pháp luật đã ghi nhận như phân tích ở trên. Thực tế này cho thấy, cả người nộp đơn yêu cầu phá sản và Toà án nhân dân thành phố Phan Thiết đã không nắm được thông tin của QTV theo công bố của Bộ Tư pháp mà chỉ dựa hoàn toàn vào thông tin tự giới thiệu là QTV của ông Trần Minh Đăng. Hành vi đó cũng đồng nghĩa TAND TP Phan Thiết tiến hành một số hoạt động tố tụng phá sản là chưa đúng quy định pháp luật.
- Toà án nhân dân thành phố Phan Thiết chưa thu thập được đầy đủ tài liệu, chứng cứ, chứng minh về hoạt động tài chính và tình trạng tài sản của Công ty trách nhiệm hữu hạn Thanh Nguyên tại thời điểm mở thủ tục phá sản; Chưa xử lý các khoản nợ có bảo đảm của Công ty Thanh Nguyên trước khi ra quyết định tuyên bố phá sản theo quy định điều 53 Luật Phá sản; Chưa giải quyết đầy đủ các nội dung được quy định tại điều 108 của Luật Phá sản. Trong đó thiếu một số nội dung quan trọng như: Giải quyết quyền lợi cụ thể của người lao động; Xác định tài sản cụ thể còn lại của doanh nghiệp; Quyết định phương án phân chia tài sản trước và sau khi quyết định tuyên bố phá sản… QTV tham gia ngay quá trình mở thủ tục phá sản nhưng đã không tiến hành kiểm kê tài sản để lập danh mục tài sản, xác minh các khoản vay của Công ty Thanh Nguyên và báo cáo kiến nghị với Toà án về các căn cứ xác định phá sản. Nếu bỏ qua yếu tố chưa đủ điều kiện hành nghề ở trên, thì tại nội dung này QTV Trần Minh Đăng đã không thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình khi bắt đầu quản lý tài sản.
- QTV có văn bản đề nghị Toà án áp dụng các biện pháp và được Toà án chấp thuận vào 10/02/2017 là đúng với quy định của pháp luật về trường hợp áp dụng các biện pháp khẩn cấp. Tuy nhiên, việc QTV niêm yết, niêm phong tài sản của Công ty TNHH Thanh Nguyên tại Trường mầm non - tiểu học Thanh Nguyên là chưa phù hợp với các quy định của pháp luật, vì việc làm này phải thực hiện ở trụ sở của công ty.
Việc QTV thuê lực lượng vệ sĩ tham gia áp dụng các biện pháp khẩn cấp là đúng với quy định của pháp luật về quyền của QTV trong thủ tục phá sản. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ hỗ trợ gồm: súng bắn đạn nhựa, đạn cao su và khoá số 8 là không đúng quy định của pháp luật vì các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su… và khóa số tám được xem là công cụ hỗ trợ theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2011 (sửa đổi, bổ sung năm 2013) thì ―Người được giao công cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ được sử dụng trong các trường hợp ngăn chặn người đang có hành vi đe doạ trực
tiếp đến tính mạng, sức khoẻ của người khác, bắt giữ người theo quy định của pháp luật và thực hiện phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật". Mặt khác, theo điểm b khoản 3 Điều 8 Nghị định 52/2008/NĐ-CP về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ, nhân viên doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ bị cấm: ―Thực hiện hoặc thông qua người khác thực hiện các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền tự do cá nhân và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân‖.
- Trong vụ việc này, Hội nghị chủ nợ đã không được triệu tập và QTV đã không thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến Hội nghị này. Công ty Thanh Nguyên không đồng ý phá sản và đã chứng minh công ty không đang lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán và mong muốn tiếp tục duy trì hoạt động. Tuy nhiên, chỉ dựa trên phán quyết của Toà án về việc mở thủ tục phá sản, QTV đã đề xuất áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để tiến hành tịch thu con dấu và niêm phong tài sản của công ty là Trường mầm non và tiểu học Thanh Nguyên nhằm chỉ phục vụ mục đích duy nhất là thu hồi nợ cho cá nhân ông Nguyễn Đức Quang. Hoạt động này hoàn toàn mang tính tự lợi cho cá nhân mà không vì ý nghĩa chung của thủ tục phá sản.
Những sai phạm trên đã được kết luận bởi Toà án Cấp cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, qua vụ việc thứ nhất có thể thấy, địa vị pháp lý của QTV trên thực tế diễn ra rất nhiều hành vi trái với quy định của pháp luật. Điều đó đã ảnh hưởng đến hoạt động của DN cũng như tâm lý của xã hội về phá sản và QTV.
Thứ hai, thực tiễn thực hiện quyền nhận thù lao của QTV gặp tương đối nhiều những khó khăn. Đây là vấn đề thường xuyên gặp phải nhất trong thực hiện quyền của QTV. Các khó khăn này chủ yếu đến từ sản nghiệp phá sản của DN, HTX đã không còn đủ để chi trả chi phí cho QTV hoặc thời gian giải quyết thủ tục kéo dài và quá phức tạp, số lượng chủ nợ quá nhiều nên chi phí tạm ứng cho các hoạt động đi lại, lưu trú để xác minh chủ nợ lớn. Ví dụ dưới đây sẽ là một vụ việc điển hình cho thực tiễn này.
Ví d thủ t c phá sản Công ty TNHH N i thất Thiên Ti n [65].
Công ty TNHH Nội thất Thiên Tiến do ông Phạm Thiên Tiến làm Giám đốc, được thành lập vào ngày 23/7/2011, có trụ sở tại Đại Phước, Nhơn Trạch, Đồng Nai. Công ty hoạt động trong lĩnh vực nội thất gia dụng và văn phòng với hai mảng chính gồm: sản xuất và kinh doanh. Ngoài trụ sở chính của xưởng sản xuất và kho,
Có thể bạn quan tâm!
- Các Quyền V Nghĩa V Chung Của Quản Tài Viên
- Thực Tiễn Quy Định Về Trách Nhiệm Pháp Lý Của Quản Tài Viên Theo Luật Phá Sản
- Thực Tiễn Quy Định Về Mối Quan Hệ Của Quản Tài Viên Với Các Chủ Thể Khác Theo Pháp Luật Phá Sản
- Đánh Giá Thực Trạng Địa Vị Pháp Lý Của Quản Tài Viên Theo Pháp Luật Phá Sản Việt Nam
- Những Hạn Chế, Vướng Mắc Và Nguyên Nhân
- Bối Cảnh Xây Dựng Giải Pháp Hoàn Thiện Và Nâng Cao Địa Vị Pháp Lý Của Quản Tài Viên Ở Việt Nam Hiện Nay
Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.
còn có 4 cửa hàng kinh doanh tại Đồng Nai và 36 cửa hàng khác trên địa bàn 26 tỉnh trải dài từ Nam ra Bắc.
Năm 2017, Công ty Thiên Tiến lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ do đó đã bị một trong các chủ nợ đệ đơn đề nghị mở thủ tục phá sản. Quyết định mở thủ tục phá sản số 01/2018/QĐ-MTTPS ngày 12/9/2017 được Toà án nhân dân huyện Nhơn Trạch, tỉnh Nông Nai ban hành và chỉ định QTV Lưu Văn Phước, là Luật sư của Công ty Luật TNHH Hoàng Phi, thành phố Hồ Chí Minh, là người có chứng chỉ hành nghề và được cấp phép hành nghề QTV. Tuy nhiên, vụ việc phá sản của Công ty Thiên Tiến đến nay đã kéo dài 4 năm nhưng vẫn chưa kết thúc. Nguyên nhân diễn ra như sau:
- Trong quá trình lập thống kê tài sản và danh sách chủ nợ QTV tiến hành theo đúng quyền và nghĩa vụ nhưng gặp phải hai vấn đề. Vấn đề thứ nhất, QTV tiến hành xác minh tài sản trong 3 năm liên tục trước thời điểm phá sản. Để có thể đánh giá được tình hình tài chính của DN, QTV phải liên hệ với cơ quan thuế để sao kê báo cáo tài chính và báo cáo thuế. Việc này tốn rất nhiều thời gian do thủ tục rất rườm rà. Bên cạnh đó, rất nhiều khoản DN không đưa vào báo cáo thuế nên kết quả thu được và phân tích, đánh giá không chính xác. Vấn đề thứ hai, việc xác định danh sách chủ nợ, người mắc nợ cũng gặp khó khăn khiến tình trạng kéo dài thủ tục ở nội dung này. Một phần khó khăn do việc xác minh số dư tài khoản của DN tại các tổ chức tín dụng vì đa số ngân hàng đều từ chối việc này, dù QTV có yêu cầu bằng văn bản. Lúc này, QTV phải có văn bản đề nghị tòa án hỗ trợ việc yêu cầu ngân hàng cung cấp số dư tài khoản, làm kéo dài thời gian xác minh và có thể dẫn đến việc DN tẩu tán tài sản hoặc không trung thực về tình trạng tài chính. Bên cạnh đó, số lượng chủ nợ của doanh nghiệp rất lớn với hơn 36 chủ nợ trên toàn quốc. Nhưng số liệu trong báo cáo tài chính, kinh doanh không thể hiện đủ hết các chủ nợ. Do đó, khi nghe tin công ty mở thủ tục phá sản, các chủ nợ đến yêu cầu bổ sung vào danh sách chủ nợ rải rác, làm việc chốt danh sách chủ nợ kéo dài rất nhiều thời gian.
- Do chưa xác minh được tài sản của doanh nghiệp phá sản nên việc thanh lý tài sản để tạm ứng chi phí thủ tục phá sản chưa thực hiện được. Chính vì thế, QTV phải tự bỏ tiền tạm ứng chi phí ra để thực hiện nhiệm vụ. Riêng trong trường hợp tham gia lập danh sách chủ nợ của công ty Thiên Tiến phải di chuyển trên 26 tỉnh thành và chi phí lưu trú trên 300 triệu đồng. Tiền bỏ ra tạm ứng chi phí kể trên của QTV không đủ, do đó phải tạm dừng việc lập danh sách chủ nợ. Không những thế,
khi quá trình xác minh tài sản và chủ nợ dần được rõ ràng thì QTV sơ bộ tính toán sau khi thực hiện nghĩa vụ bù trừ của công ty Thiên Tiến đối với hợp đồng được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp không còn tài sản, trong khi đó chi phí QTV lại được lấy từ giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi thanh lý. Chính vì thế, QTV không còn động lực để tiếp tục nhiệm vụ. Đây cũng là lý do chính khiến cho thủ tục phá sản đã tạm ngưng trong giai đoạn giữa năm 2020 đến nay.
- Công ty Thiên Tiến với 01 nhà kho, 01 xưởng sản xuất và 40 cửa hàng. Khi xác định phá sản, hầu hết các cửa hàng thuê mặt bằng đều đã tất toán hợp đồng thuê, do đó chủ mặt bằng đã thu dọn và lưu tạm tài sản của công ty Thiên Tiến ở những chỗ tạm để tiếp tục khai thác mặt bằng. Ngoài 4 cửa hàng tại Đồng Nai thì 36 cửa hàng còn tại rải rác ở 26 tỉnh thành. Để bảo quản được tài sản, QTV phải tiến hành thuê bảo vệ tại 40 địa điểm này để bảo vệ tài sản. Tuy nhiên, giá trị tài sản ngày càng xuống cấp, chi phí thuê bảo vệ cao khiến cho việc chi trả này không tương xứng. Do đó, hầu hết các tài sản ở 40 cửa hàng không được bảo vệ, thất thoát, xuống cấp và không còn đáng kể. Tại nhà kho và xưởng sản xuất, vì tâm lý buông xuôi của chủ công ty Thiên Tiến nên không còn bất kỳ biện pháp bảo vệ nào. Tường rào và một số công trình kiên cố đã bị di dời trước khi mở thủ tục phá sản. Khi tiếp quản nhiệm vụ, QTV đã cho thuê 4 bảo vệ luân phiên canh giữ hai địa điểm này với giá 5 triệu đồng/người. Tuy nhiên, do chi phí tự bỏ ra cho việc xác minh tài sản và chủ nợ quá lớn, không thể tạm ứng được nên việc chi trả 20 triệu đồng/tháng cho lực lượng bảo vệ này cũng vượt quá khả năng của QTV. Chính vì thế, tài sản của công ty Thiên Tiến sau 4 năm chờ phá sản đã thất thoát, xuống cấp và nhiều tài sản không còn giá trị sử dụng.
Vụ việc này cho thấy, trên thực tế vấn đề thủ tục phá sản gặp rất nhiều khó khăn, rắc rối. Trong đó không ít các vụ việc kéo dài đều do vướng mắc liên quan đến tài sản. QTV mặc dù được chỉ định và thực hiện theo đúng địa vị pháp lý của mình, song với các trường hợp như thế sẽ rất khó tiếp tục thực hiện nhiệm vụ do thiếu cơ chế đảm bảo về tài chính. Đối với QTV là nhân viên của một Doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản có thể sẽ được hỗ trợ tạm ứng kinh phí từ doanh nghiệp đó, nhưng đối với các QTV hành nghề tự do thì đây là điều bất khả thi vì tiền tự tạm ứng quá lớn, chi phí cho bảo vệ, bảo quản tài sản cao và kéo dài.
Thứ ba, vấn đề quyền áp d ng biện pháp khẩn cấp chưa được ghi nhận nên gây khó khăn trong việc bảo toàn sản nghiệp phá sản trư c các hoạt đ ng tẩu tán của con nợ. Thực tiễn này được làm rõ bằng ví dụ sau đây:
Ví d thủ t c phá sản Công ty TNHH Hải Đăng [66].
Công ty TNHH Hải Đăng hoạt động trong lĩnh vực chế biến thuỷ, hải sản xuất khẩu, được thành lập năm 2012 có địa chỉ tại phường Bến Thuỷ, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Năm 2019, các chủ nợ của Công ty Hải Đăng đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do Công ty Hải Đăng đã mất khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn trong năm 2017 và 2018. Toà án nhân dân tỉnh Nghệ An đã ra quyết định mở thủ tục phá sản và chỉ định QTV kiêm Kế toán viên Lã Thị Mai Anh của Công ty Luật TNHH MA có địa chỉ tại số 173 Trần Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. QTV Lã Thị Mai Anh nhận thấy số lượng tài sản của DN được gửi và phân bổ ở rất nhiều địa điểm có thể dễ dàng cho việc tẩu tán nên đã có văn bản yêu cầu Toà án Nhân dân tỉnh Nghệ An quyết định áp dụng 03 biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm: Kê biên, niêm phong tài sản của doanh nghiệp; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ và Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nhận thấy động thái này của QTV, phía chủ Công ty Hải Đăng đã tiến hành tẩu tán 37 tủ đông và chuyển quyền sử dụng 03 ô tô có thùng lạnh cho 01 cá nhân trên địa bàn thành phố Vinh. Hoạt động này được diễn ra ngay trong thời gian QTV Lã Thị Mai Anh gửi văn bản đến Toà án và đợi phản hồi. Quá trình thanh lý 37 tủ đông bị QTV phát hiện, tuy nhiên lại không có cơ chế cho phép ngăn chặn hành vi bằng vũ lực từ QTV, do đó QTV tiếp tục có văn bản đề nghị Toà án ra quyết định can thiệp, song quá trình thanh lý diễn ra nhanh chóng. Mặc dù có chế tài về hành vi này của chủ DN, song lợi ích từ việc tẩu tán tài sản này cao hơn so với mức xử phạt hành chính, do đó chủ DN sẵn sàng thực hiện hành vi.
3.3.3. Thực tiễn thực hiện quy định về trách nhiệm pháp lý của quản tài viên theo luật phá sản
Thực tiễn áp dụng các trách nhiệm pháp lý đối với QTV diễn ra không phổ biến, điều này là do:
- Số lượng vụ việc phá sản không nhiều, số lượng thủ tục phá sản có QTV tham gia cũng không lớn, do đó tỷ lệ về sai phạm của QTV để phải chịu trách nhiệm pháp lý vì thế cũng không phổ biến.
- QTV là nghề có điều kiện. Trong đó, điều kiện hiểu biết pháp luật về các vấn đề liên quan đến nghề nghiệp là một đòi hỏi hàng đầu. Do đó, cơ bản các QTV đều nắm bắt được các quy định của pháp lý khi thực hiện nhiệm vụ của mình trong thủ tục phá sản. Điều này cũng là lý giải hợp lý về vấn đề áp dụng các trách nhiệm pháp lý đối với QTV có tính không phổ biến.
Các trường hợp áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với QTV chủ yếu đến từ sự thất thoát tài sản do điều kiện bảo quản, bảo vệ tài sản của QTV trong quá trình giải quyết phá sản. Hậu quả pháp lý được áp dụng cho QTV trong các trường hợp này là trách nhiệm bồi thường. Ví dụ dưới đây sẽ cung cấp một trường hợp như vậy:
Ví d thủ t c phá sản HTX thủ công mỹ nghệ Đại La [67].
HTX thủ công mỹ nghệ Đại La được thành lập năm 2016 tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. HTX hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ và đặc biệt là các sản phẩm thủ công từ các vật liệu tự nhiên phục vụ xuất khẩu. Năm 2019 và 2020 do tình hình dịch bệnh, thị trường xuất khẩu đình trệ, thị trường trong nước không có nhu cầu về sản phẩm nên HTX lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán dẫn tới phá sản. Quyết định mở thủ tục phá sản được Toà án nhân dân huyện Chương Mỹ ban hành ngày 26/8/2020 và chỉ định QTV Lưu Nhật Cường thuộc Công ty TNHH Luật Thiên Tân, có trụ sở tại quận Hà Đông, thành phố Hà Nội tham gia thủ tục phá sản.
QTV Lưu Nhật Cường đã tiến hành kiểm kê tài sản và ký hợp đồng thuê Công ty đào tạo vệ sĩ Trung Tín bảo vệ tài sản. Tuy nhiên, tài sản chủ yếu của HTX là nguyên liệu và thành phẩm mỹ nghệ, do lưu trữ trong kho lâu ngày mà không có các biện pháp cân bằng nhiệt độ, độ ẩm nên đã bị hư hỏng hoàn toàn. Tổng giá trị thiệt hại là 1,7 tỷ đồng. Trong đó thành phẩm là 1,4 tỷ đồng, nguyên liệu đầu vào là 300 triệu đồng.
Nhận thấy thiệt lại này là lỗi về kỹ thuật bảo quản tài sản của QTV nên Toà án nhân dân huyện Chương Mỹ đã yêu cầu QTV phải có trách nhiệm bồi thường sản nghiệp phá sản đã bị thiệt hại là 1,4 tỷ đồng. QTV Lưu Nhật Cường đã phải tiến hành bồi thường toàn bộ giá trị tài sản nói trên.
Vụ việc này cho thấy, ngoài các kiến thức về pháp luật và tài chính, QTV cũng có thể gặp phải rủi ro và gánh chịu hậu quả pháp lý nếu không nắm bắt được quy trình bảo quản tài sản phá sản, dẫn đến hư hỏng, hao mòn. Đây cũng là nguyên nhân
khiến nhiều QTV từ chối tham gia thủ tục phá sản các DN, HTX có tài sản mang tính đặc thù.
3.3.4. Thực tiễn thực hiện quy định về mối quan hệ của quản tài viên với các chủ thể khác theo pháp luật phá sản
a. Thực tiễn mối quan hệ giữa Quản tài viên và Toà án
Trên thực tế, mối quan hệ giữa QTV và Toà án cơ bản đã được pháp luật định hình và thực hiện. Các vấn đề trong quan hệ tương hỗ giữa 2 chủ thể này đều được ghi nhận và diễn ra trên thực tiễn với rất ít các vướng mắc không thể giải quyết. Tuy nhiên, liên quan đến giai đoạn Toà án mở thủ tục phá sản và chỉ định QTV hiện nay vẫn còn tồn tại một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, QTV đang thực hiện thủ t c phá sản lại xin không tham gia nữa do vấn đề chủ quan của QTV. Khi đó Toà án lúng túng vì chưa có văn bản hướng dẫn về việc xử lý QTV đó như thế nào. Thực tế này không phải hiếm gặp, đặc biệt trong các vụ việc phá sản phức tạp, mà tính phức tạp đó chỉ được bộc lộ hết sau khi thực hiện thủ tục kiểm kê tài sản và thống kê danh sách chủ nợ.
Thứ hai, Toà án và QTV có mối quan hệ xuyên suốt trong quá trình thực hiện thủ t c phá sản. Tuy nhiên, các mối quan hệ này dựa trên văn bản và có thời gian hành chính nhất định. Điều này đã dẫn đến một số trường hợp làm giảm tính kịp thời của hành động. Ví dụ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như đã dẫn chiếu ở trên. Khi Toà án thực hiện thẩm quyền theo thời hạn luật quy định, QTV thực hiện nhiệm vụ theo đúng thủ tục luật định nhưng DN, HTX vẫn tiến hành tẩu tán thành công tài sản. Khi đó, không ít trường hợp giữa Toà án và QTV đẩy trách nhiệm cho nhau.
Thứ ba, QTV nhận được quy t định chỉ định của To án nhưng lại không có văn bản phản h i đ ng hay không đ ng ý tham gia thủ t c phá sản. Khi này Toà án cũng bị đặt vào thế khó xử. Ví dụ dưới đây sẽ làm rõ hơn thực tiễn này:
Ví d thủ t c phá sản đối v i Công ty Cổ ph n An Dương (Tên vi t bằng ti ng nư c ngo i: An Dương JOINT STOCK COMPANY) [68].
Công ty Cổ phần An Dương có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 6300128805 đăng ký lần đầu ngày 28/10/2010 có địa chỉ trụ sở tại ấp Đông Sơn, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Công ty An Dương hoạt động trong lĩnh vực đầu tư bất động sản, nhà ở và dịch vụ đô thị. Công ty ngoài trụ sở chính còn có 3 chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh; Đồng Nai và Cần Thơ. Năm
2019 sau khoảng thời gian dài thua lỗ do chính sách đầu tư sai lầm, Công ty An Dương đã rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Một trong các chủ nợ của Công ty An Dương là Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long đã nộp đơn đề nghị mở thủ tục phá sản đối với Công ty Cổ phần An Dương tại Toà án nhân dân tỉnh Hậu Giang.
Ngày 15/7/2019, Toà án nhân dân tỉnh Hậu Giang ra Quyết định mở thủ tục phá sản số 16/2017/QĐ-MTTPS đối với Công ty Cổ phần An Dương. Trong đơn đề nghị mở thủ tục phá sản Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long không đề xuất QTV tham gia, do đó Toà án nhân dân tỉnh Hậu Giang đã chỉ định QTV Vũ Văn Việt của Công ty Luật TNHH Công Chính có trụ sở trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang tham gia thủ tục phá sản Công ty Cổ phần An Dương.
Quyết định chỉ định QTV Vũ Văn Việt tham gia thủ tục phá sản Công ty Cổ phần An Dương được Toà án nhân dân tỉnh Hậu Giang thực hiện trong vòng 3 ngày tính từ thời điểm ra quyết định mở thủ tục phá sản. QTV Vũ Văn Việt đã nhận được quyết định chỉ định nhưng đã qua 07 ngày, QTV Vũ Văn Việt không có phản hồi lại bằng văn bản xác nhận tham gia hay từ chối tham gia thủ tục phá sản.
Về phía Toà án nhân dân tỉnh Hậu Giang, do không nhận được văn bản từ chối tham gia thủ tục phá sản của QTV Vũ Văn Việt nên mặc định QTV này đã đồng ý tham gia thủ tục phá sản. Do đó, Toà án nhân dân tỉnh Hậu Giang đã triển khai các bước tiếp theo của thủ tục phá sản. Tuy nhiên, sau đó QTV Vũ Văn Việt đã từ chối bằng cử chỉ và lời nói việc tiếp nhận các thông tin để thực hiện thủ tục phá sản này của Toà án nhân dân tỉnh Hậu Giang với lý do đưa ra là quên phản hồi về quyết định chỉ định QTV tham gia thủ tục phá sản.
Thủ tục phá sản đã tạm dừng để tiến hành giải quyết sự mâu thuẫn trong quan hệ này của Toà án tỉnh Hậu Giang và QTV Vũ Văn Việt. Mặc dù sau đó thủ tục phá sản đã được tiếp tục với sự tham gia của một QTV khác và đã được tuyên bố phá sản, nhưng đến nay đã hơn 02 năm sự bất đồng trong quan điểm của Toà án tỉnh Hậu Giang và QTV Vũ Văn Việt vẫn chưa có hướng giải quyết đúng đắn nhất.
Có thể thấy, Khoản 1 Điều 16 Nghị định 22/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phá sản về QTV và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản có quy định: ―Trong thời hạn 07 ngày làm việc, k từ ngày nhận được văn bản chỉ định của Thẩm phán ti n hành thủ t c phá sản, QTV hành nghề v i tư cách cá nhân gửi văn bản thông báo tham gia v việc phá sản cho Thẩm phán, trong đó ghi rõ