sản có nhiều tình tiết phức tạp, mà còn giúp Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Đối với Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản:
Trong quá trình giải quyết phá sản nói chung và giải quyết vấn đề quản lý tài sản phá sản, ngoài những yêu cầu về trình độ pháp lý, người Thẩm phán còn phải có trình độ hiểu biết về nhiều lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực tài chính - kế toán. Vì vậy, cần tăng cường bồi dưỡng, nâng cao trình độ thẩm phán giải quyết phá sản thông qua việc phối hợp với Bộ Tư pháp tập huấn, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ thẩm phán là những người giữ vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết phá sản, đáp ứng những yêu cầu mới đặt ra.
4.3.3. Tăng cường vai trò của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến tài sản phá sản của doanh nghiệp trong phối hợp công tác, hỗ trợ cung cấp thông tin cho Quản tài viên/doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Hệ thống các cơ quan đăng ký bất động sản/động sản, động sản; cơ quan tín dụng, ngân hàng…cần được nhìn nhận có vai trò tích cực hơn trong quá trình quản lý tài sản phá sản của doanh nghiệp. Hệ thống đăng ký tài sản cần được tập trung, tránh tình trạng phân tán như hiện nay, rất khó khăn cho quá trình quản lý tài sản nói chung, trong đó có vấn đề quản lý tài sản phá sản nói riêng. Ví dụ, hiện nay, đất đai do cơ quan địa chính đăng ký, nhà ở đô thị nhiều nơi thì do cơ quan xây dựng quản lý, tàu bay do Cục hàng không dân dụng đăng ký, các công trình của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội lại do cơ quan tài chính quản lý, trong khi có nhiều bất động sản khác pháp luật chưa quy định đăng ký, ví dụ công trình xây dựng, nhà xưởng. Điều này đã gây khó khăn trong việc quản lý Nhà nước đối với các giao dịch bảo đảm, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng dùng một tài sản để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ, gây thiệt hại cho các chủ nợ.
Ngoài ra, cũng cần hoàn thiện các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm. Khẩn trương xây dựng lại hệ thống đăng ký giao dịch bảo đảm, bãi bỏ
các quy định không còn phù hợp với thực tiễn, bổ sung các quy định mới, phù hợp và có tính dự liệu cao đối với thực tiễn đăng ký giao dịch bảo đảm; xây dựng, ban hành các quy định về Đăng ký viên nhằm chuẩn hóa yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ đối với các cán bộ làm công tác đăng ký tại các cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm; nâng cao trách nhiệm và bảo đảm quyền lợi cho những cán bộ này; đảm bảo sự tương thích của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm của Việt Nam và quốc tế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi nhằm thúc đẩy sự phát triển của các giao dịch dân sự, kinh tế có yếu tố nước ngoài, đáp ứng các đòi hỏi của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) nói riêng và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế nói chung; Phục vụ tốt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua cơ chế đăng ký đơn giản, thuận lợi cho các chủ nợ, các nhà đầu tư trong việc nhanh chóng xác định được quyền, lợi ích của mình đối với tài sản bảo đảm, các khoản đầu tư; từ đó góp phần thúc đẩy các hoạt động đầu tư trực tiếp và gián tiếp, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc tiến hành các giao dịch kinh tế, thương mại; tạo cơ sở pháp lý giúp các thành phần kinh tế có thể vừa thu hút vốn đầu tư (trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua thị trường tài chính), vừa tiếp tục sử dụng các nguồn lực kinh tế hiện có để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh. Việc hoàn thiện các vấn đề này sẽ góp phần không nhỏ cho quá trình thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý tài sản phá sản trên thực tế.
4.3.4. Tăng cường kỷ luật tài chính kế toán
Như đã phân tích ở trên, một trong những nguyên nhân làm suy giảm hiệu lực của pháp luật phá sản và những quy định về cơ chế quản lý, xử lý tài sản phá sản trong thời gian qua là do những yếu kém trong việc thực hiện chế độ tài chính kế toán trong các doanh nghiệp. Do vậy, cần xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm soát doanh nghiệp một cách hợp lý và hiệu quả, nhất là vấn đề tài chính kế toán để có thể kịp thời phát hiện các doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, hỗ trợ và giúp các doanh nghiệp đề ra các biện pháp khắc phục
khó khăn đó. Tiến tới tất cả các doanh nghiệp phải tiến hành kiểm toán vào cuối năm tài chính (có thể trong giai đoạn đầu áp dụng kiểm toán nội bộ cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ, doanh nghiệp quy mô lớn bắt buộc phải có kiểm toán độc lập). Đồng thời, cần tăng cường công tác kiểm tra việc tuân thủ chế độ kế toán - tài chính doanh nghiệp, bắt buộc doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính định kỳ. Trường hợp doanh nghiệp không nộp báo cáo hoặc báo cáo gian dối phải bị xử phạt nặng bằng tiền hoặc trường hợp nghiêm trọng có thể bị rút đăng ký kinh doanh.
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quản Lý Tài Sản Phá Sản Ở Việt Nam
- Các Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Pháp Luật Về Quản Lý Tài Sản Phá Sản Ở Việt Nam
- Sửa Đổi, Bổ Sung Các Quy Định Về Các Biện Pháp Quản Lý Tài Sản Phá Sản
- Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 24
- Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 25
- Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay - 26
Xem toàn bộ 214 trang tài liệu này.
Tiểu kết chương 4
Trên cơ sở phân tích các hạn chế, bất cập về thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở Chương 3, tại Chương 4, tác giả đã chỉ ra các định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật cũng như các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý tài sản phá sản. Kết quả nghiên cứu tại Chương 4 giúp tác giả rút ra một số nhận xét sau đây:
1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản phải dựa trên các định hướng nhất định. Thứ nhất, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý tài sản phá sản là nhằm mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Thứ hai, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản phải gắn liền với việc hoàn thiện pháp luật phá sản nói riêng và hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung nhằm bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và các yêu cầu của một nhà nước pháp quyền trong giai đoạn hiện nay. Thứ ba, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản phải xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu thực tiễn của Việt Nam. Thứ tư, việc hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản phải trên cơ sở tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế.
2. Tại Chương 4, tác giả đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản. Theo đó, một số giải pháp nổi bật như điều chỉnh pháp luật theo hướng gia tăng thêm chức năng của quản tài viên, đặc biệt các chức năng liên quan đến quản lý tài sản phá sản. Cụ thể như chức năng đại diện cho con nợ, quyền có được thông tin liên quan đến con nợ, giao dịch trong quá khứ, gồm cả việc xem xét con nợ và bất kỳ bên thứ ba nào đã giao dịch với con nợ và điều này đòi hỏi nghĩa vụ trung thực của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về tình trạng phá sản, tình trạng tài sản,
đăng ký quyền của tài sản… Trong đó, cần gia tăng quyền cho quản tài viên trong việc tự mình thực hiện các biện pháp điều tra, thu thập thông tin về tài sản của doanh nghiệp từ bên thứ ba, đồng thời, hoàn thiện pháp luật về chế độ tài chính – kế toán của doanh nghiệp nhằm minh bạch các hoạt động tài chính, kế toán của doanh nghiệp làm căn cứ để xác định được tình trạng tài sản của doanh nghiệp mắc nợ. Đồng thời, hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục thực hiện các biện pháp quản lý tài sản phá sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
3. Để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản, ngoài các giải pháp về hoàn thiện pháp luật, Luận án cũng đề xuất một số giải pháp liên quan đến thực thi pháp luật. Đó là tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp về pháp luật phá sản nói chung và quản lý tài sản phá sản nói riêng; tăng cường năng lực cho các chủ thể tham gia quá trình quản lý tài sản phá sản của doanh nghiệp; Tăng cường vai trò của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến tài sản phá sản của doanh nghiệp trong phối hợp công tác, hỗ trợ cung cấp thông tin cho Quản tài viên/doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; Tăng cường kỷ luật tài chính kế toán
KẾT LUẬN
Pháp luật phá sản là một bộ phận quan trọng của khung pháp lý về môi trường kinh doanh của một quốc gia, là con đường pháp lý giúp các nhà đầu tư rút lui khỏi thị trường một cách an toàn. Trong đó, các quy định về quản lý tài sản phá sản góp phần quan trọng vào việc đánh giá tính hiệu quả của pháp luật phá sản của một quốc gia. Vì vậy, có thể thấy, nghiên cứu về pháp luật quản lý tài sản phá sản trong bối cảnh các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam thật sự có ý nghĩa.
Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài cho thấy hiện có khá nhiều công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến quản lý tài sản phá sản, tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào tiếp cận ở góc độ hoạt động quản lý tài sản phá sản và nghiên cứu một cách chuyên sâu về quản lý tài sản phá sản. Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu như vậy, Luận án đã đề ra 3 định hướng nghiên cứu cơ bản gồm: Nghiên cứu, làm sáng tỏ vấn đề lý luận về pháp luật về quản lý tài sản phá sản, gồm các nội dung về khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về quản lý tài sản phá sản; tìm hiểu kinh nghiệm điều chỉnh phấp luật về quản lý tài sản phá sản ở một số quốc gia và rút ra được bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Rà soát, phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý tài sản của doanh nghiệp ở Việt Nam thời gian qua. Trên cơ sở phân tích hạn chế, bất cập trong pháp luật về quản lý tài sản phá sản để đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về quản lý tài sản phá sản ở Việt Nam trong thời gian tới. Theo đó, một số kết quả nghiên cứu chính được thể hiện như sau:
1. Tại Chương 2, trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đã có cũng như bổ sung các luận điểm mới, tác giả đã hệ thống hóa và nghiên cứu bổ sung các vấn đề lý luận về quản lý tài sản phá sản gồm các nội dung như khái niệm, đặc điểm của quản lý tài sản phá sản; khái niệm, đặc điểm của pháp luật về quản lý tài sản phá
sản; nội dung của pháp luật quản lý tài sản phá sản, vai trò của pháp luật về quản lý tài sản phá sản. Trong quá trình tìm hiểu các vấn đề lý luận, kinh nghiệm pháp luật phá sản ở một số quốc gia cũng được nghiên cứu, so sánh.
2. Tại Chương 3, Luận án đã tiến hành rà soát các quy định pháp luật về xác định tài sản phá sản; các quy định về chủ thể quản lý tài sản phá sản; và các quy định về các biện pháp quản lý tài sản phá sản. Qua đó, có thể thấy, mặc dù Luật Phá sản 2014 đã có rất nhiều điều khoản tiến bộ, tiệm cận với các thông lệ quốc tế, tuy nhiên, khi đánh giá về tính khả thi của các quy định thì còn khá nhiều quy định về xác định tài sản phá sản, quy định về các biện pháp quản lý tài sản phá sản như kiểm kê tài sản; tuyên bố giao dịch vô hiệu; xử lý các hợp đồng đang có hiệu lực...còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, ít nhiều ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của quá trình thực hiện pháp luật. Bên cạnh các tồn tại, hạn chế nằm ở các quy định pháp luật, các hạn chế, bất cập còn bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan từ năng lực thực hiện pháp luật của các chủ thể có liên quan như quản tài viên/doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; thẩm phán; doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và các chủ nợ.
3. Tại Chương 4, trên cơ sở phân tích các hạn chế, bất cập, nguyên nhân ở Chương 3, Luận án xác định một số định hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản, trong đó, ngoài các giải pháp về hoàn thiện pháp luật, Luận án cũng đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quản lý tài sản phá sản.
Tác giả nhận thấy rằng, pháp luật về quản lý tài sản phá sản cần được làm rõ trong những vụ việc điển hình, tuy nhiên, do giới hạn về khả năng tiếp cận các thông tin liên quan đến các biện pháp quản lý tài sản phá sản đã được thực hiện trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản nên tác giả tự nhận thấy đây là một điểm hạn chế đáng tiếc của luận án. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu đã phần nào được phản ánh trong Luận án và rất mong sẽ được sử dụng để tham khảo cho các sinh viên, học giả quan tâm tới chủ đề nghiên cứu nói trên.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Ban Chấp hành trung ương Đảng (2020), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương hóa XII trình bày tại Đại hội XIII của Đảng, Nguồn: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung- uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xiii/;
2. Ban Chấp hành trung ương Đảng (2020), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030; Nguồn: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong- dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xiii;
3. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2017), Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 03/6/2017 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nguồn: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve- dang/hoi-nghi-bch-trung-uong;
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, Nguồn: https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve- dang/hoi-nghi-bch-trung-uong
5. Báo cáo số 36/BC-TANDTC đánh giá tác động của dự án luật phá sản
(sửa đổi), trình Ủy ban kinh tế của Quốc hội ngày 26/08/2013;
6. Bộ Tư pháp (2003), Báo cáo kết quả hội thảo về pháp luật phá sản của Cộng hòa Latvia tổ chức ngày 23/11/2003;
7. Ngô Huy Cương (2015), Bình luận các quy định về pháp nhân trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Tạp chí Dân chủ và Pháp luật – Số chuyên đề sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự, Nxb. Tư pháp;
8. Hồ Quân Chính (2020), Hoàn thiện chế định quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong giai đoạn thi hành quyết định tuyên bố phá sản, Tạp chí Nghề luật số 11/2020;