978; Park and Hyun, 2003) [75], [114]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Virmani (1989) lại cho thấy tỷ lệ trốn thuế có thể tăng khi mức phạt vi phạm về thuế tăng. Virmani (1989) cho rằng các đối tượng doanh nghiệp đối phó với mức phạt vi phạm bằng cách khai giảm doanh thu chịu thuế, nhằm giảm khả năng bị kiểm tra thuế, có nghĩa là tăng mức phạt vi phạm lại làm cho mức độ trốn thuế, gian

lận thuế nhiều hơn [130]. Trong khi đó, nghiên cứu của Pommerehne và

Weck­Hannemann (1996), Kamdar (1997) không tìm ra bằng chứng cho thấy

mối liên hệ

hoặc tác động giữa mức phạt và tuân thủ thuế

của đối tượng

doanh nghiệp [89]. Một số nghiên cứu khẳng định quan điểm rằng mức phạt sẽ có tác động mạnh hơn đến mức độ tuân thủ thuế nếu kết hợp với tỷ lệ bị kiểm tra thuế cao (Alm và cộng sự, 1995).

Trong mô hình nghiên cứu dự kiến, tác giả xác định nhân tố “Xứ lý vi phạm pháp luật về thuế”, không chỉ bao gồm mức phạt vi phạm pháp luật về thuế, mà bao gồm các nội dung tương ứng liên quan đến xử phạt hành vi vi phạm pháp luật thuế (vi phạm thủ tục, chậm nộp tiền thuế, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, trốn thuế, gian lận thuế) được quy định trong Luật Quản lý thuế Việt Nam.

Do đó, trên cơ sở đó và kế thừa một phần các kết quả nghiên cứu trước, tác giả xây dựng giả thuyết:

Giả thuyết H4: Xử lý vi phạm pháp luật về thuế có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3.2.5. Nhân tố “Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế” (KNTC)

Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế là nội dung của Quản lý thuế, được quy định trong Luật Quản lý thuế của Việt Nam. Cơ quan quản lý thuế khi nhận được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật về thuế phải xem xét, giải quyết trong thời hạn theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Nếu việc giải quyết và xử lý khi nhận được khiếu nại về việc thực hiện pháp luật

được cơ

quan thuế

thực hiện theo đúng thời hạn và công bằng, thỏa đáng,

người nộp thuế sẽ có xu hướng tin tưởng và tuân thủ vào pháp luật thuế. Do đó, tác giả xây dựng giả thuyết như sau:

Giả thuyết H5: Giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế có tác động cùng chiều đến tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

3.3.2.6. Nhân tố “Chất lượng dịch vụ thuế” (CLDV)

Ott (1998) cho rằng quản lý thuế trong xã hội hiện đại cần phải cung

cấp dịch vụ cho công dân và quy trình ngày càng chuyên môn hóa. Ott (1998) cũng đưa ra kết luận rằng mục tiêu của bất kỳ hệ thống quản lý thuế nào đều là để cung cấp dịch vụ tốt hơn cho các đối tượng nộp thuế [112]. Theo nghiên cứu của tác giả Parasuraman (1988, 1991) cho thấy: chất lượng dịch vụ lại bao gồm 05 thành phần: đồng cảm, độ tin cậy, phương tiện hữu hình, năng lực phục vụ, đáp ứng; và cả 05 thành phần này đều có tác động trực tiếp đến chất lượng dịch vụ. Theo Bird (2003), hệ thống quản lý thuế hiệu quả cần phải xem đối tượng nộp thuế như “khách hàng” [51]. Quản lý thuế tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế tuân thủ thuế bao gồm các nhân tố như hoàn thiện dịch vụ đối với đối tượng nộp thuế bằng cách hướng dẫn rõ ràng, cung

cấp các mẫu tờ khai dễ hiểu, và thông báo, giúp đỡ họ ngay khi cần. OECD

(2004) xác định các dịch vụ phổ biến mà cơ quan thuế cung cấp có thể phân thành ba loại, bao gồm thông tin, tương tác và giao dịch [109]. Trong đó giao dịch được xem là dịch vụ chính yếu nhất, dịch vụ thông tin và tương tác chỉ để hỗ trợ cho dịch vụ giao dịch.

Theo nghiên cứu của Feld và Frey (2006), cách thức cung cấp dịch vụ của cơ quan thuế đối với đối tượng nộp thuế có ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế của họ [72]. Torgler (2007) cho rằng mức độ sẵn sàng hợp tác của đối tượng nộp thuế đối với cơ quan thuế sẽ tăng lên nếu cơ quan thuế xem bản thân họ là tổ chức cung cấp dịch vụ, cung cấp dịch vụ chất lượng và đối đãi với với đối tượng nộp thuế như đối tác của mình [128]. OECD (2010) cũng có

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2022