Thực Tiễn Quy Định Về Trách Nhiệm Pháp Lý Của Quản Tài Viên Theo Luật Phá Sản

- Quyền và nghĩa vụ định giá tài sản. Quyền và nghĩa vụ này được quy định tại Điều 122, Luật Phá sản năm 2014, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, QTV phải tổ chức định giá tài sản theo quy định của pháp luật. Khi ký hợp đồng dịch vụ với tổ chức thẩm định giá thì QTV không được ký hợp đồng thẩm định giá với cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi ích liên quan. Trường hợp tài sản thanh lý có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì QTV xác định giá trị tài sản và thanh lý theo quy định của pháp luật. Như vậy, đây là quyền và nghĩa vụ được ký kết với cơ quan chuyên về định giá tài sản chứ không phải việc định giá tài sản được thực hiện trực tiếp bởi QTV. Quy định này phù hợp với pháp luật hiện hành về định giá tài sản cũng như chuyên môn nghề nghiệp của QTV không đáp ứng được tiêu chuẩn để định giá. Đồng thời cũng để đảm bảo tính khách quan cho hoạt động thanh lý tài sản của QTV.

- Quyền và nghĩa vụ định giá lại tài sản. Quyền và nghĩa vụ này được quy định tại Điều 123, Luật Phá sản năm 2014. Khác với định giá tài sản là một nội dung bắt buộc khi tiến hành hoạt động thanh lý tài sản thì đối với định giá lại tài sản, việc định giá lại tài sản chỉ được thực hiện khi có vi phạm nghiêm trọng quy định về định giá tài sản dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản. Ví dụ: QTV ký hợp đồng thẩm định giá với cá nhân, tổ chức mà mình có quyền, lợi ích liên quan ... Do đó, không phải mọi thủ tục thanh lý tài sản ở các vụ việc phá sản đều có nội dung định giá lại tài sản, mà tùy vào từng vụ việc phá sản cụ thể nếu có sự vi phạm, theo quyết định của chủ thể có quyền và nghĩa vụ mới áp dụng việc định giá lại tài sản. Chủ thể có quyền và nghĩa vụ quyết định về định giá lại tài sản có sự khác nhau: Một là, Thẩm phán quyết định định giá lại đối với trường hợp Tòa án giao cho QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản bán một số tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán để bảo đảm chi phí phá sản. Trong trường hợp này, nếu Thẩm phán quyết định định giá lại tài sản thì QTV là một trong các chủ thể được trao quyền thanh lý tài sản trong đó có phương thức được áp dụng là định giá lại tài sản, lúc này QTV phải định giá lại tài sản trước đó đã được định giá. Định giá lại tài sản nhằm mục đích xác định chính xác, tránh sự sai lệch về kết quả định giá do có vi phạm nghiêm trọng ở định giá trước đó. Hai là, Chấp hành viên quyết định định giá lại đối với trường hợp thanh lý tài sản. Bởi Chấp hành viên là chủ thể có quyền và nghĩa vụ yêu cầu bằng văn bản trong đó xác định các phương thức thanh lý tài sản đối với QTV khi thanh lý tài sản của DN, HTX phá sản. Kết thúc nội dung định giá của

QTV theo yêu cầu của mình mà Chấp hành viên thấy rằng có vi phạm nghiêm trọng quy định về định giá tài sản dẫn đến sai lệch kết quả định giá tài sản, Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự có quyền quyết định việc định giá lại đối với tài sản trước đó đã được định giá. QTV lúc này phải có trách nhiệm về việc định giá trước đó, đồng thời theo quyền và nghĩa vụ Chấp hành viên có quyền yêu cầu QTV định giá lại tài sản để không còn sự vi phạm, đảm bảo sự chính xác về giá trị tài sản khi định giá.

- Quyền và nghĩa vụ bán tài sản. Quyền và nghĩa vụ này được quy định tại Điều 124, Luật Phá sản năm 2014. Việc bán tài sản của DN, HTX được thực hiện theo hai hình thức: bán đấu giá; bán không qua thủ tục đấu giá. Các thủ tục này đều có sự tham gia của QTV.

+ án đấu giá tài sản. Sự tham gia của QTV trong thủ tục bán đấu giá tài sản đối với tài sản là động sản có giá trị từ trên 10.000.000 đồng và bất động sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. QTV có quyền thỏa thuận với tổ chức bán đấu giá trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày định giá. QTV ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản với tổ chức bán đấu giá. Trường hợp QTV không thỏa thuận được thì Chấp hành viên của cơ quan Thi hành án mới lựa chọn tổ chức bán đấu giá để ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản. Việc ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản được tiến hành trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định giá. Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày kể từ ngày ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá.

QTV bán đấu giá tài sản thanh lý trong các trường hợp: tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có tài sản chưa có tổ chức bán đấu giá hoặc có nhưng tổ chức bán đấu giá từ chối ký hợp đồng dịch vụ bán đấu giá tài sản; động sản có giá trị từ

2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Việc bán đấu giá đối với động sản phải được thực hiện trong thời hạn là 30 ngày, đối với bất động sản là 45 ngày kể từ ngày định giá hoặc từ ngày nhận được văn bản của tổ chức bán đấu giá từ chối bán đấu giá.

+ Bán tài sản không qua thủ tục đấu giá. Đối với bán tài sản không qua thủ tục bán đấu giá thì QTV bán không qua thủ tục bán đấu giá đối với tài sản có giá trị dưới 2.000.000 đồng hoặc tài sản thanh lý có nguy cơ bị phá hủy hoặc bị giảm đáng kể về giá trị thì QTV xác định giá trị tài sản và thanh lý theo quy định của pháp luật. Việc bán tài sản phải được thực hiện trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể

từ ngày ban hành quyết định thi hành quyết định tuyên bố phá sản hoặc quyết định bán tài sản.

Việc quy định về hai trường hợp bán tài sản gồm thông qua thủ tục đấu giá và không qua thủ tục đấu giá thể hiện tính linh động của hoạt động bán tài sản. Dựa trên giá trị của tài sản để tiến hành lựa chọn hình thức bán là hoàn toàn phù hợp. Vì nếu những tài sản dưới 02 triệu đồng lại tổ chức bán đấu giá thì chi phí bán đấu giá sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong số tiền thu được sau khi bán tài sản. Thời hạn được quy định của cả hai hoạt động này trong pháp luật hiện hành hoàn toàn đảm bảo tính khả thi của việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

Thứ tám, gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng. Việc gửi tiền thu được từ thanh lý tài sản, tiền phát sinh từ sản nghiệp phá sản vào tài khoản ngân hàng do Toà án hoặc cơ quan thi hành án mở nhằm hạn chế rủi ro của việc nắm giữ tiền mặt của QTV, đồng thời cũng làm phát sinh tiền lãi từ những khoản tiền đó (Điều 16 Luật Phá sản năm 2014). Quy định này hoàn toàn hợp pháp, hợp lý và đúng theo thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, pháp luật hiện nay lại không quy định chi tiết việc mở tài khoản của Toà án là tài khoản riêng cho từng vụ việc phá sản hay tài khoản chung của Toà án. Do đó, trên thực tế chưa có sự thống nhất về nội dung quy định này.

b. Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt đ ng của DN, HTX và tham gia xây dựng k hoạch ph c h i hoạt đ ng kinh doanh của DN, HTX mất khả năng thanh toán.

Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay - 13

Thứ nhất, báo cáo tình trạng tài sản, công nợ và hoạt đ ng của DN, HTX. Nghĩa vụ này được xác định nhằm giúp Thẩm phán và các bên liên quan nắm bắt được tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của DN, HTX và tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX mất khả năng thanh toán. áo cáo này có thể được gửi thông qua yêu cầu của các chủ thể hoặc được tiến hành tại Hội nghị chủ nợ. Theo đó, QTV thông báo cho Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của DN, HTX mất khả năng thanh toán; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung khác nếu xét thấy cần thiết.

Thứ hai, tham gia xây dựng và giám sát k hoạch ph c h i hoạt đ ng kinh doanh của DN, HTX mất khả năng thanh toán.

- Theo Điều 87, Luật Phá sản năm 2014, quyền và nghĩa vụ tham gia xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh được pháp luật ghi nhận khá chi tiết.

Theo đó, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội nghị chủ nợ thông qua nghị quyết có nội dung áp dụng thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh thì DN, HTX mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, QTV cho ý kiến. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX thì chủ nợ, QTV gửi ý kiến cho DN, HTX để hoàn thiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh báo cáo QTV, chủ nợ, an đại diện chủ nợ. Ngay sau khi nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh QTV có nhiệm vụ báo cáo Thẩm phán. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của QTV, Thẩm phán xem xét trước khi đưa phương án ra Hội nghị chủ nợ xem xét thông qua.

Có thể nói, đây là ghi nhận mang tính nhân bản nhất trong các quyền và nghĩa vụ của QTV. Theo lẽ thông thường, phá sản thường đồng nghĩa với việc chấm dứt hoạt động của DN, HTX. Tuy nhiên, hướng rẽ thứ hai rất quan trọng cho cả DN, HTX trong tình trạng phá sản, chủ nợ và cả nền kinh tế là khôi phục DN, HTX đó. Mặc dù QTV không trực tiếp chắp bút hoàn thành phương án phục hồi của DN, HTX, song lại đóng vai trò xem xét, cho ý kiến về những phương án phục hồi đó. Chính vì thế, đòi hỏi QTV phải có hiểu biết về sự vận hành của DN, HTX; của thị trường và của chính năng lực của DN, HTX đó. Tuy nhiên, với 10 ngày phải phản hồi ý kiến về phương án phục hồi của DN, HTX như quy định của pháp luật hiện hành là tương đối gấp. Đối với những DN, HTX có quy mô lớn, đa dạng ngành nghề sản xuất, kinh doanh và có tính chất phức tạp đòi hỏi phải có quá trình xem xét phương án phục hồi lâu hơn. Nghĩa là trong trường hợp này có thể có những ghi nhận linh động hơn về mốc thời gian tuỳ thuộc vào từng vụ việc nhất định.

- Quyền và nghĩa vụ giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh. Quyền và nghĩa vụ này được quy định tại Điều 93, Luật Phá sản năm 2014. Đây là quyền và nghĩa vụ được đưa ra để áp dụng cho giai đoạn các phương án phục hồi được triển khai trên thực tiễn. Cụ thể, sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX mất khả năng thanh toán, QTV, chủ nợ giám sát hoạt động kinh doanh của DN, HTX. Sáu tháng một lần, DN, HTX phải lập báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX cho QTV. QTV có trách nhiệm báo cáo Thẩm phán và thông báo cho chủ nợ. Sự giám

sát này của QTV thể hiện vai trò trung gian theo dõi sự trung thực và hiệu quả phục hồi của DN, HTX đang trong tình trạng phá sản. Các quy định này hoàn toàn hợp lý và các mốc thời gian quy định nghĩa vụ phải báo của DN, HTX đối với QTV cũng không gây cản trở nào trên thực tiễn.

c. Đại diện cho DN, HTX trong trường hợp DN, HTX không có người đại diện theo pháp luật

Khác với trường hợp QTV đề nghị Thẩm phán thay đổi người đại diện theo pháp luật của DN, HTX trong giai đoạn mở thủ tục phá sản khi QTV xét thấy người đại diện theo pháp luật của DN, HTX không có khả năng điều hành, DN, HTX có dấu hiệu vi phạm thì đến giai đoạn DN, HTX bị tuyên bố phá sản này, QTV với tư cách là chủ thể đại diện cho DN, HTX.

Cũng là đại diện trong thủ tục phá sản nhưng đại diện ở đây có tính chất khác biệt:

Thứ nhất, nếu trước đây QTV chỉ có quyền đề nghị Thẩm phán thay đổi người đại diện theo pháp luật thì đến giai đoạn này, QTV theo quy định có quyền trực tiếp là người đại điện theo pháp luật cho DN, HTX khi Tòa án đã tuyên bố DN, HTX bị phá sản.

Thứ hai, mục đích đề nghị Thẩm phán thay đổi người đại diện theo pháp luật trước đây nhằm tìm người đủ khả năng đại diện theo pháp luật để điều hành hoạt động kinh doanh của DN, HTX; tránh sự vi phạm những quy định cấm trong hoạt động kinh doanh của DN, HTX khi đang trong quá trình chịu sự giám sát của QTV. Đến giai đoạn này, QTV không còn là chủ thể gián tiếp đề nghị Thẩm phán xem xét chỉ định người thứ ba làm đại diện nữa mà chính QTV lại đại diện cho DN, HTX hướng đến việc thay DN, HTX giải quyết các tranh chấp về tài sản sau khi các chủ thể này có quyết định tuyên bố phá sản, vì lúc này DN, HTX không còn tư cách là một chủ thể pháp lý.

Quy định về đại diện của QTV đối với DN, HTX đã bị Tòa án tuyên bố phá sản phản ánh tính chính xác trong quá trình xây dựng Luật Phá sản năm 2014. ởi đến giai đoạn bị tòa án tuyên bố phá sản, tư cách của chủ thể pháp lý đối với DN, HTX là không còn, nên những vấn đề có liên quan đến DN, HTX còn tồn tại, trong đó có hoạt động xử lý tài sản của DN, HTX thì pháp luật phải trao quyền và nghĩa vụ đó cho các chủ thể phù hợp để thực hiện những hoạt động này, trong đó có QTV

- một trong hai chủ thể có quyền và nghĩa vụ quản lý, thanh lý tài sản trong thủ tục phá sản.

Tuy nhiên, quy định này cũng có những điểm chưa thật phù hợp. Thứ nhất, sau khi có quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản thì toàn bộ tư cách pháp lý (DN, HTX) đã chấm dứt kể từ thời điểm quyết định có hiệu lực. Do đó, lúc này DN, HTX đã phá sản, tức không còn tồn tại. Vì vậy, QTV đại điện cho DN, HTX là đại diện cho thứ không còn tồn tại. Thứ hai, chủ DN, HTX hoặc những người góp vốn là những người chịu trách nhiệm chính của DN, HTX, do đó, họ phải là nguyên đơn hoặc bị đơn trong pháp luật tố tụng dân sự khi giải quyết tranh chấp (chỉ có ba tư cách đương sự là: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan). Cả ba tư cách này hoàn toàn không thể có tư cách nào phù hợp cho QTV. Do đó, chỉ cần quy định trường hợp này QTV tham gia với tư cách tiếp tục bảo toàn tài sản của DN, HTX đã phá sản để có cơ sở thu hồi tài sản thực thi các nghĩa vụ tài sản chưa được thanh toán hoặc chưa được thanh toán đủ. Nếu các nghĩa vụ tài sản của DN, HTX đã được thanh toán đủ cho các chủ nợ thì QTV không cần thiết phải tham gia giải quyết các tranh chấp này.

d. Đề nghị Thẩm phán ti n hành các công việc đảm bảo thủ t c phá sản

Thứ nhất, thu thập tài liệu, chứng cứ. Trong quá trình giải quyết phá sản, Tòa án nhân dân có thể ra quyết định ủy thác để Tòa án nhân dân khác thu hồi tài sản, lấy lời khai của những người tham gia thủ tục phá sản, thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc biện pháp khác để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc phá sản. Theo đó, QTV có quyền đề nghị toà án thu thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình không thể thực hiện được hoặc trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài sản.

Thứ hai, tuyên bố giao dịch vô hiệu và quy t định thu h i tài sản của DN, HTX bị bán hoặc chuy n giao bất hợp pháp. Quyền và nghĩa vụ đề nghị Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu nhằm thực hiện quyền và nghĩa vụ bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của DN, HTX khi bán, thanh lý tài sản như đã phân tích ở trên. Bên cạnh đó, còn đề xuất Toà án có các phương án thu hồi tài sản. QTV chỉ tham gia vào việc thu hồi tài sản trong trường hợp có vi phạm thông qua: đề nghị Tòa án nhân dân ra quyết định thu hồi lại tài sản của DN, HTX do thực hiện giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu được quy định tại Khoản 1, Điều 125, Luật Phá sản năm 2014. Theo đó, QTV không tham gia vào hoạt động thu hồi tài sản ngay từ ban đầu mà chỉ trong trường hợp có sự vi phạm khi DN, HTX thực hiện các giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu thì QTV lúc đó có quyền đề nghị Tòa án ra quyết

định thu hồi lại tài sản của DN, HTX đã thực hiện các giao dịch trước đó. Ngoài việc phát hiện giao dịch của DN, HTX vi phạm quy định của Luật Phá sản thì QTV bên cạnh đề nghị Tòa án xem xét tuyên bố giao dịch đó vô hiệu còn có quyền đề nghị Tòa án quyết định thu hồi lại tài sản của DN, HTX để bảo toàn tài sản.

Thứ ba, áp d ng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp d ng biện pháp xử phạt hành chính; chuy n h sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại điều 70 Luật Phá sản 2014, trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản QTV có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động sau đây:

- Cho bán hàng hóa dễ bị hư hỏng, hàng hóa sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hóa không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ; cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác;

- Kê biên, niêm phong tài sản của DN, HTX;

- Phong tỏa tài khoản của DN, HTX tại ngân hàng; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ;

- Niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của DN, HTX;

- Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán;

- Cấm thay đổi hiện trạng đối với tài sản của DN, HTX mất khả năng thanh toán;

- Cấm hoặc buộc DN, HTX, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định;

- Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động;

QTV phải có văn bản yêu cầu gửi đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án nhân dân chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

Quy định này không cấp cho QTV quyền được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà phải tiến hành đề xuất lên Toà án và chờ toà án quyết định trong các trường hợp được liệt kê ở trên. Tuy nhiên, có thể thấy thủ tục này mất rất nhiều thời gian vì phải có đề xuất và đợi phê chuẩn đề xuất đó. Sự kéo dài đó làm mất đi ý

nghĩa ―khẩn cấp‖ của biện pháp. Và trên thực tế, lợi dụng sơ hở này, các đối tượng đã tiến hành các hành vi kể trên trong thời gian QTV xin áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong trường hợp đó, mặc dù QTV biết được hành vi đó nhưng không thể thực hiện một động thái ngăn chặn nào khác vì vẫn đang đợi phê chuẩn.

3.2.3. Thực tiễn quy định về trách nhiệm pháp lý của quản tài viên theo luật phá sản

Trách nhiệm pháp lý của QTV cũng được xác định trong pháp luật về phá sản của Việt Nam nhằm làm cơ sở áp đặt các hậu quả pháp lý bất lợi lên QTV khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, đồng thời cũng nhằm tạo ra sự răn đe cho quá trình thực thi nhiệm vụ của chính chủ thể này. Trách nhiệm pháp lý của QTV không chỉ được quy định tại Luật Phá sản năm 2014 mà còn được ghi nhận những khía cạnh liên quan tại các văn bản khác như: Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự; phá sản DN, HTX và được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản DN, HTX.

Theo đó, nhằm làm cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý, pháp luật hiện hành đã làm rõ những hành vi trái pháp luật của QTV trong giải quyết thủ tục phá sản gồm:

- Cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề QTV của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.

- Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng danh nghĩa QTV để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí QTV được nhận theo quy định của pháp luật.

- Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi.

- Tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của DN, HTX mất khả năng thanh toán mà QTV biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được DN, HTX đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác.

- Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp QTV.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023