Đánh Giá Của Doanh Nghiệp Về Việc Thực Hiện Các Thủ Tục Thuế

Hình 4.. Đánh giá của doanh nghiệp về việc thực hiện các thủ tục thuế


(Nguồn: VCCI, 2019)

Thứ tư, về quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Công tác quản lý nợ thuế

và cưỡng chế nợ thuế của cơ quan thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh được

thực hiện thống nhất theo quy trình của ngành thuế; ứng dụng quản lý nợ

được nâng cấp nhằm hỗ trợ nâng cao hiệu quả công việc cho công chức quản lý nợ; xây dựng và thực hiện chỉ tiêu đôn đốc thu hồi và xử lý các khoản tiền thuế nợ của doanh nghiệp nợ thuế; xây dựng và triển khai áp dụng thống nhất toàn ngành hệ thống đánh giá chất lượng công tác quản lý nợ thuế; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nợ cho công chức làm công tác quản lý nợ tại Cục Thuế và Chi cục Thuế. Việc công bố danh sách các doanh nghiệp nợ thuế, căn cứ vào khoản 6 Điều 9 Luật số 78/2006/QH11 về Quản lý thuế và Điều 47 Nghị định số 83/2013/NĐ­CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý thuế, có tác dụng lớn trong việc đôn đốc thu hồi nợ từ các doanh nghiệp.

Trong năm 2019, cơ quan thuế tích cực triển khai nhiều biện pháp đồng bộ trong công tác quản lý nợ thuế, nên đã thu được 8.583 tỷ đồng nợ thuế,

đưa tổng số nợ thuế có khả

năng thu giảm còn 9.318 tỷ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.

đồng, chiếm 3,2%

tổng thu NSNN của đơn vị. Cụ thể là, hoạt động đôn đốc, thu nợ thuế được giao cụ thể về cho từng tổ, đội, từng công chức thuế. Thủ trưởng các đơn vị cũng phải theo dõi sát tiến độ thực hiện của từng công chức để đôn đốc, nhắc nhở, điều chỉnh kế hoạch thu nợ thuế kịp thời và phải chịu trách nhiệm về số nợ tiếp tục tăng hoặc không giảm so với tháng trước. Qua triển khai thực tế các biện pháp này, thống kê trong 2019 cho thấy, các đơn vị có số nợ giảm so với tháng trước gồm Phòng Thanh tra Kiểm tra 1, 9, 10, 6 và các chi cục như Chi cục Thuế quận 6, Bình Thạnh, Bình Tân, quận 7, quận 9, Phú Nhuận và Thủ Đức… Trong đó, Chi cục Thuế quận 6 là đơn vị có tỷ lệ nợ thuế giảm cao nhất, với mức giảm lên đến gần 24%.

Quản lý thuế nhằm thúc đẩy tuân thủ thuế của doanh nghiệp trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 1669779753 - 15

Cuối năm 2019, Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh công bố thông tin mới nhất những doanh nghiệp nợ thuế (kỳ 10), với 1.577 người nộp thuế với tổng số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp lên tới 3.301 tỷ đồng. Đây là con số tăng vọt trở lại so với kỳ trước, chỉ có 198 doanh nghiệp với tổng số tiền nợ

thuế

chỉ

trên 636 tỷ

đồng, và vẫn tăng so với mức nợ

thuế

(của kỳ

8) với

1.159 doanh nghiệp nợ thuế 2.760 tỷ đồng. Trong giai đoạn tới, cơ quan thuế tại Hồ Chí Minh đang tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp quản lý nợ thuế nhằm đảm bảo tổng mức nợ thuế không vượt quá 5% tổng thu NSNN.

Thứ năm, thanh tra, kiểm tra thuế: Công tác thanh tra kiểm tra thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh đang được hoàn thiện và nâng cao hiệu quả, chủ yếu nhờ vào những nhân tố sau:

Thứ nhất, quy trình thanh tra, kiểm tra thống nhất; đồng thời việc xây

dựng và áp dụng thống nhất nguyên tắc xử lý kết quả sau thanh tra, kiểm tra thuế đã góp phần kiểm soát toàn bộ các công việc sau khi kết thúc thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp, nâng cao ý thức của công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra.

Thứ hai, áp dụng áp dụng phương pháp quản lý rủi ro trong tất cả các khâu của công tác thanh tra, kiểm tra trên cơ sở dữ liệu tập trung về doanh

nghiệp: xây dựng và áp dụng hệ thống tiêu thức phân tích, đánh giá rủi ro

phục vụ việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế hàng năm, phân tích xác định phạm vi, nội dung thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp; ...

Thứ ba, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thanh tra, kiểm tra, cụ thể: việc lập kế hoạch thanh tra hàng năm được thực hiện trên ứng dụng ­

TPR; hồ

sơ thanh tra, kiểm tra thuế

được tập trung quản lý trên

ứng dụng

quản lý hồ sơ thanh tra, kiểm tra ­ TTR; việc kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT ­

Ứng dụng phần mềm hỗ trợ kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT.

Thứ tư, Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành và áp dụng quy chế giám sát đoàn thanh kiểm tra phù hợp với quy định pháp luật và thực tiễn công tác tại địa phương.

Hình 4.. Đánh giá của doanh nghiệp về thanh tra, kiểm tra thuế


(Nguồn: VCCI, 2019)

Trong việc đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra thuế của cơ quan thuế tại thành phố Hồ Chí Minh, các doanh nghiệp đánh giá đồng thuận với từng nội dung từ 57% ­ 95% (VCCI, 2019) [30]. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, các doanh nghiệp được giải trình về các vấn đề chưa rõ ràng (95%), là mức đánh giá đồng thuận cao nhất. Thời gian tiến thành thanh tra, kiểm tra và thái độ của cán bộ thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra cũng được doanh nghiệp đánh giá cao (92% và 90%).

Trái lại, các nội dung về không suy diễn bất lợi cho doanh nghiệp, nội dung kiểm tra không trùng lập đạt mức động thuận thấp nhất (tương ứng 57% và 67%).

Hình 4.. Tỷ lệ DN bị truy thu, xử phạt sau thanh tra, kiểm tra thuế


(Nguồn: VCCI, 2019)

Sau khi bị thanh tra, kiểm tra thuế, gần 70% các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh bị truy thu thuế và xử phạt vi phạm pháp luật về thuế. Trong đó, 91% các doanh nghiệp này lựa chọn đồng ý với quyết định truy thu, xử phạt về thuế sau thanh tra, kiểm tra. Lý do của lựa chọn này là do doanh nghiệp nhận thấy quyết định của cơ quan thuế là đúng theo pháp luật thuế. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp doanh nghiệp nhận thất quyết định không đúng theo pháp luật thuế, nhưng lựa chọn chấp nhận và không khiếu nại vì nhiều lý do (thời gian giải quyết quá dài và chưa chắc có hiệu quả, tốn kém chi phí của doanh nghiệp, lo ngại việc bị kiểm tra, thanh tra thêm hoặc lo ngại ảnh hưởng đến quan hệ kinh doanh).

Trong giai đoạn từ 2015 – giữa năm 2020, cơ quan thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thanh tra, kiểm tra gần 96.000 doanh nghiệp. Qua thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp này, cơ quan thuế đã truy thu và xử phạt

hơn 22.000 tỉ đồng, giảm lỗ gần 75.000 tỉ đồng, giảm khấu trừ hơn 2.500 tỉ đồng. Số thu bình quân trên 1 hồ sơ thanh tra là 1,32 tỉ đồng, số thu bình quân trên 1 hồ sơ kiểm tra là 169 triệu đồng. Giai đoạn này có số thu qua thanh tra,

kiểm tra tăng 8% so với giai đoạn

2011 – 2015. Cơ

quan thuế

đã thanh tra,

kiểm tra chuyên đề đối với các ngành nghề, lĩnh vực, hoạt động có rủi ro cao về thuế. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử; phối hợp với cơ quan hải quan thực hiện chuyên

đề chống thất thu thuế đối với doanh nghiệp hoạt động nhập khẩu, kinh

doanh mặt hàng dược, mỹ phẩm, thực phẩm, nông, lâm, thủy sản...

Thứ sáu, xử lý vi phạm pháp luật thuế: Xử phạt vi phạm về thuế chủ yếu về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, bao gồm vi phạm quy định của Luật quản lý thuế đối với: Các loại thuế; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền

sử dụng đất; thu từ khai thác tài nguyên khoáng sản và các khoản thu khác

thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan thuế quản lý thu theo quy định của pháp luật. Cơ sở pháp lý bao gồm Luật Quản lý thuế, Nghị định 129/2013/NĐ­CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết

định hành chính thuế, Thông tư phạm hành chính về thuế, …

166/2013/TT­BTC hướng dẫn xử

phạt vi

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về thuế gồm:

(1) Pht cnh cáo: áp dụng đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo.

(2) Phạt tiền:

Đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế: phạt tiền tối đa không quá 200 triệu đồng, thời hiệu xử phạt là 02 năm, kể từ ngày hành vi vi phạm được thực hiện đến ngày ra quyết định xử phạt.

Đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn: phạt 20% số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền

thuế được hoàn, thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến ngày ra quyết định xử phạt.

Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế: Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền

thuế trốn, gian lận, thời hiệu xử phạt là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm đến ngày ra quyết định xử phạt.

Đối với số tiền thuế chậm nộp, doanh nghiệp còn phải nộp tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế được nộp dần theo mức 0,03%/ngày được nộp dần. Quá thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì người nộp thuế

không bị

xử phạt nhưng vẫn phải nộp đủ

số tiền thuế

thiếu, số

tiền thuế

trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời hạn mười năm trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm. Trường hợp người nộp thuế không đăng ký thuế thì phải nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận, tiền chậm nộp tiền thuế cho toàn bộ thời gian trở về trước, kể từ ngày phát hiện hành vi vi phạm.

Hiện nay cơ chế giám sát, kiểm tra, thanh tra thuế đối với doanh nghiệp có thể thông qua nhiều cơ quan như: Cơ quan Thuế, cơ quan Thanh tra Nhà nước, Thanh tra chuyên ngành, Cơ quan Kiểm toán Nhà nước... Tuy nhiên, về

cơ chế xử lý sau thanh tra, kiểm toán: do qui định chức năng, thường thì cơ

quan Thanh tra Nhà nước và cơ quan kiểm toán chỉ ra kết luận truy thu hay kiến nghị thu hồi số thuế nhà nước đã hoàn cho doanh nghiệp mà không tiến

hành xử

phạt hành chính theo qui định mà việc này được giao cho cơ

quan

thuế. Do đó, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thuế và các cơ quan quản lý, thanh tra kiểm tra thuế cần rõ ràng trong cả quá trình kiểm tra và sau kiểm tra.

Thứ bảy, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế: Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan thuế các cấp được quy định tại Điều 72, Thông

tư 156/2013/TT­BTC hướng dẫn Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung

một số

điều của Luật Quản lý thuế

và Nghị

định 83/2013/NĐ­CP do Bộ

trưởng Bộ Tài chính ban hành, như sau: thẩm quyền giải quyết khiếu nại của

cơ quan thuế các cấp từ (1) Chi cục trưởng Chi cục Thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh; (2) Cục trưởng Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh; (3) Tổng cục trưởng Tổng cục; và (4) Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế được quy định rõ trong Quyết định số 182/QĐ­TCT ban hành ngày 25/02/2019 về quy chế giải quyết tố cáo tại cơ quan thuế các cấp (trong thời hạn 7 – 10 ngày làm việc). Cũng theo Quyết định 182/QĐ­TCT, thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý giải quyết. Trường hợp không thể kết thúc giải quyết tố cáo theo đúng thời hạn quy định thì bộ phận được giao thụ lý giải quyết phải báo cáo với người có thẩm quyền về những nguyên nhân để gia hạn thời gian giải quyết tố cáo.

Dựa trên cơ sở pháp lý về xử lý khiếu nại, tố cáo về thuế, cơ quan thuế Thành phố Hồ Chí Minh đã giải quyết nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật thuế, giải quyết cho các doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn về thời gian và chi phí liên quan đến việc khiếu nại, tố cáo về thuế.

Thứ tám, chất lượng dịch vụ thuế: Cơ quan thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh có những mục tiêu cải cách trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thuế điện tử (kê thuế, nộp thuế điện tử...) đều đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra, là tiền đề quan trọng để ngành thuế tiếp tục xây dựng phát triển thành một nền hành chính hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế.

Việc nâng cấp hoàn thiện hệ

thống quản lý thuế

tập trung (Tax

Management System ­ TMS), đồng thời xây dựng và triển khai các ứng dụng hỗ trợ hiệu quả NNT trong quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế, đã tạo thuận lợi cho cơ quan thuế hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế, cung cấp các dịch vụ thuế điện tử cho NNT.

Nhằm đánh giá khách quan chất lượng dịch vụ hành chính thuế, đồng

thời nắm bắt kịp thời vướng mắc của người nộp thuế

(NNT) để

đề xuất

những giải pháp hoàn thiện chính sách, nâng cao sự hài lòng và tạo điều kiện

thuận lợi cho DN, ngày 31/12/2018, Tổng cục Thuế đã có Quyết định

2204/QĐ­TCT ban hành đề

án “Đo lường sự

hài lòng của NNT đối với sự

phục vụ

của cơ

quan thuế”. Theo đề

án, tiêu chí đo lường sự

hài lòng của

NNT được xác định theo 5 nhân tố là, tiếp cận dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực thuế; thủ tục hành chính thuế; công chức trực tiếp giải quyết công việc; kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tiếp nhận, giải quyết các ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị. Trong đó, về chất lượng, TTHC thuế được đo sự hài lòng qua các tiêu chí về quy định của TTHC (tính hợp lý, hợp pháp của thủ tục; trình tự, cách thức thực hiện); quá trình thực hiện TTHC (niêm yết công

khai, chính xác, mức độ dễ

dàng khi thực hiện thủ

tục). Với nhân tố

công

chức trực tiếp giải quyết công việc được đánh giá theo các tiêu chí về trình độ, kỹ năng chuyên môn (sự am hiểu nghiệp vụ, thành thạo trong quy trình); tinh thần, thái độ (lịch sự, lắng nghe, tôn trọng người nộp thuế). Định kỳ 2 năm/1 lần, kết quả đo lường sự hài lòng được công bố công khai sau khi kết thúc điều tra, khảo sát.

Phương thức khảo sát trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế được đánh giá theo từng nhân tố, với các tiêu chí liên quan đến dịch vụ hành chính công và nội dung hỗ trợ doanh nghiệp. Phương thức này được thực hiện định kỳ hàng năm do Tổng cục Thuế hướng dẫn và chỉ đạo các cục thuế tổ chức công bố. Ngoài các phương thức trên, tuỳ theo điều kiện cụ thể, việc đo lường sự hài lòng có thể áp dụng một hoặc nhiều phương thức khác, như phỏng vấn trực tiếp dựa theo bộ câu hỏi có sẵn; khảo sát qua gọi điện thoại, nhắn tin SMS; khảo sát qua thư điện tử.

Khi đánh giá về kỷ cương, tác phong làm việc của cán bộ, công chức

thuế, phần lớn doanh nghiệp đều có đánh giá tích cực.

Hình 4.. Đánh giá về tác phong làm việc của cán bộ, công chức thuế


(Nguồn: VCCI, 2019)


Hơn 80% các doanh nghiệp đánh giá tích cực về cán bộ, công chức thuế trong việc giải quyết công việc chính xác, làm đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, và văn minh, lịch sự khi tiếp xúc. Các nội dung còn lại về thái độ công tâm, tận tụy, giải quyết công việc nhanh chóng và xem doanh nghiệp là đối tác được đánh giá thấp hơn (hơn 70%). Mức đánh giá này đã được cải thiện so với giai đoạn trước, và cũng được xem là một bước cải thiện trong công tác quản lý thuế trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ

chín,

ứng dụng công nghệ

trong quản lý thuế:

Trong những năm

qua, ứng dụng công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý thuế và đem lại những hiệu quả to lớn trong công cuộc hiện đại hóa công tác quản lý thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính thuế tại Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những khu vực hiện đại nhất và hiệu quả nhất, đã tiết kiệm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế và chi phí hành chính cho cơ quan thuế, nhờ đó giảm thiểu tương tác giữa cơ quan thuế và người nộp thuế, góp phần giảm tình trạng nhũng nhiễu gây phiền hà cho người nộp thuế, đáng chú ý là:

Thứ nhất, triển khai Hệ thống Quản lý thuế tập trung (TMS): Hệ thống này đã hỗ trợ cơ quan thuế các cấp xử lý dữ liệu của các khâu nghiệp vụ đăng

ký thuế, quản lý hồ sơ

thuế, quản lý nghĩa vụ

kê khai; Xử

lý tờ

khai định

kỳ/tờ khai quyết toán thuế; Xử lý chứng từ thu nộp thuế; Xử lý quyết định

hành chính thuế

(hoàn thuế, miễn giảm,

ấn định…); Hạch toán và theo dõi

nghĩa vụ của người nộp thuế (NNT); Tổng hợp các báo cáo theo chế độ (kế toán/thống kê), báo cáo đánh giá, phân tích hỗ trợ công tác quản lý thuế.

Thứ

hai, triển khai

ứng dụng khai thuế

điện tử: tích cực triển khai hệ

thống khai thuế điện tử để hỗ trợ NNT thực hiện khai hầu hết các hồ sơ khai

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/11/2022