Định Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quản Lý Tài Sản Phá Sản Ở Việt Nam

Nghề quản tài viên là một nghề mới xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2015. Do đó, đội ngũ quản tài viên còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng xử lý vụ việc phá sản. Trong khi đó, theo Luật Phá sản thì vai trò của Quản tài viên cũng rất quan trọng như xác minh, thu thập, quản lý tài liệu chứng cứ liên quan đến hoạt động quản lý của doanh nghiệp, lập bảng kê danh sách tài sản của chủ nợ, danh sách người mắc nợ; bảo quản tài sản, bán tài sản… Tuy nhiên, do chi phí quản tài viên không cao, nhiều doanh nghiệp không còn khả năng nộp chi phí quản tài viên nên các quản tài viên không thực hiện hết trách nhiệm khi được chỉ định làm quản tài viên; có trường hợp quản tài viên không thực hiện hết nhiệm vụ của mình là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm giải quyết vụ việc và Thẩm phán phải thay đổi quản tài viên.

Thứ ba về nhận thức về pháp luật phá sản chưa đầy đủ của doanh nghiệp và cá nhân

Một số cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng quy định của Luật Phá sản đã nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản để ép các doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ phải trả nợ mà không chọn khởi kiện đòi nợ. Hoặc có nhiều doanh nghiệp muốn trốn tránh trách nhiệm trả nợ đã yêu cầu tuyên bố phá sản cho chính doanh nghiệp; nhiều doanh nghiệp không hợp tác, không chấp hành pháp luật, không nộp tài liệu, chứng cứ quan trọng để giải quyết vụ án. Những trường hợp này, đều hiểu không đúng về ý nghĩa và bản chất của Luật Phá sản, gây nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết vụ việc.

Tiểu kết chương 3

1. Nhìn chung, các quy định pháp luật hiện hành về quản lý tài sản phá sản tương đối đầy đủ và có nhiều điểm tiến bộ so với các quy định trước. Nó góp phần hoàn thiện dần các quy định về xác định tài sản phá sản, các chủ thể tham gia vào quá trình quản lý tài sản phá sản và các biện pháp quản lý tài sản phá sản với mục tiêu ngày càng nhất quán trong việc làm cho khối tài sản phá sản được sử dụng một cách hợp lý, đúng pháp luật, góp phần hạn chế hành vi tẩu tán tài sản, góp phần bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.

2. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tiến bộ thì pháp luật hiện hành về quản lý tài sản phá sản vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập nhất định. Qua quá trình nghiên cứu và tổng kết thực tiễn áp dụng các quy định có liên quan, tác giả đã phân tích, đánh giá những thành công và hạn chế, tính tương thích và mức độ phù hợp của các quy định trong pháp luật Việt Nam về quản lý tài sản phá sản trong giai đoạn hiện nay.

Về pháp luật thực định, cùng với sự phát triển về pháp luật phá sản nói chung, các quy định về quản lý tài sản phá sản đã có những sửa đổi, bổ sung cần thiết để tăng cường hiệu quả thực thi. Cụ thể, chức năng quản lý tài sản phá sản đã được trao cho quản tài viên, một thiết chế mới theo Luật Phá sản 2014, việc xác định tài sản phá sản cũng được quy định cụ thể hơn, các biện pháp quản lý tài sản phá sản cũng được ghi nhận rõ ràng hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu pháp luật thực định cũng cho thấy, mặc dù đã có những thay đổi trong nhận thức và tư duy về pháp luật phá sản nói chung nhưng rất nhiều các quy định cần có hướng dẫn cụ thể để có thể thực thi trên thực tế.

Về thực thi pháp luật, quản lý tài sản phá sản với tính chất là một hoạt động vừa mang tính tư pháp lại vừa mang tính quản trị thương mại, do đó, nó phụ thuộc rất nhiều vào năng lực thực thi pháp luật của các chủ thể có liên

quan, đặc biệt là vai trò của quản tài viên. Tuy nhiên, hiện nay, năng lực thực thi của quản tài viên còn nhiều hạn chế, đặc biệt là trong bối cảnh thực thi pháp luật còn nhiều vấn đề như Việt Nam (chế độ kế toán, tính minh bạch hoạt động công vụ, tư pháp) càng làm cho việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của quản tài viên và các chủ thể khác có liên quan càng trở nên khó khăn.

3. Những hạn chế, bất cập được chỉ ra ở Chương 3 sẽ là cơ sở để nghiên cứu sinh xác định phương hướng và tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở Chương 4.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN

Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 20

Ở VIỆT NAM


4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở Việt Nam

Trước đó, Chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 được ban hành kèm theo Nghị quyết số 48-NQ/TW là chiến lược đầu tiên mang tính toàn diện và dài hạn về hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam. Nghị quyết số 48-NQ/TW đã mang lại những cải cách quan trọng, đáng ghi nhận trong xây dựng và thi hành pháp luật, góp phần không nhỏ vào kết quả thực hiện các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Nghị Quyết số 48-NQ/TW thể hiện đường lối lãnh đạo của Đảng, sự quyết tâm thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, ổn định và minh bạch theo tinh thần Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Trên thực tế, pháp luật về phá sản trong thời gian qua đã được hoàn thiện theo định hướng của chiến lược, toàn diện và dài hạn của Nghị quyết. Cụ thể hơn, việc hoàn thiện phải đảm bảo sự gắn kết giữa xây dựng pháp luật với thi hành pháp luật dựa trên 4 trụ cột trong cấu trúc hệ thống pháp luật, đó là: thể chế; thiết chế thi hành pháp luật; nhân lực pháp luật và thông tin pháp luật. Hiện nay, chiến lược này đang trong giai đoạn tổng kết thi hành để đưa những phương hướng, định hướng mới để cải cách hệ thống pháp luật trong thời gian tới.

Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Ban Chấp hành trung ương về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đề ra định hướng hoàn thiện pháp luật Phá sản, đó là: “Thực hiện bình đẳng

trong tiếp cận các yếu tố đầu vào của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Hoàn thiện và thực thi có hiệu quả các quy định của pháp luật về công khai, minh bạch trong tiếp cận các nguồn lực công, mua sắm và đầu tư công. Tăng cường tính minh bạch đối với độc quyền nhà nước; kiểm soát, ngăn chặn, xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp. Hoàn thiện thể chế phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường vào những ngành lĩnh vực và địa bàn đạt hiệu quả cao có tác động lan toả. Hoàn thiện pháp luật về phá sản doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, thể chế bảo vệ nhà đầu tư quyền sở hữu và quyền tài sản; không hình sự hoá các mối quan hệ kinh tế và dân sự”.

Hiện nay, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đưa ra định hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung. Cụ thể: “Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh m dân chủ xã hội chủ nghĩa quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh; cải cách tư pháp tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội trước hết là sự gương mẫu tuân theo pháp luật, thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, của cán bộ đảng vi n; tăng cường đại đoàn ết toàn dân tộc”. Như vậy, yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật tiếp tục là một trong những nội dung quan trọng trong định hướng phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.

Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đề ra giải pháp tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, đó là: “Xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia. Xây dựng khung khổ pháp luật môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh

tế số; hỗ trợ, khuyến khích sự ra đời, hoạt động của những lĩnh vực mới, mô hình kinh doanh mới. Tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở phát triển kinh tế. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, uỷ quyền gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương trách nhiệm cá nhân và nâng cao trách nhiệm phối hợp giữa các cấp, các ngành”.

Cụ thể hơn, pháp luật về phá sản nói chung là một trong các ưu tiên hoàn thiện hệ thống pháp luật được đề cập trong Chiến lược Phát triển kinh tế

- xã hội 10 năm 2021-2030, trong đó nhấn mạnh rằng: “Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, pháp luật đầy đủ đồng bộ, hiện đại, hội nhập, ổn định, cụ thể, minh bạch. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả các thiết chế thi hành pháp luật, bảo đảm chấp hành pháp luật nghiêm minh. Phát triển đầy đủ và đồng bộ thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là các thị trưởng quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ. Bảo đảm đầy đủ quyền tự do, an toàn trong hoạt động inh doanh; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo nguyên tắc thị trường”…“sửa đổi hệ thống luật và chính sách thuế, phí, lệ phí theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư. Mở rộng cơ sở thu, bảo đảm tính công bằng, trung lập của chính sách thuế đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ các thủ tục nộp thuế, phí của người dân và doanh nghiệp. Cải cách thể chế về quyền tài sản, tập trung vào các hâu đăng ý sở hữu và sử dụng tài sản, xử lý tài sản thế chấp ngân hàng, thủ tục phá sản”.

Trên cơ sở các quan điểm chính trị về hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, tác giả có thể đưa ra một số định hướng hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản như sau:

Thứ nhất, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý tài sản phá sản là nhằm mục ti u nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia [41].

Báo cáo sô 1182-BC/BCSĐCP ngày 13/11/2019 của Ban Cán sự Đảng Chính phủ - Ban chấp hành Trung ương tổng kết thi hành Nghị quyết số 48/NQ-TW đã nêu một trong các định hướng xây dựng, hoàn thiện pháp luật giai đoạn 2021-2030, định hướng đến năm 2045 là “hoàn thiện pháp luật về hợp đồng, pháp luật về giải quyết tranh chấp và phá sản doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”. Mặc dù, hiện nay Báo cáo Doing Business của Ngân hàng Thế giới đã tạm ngừng thực hiện tuy nhiên, các báo cáo trước đó đều đề cập đến chỉ số giải quyết phá sản doanh nghiệp và nó trở thành một trong các chỉ số quan trọng đánh giá môi trường kinh doanh của các quốc gia. Các khuôn khổ đầu ra của bộ chỉ số này tỷ lệ thu hồi nợ, thời gian giải quyết phá sản, chi phí thu hồi nợ…Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản cũng cần phải hướng tới việc bảo đảm các yếu tố trên.

Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản phải gắn liền với việc hoàn thiện pháp luật phá sản nói riêng và hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và các yêu cầu của một nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay.

Pháp luật về quản lý tài sản phá sản là một bộ phận không thể tách rời pháp luật về phá sản nói chung. Do đó, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản cần phải dựa trên định hướng chung cho sự hoàn thiện về pháp luật phá sản và hệ thống pháp luật của Việt Nam. Theo đó, những quy định về trình tự, thủ tục các biện pháp quản lý tài sản, các chủ thể quản lý tài sản là một bộ phận không thể tách rời và phải đồng bộ với pháp luật phá sản. Nói cách khác, việc hoàn thiện các quy định về quản lý tài sản phá sản phải gắn liền với hoàn thiện quy định của luật pháp sản.

Bên cạnh đó, pháp luật về quản lý tài sản phá sản không chỉ có mối quan hệ mật thiết với pháp luật phá sản mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực pháp luật khác như dân sự, đất đai, hành chính. Do đó, việc hoàn

thiện các quy định pháp luật về quản lý tài sản phá sản còn phải gắn liền với việc hoàn thiện các lĩnh vực pháp luật nói trên. Trên thực tế, đây đều là những lĩnh vực pháp luật phức tạp, còn nhiều hạn chế, bất cập trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang trong quá trình hình thành và phát triển như Việt Nam. Nếu việc hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản không gắn liền với việc hoàn thiện các lĩnh vực pháp luật có liên quan khác thì nó sẽ là một trở ngại trong quá trình thực hiện các quy định về quản lý tài sản phá sản cho dù các quy định này đã được xây dựng tốt đến mấy. Do đó, điều quan trọng ở đây là song song với việc hoàn thiện các quy định về quản lý tài sản phá sản, các quy định về đăng ký sở hữu tài sản, chế độ kế toán, tín dụng, đăng ký giao dịch bảo đảm …liên quan đến xác định tài sản phá sản, liên quan đến các biện pháp quản lý tài sản phá sản cũng phải được hoàn thiện tương ứng.

Việc hoàn thiện các quy định về quản lý tài sản phá sản cũng phải đảm bảo các yêu cầu định hướng xây dựng một nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay. Theo đó, các quy định về quản lý tài sản phá sản phải hướng tới việc tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của các chủ thể trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo tính giải trình, minh bạch trong các thủ tục hành chính có liên quan; đảm bảo tính hợp lý, thống nhất trong các hành động của cơ quan nhà nước; bảo đảm trình tự và thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản dân chủ, công khai, nhanh gọn, công bằng, thuận lợi; đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.

Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản phải xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu thực tiễn của Việt Nam

Thực tế cho thấy, các quy định pháp luật chỉ có thể có hiệu lực thực thi nếu như chúng phù hợp với nhu cầu của thực tiễn. Vì vậy, việc hoàn thiện các quy định về quản lý tài sản phá sản phải trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định một cách khoa học, đầy đủ và toàn diện, từ đó nhận định và phân tích các hạn chế, bất cập để đưa ra các kiến nghị sửa đổi cho phù hợp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023