Khái Niệm Và Đặc Điểm Địa Vị Pháp Lý Của Quản Tài Viên Theo Pháp Luật Phá Sản

gầy‖ và gia tăng sự tham gia của xã hội để xác lập ―một xã hội béo‖ đã được ra đời tại phương Tây từ những năm đầu thứ kỷ 19 và trở nên phổ biến trên phạm vi thế giới hiện nay. Cơ sở để xác định phạm vi quản lý nhà nước được dựa trên ba trục nội dung sau:

Thứ nhất, nhà nước chỉ làm những gì xã hội không làm được. Theo đó, những gì nằm trong khả năng của xã hội thì nhà nước không nhất thiết phải tiến hành hoạt động quản lý mà để cho xã hội tự do điều tiết dựa trên những cơ chế tự nhiên và tự quản của nó.

Thứ hai, nhà nước chỉ làm những gì xã hội không được làm. Trên cơ sở liệt kê những hoạt động tư nhân không thể làm nhằm tránh nguy cơ xâm hại đến trật tự và an toàn của chính xã hội, nhà nước sẽ đảm nhiệm những công việc này

Thứ ba, nhà nước chỉ làm những gì xã hội không muốn làm. Mặc dù được làm và làm được, song những hoạt động không mang đến lợi ích cho họ thì xã hội sẽ không muốn làm. Nhà nước sẽ đảm nhận những việc này vì lợi ích chung của xã hội.

Trên cơ sở ba trục nội dung xác định phạm vi hoạt động đó của nhà nước, cơ chế được lựa chọn phổ biến để xác lập sự phân chia này chính là sự uỷ quyền. Theo đó, nhà nước sẽ sử dụng cơ chế uỷ quyền để uỷ thác cho xã hội thực hiện các hoạt động nằm ngoài ba trục nội dung kể trên, qua đó gia tăng sự tham gia của xã hội.

Nghiên cứu về địa vị pháp lý của QTV dựa trên lý thuyết uỷ quyền sẽ cho thấy bản chất của chế định này chính là một sản phẩm của cơ chế uỷ quyền. QTV không thuộc về nhà nước, song được nhà nước (Toà án) uỷ quyền thực hiện các chức năng về quản lý và thanh lý tài sản – vốn là một trong những nhiệm vụ của Toà án trong thủ tục phá sản DN, HTX.

Bên cạnh đó, lý thuyết tự do trong kinh doanh; lý thuyết về bảo vệ chủ nợ và lý thuyết về bảo vệ trật tự kinh tế, bảo vệ xã hội, … cũng được vận dụng vào nghiên cứu nhằm làm rõ các khía cạnh khác nhau về chủ đề của luận án. Cụ thể:

- Lý thuyết bảo vệ chủ nợ: lý thuyết bảo vệ chủ nợ xoay quanh vấn đề bảo vệ quyền của các chủ nợ. Theo đó, chủ nợ là người cho một cá nhân, tổ chức khác vay một món nợ bằng tiền hay hiện vật. Chủ nợ là người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, cụ thể là hợp đồng vay. Khi đến kỳ hạn, chủ nợ có quyền đòi con nợ phải hoàn trả khoản tiền vay hoặc hiện vật vay, kèm theo lãi. Đồng thời, khi con nợ lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, chủ nợ phải được quyền thu hồi lại tài sản đã cho nợ. Dựa trên nguyên tắc ―chủ nợ nó quyền thu hồi tài sản; con nợ có nghĩa

vụ chi trả khoản nợ‖, luận án dựa trên lý thuyết nghiên cứu này nhằm cho thấy địa vị pháp lý của QTV với tư cách là một đại diện cho chủ nợ thực hiện các quyền trong thủ tục phá sản của các con nợ. Do đó, bản chất địa vị pháp lý cũng như các nhiệm vụ của QTV đều phản ánh sự đại diện nhằm mục tiêu bảo vệ quyền này của chủ nợ.

- Lý thuyết bảo vệ trật tự kinh tế, bảo vệ xã hội: lý thuyết bảo vệ trật tự kinh tế, bảo vệ xã hội hướng tới việc giải quyết các khoản nợ trong kinh doanh một cách hợp lý và ổn thoả nhằm tránh mâu thuẫn dẫn đến đổ vỡ trong các mối quan hệ kinh doanh. Theo đó, việc giải quyết nợ giữa chủ nợ và con nợ - đang lâm vào tình trạng phá sản là một trong những nguyên cơ chủ đạo dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp giữa các bên. Số nợ càng lớn, số chủ nợ càng nhiều, mâu thuẫn càng phức tạp và càng gay gắt. Để thu hồi được nợ, các chủ nợ luôn cố gắng đòi nợ theo nhiều biện pháp khác nhau và luôn cố gắng để là người đòi được nợ trước các chủ nợ còn lại. Chính vì thế, nếu không được điều hoà, hoạt động thu hồi nợ của các chủ nợ sẽ xảy ra tự phát, từ đó gây ra những xáo trộn, làm mất đi tính trật tự của kinh tế - xã hội, nhiều hành vi vi phạm pháp luật phát sinh và nhiều quan hệ pháp luật kéo theo bị xâm hại. Trên cơ sở đó, lý thuyết này xác lập một cơ chế điều phối việc giải quyết nợ chung của các chủ thể phá sản nhằm đảm bảo được trật tự kinh tế, bảo vệ xã hội. QTV là một trong những cơ chế của lý thuyết này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

- Lý thuyết tự do trong kinh doanh: luận án tiếp cận nghiên cứu dựa trên thuyết tự do kinh doanh xoay quanh quyền được thành lập và chấm dứt hoạt động của một chủ thể kinh doanh. Theo đó, quyền tự do kinh doanh cho phép các chủ thể được phép lựa chọn lĩnh vực, quy mô và các yếu tố khác để bắt đầu hoạt động kinh doanh, sản xuất, đồng thời cũng cấp cho các chủ thể đó quyền được chấm dứt hoạt động kinh doanh, sản xuất theo đúng quy định của pháp luật. Lý thuyết này là cơ sở cho lập luận của quyền phá sản - được pháp luật tuyên chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến phá sản, trong đó có vấn đề giải quyết nợ chung.

b. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuy t nghiên cứu

Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay - 6

Để nghiên cứu đề tài luận án, tác giả đã đặt ra 03 câu hỏi nghiên cứu lớn với 07 câu hỏi nghiên cứu thành phần như sau:

Câu 1: Địa vị pháp lý của QTV là gì?

Các câu hỏi cụ thể cho câu hỏi nghiên cứu số 01 bao gồm:

Câu 1.1: QTV l g ? Địa vị pháp lý của QTV là gì?

Câu 1.2: Địa vị pháp lý của QTV được cấu thành bởi bao nhiêu n i dung?

Giả thuyết nghiên cứu cho các câu hỏi này là:

Địa vị pháp lý của QTV là tổng thể các đặc điểm về vị trí, vai trò; quyền và nghĩa vụ; trách nhiệm pháp lý và mối quan hệ giữa QTV với các chủ thể khác được pháp luật về phá sản ghi nhận và đảm bảo thực hiện trên thực tiễn. Địa vị pháp lý của QTV bao gồm 04 thành phần: vị trí, vai trò; quyền và nghĩa vụ; trách nhiệm pháp lý và mối quan hệ giữa QTV với các chủ thể khác.

Câu 2: Địa vị pháp lý của QTV được pháp luật phá sản Việt Nam quy định như thế nào và thể hiện ra sao trên thực tiễn?

Các câu hỏi cụ thể cho câu hỏi nghiên cứu số 02 bao gồm:

Câu 2.1: Địa vị pháp lý của QTV được quy định như th nào trong pháp luật phá sản Việt Nam?

Câu 2.2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về địa vị pháp lý của QTV ở Việt Nam được thực hiện như th nào?

Giả thuyết nghiên cứu cho các câu hỏi này là:

Trên thực tế, pháp luật Việt Nam đã có ghi nhận tương đối chi tiết về địa vị pháp lý của QTV cũng như có những cơ chế đảm bảo thực thi địa vị pháp lý của QTV. Tuy nhiên, vì thực tiễn phá sản hết sức phức tạp, có nhiều sự kiện pháp lý diễn ra khiến cho việc thực hiện địa vị pháp lý của QTV trên thực tế không được đảm bảo. QTV còn rất khó khăn trong việc thực thi nhiệm vụ một cách suôn sẻ cũng như chưa có cơ chế giám sát cần thiết khi trao quyền cho QTV.

Câu 3: Làm thế nào để nâng cao địa vị pháp lý của QTV trong thủ tục phá sản ở Việt Nam hiện nay?

Các câu hỏi cụ thể cho câu hỏi nghiên cứu số 03 bao gồm:

Câu 3.1: Bối cảnh đề xuất giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của QTV trong thủ t c phá sản ở Việt Nam như th nào?

Câu 3.2: Các nguyên t c xây dựng giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của QTV trong thủ t c phá sản ở Việt Nam là gì?

Câu 3.3: Các giải pháp c th nhằm nâng cao địa vị pháp lý của QTV trong thủ t c phá sản ở Việt Nam là gì?

Giả thuyết nghiên cứu cho các câu hỏi này là:

Trên cơ sở giả thuyết về thực tiễn đó, tác giả đặt ra thêm giả thuyết rằng, muốn nâng cao địa vị pháp lý của QTV trên thực tiễn tất yếu phải rà soát và hoàn thiện những quy định của pháp luật về phá sản nói chung và về QTV nói riêng. Bên cạnh đó, trên thực tiễn thực hiện cũng cần phải có sự chuẩn bị về tâm lý, nhận thức và kỹ năng của QTV cũng như các bên tham gia vào thủ tục phá sản.


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Kết quả nghiên cứu Chương 1 cho thấy, vấn đề QTV là một chủ đề nghiên cứu tương đối phổ biến trong khoa học pháp lý và kinh tế ở phạm vi nước ngoài. Minh chứng cho điều đó là có một số lượng lớn các công trình khoa học về vấn đề này. Các nghiên cứu đã làm rõ rất nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn và giải pháp về QTV – đó cũng là những giá trị kế thừa quý giá cho luận án. Tuy nhiên, vì QTV là một chế định pháp lý, do đó phụ thuộc hoàn toàn vào tư duy lập pháp của từng quốc gia. Các nghiên cứu được thực hiện ở những phạm vi nghiên cứu khác nhau cho ra những sản phẩm nghiên cứu có tính khác biệt lớn. Chính vì thế, sự đa dạng trong cách tiếp cận cung cấp phong phú những kiến thức cho tác giả khi thực hiện luận án, nhưng lại thiếu sự thống nhất về quan điểm. Ngược lại, ở phạm vi trong nước, số lượng các nghiên cứu về QTV chưa nhiều, vì định chế này mới chỉ được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam khoảng hơn 06 năm trước. Bên cạnh đó, việc trực tiếp nghiên cứu địa vị pháp lý của QTV chưa được các công trình tiếp cận mà chủ yếu xem xét quy định pháp luật thực định về QTV cũng đã dẫn tới xuất hiện nhiều ―khoảng trống‖ nghiên cứu cho đề tài luận án. Tác giả xác định, tất cả những kết quả nghiên cứu kể trên, đặc biệt là các nghiên cứu ở phạm vi trong nước đều là nền tảng, đóng vai trò tham khảo rất quan trọng cho luận án. Luận án sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy những giá trị đã được đề xuất, tìm kiếm những giá trị khoa học mới để làm sáng tỏ thêm những vấn đề còn đang nhiều tranh cãi hoặc chưa được đề cập.

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA QUẢN TÀI VIÊN THEO PHÁP LUẬT PHÁ SẢN


2.1. Khái niệm và đặc điểm địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản

2.1.1. Khái niệm địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản

Để làm rõ nội hàm khái niệm địa vị pháp lý của QTV theo pháp luật phá sản, trước hết cần phải thao tác hoá các khái niệm liên quan sau đây:

a. Khái niệm địa vị pháp lý

Có rất nhiều cách quan niệm về địa vị pháp lý của một chủ thể pháp luật. Theo nghĩa hẹp nhất, địa vị pháp lý được xem là quyền và nghĩa vụ của một chủ thể pháp lý được pháp luật ghi nhận. Theo cách hiểu này, địa vị pháp lý được cấu thành bởi hai vấn đề, gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của một chủ thể nào đó. Mục đích của việc xác lập quyền và nghĩa vụ pháp lý của một chủ thể nhằm trả lời cho câu hỏi chủ thể đó: được làm gì? không được làm gì? và phải làm gì?.

Ở nghĩa hiểu rộng hơn, nhưng đồng thời cũng tường minh hơn, địa vị pháp lý được hiểu là vị thế pháp lý của một chủ thể được pháp luật ghi nhận. Vị thế này không chỉ bao gồm: quyền, nghĩa vụ pháp lý mà còn cả trách nhiệm gánh chịu hậu quả của hành vi và mối quan hệ của nó với những chủ thể chung quanh trong một tổng thể quan hệ pháp luật xác định. Như vậy, ngoài trả lời cho ba câu hỏi như đối với cách hiểu theo nghĩa hẹp, với cách tiếp cận này, các câu trả lời được sáng tỏ thêm gồm: chủ thể là gì? chủ thể đó có mối quan hệ như thế nào với các chủ thể pháp luật khác và chủ thể đó phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý ra sao?.

Hiểu theo nghĩa hẹp, hay nghĩa rộng tuỳ thuộc vào góc độ và mục đích tiếp cận của từng nghiên cứu. Mỗi cách thức đều chứa đựng những giá trị luận giải nội hàm địa vị pháp lý khác nhau. Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý ngày nay, phổ biến nhất trong các nghiên cứu, địa vị pháp lý được hiểu theo định nghĩa của Từ điển Luật học [4; tr. 244]. Theo đó, địa vị pháp lý được luận giải nguyên văn như sau:

“Địa vị pháp lý là vị trí của chủ th pháp luật trong mối quan hệ v i những chủ th pháp luật khác trên cơ sở các quy định pháp luật.

Địa vị pháp lý của chủ th pháp luật th hiện thành m t tổng th các quyền và nghĩa v pháp lý của chủ th , qua đó xác lập cũng như gi i hạn khả năng của chủ th trong các hoạt đ ng của mình. Ví d : địa vị pháp l cơ bản của công dân được

th hiện thành tổng th các quyền v nghĩa v của công dân được hi n pháp và pháp luật quy định. M t sự kiện pháp l như ch t, thương tích do tai nạn..., m t h nh vi pháp l như mua, bán, tặng, cho, đ thừa k tạo ra m t loạt quyền, nghĩa v , trách nhiệm... cho m t chủ th nhất định.

Thông qua địa vị pháp lý có th phân biệt chủ th pháp luật này v i chủ th pháp luật khác, đ ng thời, cũng có th xem xét vị trí và t m quan trọng của chủ th pháp luật trong các mối quan hệ pháp luật.”

Từ định nghĩa này, có thể thấy nội hàm địa vị pháp lý của một chủ thể pháp luật bao gồm các vấn đề sau:

Thứ nhất, địa vị pháp lý của một chủ thể pháp luật trước hết thể hiện vị trí và vai trò của chủ thể đó trong các quan hệ pháp luật trước các chủ thể khác. Bằng những ghi nhận của pháp luật, địa vị pháp lý của một chủ thể trước hết cung cấp tính nhận diện về chủ thể đó trong các mối quan hệ pháp luật xác định. Khả năng nhận diện này được cấu thành bởi hai vấn đề: chủ thể đó nằm ở đâu trong quan hệ pháp luật và chủ thể đó đóng vai trò gì trong quan hệ pháp luật. Điều này không chỉ giúp nhận biết được bản thân vị trí và vai trò pháp lý của chủ thể mà còn là cơ sở để phân biệt chủ thể này với các chủ thể khác.

Thứ hai, địa vị pháp lý thể hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của một chủ thể pháp luật. Nếu như vị trí và vai trò của chủ thể pháp luật là biểu hiện bên ngoài của địa vị pháp lý của một chủ thể thì quyền và nghĩa vụ pháp lý là nội dung địa vị pháp lý của chủ thể đó. Nói cách khác, quyền và nghĩa vụ giúp giới hạn phạm vi hoạt động của chủ thể trong các mối quan hệ pháp luật xác định. Quyền được xác định là những khả năng thực hiện các hành vi pháp lý của chủ thể, từ đó có thể làm phát sinh các nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khác. Ngược lại, nghĩa vụ là những bổn phận của chủ thể phải thực hiện, từ đó có thể là cơ sở để đảm bảo quyền của các chủ thể khác.

Thứ ba, địa vị pháp lý thể hiện mối quan hệ giữa chủ thể đó với các chủ thể khác trong một quan hệ pháp luật. Đây là một vấn đề được đảm bảo bởi hai vấn đề trên. Theo đó, vị trí, vai trò, quyền và nghĩa vụ của chủ thể được thể hiện ra trong một quan hệ pháp luật nhất định sẽ cho thấy mối quan hệ của chủ thể đó với các chủ thể còn lại để cấu thành nên nội dung của quan hệ pháp luật đó. Nói cách khác, địa vị pháp lý của một chủ thể không chỉ cho thấy được vị trí, vai trò của chủ thể đó mà còn cho thấy được mối quan hệ của chủ thể đó với các chủ thể còn lại.

Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án, NCS thừa nhận khái niệm về địa vị pháp lý được trích dẫn từ Từ điển Luật học ở trên. Theo đó, khái niệm địa vị pháp lý được NCS khái quát hoá trong luận án như sau:

Địa vị pháp lý của một chủ thể pháp luật là tổng thể các quyền - nghĩa vụ pháp lý thể hiện vị trí và vai trò pháp lý của một chủ thể trong các quan hệ pháp luật. Từ đó làm cơ sở để nhận diện, phân biệt chủ thể pháp luật này với các chủ thể pháp luật khác, đồng thời cũng là cơ sở xác định giới hạn để chủ thể pháp luật đó thực hiện các hành vi pháp lý của mình.

b. Khái niệm QTV

Trong hoạt động sản xuất, thương mại các chủ thể (cá nhân và tổ chức) cũng tuân theo quy luật thị trường. Theo đó, hầu hết các chủ thể sản xuất, kinh doanh cũng có quá trình hình thành, phát triển và suy thoái. Khi quá trình suy thoái đạt tới trạng thái không thể chi trả các khoản chi phí và khoản vay đến hạn, chủ thể đó sẽ hướng tới kết quả phải giải quyết các khoản nợ và chấm dứt sự tồn tại của mình. Kết quả này được gọi là phá sản.

Bản chất của phá sản là hoạt động giải quyết nợ chung của con nợ - là chủ thể đang trong tình trạng phá sản. Do đó, thủ tục phá sản ở hầu hết các quốc gia trên thế giới được thực hiện thông qua con đường tố tụng tư pháp. Theo đó, toà án sẽ đóng vai trò là trung gian phân phối khoản nợ chung phải trả dựa trên thanh lý số lượng tài sản còn lại của chủ thể đang lâm vào tình trạng phá sản. Trong quá trình giải quyết phá sản đó, Toà án sẽ uỷ quyền cho một chủ thể pháp lý đại diện quản lý và thanh lý tài sản, đồng thời là trung gian thanh toán nợ chung cho các chủ nợ của con nợ - chủ thể đang lâm vào tình trạng phá sản. Chủ thể pháp lý đó có thể là tổ chức hoặc cá nhân với những tên gọi khác nhau tuỳ thuộc vào quy định pháp luật của các quốc gia, như: là tổ chức có các tên gọi: Công ty quản lý nợ (Trung Quốc)[12]; Công ty quản lý tài sản phá sản (Hàn Quốc)[12]; Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản (Việt Nam); hoặc là cá nhân có các tên gọi: Quản trị viên (Trung Quốc, Nhật Bản)[16]; Người quản lý tài sản (Hàn Quốc); Quản tài viên (Việt Nam)… Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chủ thể này là cá nhân và được sử dụng thống nhất với tên gọi Quản tài viên.

QTV là một thiết chế pháp lý, chính vì thế địa vị pháp lý của QTV hoàn toàn phụ thuộc vào sự ghi nhận của từng quốc gia khác nhau. Đặc điểm này đã khiến cho QTV không có những tên gọi và tính chất pháp lý thống nhất trên thế giới. Tuy

nhiên, khi nghiên cứu về QTV nói chung có thể thấy dù ở nền pháp lý nào QTV vẫn tồn tại một số vấn đề mang tính đồng quy như sau:

Thứ nhất, QTV là m t cá nhân. Hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, chủ thể hành nghề này có cả thể nhân và pháp nhân. Trong đó, khác với QTV là một cá nhân, pháp nhân hành nghề này ở các quốc gia khác nhau có những tên gọi khác nhau. Ở Việt Nam được gọi là Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản. Điểm khác biệt lớn nhất giữa QTV và Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chính là tính chất pháp lý của hai chủ thể này. Theo đó, QTV là một cá nhân tham gia hành nghề quản lý, thanh lý tài sản nên không phải chịu sự chi phối của các điều kiện pháp lý về thành lập và hoạt động của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, QTV khi thực hiện nhiệm vụ chỉ nhân danh cá nhân người đó, do vậy trách nhiệm pháp lý sẽ mang tính trực tiếp và tập trung. Ngược lại, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có bản chất là một tổ chức kinh tế. Do đó, sự thành lập và hoạt động của doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chịu sự điều chỉnh của pháp luật về doanh nghiệp bên cạnh sự điều chỉnh của luật phá sản và các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động quản lý, thanh lý tài sản.

Pháp luật một số quốc gia có ghi nhận sự hiện diện của cả QTV và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đều có những quy định để xác định trường hợp nào lựa chọn QTV và trường hợp nào chọn doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản tham gia vào giải quyết thủ tục phá sản. Ví dụ ở trường hợp của Trung Quốc, Tòa án, dựa trên các điều kiện thực tế của một con nợ và sau khi tham khảo ý kiến của cơ quan trung gian có liên quan, sẽ chỉ định người có kiến thức chuyên môn cần thiết và có được trình độ hành nghề để làm quản trị viên[16]. Hoặc ở Hàn Quốc cũng có quy định về tiêu chuẩn quy mô và tính chất phức tạp của vụ việc phá sản để quyết định chọn cá nhân hay tổ chức hành nghề quản lý tài sản[12]. Tuy nhiên, trong môi trường pháp lý Việt Nam chưa quy định chi tiết điều này, do đó quyền tự quyết trao về cho người có thẩm quyền chỉ định QTV – Toà án. Đặc điểm này có thể thấy, giữa QTV và doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể thay thế cho nhau thực hiện thủ tục phá sản.

Một số ít quốc gia ghi nhận nghề quản lý, thanh lý sản nghiệp phá sản bắt buộc phải là một thể nhân, ví dụ như ở Singapore QTV chỉ hành nghề với tư cách cá nhân và do ACRA – cơ quan quản lý doanh nghiệp và kế toán phê duyệt [16].

Trong luận án này, từ ―viên‖ trong QTV là từ dùng để chỉ một cá nhân. Từ này cũng có hàm ý như trong các từ ―giáo viên‖; ―sinh viên‖; ―hoà giải viên‖; ―chấp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023