Các Quy Định Về Áp Dụng Các Biện Pháp Khẩn Cấp Tạm Thời

vậy, việc thực hiện bù trừ nghĩa vụ trong giải quyết phá sản của doanh nghiệp có sự phân tách với các nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở hợp đồng và các nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở bản án dân sự, hình sự, đòi hỏi các quản tài viên/doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải phân biệt rõ ràng khi áp dụng pháp luật.

3.2.3.5. Các quy định về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Cả Luật Phá sản doanh nghiệp năm 1993 và Luật Phá sản năm 2004 đều có quy định về việc áp dụng các biện pháp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán. Luật Phá sản năm 2014 tiếp tục duy trì các quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại Điều 70.

Về chủ thể có quyền yêu cầu, nếu so sánh với Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 và Luật Phá sản 2004, Luật Phá sản 2014 đã mở rộng các chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Cụ thể, chủ thể có quyền yêu cầu bao gồm tất cả người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn (Điều 5, Luật Phá sản 2014) và Quản tài viên/ Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Việc thực hiện quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được thực hiện đồng thời với nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Điều khoản này là hợp lý nhằm đảm bảo tính kịp thời, đáp ứng được tiêu chí “khẩn cấp” của các biện pháp nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định trách nhiệm của người nộp đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng. Theo đó, người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự.

Theo Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐTP ngày 26/8/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật phá sản 2014, các biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng gồm:

Bảng 3.3. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời


TT

Biện pháp

Điều kiện áp dụng

1

Quyết định cho bán hàng hóa

- Hàng hóa dễ bị hư hỏng hàng hóa sắp hết thời hạn sử dụng hàng hóa

hông bán đúng thời điểm s hó có

hả năng ti u thụ

- Hàng hóa dễ cháy nổ (xăng dầu

hí hóa lỏng và các chất dễ cháy nổ khác);

- Thuốc chữa bệnh thuốc thú y thuốc bảo vệ thực vật mà hạn sử dụng c n dưới 60 ngày

- Thực phẩm đã qua chế biến và các loại hàng hóa hác mà hạn sử dụng c n dưới 30 ngày

- Hàng hóa có tính chất thời vụ (hàng ti u d ng theo m a phục vụ lễ tết) hàng điện tử cao cấp (các loại máy tính điện thoại thông minh) và các loại hàng hóa vật phẩm hác nếu

hông xử lý ngay s bị hư hỏng hông bán được hoặc hết thời hạn sử dụng

2

Quyết định cho thu hoạch cho bán hoa màu hoặc sản phẩm

hàng hóa khác

Hoa màu ở thời ỳ thu hoạch; sản phẩm hàng hóa hác hông thể bảo

quản được lâu dài;

3

K bi n tài sản của doanh nghiệp

Khi có căn cứ cho thấy có hành vi tẩu tán hủy hoại tài sản hoặc tài sản có

hả năng bị mất mát hoặc mất giá trị

4

Niêm phong

Tài sản bị bi n cần được giữ nguyên trạng đầy đủ bí mật thì biện

pháp bi n phải được tiến hành đồng thời với ni m phong

5

Quyết định phong tỏa tài hoản của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp có tài hoản tại

ngân hàng ho bạc Nhà nước tổ chức tín dụng hác;

6

Quyết định phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ

Khi doanh nghiệp hợp tác xã có tài

sản được gửi giữ bởi cá nhân tổ chức khác;

7

Quyết định ni m phong ho

quỹ thu giữ và quản lý sổ ế

Khi cần thiết phải giữ nguy n trạng

ho quỹ sổ ế toán tài liệu đó;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 19



toán tài liệu li n quan của

doanh nghiệp


8

Quyết định cấm chuyển dịch

quyền về tài sản đối với tài sản của doanh nghiệp

Khi có căn cứ cho thấy có hành vi

chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đó;

9

Quyết định cấm thay đổi hiện trạng đối với tài sản của doanh nghiệp mất hả năng thanh toán

Khi có căn cứ cho thấy có hành vi tháo gỡ lắp ghép hoặc có hành vi

hác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó dẫn đến việc làm giảm sút hoặc

mất giá trị của tài sản;

10

Quyết định cấm hoặc buộc doanh nghiệp cá nhân tổ chức

hác có li n quan thực hiện một số hành vi nhất định

Khi có căn cứ cho thấy việc thực hiện hoặc hông thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định của họ s làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ việc phá sản quyền và lợi ích hợp pháp của

người hác có liên quan;

11

Quyết định buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương tiền công tiền bồi thường trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Khi cần bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người lao động về tiền lương tiền công tiền bồi thường trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động pháp luật về an toàn vệ sinh

lao động;


Về thủ tục, người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có văn bản yêu cầu gửi đến tòa án có thẩm quyền. Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải có các nội dung chủ yếu gồm: Ngày, tháng, năm; Tên, địa chỉ của người có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời khi căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn, hoặc Tòa án ra quyết định không mở thủ tục phá sản, hoặc Tòa án ra quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, hoặc Tòa án ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi kinh doanh theo quy định tại Điều 95 của Luật Phá sản, hoặc người yêu cầu áp

dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ, hoặc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của pháp luật. Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Tòa án phải bồi thường theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự. Còn cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì bị xử lý trách nhiệm theo quy định tại Điều 129 của Luật Phá sản.

Thủ tục áp dụng, thay đổi, hủy bỏ, thi hành biện pháp khẩn cấp tạm thời, hiệu lực của quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời; khiếu nại, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định của Luật Phá sản, pháp luật về tố tụng dân sự và pháp luật về thi hành án dân sự. Tuy nhiên, việc quy định về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như thế này là quá chung chung khi không quy định rõ về trình tự, thủ tục; quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Theo số liệu của Tòa án nhân dân tối cao, từ năm 2015 đến 2020, chỉ có 1 vụ có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời [41]. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân chủ yếu là do thực tế vụ việc không cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do doanh nghiệp đã dừng hoạt động trong một thời gian dài tài sản trên thực tế không còn nhiều. Hiện nay đối với các doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh hay ngừng kinh doanh nói chung thì cũng chưa có bất kỳ biện pháp nào giám sát hoạt động hoặc đặt các doanh nghiệp này vào tình trạng giám sát đặc biệt. Điều này khiến cho các biện pháp khẩn cấp tạm thời hiếm khi có nhu cầu sử dụng trên thực tế, bởi trong quá trình tạm ngừng hoạt động thì doanh nghiệp đã có thể thực hiện các biện pháp chuyển giao, chuyển nhượng tài sản. Hơn nữa, hiện nay, các quy định về áp dụng biện pháp khẩn

cấp tạm thời chỉ áp dụng tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, tuy nhiên, trên thực tế, doanh nghiệp có thể đang sử dụng, những tài sản của chủ thể khác nhưng việc sử dụng làm giảm giá trị hoặc hư hỏng tài sản thì sẽ có nguy cơ làm tăng nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp. Hơn nữa, thủ tục áp dụng, trình tự áp dụng của các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng phá sản hiện nay là không được quy định rõ.

3.3. Đánh giá nguyên nhân của những bất cập, hạn chế

3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Một là do tính phức tạp của các vụ việc phá sản nói chung và hoạt động quản lý tài sản phá sản nói ri ng

Nhìn chung, các loại vụ việc phá sản chiếm tỷ lệ nhỏ trong các tranh chấp về kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, hầu hết các vụ việc phá sản mang tính chất rất phức tạp, bao gồm nhiều quan hệ pháp luật như các loại hợp đồng tín dụng, thế chấp, gia công, mua bán… cho đến quan hệ về tiền lương, bảo hiểm, thuế… có những hồ sơ vụ việc phá sản phải giải quyết hàng trăm hồ sơ tín dụng, có hàng trăm chủ nợ, người mắc nợ…với thời gian giải quyết kéo dài nhiều năm. Vì vậy đòi hỏi Thẩm phán không những phải nắm vững kiến thức về Luật Phá sản mà còn phải nắm vững kiến thức của các lĩnh vực liên quan.

Hai là vướng mắc từ các quy định của pháp luật phá sản nói chung và các quy định về quản lý tài sản phá sản nói ri ng.

Qua phân tích thực tiễn thực thi các quy định về quản lý tài sản phá sản cho thấy, một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những khó khăn trong việc quản lý tài sản phá sản xuất phát từ việc các quy định còn nhiều điểm chưa rõ ràng, chưa cụ thể dẫn đến cách hiểu và áp dụng không thống nhất. Pháp luật về phá sản nói chung và các quy định về quản lý tài sản phá sản nói riêng là thủ tục bán tư pháp, chính vì thế các quy định cần phải được rõ ràng về trình tự, thủ tục để làm căn cứ pháp lý thực hiện cho các bên liên quan.

Ba là nguy n nhân từ chế độ tài chính – ế toán của doanh nghiệp mất hả năng thanh toán.

Chế độ tài chính – kế toán của doanh nghiệp có ảnh hưởng quan trọng với việc quản lý tài sản phá sản của doanh nghiệp. Hiện nay, chỉ số minh bạch về tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam được xếp vào loại yếu kém nhất trên thế giới. Thực tế cho thấy có hiện tượng các doanh nghiệp sử dụng hai hệ thống sổ sách kế toán, thống kê. Trong một số trường hợp chứng từ còn chưa đầy đủ, vi phạm chế độ kế toán, thống kê. Việc không đảm bảo tính chính xác, minh bạch trong kế toán, thống kê do đó, trong hoạt động quản lý tài sản phá sản, tòa án, quản tài viên/doanh nghiệp quản lý tài sản phá sản gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định khối tài sản phá sản của doanh nghiệp, xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp mắc nợ cũng như thực hiện các biện pháp quản lý tài sản.

3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất về năng lực của đội ngũ thẩm phán:

Do tính chất phức tạp và khó khăn khi giải quyết vụ việc phá sản, còn tình trạng Thẩm phán e ngại khi được phân công giải quyết vụ việc; không tích cực giải quyết hồ sơ, thậm chí giao toàn bộ trách nhiệm cho quản tài viên, không đôn đốc, nhắc nhở và theo dõi tiến trình giải quyết; chậm tác động hồ sơ vụ việc và chậm nghiên cứu khi tiếp nhận hồ sơ phá sản của các Thẩm phán khác giao lại. Bên cạnh một số Thẩm phán tích cực tham gia hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng về pháp Luật Phá sản do Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, vẫn còn một số Thẩm phán còn thụ động, chưa tích cực nghiên cứu học hỏi để nâng cao kỹ năng giải quyết vụ việc phá sản. Chưa có nhiều các buổi tập huấn chuyên đề về phá sản cho toàn bộ các Thẩm phán của Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố.

Thứ hai năng lực cung cấp dịch vụ quản lý tài sản phá sản của Quản tài vi n và doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản c n hạn chế

Mặc dù, các nhiệm vụ, quyền hạn của Quản tài viên và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, về cơ bản, đã tiến gần đến với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về Quản tài viên tư pháp trong phá sản. Tuy nhiên, khi nghiên cứu thực trạng và thực tiễn áp dụng Luật Phá sản vào quá trình quản lý tài sản phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, cũng như so sánh với các chuẩn mực quốc tế mà cụ thể là chuẩn mực của OECD về nhiệm vụ, quyền hạn của Quản tài viên như đã trình bày ở phần trên cũng đã bộc lộ một số vấn đề đáng chú ý.

Thực tiễn hiện nay cho thấy, đội ngũ Quản tài viên, doanh nghiệp hành nghề quản lý, thanh lý tài sản chưa được bồi dưỡng chuyên sâu, thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, vì vậy chất lượng hành nghề còn chưa cao, chưa tạo được uy tín. Ngoài ra, các điều kiện hành nghề của Quản tài viên còn khá dễ dàng và chưa mang tính chặt chẽ để ràng buộc về yếu tố kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn có liên quan đến hoạt động quản lý tài sản phá sản dành cho các đối tượng là Kiểm toán viên và Luật sư. Mặc dù việc bổ nhiệm những Quản tài viên có xuất thân từ Kiểm toán viên và Luật sư xuất phát từ việc hai nghề này có nhiều điểm rất gần với nghề Quản tài viên, tuy nhiên, việc không quy định về thời gian kinh nghiệm dành cho hai đối tượng này khiến cho việc trở thành Quản tài viên tương đối khá dễ dàng, có khả năng ảnh hướng đến hiệu quả hoạt động quản lý tài sản phá sản. Bên cạnh đó, việc mở rộng thêm đối tượng là những người có trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng và có kinh nghiệm 05 năm trở lên về lĩnh vực được đào tạo cũng đã mở rộng khá nhiều cho con đường trở thành Quản tài viên. Do đó, cần thiết phải có cơ chế để kiểm tra và đảm bảo chất lượng của đội ngũ nhân sự có chứng chỉ hành nghề quản lý tài sản.

Bên cạnh đó, các thiết chế hỗ trợ cho hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong khi thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình còn chưa được quy định rõ ràng, cơ chế về chi phí hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản còn chưa được đảm bảo. Cụ thể, về chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được quy định tại Luật phá sản 2014 và Nghị định số 22/2015/NĐ-CP, tuy nhiên đối với các trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn sau khi thụ lý đơn yêu cầu theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 105 Luật Phá sản 2014 nhưng chưa có quy định cụ thể về mức phí, cách thức, thời hạn chi trả.

Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được quy định cụ thể tại Điều 21 Nghị định 22/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, Điều 21 Nghị định 22/2015/NĐ-CP chưa có quy định cụ thể về mức thù lao của doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản đối với trường hợp doanh nghiệp phá sản theo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản sau khi có nghị quyết của hội nghị chủ nợ đề nghị tuyên bố phá sản (Điều 107 Luật Phá sản năm 2014). Vì thế, việc tính chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản sẽ khó khăn trong thực tế áp dụng.

Thực tế cho thấy, Quản tài viên, tổ chức hành nghề quản lý, thanh lý tài sản loay hoay vì những vướng mắc trong thể chế mà trách nhiệm nghề nghiệp cao nên lâm vào tình trạng không dám ký hợp đồng với khách hàng hoặc không dám thực hiện thủ tục cho doanh nghiệp phá sản vì thiếu cơ sở xác thực. Mặc dù, theo khoản 4 Điều 7 Nghị định 22/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản quy định về nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật đối với trường hợp Quản tài viên hành nghề với tư cách cá nhân. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành lại thiếu quy định chi tiết về vấn đề này khiến cho quá trình thực thi mang tính lúng túng giữa các cơ quan có liên quan.

Xem tất cả 214 trang.

Ngày đăng: 15/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí