Sửa Đổi, Bổ Sung Các Quy Định Về Các Biện Pháp Quản Lý Tài Sản Phá Sản

khả năng vi phạm các nguyên tắc cơ bản có thể đến từ lợi ích cá nhân, bị đe dọa hoặc thiếu năng lực chuyên môn, do đó, bộ quy tắc ứng xử của quản tài viên phải đánh giá mức độ ảnh hưởng của việc vi phạm đến các nguyên tắc, bên thứ ba để có thể xác lập các biện pháp giảm thiểu nguy cơ tương ứng.

Bộ quy tắc ứng xử cho quản tài viên cũng hướng tới việc xác lập quy tắc đạo đức và nguyên tắc cơ bản nào để làm cơ sở cho việc quản tài viên từ chối hay tiếp nhận một vụ việc phá sản; các tiêu chí đạo đức và chuyên môn nào để thẩm phán lựa chọn và chỉ định quản tài viên. Trong trường hợp được phép có nhiều quản tài viên tham gia một vụ việc (nếu hiểu đúng theo quy định của Luật Phá sản 2014) thì quy tắc đạo đức nào và nguyên tắc gì để phân công công việc giữa các quản tài viên trong trường hợp này, tính chịu trách nhiệm của từng người ra sao. Đây đều là những nội dung quan trọng mà pháp luật hiện nay chưa điều chỉnh.

4.2.2. Sửa đổi, bổ sung các quy định về các biện pháp quản lý tài sản phá sản

4.2.2.1. Sửa đổi bổ sung các quy định về iểm tài sản phá sản; lập danh sách chủ nợ

Đối với iểm tài sản:

+ Sửa đổi Điều 65 Luật phá sản 2014 theo hướng quy định rằng doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có trách nhiệm gửi bảng kê các loại tài sản ở thời điểm mở thủ tục phá sản và gửi kèm Bảng kiểm kê tài sản gần nhất cho quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và rút ngắn thời hạn gửi các văn bản này. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí thẩm định giá [41].

+ Sửa đổi Điều 43 Luật Phá sản 2014 trong đó bổ sung việc gửi Quyết định mở thủ tục phá sản phải kèm theo yêu cầu doanh nghiệp tiến hành kiểm kê tài sản [41].

+ Cần xem xét để nâng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm nghĩa vụ kiểm kê tài sản. Đặc biệt, cần thiết bổ sung hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ đối với các hành vi không hợp tác trong kiểm kê tài sản hoặc cố tình làm sai lệch việc kiểm kê tài sản.

+ Cân nhắc bổ sung chế tài hình sự đối với các vi phạm về kiểm kê tài sản có mức độ nghiêm trọng để tạo ra tác động răn đe của các quy định pháp luật.

+ Đối với trường hợp định giá lại tài sản phá sản, chúng tôi cho rằng, cần xem xét để bổ sung về nghĩa vụ bắt buộc tạm ứng chi phí thẩm định giá tài sản đối với người đưa ra yêu cầu định giá lại tài sản được kiểm kê, định giá.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

Bên cạnh đó, từ những phân tích từ thực tiễn tại Chương 3 cho thấy rằng, việc thu thập thông tin trong kiểm kê, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp cần phải được xem xét nếu trường hợp doanh nghiệp mắc nợ không còn người có trách nhiệm tiến hành các công việc kiểm kê tài sản, cung cấp giao nộp thông tin hồ sơ kế toán tài sản hoặc mặc dù có người đại diện doanh nghiệp mắc nợ nhưng người này không biết gì về tình trạng tài sản của doanh nghiệp. Để khắc phục tình trạng này, một mặt cần gia tăng quyền cho quản tài viên trong việc tự mình thực hiện các biện pháp điều tra, thu thập thông tin về tài sản của doanh nghiệp từ bên thứ ba, đồng thời, hoàn thiện pháp luật về chế độ tài chính – kế toán của doanh nghiệp nhằm minh bạch các hoạt động tài chính, kế toán của doanh nghiệp làm căn cứ để xác định được tình trạng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ.

Đối với lập danh sách chủ nợ con nợ:

Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 22

+ Sửa đổi, bổ sung Điều 67, 68 Luật Phá sản 2014 theo hướng bổ sung quy định về hình thức của danh sách chủ nợ, danh sách con nợ để áp dụng pháp luật thống nhất. Chúng tôi cho rằng, thẩm phán là người có vai trò rất lớn trong việc chỉnh sửa Danh sách chủ nợ, con nợ, do đó, Danh sách chủ nợ, con nợ cần có chữ ký của thẩm phán phụ trách vụ việc.

4.2.2.2. Sửa đổi bổ sung các quy định về tuy n bố giao dịch vô hiệu

+ Sửa đổi Điều 59 Luật Phá sản 2014 theo hướng phân loại và éo dài thời hạn áp dụng hiệu lực hồi tố đối với các giao dịch tặng cho tài sản và mốc thời gian để tính thời hạn là thời điểm giao ết giao dịch[41]:

Như đã phân tích ở trên, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này khi mà việc nâng thời hạn áp dụng hiệu lực hồi tố đối với các giao dịch có thể gây khó khăn cho việc xác minh và từ đó có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ việc phá sản. Tuy nhiên, tùy từng loại giao dịch thì cũng cần xem xét để thời hạn là đủ dài để đảm bảo quyền lợi chính đáng của các chủ nợ. Hiện nay, giao dịch tặng cho tài sản có thời hiệu áp dụng hiệu lực hồi tố là 6 tháng và giữa những người liên quan là 18 tháng, trong khi đó, pháp luật một số quốc gia áp dụng hiệu lực đối với các giao dịch loại này có thể lên tới 2 năm để nhằm bảo đảm mở rộng và rà soát được tất cả các giao dịch tặng cho có dấu hiệu trục lợi, tẩu tán tài sản.

Bên cạnh đó, cần thiết sửa đổi thời điểm để tính thời hạn áp dụng hiệu lực hồi tố thay vì là tính từ khi “giao dịch được thực hiện” như quy định pháp luật hiện nay thành tính từ khi giao dịch được giao kết để có thể dễ dàng áp dụng pháp luật trong thực tiễn.

+ Bổ sung quy định hướng dẫn cụ thể về các giao dịch có mục đích tẩu tán tài sản làm căn cứ để tuy n bố giao dịch vô hiệu

Tẩu tán tài sản là hành vi xác lập các giao dịch giả tạo nhằm trốn tránhviệc thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba. Theo quy định của Bộ luật Dânsự 2015 thì các giao dịch này sẽ bị tuyên bố vô hiệu. Các giao dịch thườngđược lập để nhằm mục đích tẩu tán tài sản đó là giao dịch về mua bán, tặngcho, chuyển nhượng. Tuy nhiên, trên thực tế hành vi tẩu tán tài sản rất khó để chứng minh bởi vì cần xác định được được các giao dịch là của bên muốn trốn tránh nghĩa vụ là giả tạo. Thực tế, các bên tham gia xác lập giao dịch giả tạo sẽ không dễ dàng để cho người khác có được chứng cứ để xác định giao dịch trên thực tế của họ là không hợp pháp. Hơn nữa, việc chuyển giao này thông qua hình thức “hợp đồng dân sự” mà hợp đồng dân sự dựa trên nguyên

tắc theo sự thỏa thuận của các bên, bởi vì là sự thỏa thuận giữa các bên trong việc tham gia giao dịch thì những người không tham gia vào giao dịch dân sự này rất khó có thể thu thập được tài liệu, chứng cứ để chứng minh được sự giao dịch này trên thực tế có giả tạo hay không. Hơn nữa, mỗi loại tài sản khác nhau, mỗi giao dịch khác nhau để chứng minh là có sự giả tạo thì cần thu thập rất nhiều chứng cứ khác nhau. Hiện nay, trong thực tiễn xét xử của tòa án đã cónhiều bản án liên quan đến hành vi tẩu tán tài sản, chúng tôi cho rằng, cần thiếttòa án có thể ban hành hướng dẫn liên quan đến hành vi tẩu tán tài sản trên cơ sởtổng kết thực tiễn những bản án đã có hiệu lực để làm cơ sở pháp lý về mặtchứng cứ chứng minh một giao dịch có mục đích tẩu tán tài sản hay không.

+ Bổ sung quy định về quyền xem xét lại các quyết định li n quan đến

giao dịch vô hiệu

Nhằm bảo đảm tính khách quan của các quyết định liên quan đến giaodịch vô hiệu, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho chủ thể yêu cầu tuyên bốgiao dịch vô hiệu, ngoài ghi nhận quyền xem xét lại quyết định tuyên bố vôhiệu như pháp luật hiện hành thì cần thiết bổ sung quy định về quyền xem xétlại quyết định không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu.

+ Bổ sung vào Khoản 2 Điều 60 Luật Phá sản 2014 về hậu quả pháp lý

của một giao dịch bị tuy n bố vô hiệu

Theo đó, để nhằm tạo điều kiện cho việc giải quyết vụ việc phá sản đượcnhanh chóng và thuận lợi, có thể bổ sung điều khoản để không tính yếu tố lỗitrong việc giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch khi bị tuyên bố vô hiệu.

4.2.2.3. Sửa đổi bổ sung các quy định về tạm đình chỉ đình chỉ các hợp đồng đang có hiệu lực

+ Sửa đổi cách tính thời hạn xem xét thỏa thuận chấm dứt hợp đồng:

Tác giả cho rằng cần thiết quy định thời hạn ra yêu cầu là 5 ngày nhưng thời điểm để tính thời hạn là kể từ ngày các chủ nợ nhận được thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, thay vì mốc thời gian tính từ thời điểm tòa thụ lý đơn như hiện nay. Điều này sẽ bảo đảm các chủ nợ có thời gian để cân

nhắc, xem xét trước khi đưa ra quyết định yêu cầu tạm đình chỉ, đình chỉ thực hiện hợp đồng không có hiệu lực của doanh nghiệp mắc nợ.

+ Bố sung các căn cứ pháp lý để quản tài vi n/Doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản đồng ý/ hông đồng ý với thỏa thuận chấm dứt hợp đồng của các b n hi một b n lâm vào tình trạng phá sản.

Liên quan đến thỏa thuận chấm dứt hợp đồng nếu một bên lâm vào tình trạng phá sản, có quan điểm cho rằng, để bảo về lợi ích của các chủ nợ khác thì pháp luật nên quy định theo hướng vô hiệu hóa điều khoản thỏa thuận này. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tự do ý chí của các bên trong giao kết và thực hiện hợp đồng, pháp luật hiện hành đã quy định rõ là các thỏa thuận chấm dứt thực hiện hợp đồng không đương nhiên có hiệu lực cùng với hiệu lực của hợp đồng mà thỏa thuận này trước khi thực hiện phải có sự đồng ý của quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Nói cách khác, thỏa thuận này có thể có hiệu lực hoặc không có hiệu lực phụ thuộc vào sự đồng ý của quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Tuy nhiên, hiện nay, chưa có quy định về các căn cứ pháp lý để quản tài viên/Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản không đồng ý với thỏa thuận chấm dứt hợp đồng đang có hiệu lực giữa các bên.

+ Sửa đổi thời hạn thực hiện quyền y u cầu tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực:

Theo đó, thời hạn thực hiện quyền yêu cầu tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực theo hướng kéo dài thời hạn thực hạn quyền yêu cầu để nhằm bảo đảm cho khả năng thực hiện quyền của các chủ thể liên quan.

+ Sửa đổi căn cứ để quyết định phục hồi hiệu lực của hợp đồng bị tạm đình chỉ theo hướng sau:

Tác giả cho rằng không thể tiếp tục căn cứ vào dấu hiệu không bất lợi để khôi phục hiệu lực của hợp đồng mà việc khôi phục hiệu lực của hợp đồng nên xuất phát từ các điều kiện thực tế thực hiện hợp đồng khiến việc tiếp tục thực

hiện hợp đồng sẽ có lợi cho doanh nghiệp mắc nợ hơn tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc lý do là việc đánh giá yếu tố gây bất lợi trước đó là không chính xác. Đây sẽ là các căn cứ pháp lý chính đáng để tiếp tục thực hiện hợp đồng.

4.2.2.4. Sửa đổi bổ sung các quy định về b trừ nghĩa vụ trong quản lý tài sản phá sản

Cần thiết bổ sung quy định về điều kiện được phép thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản, có thể thông qua văn bản hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhằm thống nhất cách hiểu, áp dụng pháp luật.

4.2.2.5. Sửa đổi bổ sung các quy định về áp dụng các biện pháp hẩn cấp tạm thời

+ Bổ sung quy định nhằm mở rộng phạm vi áp dụng các biện pháp hẩn cấp tạm thời:

Theo đó, các biện pháp khẩn cấp tạm thời không chỉ áp dụng đối với các tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp mà có thể cả các tài sản đang được doanh nghiệp sử dụng, chiễm giữ. Mục tiêu của quy định là nhằm hạn chế tình trạng phát sinh các nghĩa vụ tài sản mới của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba.

+ Bổ sung quy định về trình tự thủ tục áp dụng biện pháp hẩn cấp tạm thời trong giải quyết phá sản:

Theo đó, cần có hoạt động đánh giá việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo pháp luật thi hành án dân sự áp dụng trong giải quyết vụ việc phá sản, xem những quy định nào có thể áp dụng trực tiếp, quy định nào cần phải có hướng dẫn bổ sung của pháp luật phá sản nhằm tăng tính hiệu quả áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quản lý tài sản phá sản của doanh nghiệp.

4.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản

4.3.1. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp về pháp luật phá sản nói chung và quản lý tài sản phá sản nói riêng

Để pháp luật phá sản và những quy định về quản lý và xử lý tài sản phá sản được thực thi có hiệu quả trong thực tiễn thì vấn đề nhận thức pháp luật của xã hội cũng như giới kinh doanh là hết sức quan trọng. Nguyên nhân cơ bản khiến việc thực thi Luật phá sản gặp nhiều khó khăn là do những chủ thể có liên quan đến phá sản doanh nghiệp chưa nhận thức đúng và đầy đủ về thủ tục phá sản, do công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phá sản còn chưa được quan tâm đúng mức. Bởi vậy, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật Phá sản năm 2014, đặc biệt là những quy định pháp luật về quản lý tài sản phá sản đến những người làm công tác áp dụng pháp luật (Thẩm phán, Quản tài viên/doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự), các luật sư và đặc biệt là các doanh nghiệp để cho những đối tượng này nắm vững những quy định của pháp luật phá sản, hiểu đúng và rõ ràng hơn về pháp luật phá sản để từ đó tuân thủ pháp luật phá sản nghiêm túc hơn. .

4.3.2. Tăng cường năng lực cho các chủ thể tham gia quá trình quản lý tài sản phá sản của doanh nghiệp

Đối với Quản tài viên/doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản:

Quản tài viên là một nghề khá mới ở Việt Nam, ngay cả các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan quản lý còn nhiều khi chưa hiểu rõ, thậm chí chưa biết về nghề này. Chính vì vậy mà quá trình thực thi trách nhiệm của Quản tài viên hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Dù đã được coi là một nghề nhưng số vụ việc có sự tham gia của Quản tài viên hiện nay còn rất ít, năng lực của đội ngũ Quản tài viên có sự chênh lệch, còn nhiều bỡ ngỡ do thiếu kinh nghiệm thực tế, đặc biệt là vướng mắc về

pháp lý trong quá trình giải quyết vụ việc. Do được ít người biết đến nên đội ngũ Quản tài viên chưa nhận được quan tâm đúng mức để phát triển, nhiều khi còn gặp khó khăn trong phối hợp giữa tòa án và những người làm nghề này. Đội ngũ Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản chưa được bồi dưỡng chuyên sâu, thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, vì vậy chất lượng hành nghề còn chưa cao, chưa tạo được uy tín.

Vì thế, để nâng cao năng lực và kinh nghiệm cho đội ngũ Quản tài viên/doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cần thiết tăng cường các hoạt động nghiên cứu, tập huấn để nâng cao kiến thức pháp luật đồng thời thi hành các quy định pháp luật về vấn đề phá sản nói chung và liên quan tới Quản tài viên nói riêng được phù hợp, hiệu quả. Ngoài ra, cần nghiên cứu xem xét việc thành lập Hội/Hiệp Hội Quản tài viên để có thể tập hợp tiếng nói và sức mạnh để bảo vệ Quản tài viên trong những trường hợp cần thiết. Đồng thời, Bộ Tư pháp cần thiết mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng hành nghề quản lý, thanh lý tài sản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ Quản tài viên.

Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng hoạt động của đội ngũ Quản tài viên, cần nhanh chóng ban hành quy trình đào tạo Quản tài viên theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc tế về quản trị phá sản. Quản tài là nghề đặc thù, cần có kiến thức và cần được đào tạo nghề, thay vì như trong pháp luật Việt Nam hiện hành chỉ yêu cầu có chứng chỉ Quản tài là có thể hành nghề trên thực tế.

Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, cần chú ý đến phương án, lộ trình cho sự tham gia của các Quản tài viên nước ngoài. Việc cho phép cá nhân người nước ngoài trở thành Quản tài viên trong điều kiện nghề Quản tài viên mới xuất hiện ở Việt Nam không chỉ giúp Quản tài viên Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài trong quá trình hành nghề, nhất là đối với những vụ việc phá sản có yếu tố nước ngoài, các vụ phá

Xem tất cả 214 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí